HoangsaParacel: Tuổi trẻ đã hoang tưởng từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19 khi các công tử bột Marx và Engels viết cuốn Tư Bản Luận và khai sinh ra chủ thuyết cộng sản, chủ thuyết này đã đem bao nhiêu đầu rơi, máu đổ, điêu linh cho hàng trăm triệu nạn nhân trên toàn thế giới. Chủ nghĩa Xã Hội Dân Chủ phi Cộng Sản được giới trẻ yêu thích, vì họ bất mãn với sự phân chia tài sản không đồng đều giũa giầu và nghèo trong Xã Hội Tư Bản; tuy nhiên quy luật kinh tế và tinh thần trách nhiệm công dân sẽ nắm phần quyết định cho tương lai của một xã hội công bằng lý tưởng. Chẳng lẽ ngồi không mà ăn bám vào mồ hôi, nước mắt cua kẻ khác.
Bản quyền hình ảnhMARIO TAMA - Tân dân biểu Hạ viện từ New York, cô Alexandria Ocasio-Cortez, là một thành viên Dân chủ Xã hội mới 28 tuổi
Kết quả khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội.
Số liệu trên phù hợp với sự kiện các phụ nữ trẻ thuộc tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ (Democratic Socialists of America) thắng các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ.
Theo dự đoán sẽ có người thắng cử Hạ Viện vào tháng 11/2018 này.
Ở Việt Nam vì Đảng Cộng sản đã độc tôn sử dụng và diễn giải cụm từ 'Chủ nghĩa Xã hội' theo cách riêng của họ từ nhiều năm nên nhiều người Việt cả hai phía theo và chống cộng đến nay vẫn mang định kiến về chủ nghĩa này.
Nhưng bạn có thể không biết chính Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) đã sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo và Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng để truyền bá tư tưởng dân chủ xã hội đến quần chúng Việt Nam.
Chủ trương Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng gồm chính trị cho toàn dân, chống độc tài dưới mọi hình thức và xây dựng dân chủ để thực thi công bằng xã hội.
Trước đây tôi viết bài 'Tù mù về Chủ nghĩa Marx' đăng trên diễn đàn BBC để góp ý nhà báo Bùi Tín và cách hiểu sơ sài của ông về các đảng Dân chủ Xã hội tại Âu châu dù đã sống ở Pháp 20 năm.
Lần này xin đề cập đến khuynh hướng dân chủ xã hội tại Hoa Kỳ và nhân tiện thảo luận về tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam và nêu ra đường hướng giải quyết.
Hai nước Mỹ: một giàu một nghèo
Nhà tư tưởng xã hội Michael E. Harrington là người khai sinh Tổ Chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ.
Ông là người theo Công giáo, học trường dòng và từ năm 1951 đến năm 1953 làm biên tập viên tờ Công nhân Công giáo tại New York.
Năm 1954, ông gia nhập Liên minh Xã hội Độc lập, một tổ chức theo đường lối của Leon Trotsky do Max Shachtman đứng đầu.Bản quyền hình ảnhBARBARA ALPER - Nhà hoạt động và lý luận gia chính trị Mỹ, Michael Harrington (1928-1989) đề cao lý tưởng xã hội chủ nghĩa phi cộng sản
Năm 1962, ông ra mắt cuốn sách "Có một nước Mỹ khác" (The Other America), với phụ đề "Nghèo khó ở Mỹ" (Poverty in the United States), tôn chỉ được ghi rõ ở trang bìa "Cuốn sách này phát động cuộc chiến chống lại nghèo khó".
Năm 1972, Harrington nhận chức chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa và xây dựng Uỷ ban Dân chủ Xã hội (DSOC - Democratic Socialist Organizing Committee).
Đến năm 1981, Ủy Ban Dân chủ Xã hội cùng tổ chức Hoa Kỳ mới (New America) hình thành tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ (Democratic Socialists of America). Ông lãnh đạo tổ chức này cho đến khi mất năm 1989.
Như đã giới thiệu đầu bài tổ chức này đã thắng nhiều cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân Chủ vừa qua.
Theo Harrington có hai nước Mỹ: một của người giàu và một của người nghèo.
Quyền lực chính trị và kinh tế đều nằm trong tay người giàu và vì vậy chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, người đã giàu lại càng giàu hơn.
Thế giới của người nghèo, trong nền kinh tế "tăng trưởng thô bạo" (ruthless growth) ngày càng mở rộng, càng nghèo là nguyên nhân mọi vấn nạn xã hội.
Theo Harrington, muốn thay đổi xã hội phải dứt khoát từ bỏ đấu tranh giai cấp do Karl Marx đề ra, phải thực hiện đấu tranh chính trị, phải tái cấu trúc hệ thống các đảng chính trị và phát động cuộc chiến chống lại nghèo khó.
Chính trị Hoa Kỳ rất đơn giản về đảng phái
Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thật sự bao gồm hàng ngàn tổ chức chính trị, các nhóm dân sự nhỏ, hàng chục triệu thành viên tham gia với tư cách cá nhân.
Các nghiệp đoàn Mỹ đều tích cực gây ảnh hưởng chính sách, ủng hộ và vận động cử tri tham gia bỏ phiếu đảng nào đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhiệp đoàn đó.
Tổng thống Donald Trump đắc cử chính là nhờ có đường lối rõ ràng bảo vệ quyền lợi công nhân chống lại bất công do thương mãi toàn cầu hóa gây ra được nhiều nghiệp đoàn lớn ủng hộ và vận động cử tri bầu cho ông.
Còn các nhóm theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội hầu như đều gia nhập cánh tả là đảng Dân Chủ.
Theo Luật Liên bang, Tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ là một hội phi vụ lợi nếu chi tiêu của tổ chức này cho vận động chính trị ít hơn 50% ngân sách chung.
Còn về hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, ở cấp liên bang không có cơ quan nào kiểm soát đảng viên, các hoạt động hoặc quan điểm chính trị của đảng viên.
Ở cấp tiểu bang các Uỷ Ban của đảng sẽ chịu trách nhiệm gây quỹ và tổ chức bầu cử sơ bộ.Bản quyền hình ảnhDREW ANGERER/GETTY IMAGES - Chính trị Mỹ thu hút nhiều bạn trẻ tham gia: nước mắt đã rơi trong giới ủng hộ bà Hillary Clinton khi nghe tin bà thất cử hồi 2016
Đa số các đảng viên gia nhập đảng chỉ để bầu chọn người đại diện cho quyền lợi và niềm tin của họ.
Đảng viên không có bất cứ quyền lợi, nghĩa vụ hay bó buộc nào liên quan đến đảng mình ghi danh.
Mọi cử tri có thể thay đổi đảng một cách hết sức dễ dàng chỉ cần ghi danh là có quyền bầu đại diện trong cuộc bầu cử sơ bộ.
Các Ủy Ban không có quyền ngăn cản người ra tranh cử ngay cả khi người ấy bất đồng quan điểm đa số trong đảng hay công khai chống lại các mục tiêu của đảng.
Quyết định ai đại diện đảng ra tranh cử thuộc về đa số cử tri đi bầu.
Tất cả các chính trị gia đều phải qua cuộc bầu cử sơ bộ. Chính trị gia thắng cử sơ bộ sẽ được Ủy Ban vận động tranh cử với các đảng khác.
Bằng cách công khai tranh luận chính sách các chính trị gia lôi cuốn các nhóm nhỏ và cá nhân gia nhập đảng, xây dựng sức mạnh chiến thắng đối phương.
Quyền hạn của chủ tịch đảng được giới hạn trong việc tổ chức bầu cử. Lãnh đạo đảng là những chính trị gia thắng cử như Tổng Thống, lãnh đạo đảng ở Thượng Viện và Hạ Viện.
Xã hội Mỹ là xã hội tự do, dân sự, đa văn hóa, đa nguyên, đa dạng nên chính nhờ phương cách sinh hoạt chính trị này người Mỹ không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, không cực đoan chính trị, dễ đồng thuận, dễ thỏa hiệp và rất thực dụng.
Tư tưởng chính trị qua các đời tổng thống
Tư tưởng xã hội của Harrington đã ảnh hưởng đến chính sách của Tổng thống John Kennedy nhờ thế một kế hoạch chống lại nghèo khó đã ra đời.
Tổng thống Lyndon Johnson tiếp tục kế hoạch và đã đạt được những kết quả nhất định, tình trạng nghèo khó tại Mỹ được cải thiện đáng kể và chênh lệch giàu nghèo được thu hẹp.
Đáng tiếc nhiều người nghèo khi được chính phủ lo cho lại bị lệ thuộc vào tiền trợ cấp cho an sinh nên rơi vào cái bẫy của nghèo đói.
Họ không thể thoát ra, vươn lên và hội nhập vào xã hội, và cuối cùng là mãi mãi nghèo.
Sang thập niên 1980, Tổng Thống Ronald Reagan theo khuynh hướng tân tự do có đường lối hoàn toàn trái ngược.
Ông cho giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế và xã hội, tư nhân hóa các phục vụ công và toàn cầu hóa tự do thương mại.
Khuynh hướng tân tự do nhanh chóng ảnh hưởng toàn thế giới, nhiều công ty đa quốc gia hình thành và phát triển, nhiều quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận nhưng đồng thời khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trên toàn thế giới.
Trên nền tảng sinh hoạt chính trị toàn cầu, Trung Quốc và Việt Nam là hai trường hợp ngoại lệ.
Dù danh nghĩa là cánh tả, ở hai nước này, độc quyền về chính trị vẫn được duy trì trong khi kinh tế thị trường méo mó lại gây nhiều bất công trong việc cạnh tranh sản xuất và thương mại.
Tổng Thống Bill Clinton vì tin vào lời Bắc Kinh hứa hẹn là sẽ mở cửa kinh tế và thay đổi chính trị nên chấp nhận cho phép Trung Quốc gia nhập WTO.
Bắc Kinh đã không thực hiện lời hứa lại còn cho gián điệp ăn cắp bí mật công nghệ Hoa Kỳ.
Được hưởng tự do thương mãi với Mỹ, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập nước Mỹ, hãng xưởng Mỹ bị đóng cửa, công nhân bị sa thải, khoảng chênh lệch giàu nghèo tại Mỹ càng lúc càng mở rộng.
Về bản chất, việc Tổng Thống Donald Trump đắc cử và việc phong trào dân chủ xã hội bộc phát có điểm chung là cử tri Mỹ chống lại xu hướng toàn cầu hóa và muốn bảo vệ sự công bằng cho dân Mỹ.
Sự khác biệt giữa ông Trump và phong trào dân chủ xã hội là phương cách giải quyết vấn đề.
Ý thức Xã hội Chủ nghĩa từ lý tưởng tới thực tế
Tổ chức Dân chủ Xã hội chủ trương công nhân có quyền bỏ phiếu cho việc lãnh đạo công ty, có vậy thì người chủ mới chịu bảo vệ công việc tại Mỹ thay vì mang tiền đầu tư ở nước ngoài.
Còn ông Trump ngay từ khi thông báo ra tranh cử Tổng Thống đã hứa đưa người dân Mỹ trở lại lực lượng lao động.
Một mặt ông Trump đề ra các chính sách tạo ra công ăn việc làm, như giảm thuế công ty, lôi kéo tư bản Mỹ hồi hương, tạo công bằng thương mãi Mỹ-Trung...
Mặt khác ông đưa ra các điều khoản thắt chặt trợ cấp xã hội, khuyến khích người thất nghiệp đi làm và nhờ thế thu hẹp khoảng chênh lệch giàu nghèo.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ vào tháng 3/2018 có hơn 40 triệu người nghèo đăng ký nhận trợ cấp từ chương trình Trợ cấp Thực phẩm (Food Stamps) của chính phủ Liên bang.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES - Một người ủng hộ Alexandria Ocasio-Cortez mặc chiếc áo đề chữ "Chủ nghĩa xã hội dân chủ"
Con số này thấp hơn hẳn số 48 triệu người nhận Food Stamps vào năm 2013 thời Tổng thống Barack Obama.
Cô Alexandria Ocasio-Cortez một thành viên Dân chủ Xã hội mới 28 tuổi đã bất ngờ thắng Dân biểu Hạ viện lão thành Joseph Crowley tại New York khi đưa ra những kế hoạch vô cùng lý tưởng.
Cô chủ trương chăm sóc y tế miễn phí (universal healthcare), miễn phí đại học (tuition-free universities), bảo đảm công ăn việc làm (Universal jobs guarantee), lương tối thiểu 15 Mỹ kim và đầu tư vào phát triển nhiên liệu xanh (Green energy).
Các kế hoạch này đều rất tốn kém nên rất khó được các dân biểu hay nghị sỹ ngay trong đảng Dân Chủ bỏ phiếu thông qua.
Nhiều kế hoạch trên đã được thực hiện tại Úc và Tây Âu nhưng vì tốn kém mà người đi làm và doanh nhân phải chịu mức thuế rất cao nên dần dần bị hủy bỏ.
Nói cách khác khi còn trẻ vì lý tưởng người trẻ dễ tin vào triết lý dân chủ xã hội.
Nhưng khi trưởng thành sống với kinh nghiệm thực tế người trưởng thành sẽ cân đối hơn giữa trái tim nhân bản và dùng lý trí giải quyết bất công xã hội.
Chiến lược tăng trưởng dựa trên bảo trợ công nghệ và xuất cảng của Việt Nam có ảnh hưởng xấu đến nông thônNguyễn Quang Duy
Những người dân chủ xã hội lại thường là những người chống độc tài và không khoan nhượng những vi phạm nhân quyền do các thể chế độc tài gây ra.
Một cách tích cực, khuynh hướng dân chủ xã hội buộc các chính trị gia thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ phải lắng nghe tiếng nói của dân nghèo và đề ra các chính sách có lợi cho dân nghèo và cho nước Mỹ.
Đó chính là ưu việt của thể chế tự do dân chủ, không thể có được tại các quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo như Trung Quốc và Việt Nam.
Thực trạng Việt Nam: một giàu một nghèo
Tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam tệ hại hơn nước Mỹ rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Trước đây, Đảng Cộng sản nắm độc quyền về cả chính trị lẫn kinh tế, nên cả xã hội 'bình đẳng' trong nghèo đói.
Khi Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện rồi sụp đổ, để sống còn Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải mở cửa giao thương với nước ngoài, nhưng vẫn kiểm soát chính trị, phương tiện sản xuất và phân phối.
Đến nay nhiều ngành như điện, nước, xăng, dầu, xuất nhập cảng gạo, cảng, vận tải, viễn thông, hàng không, ngân hàng… vẫn tiếp tục chịu sự kiểm soát nặng nề của Nhà nước, có ngành vẫn do chính quyền nắm giữ hoàn toàn.
Mô hình này tạo ra một tầng lớp tư sản mới hưởng đặc quyền, đặc lợi và trong không ít trường hợp là nguồn gốc cho nạn tham nhũng bòn rút tài sản quốc gia.
Các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam hưởng lợi do tiền lương rẻ, ưu đãi về đất đai, về thuế vụ và được nhà nước bảo hộ.
Để thực hiện mục tiêu 'tăng trưởng thô bạo' nền kinh tế Việt Nam đến nay chủ yếu dựa trên đầu tư và vay nợ quốc tế.
Hậu quả là ngân sách thu ít, không đủ chi và phải trả nợ lời.Bản quyền hình ảnhSTR - Một cuộc đình công tự phát ở nhà máy Keyhinge Toy tại Đà Nẵng hồi 2008. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều cuộc đấu tranh vì an sinh, quyền lợi của người công nhân nhưng vấn đề vẫn còn đó vì mô hình thể chế và kinh tế Việt Nam không nhắm vào các tiêu chỉ công bằng và dân chủ
Tư liệu sản xuất là đất được biến thành nguồn vốn của nhà nước và khiến không ít người dân mất đất, mất kế sinh nhai.
Một ví dụ là Thủ Thiêm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chia làm hai khu vực: một của giới nhà giàu với những cao ốc đầy đủ tiện nghi giàu có, một của các chủ đất chưa được đền bù sống bần cùng không có ngày mai.
Chiến lược tăng trưởng dựa trên bảo trợ công nghệ và xuất cảng có ảnh hưởng xấu đến nông thôn.
Nông dân càng ngày càng nghèo và chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng mở rộng.
Giới trẻ nông thôn phải rời lên thành thị tìm việc. Công việc tại thành thị ngày một khó kiếm và lợi tức thấp hơn làm chênh lệch giàu nghèo ngay trong thành thị ngày càng mở rộng.
Tầng lớp nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị chịu đựng bao đựng bao bất công xã hội, từ lợi tức thấp, giáo dục kém, y tế tồi… nên chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội ngày một cách xa, là nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội.
Việc đấu tranh đòi quyền tự do vì thế cần tiến hành song song với đấu tranh cho một xã hội công bằng.
Có như thế người đấu tranh mới thực sự gần dân, do dân, vì dân và giải quyết được những vấn nạn xã hội do mô hình thể chế gây ra.
Thay đổi thể chế để có 'chủ nghĩa xã hội' theo cách thực hiện công bằng xã hội đúng đắn chính là điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam thực sự bền vững, lâu dài.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, một nhà hoạt động cộng đồng tại Melbourne, Úc. BBC luôn hoan nghênh các ý kiến ủng hộ hoặc phản biện lại những bài đã đăng trên Diễn đàn. Xin các bạn gửi bài về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.
Gửi đến BBC từ Melbourne, Úc
Xem thêm về Ý thức hệ:
No comments:
Post a Comment