Tuesday, December 24, 2013

Chuyến Hải Hành Cuối Cùng cuả Hạm Đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà

HoangsaParacels: Những bài viết này do niên trưởng Nguyễn Xuân Sơn trực tiếp chuyển và được NT cho phép phổ biến rộng rãi để giải toả  những khúc mắc và hiểu lầm trong việc rời chức vụ Tư Lệnh Ham đội cuả niên trưởng trước Ngày Ra Khơi Cuối Cùng.


_______________________________________
Anh Phước thân,
Tôi nhận được thư Anh, đọc từ đầu đến cuối một hơi, rồi đọc lại lần nữa để hiểu rõ hơn “điều bận lòng” của Anh, rồi so sánh với “điều bận lòng” của tôi. Thì ra hai điều ấy giống nhau cách kỳ thú trên căn bản; giống ở điểm tâm tư bị u uẩn bởi những việc đã xảy ra cho mình 38 năm về trước mà mãi đến hôm nay vẫn chưa có giải đáp hợp lý.
Tôi “bị” thuyên chuyển mà không biết lý do.  Anh phải vào sông rạch công tác mà cũng không biết lý do. Người có thể cho tôi biết lý do là ĐĐ Cang thì nay không còn nữa. Người có thể đã ban hành lệnh cho tàu Anh vào sông rạch là ĐĐ Chí thì nay cũng không còn nữa. Như vậy là hai anh em mình có chung tâm trạng mà không ai có thể giải bài lý do căn bảnđược, dù chỉ để phân tách rồi cười xòa trước một sự đã rồi.
Trong chức vụ TMT/HhQ Biển chỉ vài ngày, nếu tôi có trách nhiệm gì trong sự ban hành lệnh cho tàu Anh vô trong sông thì quả thật tôi không còn nhớ rõ lý do và hoàn cảnh. Trí nhớ của tôi chỉ còn lại chừng 50-60%, không thể ôn lại được những gì dẫn đến quyết định nói trên, nếu tôi có trách nhiệm.  Mong Anh thông cảm.
Sau đây, tôi muốn chia s với Anh vài chi tiết.
V/v ĐĐ Cang và ĐĐ Thuỷ quá giang HQ 601.
Khi tôi và Anh Chánh rời tư dinh ĐĐ Chơn về đến tàu thì tôi thấy hai ông ĐĐ Cang và ĐĐ Thủy đã có mặt trong phòng ăn sĩ quan. Tôi rất ngạc nhiên vì tại quân cảng còn vài ba chiếc tàu lớn hơn mà hai ông không đi mà lại lên chiếc tàu nhỏ hơn để di tản. Trước đó, trong lúc tho luận hành quân, tôi đều đã nói rõ lý do tôi chọn PGM HQ 601 nầy làm “tàu con thoi”. Trên tàu đã rất đông người, ngoại trừ thuỷ thủ đoàn, mọi người đều là khách quá giang. ĐĐ Cang, ĐĐ Thuỷ và cá nhân tôi cũng là khách quá giang. Tôi quá giang có chuẩn bị. Hai Ô. Cang và Thuỷ thì quá giang đột biến. Nói cho ra lẽ, hai vị niên trưởng đến quá giang “tàu con thoi” này vào giờ phút đó cũng bởi tin tưởng nơi tôi. Tôi cảm kích chuyện này.
V/v Chuẩn bị Sẵn sàng cho HmĐ/HQVN Hành động trong Mọi Tình Huống.
Tôi nghĩ Anh cũng đoán hiểu được suy tính khẩn trương của tôi lúc bấy giờ cho Kế hoạch Hành quân của HmĐ. Tôi muốn đem tàu ra biển trước khi Sàigòn bị động, và đối đế khi Sàigòn đã bị động thì HmĐ cũng đã chuẩn bị phải hành xử ra sao. Điểm mấu chốt là Toàn thể lực lượng HmĐ cần an toàn và giữ tinh thần chiến đấu cao. Đem gia đình thuỷ thủ đoàn ra Côn Sơn rồi “hạ hồi phân giải” là một đường lối hành động phụ của ý niệm HhQ trên, để từ Côn Sơn, chiến hạm có th tiếp tục hoạt động tùy theo tình hình chiến sự và chính trị quốc gia quốc tế. Nhưng trước hết phải đặt ưu tiên cho an toàn nhân sự và kiện toàn chiến cụ vào lúc cuối cùng này. Việc bảo toàn lực lượng là trách nhiệm của tôi. Dự tính đem tàu về miền Tây vì ước đoán chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu trong miền Tây là của ĐĐ Cang, TL/HQTrong lịch sử hải chiến quốc tế, qua thời Pháp, rồi suốt hai nền Cộng Hòa, tàu của HQ luôn là lực lượng yểm trợ trọng pháo cho quân bạn, chuyên chở các đơn vị bạn  đến và rời khỏi chiến trường. Trong sông, HQVNCH chúng ta có các loại chiến đỉnh hỏa lực cận chiến rất mạnh, nhưng các chiến hạm tuần dương của HmĐ không là chọn lựa hợp lý cho cả chiến lược lẫn chiến thuật. Nếu vào thế biến, phải tòng quyền, dùng lực lượng tàu biển kềnh càng khó di chuyển để đánh đấm trong sông cũng được đi, nhưng cần định cư gia đình thủy thủ đoàn trước đã.
ĐĐ Cang và tôi lấn cấn trong khác biệt quan niệm hành quân căn bản đó. Và từ đó tôi lấy quyết đinh hành xử Nhiệm vụ Bảo toàn HmĐ – tinh thần và vật chất - theo trách nhiệm vàliêm sỉ của một TL/HmĐ thời đột biến, mà không tham khảo hoặc ch lệnh từ cấp chỉ huy cao hơn. Thuần nhất Chuẩn bị cho “HmĐ Sẵn Sàng Tác Chiến trong Mọi Tình Huống” là điều tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, trong khả năng giới hạn.  Anh em cứ tưởng tượng, các chiến hạm mình mà vào sông rạch thì còn mục tiêu nào tốt hơn cho địch cận chiến không?Chắc ai cũng nhớ thành tích của Nguyễn Trung Trực trong lịch sử nước nhà.
Nhớ lại vào thời điểm những ngày cuối tháng 4/1975, tôi nghĩ rằng mọi cấp chỉ huy đều có một mối lo âu chung: đó là di tản gia đình.  Như anh đã biết, có người đi thu xếp với mấy chiếc thương thuyền, có người mướn hoặc mua ghe máy và thu xếp cho gia đình (rồi bị lạc rồi kêu thống thiết nhờ moị người tìm kiếm).  Nhưng không ai có đũ bản lảnh đi tìm cấp chỉ huy mình để thưa rằng thì là: Thưa Đại ca, đàng em lo cho gia đình di tản và đàn em có kế hoạch thế nầy, thế nọ...Xin chỉ thị của Đại ca.  Không có ai làm việc đó hết bởi lẽ đơn giản là toà án quân sự sẽ là hậu quả và cũng không có Đại ca nào dám ra lệnh “chuẩn bị di tản” vào thời điểm đó.  Do đó mà ta thấy có quan lớn, quan bé lẵng lặng leo lên máy bay HK đi mất, từ nhiều ngày trước,  để lại đàn em và quân sĩ ngơ ngác. Thời điểm đó, tôi không mong gì TL/HQ sẽ cho tôi chỉ thị “chuẩn bị di tản” nên tôi phải thu xếp cho anh em HmĐ lo liệu cho gia đình.
Ngoài ra, vụ Ô. Armitage cũng làm cho tôi ưu tư nhiều.  Thời đó, tôi biết anh ta khi anh ta làm cố vấn cho Duyên Đoàn 34/37 là hai đơn vị thuộc quyền chỉ huy của tôi.  Sau đó thì tôi biết anh ta làm Sỹ Quan liên lạc.  Anh ta không có liên lạc với tôi trong thời gian tôi tại chức.  Vừa rồi, tôi tra cứu Vikipedia thì đọc được vài dữ kiện đáng chú ý về hành vi tội phạm(criminal) của anh ta.  Theo Vikipedia thì anh ta là người tiết lộ tông tích của nữ gián điệp Valerie Plame.  Con người Armitage ngày nay như vậy mà trước đây HQVN tin theo thì tôi nghĩ đó là một lổi lầm to.
Vài hàng tôi cám ơn anh đã viết cho tôi và tâm sự với anh em cho khỏa lòng trắc ẩn.
Thân tình
Nguyễn Xuân Sơn

                      Kính Gởi Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn

                     nguyên Tư lịnh Hạm Đội/HQ/VNCH

           Kính thưa Đại Tá ,
           Đọc bài nói chuyện của commandant với anh em HQ ở San Jose , tôi xúc động quá, bao nhiêu kỷ niệm , bao nhiêu hình ảnh dồn dập gợi nhớ trong tâm trí tôi . Cmdt đã tâm tình , giải tỏa những ẩn ức của riêng mình và tôi thấy tôi cũng cần thố lộ những nỗi niềm , những suy nghĩ của riêng tôi.
           Trước tiên , đúng thủ tục Hải Quân , tôi đứng nghiêm chào Cmdt và báo cáo số quân  : Hải Quân Nguyễn văn Phước , khóa 15 , số quân 63A701608 , phục vụ trên tàu HQ231 . Và tôi cũng xin phép dùng danh xưng Cmdt thay vì kêu Đại Tá , có tánh cách ước lệ quá . Tôi cũng minh định tình cảm của tôi dành cho Cmdt . Tôi thường hay nói với bạn bè cùng khóa : Trong cuộc đời quân ngũ , tôi chỉ kính mến hai người ,thứ nhứt là Đại Tá Nguyễn xuân Sơn , TL/HĐ và thứ nhì là Đại Tá Phan Phi Phụng , CHT/Hải Đội 1 . Các bạn tôi cũng đồng ý với tôi như thế . Có thể có nhiều vị chỉ huy tài ba và đức độ khác mà tôi không biết , xin thứ lỗi . Vì vậy đây là nhận định của một thuộc cấp (xin Cmdt cho phép tôi nhận định ) và tâm tình của người lính biển muốn gỡ bỏ những hào nhoáng ở bên ngoài để thấy cốt lõi bên trong .
              Tôi đọc rất nhiều tài liệu về Chuyến Hải Hành Cuối Cùng : của bà Điệp Mỷ Linh trong cuốn HQ / VNCH ra khơi , các bài nói chuyện của Đại Tá Đổ Kiểm , bài của Thiếu Tá Phan Lạc Tiếp phỏng vấn Đô Đốc Cang , bài của Đại Tá Nguyễn bá Trang nói về những quyết định khó khăn ray rức của Đô Đốc Cang trong những giờ phút cuối cùng , bài Chuyến Hải Hành Sau Cùng của tác giả Trần Lý và cuối cùng là bài nói chuyện của Cmdt . Phải nói là trước khi đọc bài nói chuyện của Cmdt , tôi có nhận định của riêng tôi . Làm gì có chuyện một sỉ quan Hải Quân Mỷ tên Việt là Phú nào đó, đâm sầm vào chổ không đúng chổ , dẫu sau nầy ông ta là Richard Armitage , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỷ , ông ta phải biết cách làm việc là đi thẳng lên Tư Lịnh Hải Quân chớ , thay vì liên lạc với người ít quyền hạn . Trên nguyên tắc làm việc trong quân đội Mỷ hay Việt Nam , cần việc gì người ta liên lạc với đơn vị trưởng . Đơn vị phó hay sĩ quan tham mưu chỉ là người thi hành lịnh của đơn vị trưởng . Rồi cho là người đó có lập kế hoạch đi , làm sao mà thi hành nếu không có vị Tư Lịnh Hạm Đội .
               Đọc bài nói chuyện của Cmdt thì thấy rất rõ . Nhưng trước hết , tôi muốn bàn với Cmdt danh xưng của CHHCC , dùng như vậy rất hay thay vì hai chữ lui quân .
Không có binh pháp nào nói đem gia đình theo là để lui quân , mà nói thẳng ra là để bỏ chạy . Có một lần tôi xem trên TV , tôi nhớ rõ mồn một , một vị đại úy Biệt Động Quân , tên Minh, gọi lên đài hỏi một vị Thiếu Tá Hải Quân : tại sao Hải Quân bỏ chạy trước trong khi các quân binh chủng khác tan hàng sáng ngày 30 ? Tiếc rằng vị Thiếu Tá đó không biết trả lời . Như vậy Cmdt thấy là mình muốn nói gì thì cứ nói mà thiên hạ cứ nghĩ theo ý của họ . Nhưng dẫu sao , tôi vẫn cho chuyện đưa hạm đội ra biển là một nước cờ tuyệt vời . Kẻ thù vào tới nơi rồi , thua là cái chắc . Bỏ lại chiến hạm cho bọn chúng dùng à , còn khuya . Tôi có quyền ra đi , tôi mang gia đình theo , đồng bào, ai muốn đi, cứ đi theo tôi . Kết quả Hạm Đội đã đưa 30 ngàn người đến bến bờ tự do . Thật là tuyệt vời , thật là nhân bản .
                Người quyết định cho chiến hạm rời bến , tối ngày 29 , phải là Đô Đốc Tư Lịnh . Nếu không có lịnh của ông , đố vị hạm trưởng nào dám lái tàu đi . Cũng có người tổ chức đi riêng chạy thẳng qua Guam , trường hợp nầy quá đặc biệt để vị nào biết rõ trình bày. Trong khi các vị Tư Lịnh quân , binh chủng khác lặng lẽ ra đi thì Đô Đốc Cang ở tới giờ phút chót , tiếp xúc với Đại Tướng Minh thường xuyên để nhận lịnh hành động hợp pháp . Có vị đi quá sớm,  có vị đợi lịnh đầu hàng rồi mới lên đường để khỏi mang tiếng . Bây giờ mình thấy nó bình thường nhưng vào lúc đó , tự đặt vị trí mình vào vị trí của ông mới thấy quyết định đó là tuyệt diệu. Không đi quá sớm mà cũng không quá trễ . Cần nói thêm là có vị không tin vào kế hoạch của mình , mua ghe cho gia đình đi trước để rồi sau đó lạc nhau , kêu ầm ĩ trên máy vô tuyến nhờ chiến hạm Mỹ cứu giúp .
                 Đô đốc Cang là vị tướng giỏi , nhìn xa . Ông lập ra Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 dưới quyền Đại Tá Lê Hửu Dõng để giữ an ninh sông Lòng Tào . Tại sao nói tới CHHCC mà không nhắc tới ông ?.Để rồi khi trên HQ601 , gặp ĐĐ Cang và ĐĐ Thủy , Cmdt cho rằng : Hai ông đến như khách quá giang . Cmdt ơi , vì đâu nên nỗi ? Có lẽ là vì " qua sông đổi ngựa " mặc dù là trên " hình thức "  chăng ?  Chiến hạm là tài sản của quốc gia , quân đội giao quyền cho Hải Quân xử dụng và TL/HQ là người được ủy nhiệm . Vậy thì ai là người quá giang ? Ở đây tôi cần nói thêm về Đại Úy Chánh . Ông là một thân hữu của tôi . Nhận xét của tôi , ông là một sĩ quan đứng đắn và có khả năng , nên để ông tự bương chải , đứng trên hai chân của mình hơn là nhờ quyền lực của thân phụ và sự giúp sức của Hạm Đội .
                  Cmdt đã tham gia các cuộc rút quân ở vùng 1 rồi vùng 2 . Sự hổn loạn , sự bỏ chạy một cách vô lý , in ấn trong lòng Cmdt. Tôi biết chắc là Cmdt có những sự suy nghĩ và quyết định về cuộc chiến nầy . Cộng thêm việc tiếp xúc với Đô Đốc Holloway vì vậy việc di tản đã hình thành trong đầu óc của Cmdt . Việc di tản mang gia đình đi là hợp lý , cần gì nói tránh tiếng là lui quân . Cái hay ở chổ là Cmdt lo cho Hạm Đội và lo cho thuộc cấp . Tôi biết nhiều đơn vị trưởng , cấp đại đơn vị , lặng lẽ bỏ chạy một mình , đơn vị phó không biết , nói chi là cấp dưới . Cmdt sáng nghĩ ra việc cấp giấy phép cho gia đình thủy thủ quá giang , một bước đột phá ,tôi cho là tuyệt chiêu . Ai dám làm như Cmdt ? Nhưng Cmdt ơi , việc nầy quá quyền hạn Cmdt rồi . Việc đổi ngựa giữa dòng là hệ quả . Đáng tiếc là Đô Đốc Cang không giải thích , làm buồn tủi vị Tư Lịnh một Đại đơn vị . Một bên không báo cáo , một bên không giải thích , ai buồn hơn ai ? Dẫu sao thì việc đáng làm , để đời , có mất chức cũng xứng đáng . Một việc nữa , tôi cũng đồng ý với Cmdt , dẫu nài cũ bị đổi đi rồi , ngựa vẫn theo đường cũ . Xin lỗi Cmdt , ngựa vẫn theo nài cũ .
                  Vì vậy trên hàng ghế tuyên dương , Cmdt có một chổ ngồi xứng đáng sau lưng Đô Đốc Cang . Trong bài phỏng vấn Đô Đốc Cang của Thiếu Tá Phan Lạc Tiếp , Đô Đốc nhấn mạnh về Đề Đốc Đinh mạnh Hùng . Quả thật tình tôi không biết tới những hoạt động thầm lặng của Đề Đốc , nhưng Đô Đốc Cang xác nhận , là chắc chắn phải có. Đô Đốc có nhắc tới Đề Đốc Chí , Đại Tá Kiểm , Đại Tá Luân và Đại Tá Khuê. Các ghế đều có chữ sau lưng hết , không có ai nhảy vào , xí ghế bảo ghế này là của tôi . Ngoài ra có hai người có công rất lớn trong CHHCC mà ít người nhắc tới , đó là Đề Đốc Hoàng cơ Minh và Đại Tá Phan Phi Phụng . Trong cuộc hải trình từ Côn Sơn qua Subic, nếu nói ngồi 24/24 trên đài chỉ huy là nói phét , tôi thường trực trên đài chỉ huy từ 6 giờ sáng đến 12 giờ khuya , lúc nào cũng nghe ra rã giọng nói của hai ông . Có lúc giọng hai ông khàn tiếng , chứng tỏ tinh thần phục vụ quá cao .
                  Mấy ngày cuối cùng của cuộc chiến , tôi ở xa , không biết việc gì xảy ra ở Sài Gòn . Anh bạn cùng khóa , Nguyễn trường Yên , Hạm trưởng HQ 08 mới biết nhiều.  Tôi chỉ biết có một chuyện thôi , mà cứ ấm ức mãi . Năm 1984 , tôi gặp Trung Tá Nguyễn địch Hùng , Hạm Trưởng chiếc HQ 1 , ở trại giam Xuân Lộc , phân trại A . Trường hợp gặp ông cũng hi hửu , tâm tình ông là ốc đảo ,sống một mình , thế mà ông lại đích thân đi tìm tôi , mặc dù ông và tôi chưa từng gặp nhau . Câu chuyện dài dòng , tôi xin ngắt ngang tại đây . Nếu có dịp tôi sẽ kể , rất hay , chuyện tình người lính biển . Tôi ngạc nhiên quá , hỏi ông : Chiếc HQ 1 đi rồi , sao Cmdt ở đây . Ông trả lời , gương mặt rất bình thản : Tôi cho lịnh , nhân viên đem gia đình lên chiến hạm , ấn định cuối cùng là 8 giờ , nhưng mấy ông bảo đi sớm , tôi không chịu , thế là mấy ông lái tàu đi . Giờ giấc tôi không nhớ chính xác , nhưng câu trả lời của ông là như thế. Qua Mỷ , tôi đọc được một tài liệu nói Hạm Trưởng HQ1 bị kẹt khi về nhà đón gia đình . Tôi đặt câu hỏi liền , trong trường hợp nào đi nữa , ai có quyền lái chiếc HQ1 đi.  Chỉ có TL/HQ mới có quyền cách chức Hạm Trưởng , mà phải hợp pháp . Trong khi đó Đô Đốc Cang đâu có khởi hành từ Sài Gòn bằng HQ1. Tại sao Hạm trưởng bị kẹt , không cho người đón , việc làm không ngoài tầm tay của mình . Trong khi quân chủng bạn có khẩu hiệu : " Không bỏ bạn bè " thì mình lại thực hiện : đạp bạn bè mà đi tìm ... vinh quang . Những người lái chiếc HQ1 ra đi , ĐƯỢC ghép vào danh xưng gì , tôi không dùng chữ tội danh , Cmdt kết luận dùm tôi .
                    Nói chuyện người rồi bây giờ quay sang chuyện của mình . Cái tôi đáng ghét . Nhưng phải nói . Tôi tự hỏi tại sao người ta làm như vậy được ? Thời gian trôi qua lâu lắm rồi , lương tâm họ có xao xuyến một chút xíu nào không ? Sau trận đánh dử dội ở Cà Ná  , bị HQ11 và HQ231 bắn phá suốt đêm , quân xa của địch cháy lổn ngổn trên quốc lộ 1 , đà tiến của Bắc quân giảm hẳn . HQ 11 dưới tài điều khiển quả cảm của Hạm Trưởng Phạm đình San , bị bắn trúng pháo tháp , vài ba thủy thủ hy sinh . Chiếc HQ 231 may mắn , không bị thương tích gì . Rồi như con cọp còn sung sức, chiến hạm tiếp tục tham gia mặt trận Phan Thiết . Tiếng gầm rú suốt đêm của đại bác 76 ly 2 rót vào đỉnh núi Tà Cú , mùi khét lẹt của thuốc súng chưa tan hẳn thì được lịnh về Vũng Tàu , nhận thêm đạn dược và thực phẩm . Tôi không được hưởng kế hoạch của Cmdt như lời kể : " Chiến hạm nào đi biển lâu ngày nhứt , được gọi về bến để nhận hiểu chỉ thị , tiếp tế dầu nước , thực phẩm và đạn dược ở mức tối đa , liên lạc thân nhân lập kế hoạch cho gia đình ". Tinh thần thủy thủ đoàn HQ 231 tiếp tục vững mạnh , tôi cũng sẳn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn khác . Giả dụ HQ 231 được lịnh yểm trợ một đơn vị nào đó đang bị địch tấn công , rồi tan hàng cố gắng khi Đại Tướng Minh tuyên bố đầu hàng . Tôi không tiếc nuối mà còn hảnh diện vì đã làm tròn bổn phận tới giờ phút cuối cùng . Nhưng HQ 231 bị đẩy vào vùng đồng bằng sông Cửu Long , an bình không một tiếng súng . Rồi lại còn bị đưa đi ém quân ở tại cù lao An Long ( Long Xuyên ). Như con cọp bị nhốt vào chuồng . Thiếu Tá Nguyễn Thìn , Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn tại đó, ngạc nhiên khi gặp tôi : Ở đây yên lắm , không hiểu tại sao họ đưa ông xuống đây . Nôn nóng vì lo sợ Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm bị tấn công, suốt đêm 29 trên đài chỉ huy lúc tàu di chuyển  , tâm hồn người lính biển trẻ luôn sôi sục nhiệt huyết với nhiệm vụ , còn nước còn tát , lúc nào cũng nghĩ như vậy . Sáng ngày 30 , tôi mới vỡ lẻ . Nhờ may mắn , một trung úy ở trong bờ cho biết , nếu không thì HQ 231 bị một Thiếu Tá trở cờ  giải giáp một cách nhục nhã ở Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm. Nhờ " pho giáo hóa ưu hạng " của Cmdt , nhờ sự  minh bạch , sòng phẳng và may mắn có một thủy thủ đoàn lương hảo , mà có lẽ tôi thoát được cảnh ngộ của anh bạn tôi , anh Ngô minh Dương , Hạm Trưởng HQ 602 .
                    Hoặc rời tàu một cách nhục nhã ở Căn Cứ Đồng Tâm , hoặc thân xác trôi lềnh bềnh ở Biển Đông , hoặc làm tài công đưa một số người đi tìm vinh quang. Số phận nghiệt ngã không xảy ra như vậy . Vì sao tôi được chỉ định vào vùng đồng bằng sông Cửu Long và với mục đích gì ?  Vì sao và vì sao ? Câu hỏi nầy tôi biết Cmdt trả lời được vì từ Hạm Đội rồi qua Hành Quân Biển . Nếu Cmdt không trả lời , tôi vẫn biết và mọi người vẫn biết . Và như vậy là NÍN THỞ QUA SÔNG chớ không phải đổi ngựa qua sông . Có thể Cmdt bảo : Chú em đa sự quá , chuyện cũ rồi nói làm gì . Thưa Cmdt , cần phải nói để cho lịch sử được chính xác và trong sáng .
                    Tôi viết bức thơ nầy thật cẩn trọng . Nhiều lúc muốn bỏ đi rồi cuối cùng quyết định gởi . Tôi biết một vài đoạn làm Cmdt nhăn mặt . Tôi vẫn nghĩ Cmdt là người khoan hòa , độ lượng và với " pho giáo hóa ưu hạng " , Cmdt sẽ xem xét nó đúng hay sai . Còn nhiều việc để nói , nhưng tôi chỉ trình bày với Cmdt một vài điểm .
Những chuyện khác không dám bàn vì cho là đa sự . Tự lừa dối mình với những ảo ảnh không có thật không phải là bản chất của tôi . Có thể có những điều tôi nói không làm Cmdt ưng ý . Xin Cmdt lượng thứ . Tôi lúc nào cũng dành cho Cmdt những tình cảm kính mến nhứt . 
                      Kính .
                      HQ Nguyễn văn Phước
                     
                       TB : Tôi mạn phép Cmdt gởi bức thơ nầy với tính cách phổ biến . Không có gì đố kỵ để che giấu .
Nói chuyên với anh em HQ tại San Jose
Kính thưa ĐĐ Trần Văn Chơn, Vị Tư Lịnh tại chức lâu nhất của HQVNCH.                                                  
Thưa quý bạnquý anh chị em.
Niềm hoan h đang dâng tràn trong tim óc để chúng ta cùng ghi nhận sự hiện diện đông vui của quý anh chị em hải quân và những người mến thích hải quân đã từ khắp nơi tụ về đây, tay bắt mặt mừng chia sẻ những hiểu biết và tâm tình còn ấp ủ. Cám ơn BTC dành cho tôi cơ hội nói chuyện nầy.
 
Sau hơn 38 năm mọc rễ tản mát ở nhiều nơi trên thế giới tự do, nay chúng ta có dịp gặp lại nhau cho thắm thêm tình đồng đội. Sáu từ ngữ HQVNCH nghe sao thân mến quá. Niềm tôn quý màu áo trắng không hề suy giảm theo thời gian. Nhìn lại đời quân ngũ, tôi thấy mình may mắn hạnh ngộ các bạn tốt và tài năng để cùng chung phục vụ dưới lá cờ quốc gia chính nghĩa. Chân thành nhớ lại một phần lịch sử trong sáng của HQVNCH làm tâm trí chúng mình trẻ lại cái thời vui tươi “HQVN hiên ngang lướt sóng”.
Nhân dịp nầy, tôi xin ghi ơn HQVN đã nung đúc cho tôi một pho giáo hóa ưu hạng.  Với giáo hóa đó, tôi đã phục vụ dưới cờ trong suốt 20 năm trường đúng tôn chỉ Tổ Qốc, Danh dự, Trách Nhiệm.
Tuổi đời của anh em mình chồng chất theo luật tạo hóa; trí nhớ sa súphần nào trong cuộc sống 38 năm “hậu quân ngũ”. Lòng muốn viết chút ít hồi ký, tôi sẽ cố tìm soi ký ức đểhôm nay có dịp kể một câu chuyện xưa. Tôi không kỳ vọng kể trọn sinh hoạt của HmĐ HQVN, cũng ngại tiêu tốn thời giờ quý báu này để nói cho hết cái hay của HQVNCH đã có một khởi đầu hào hùng, mà chỉ xin nói đến một kết thúc vinh dự    
Quả thực tôi được duyên may can dự nhiều đến nhiệm vụ của Hạm Đội HQVNCH. Chức vụ và trách nhiệm đã được giao phó trên vai tôiqua lòng tín nhiệm và lệnh chỉ định nhiệm sở bởi vị ĐĐ Tư Lịnh đang có mặt hôm nay. Vâng, chính Ô đã tin tưởng ủy nhiệm tôi ở nhiệm sở TL/HmĐ trong những năm sau cùng của cuộc chiến cho đến vài ngày trước khi HmĐ vĩnh viễn rời quân cảng Sài Gòn. Với lòng hăng say, với sự trợ tá đắc lực của các chiến hữu, tôi chuyên cần tổ chức và điều hành Hm/Đ chặt chẽ, theo cương mục và thể chế của BTL/HQVNCH đặt ra. HmĐ đã đạt được tinh thần kỹ luật đáng ca ngợi cho nên dẫu xảy ra chuyện “qua sông đổi ngựa trên hình thức” vào giờ thứ 25 của tôi, Hm/Đ vẫn nghiêm túc răm rắp thi triển Lệnh Hành Quân  khiến Cuộc Lui Quân cuối cùng của HmĐ thành tựu ngoạn mục theo truyền thống hào hùng. Với ba từ ngữ “trên hình thức”, tôi muốn bày tỏ sự quý mến, tin cậy và thông cảm đồng đội giữa tôi và anh bạn đồng môn đồng khóa của tôi, Đ/tá Phạm Mạnh Khuê. Chúng tôi đã trao đổi ý kiến để đối phó với diễn biến bất thường trong thời gian “ngựa qua sông, đổi nài” này.
Chuẩn bị đi Côn Sơn là giai đoạn đầu của CHHCC đó.  HmĐ chọn Côn Sơn làm điểm tựa thay vì chọn miền sông rạch hay Phú Quốc. Chúng tôi cũng bàn đến việc thành lập một trại gia binh tại Côn Sơn, để cho gia đình binh sĩ có nơi ở an toàn và những cơ sở dã chiến để ym trợ cho các chiến hạm có thể tiếp tục hành quân theo lnh trên                                                                             
Cuộc Lui quân của HmĐ đêm 29 tháng 4, 1975 đã được thành tựu nhờ Tham mưu Tuyệt vời của các Sĩ quan quanh tôi gồm TLP HmĐ, Tr/Tá Nguyễn Tam và ba vị CHT/Hải Đội, Tr/Tá Lê Thành Uyển, Tr/Tá Lê Thuần Phong và Tr/Tá Võ Văn Huệ, những người trực tiếp điều hành công việc của HmĐ. Đặc biệt, chúng tôi may mắn có bộ óc tham mưu của một SQ thân tín giúp tôi làm những việc tế nhị và đặc biệt là Tr/Tá Trinh Tiến Hùng.
Nhân đây, tôi xin ngỏ lời cám ơn chân thành của tôi với quý anh đã giúp tôi điều khiển con tàu HmĐ HQVN/CH trong thời gian tôi tại chức.
Chuẩn bị cho HmĐ di tản là một đòi hỏi của trách nhiệm trong hoàn cảnh của biến cố dây truyền từ Vùng I, II cho đến Vùng III Chiến Thuật. Từ kinh nghiệm tại mặt trận, BTL/HmĐ nhận định phải gấp rút lập Kế hoạch Bảo Toàn Lực Lượng, hầu thích ứng kịp thời và áp dụng hiệu quả cho từng hoàn cảnh chiến trường.
Sự thật rõ ràng là HmĐ phải tuyệt đối tự giữ vững Tinh Thần Cao để một tiếng hô ngàn lời ứng. Chiến hạm là phương tiện khả dụng nhất cho các chiến sĩ HQVN chiến đấu và gia quyến thoát hiểm. Nói khác đi HmĐ phải làm cách nào bảo vệ được vợ con các chiến hữu để họ sát cánh với chồng con trong cuộc cận chiến nếu phải xảy ra ngay tại Quân cảng hay ở bất cứ nơi nào trên đường thoát hiểm. Ghi nhận ưu khuyết điểm từ cuộc Lui Binh từ Đà Nẵng, HmĐ nhìn rõ hơn hoàn cảnh lúc đó cho cuộc chuẩn bị vô tiền khoáng hậu của HQVNCH.  Để dẫn ý, tôi xin kể qua những gì có liên hệ đến HmĐ trong chuyến triệt thối từ Vùng I và Vùng II Chiến Thuật.
Từ Đà Nẵng                                                                                                                                               
Trong chuyến lui quân tại Đà Nẵng, có CHT Hải Đội II, Tr/Tá Phong và CHT Hải Đội III, Tr/Tá Uyển cùng tham dự với hơn 20 chiến hạm công tác tại vùng hành quân. Hai bạn Phongvà Uycùng tôi điều hành tất cả chiến hạm của HmĐ hiện diện tại vùng hành quân ven biển gồm luôn các Duyên đoàn và Căn cứ HQ. Để nắm vững tình hình đang thay đổi mau, chúng tôi di động không ngừng, từ chiến hạm nầy sang chiến hạm khác để sát cánh với anh em tại những nơi nóng bỏng nhứt. 
Trong đêm di tản khỏi CCHQ/ĐN tôi có làm việc với những cấp chỉ huy của QK I, trong đó có ĐĐ Hồ V Kỳ Thoại, Tr/T’g Ngô quang Trưởng, Tr/T’g Lâm quang Thi trong hầm hành quân, nơi đang bị địch mưa pháo nặng nề. Trong tác phẩm “Can trường trong chiến bại” ĐĐ Thoại có nói đến s kiện nầy. Tôi đang đeo máy phụ thính đây để nhớ “món quà pháokích” của Việt Cộng năxưa.  
Trong hầm hành quân, tôi nhận thấy Tr/Tg Trưởng thay đi sắc mặt rỏ rệt sau khi dứt cuộc điện đàm với đầu giây kia. Sau khi đi đến quyết định rời bỏ CCHQ/ĐNTr/T Trưởng ra lệnh cho Tr/T’g Thi và tôi phải thoát ra chiến hạm cấp tốc để tiếp tục điều động các đơn vị trên bờ và trên biển.  Trong những tiếng nổ ầm ĩ của trận pháo kích, Tr/T’g Thi và tôi dùng trực thăng thoát ra được rồi đáp trên một chiếc LST. Trong lúc vội vã, tôi không kịp lấy theo mớ quần áo. Trong hải trình xuôi Nam bằng HQ5tôi được Hm Trưởng Quỳnh chomượn quân phụcCám ơn bạn Quỳnh.
Hải trình từ miền Trung về.
Tại mặt trận Cam Ranh, tôi trở thành phụ tá cho ĐĐ Hoàng Cơ Minh; Ô được Tổng Thống chỉ định làm Tư lịnh Chiến trường vùng II Chiên Thuật.  Thời gian hành xử chức vụ nầy ngắn ngủi, chỉ đôi ba ngày rlực lượng trên bờ tan rã.
Trong hải trình suốt từ Vùng I và II xuôi Nam, các bạn đồng hành và tôi chứng kiến nhiều cảnh bất thường, hn độn, tàn nhẫn, trái ngược văn hóa đời thường và truyền thống QLVNCH. Tang thương gây ra bởi những quân nhân hoảng loạn, bất mãn, thất vọng của đơn vị bạn đã rã ngũ dọc theo duyên hải. Kể sao cho cho xiết những cảnh bi thương củaquá nhiều đơn vị bạn và dân chúng trên đường di tản nầy. Niềm thương cảm bất nhẫn trong lòng phải kể là rất bi đát, rất đau lòng”. Bài học lui binh đó khiến tôi lo âu thêm cho chính HmĐ HQVN.
Trước ngày di tản từ Saigon
Cuối tháng 3 tôi về đến Saigon. Hội họp với các cấp chỉ huy HmĐ, chúng tôi bàn về những biện pháp phải làm để tránh cảnh hn độn xảy ra trong mọi tình huống có thể xảy ra. Thực tế là HmĐ nằm trong phạm vi của BTL/HQ. Thế nhưng, âu lo mấu chốt của tôi là “làm sao cho toàn lực của HmĐ và HQ tại Saigon thoát hiểm”.
                                                                                             
Chuẩn bị kỷ thuật
HmĐ dốc tâm chuẩn bị cho các chiên hạm đạt đến tình trạng tác chiến cao độ, tiếp nhận đầy đũ về đạn dược, tiếp liệu, thực phẩm và dự tr tối đa gạo và thức ăn khô. Cá nhân tôi đôn đốc sửa cha các chiến hạm qua vị Trưởng Ty Kế Hoặch Trù Liệu là Đ/Tá Lê Kim Sa, bạn cùng khóa, nên mọi việc sửa chữa được thông suốt khả quanĐã từng chứng kiếnsự tan rã thê thảm của đơn vị bạn khi họ thiếu các cấp chỉ huy, BTL/HmĐ bàn luận nhiều đến tinh thần nhân viên, và đồng quan điểm là yếu tố gia đình là yếu tố nhân bản quan trọng bậc nht.                                                                                                                
Chuẩn bị tinh thần
Sau khi cân nhắc những đường lối khác nhau để gi vững tinh thần nhân viên HmĐ, tôi nghĩ rằng kỷ luật quân đội lúc này có thể không còn đũ hấp lực để gi sự toàn vẹn đơn vị.Với tình yêu và gia đình bên cạnh, các chiến sĩ HmĐ sẽ tác chiến với tinh thần cao hơn để bảo vệ thân nhân và nhờ đó đơn vị sẽ được bảo vệ hữu hiệu hơn. Từ suy tư đó, tôi quyết định ban hành lệnh cho nhân viên được đem gia đình theo chiến hạm.  Đó là  một tác động đột phá.                                  
Nghe nói trong các anh em đây, có người còn lưu gi được giấy phép của HmĐ cho gia đình quá giang chiến hạm. Sự kiện khác thường đó là mấu chốt phối hợp được Toàn Quân với Toàn Dân trong HmĐ, khác thường so với quy chế chuyển vận của BTL/HQ. Coi đó là một tài liệu lịch s quan trọng làm chứng tích cho lẽ thật “Phải vượt qua Điều lệ Quản trị Hành chánh thường lệ trong thời kỳ biến loạn”, tôi đã chọn bài học liêm sĩ từ pho giáo hóa cuả HQVN để đi ra ngòài  thường lệ, cốt sao giữ vững giềng mối lớn lao hơn, đó là HmĐ sẽ bảo an cho HQVN đến mức tối đa.  Kế tiếp là kế hoạch luân hoán chiến hạm của 3 Hải đội với chu kỳ ngắn hạn.  Chiến hạm nào đi biển lâu ngày nhứt được gọi về bến để nhận hiểu chỉ thị, tiếp tế dầu nước thực phẩm và đạn dược ở mức tối đa, liên lạc với thân nhân lập kế hoạch cho gia đình. Xong việc, đơn vị lại ra khơi ngay để chiếc khác về bến. Hai quyết định nhân bản này của HmĐ đã trở thành giọt nước làm tràn cái ly vốn đã đầy ắp niềm lo âu trước “thời cuộc nóng” của mọi cấp trong HQVNCH khi đó.
Bàn giao chức vụ TL/HmĐ                                                                                                                          
Vào khoảng chiều ngày 26/4/75, tôi nhận được công điện lệnh bàn giao chức vụ TL/HmĐ trong vòng 24 giờ. Lệnh đến thật bất ngờ. Mọi người chung quanh tôi sửng sốt.  Tôi nghiêm túc thi hành Lệnh. Hai bạn cùng khóa trao tay nhau chức vụ trong cuộc bàn giao buồn tẻ vắng lạnh tại BTL/HmĐ. Vỏn vẹn có Đ/T Phạm Mạnh Khuê và tôi, không có giới chức cấp cao nào đến chứng kiến buổi l bàn giao này. Hơn hai chục nhân viên nội bộ là chứng nhân, ủ dột như cảnh về chiều.                                                                                                       
Nhiệm sở mới của tôi là TMT Bộ Tư Lệnh Hành quân Biển.                                                                                 
Trước và sau vụ thuyên chuyn, cho tới mãi sau này TL/HQ chưa bao giờ nói cho tôi biết lý do thuyên chuyển. Tôi cũng chẳng hỏi làm gì. Nghĩ cho cùng thì với chức vụ mới, tôi cũng còn liên hệ đến việc sắp xếp công tác cho các chiến hạm. Không là nài ngựa lội qua sông, tôi lại trở thành người ngồi sau chiếc xe lội nước. Ở phương vị đó tôi được nhìn các vịđương nhiệm chơi tiếp ván cờ đã được tôi sắp sẵn, tôi thấy lòng thoải mái nhưng tâm trí không khỏi u uẩn trong khi tình huống sơn hà chưa ngã ngũ, chưa an toàn.
Trong cái xấu có cái đẹp. Trong cảnh éo le, có điều tốt nảy sanhRảnh tay không còn trách nhiệm trực tiếp điều quân, tôi có cơ hội lo liệu những việc ngoại vi cho bạn bè, cấp cao cấp thấp.
Trong ngày 29 tháng 4, tôi đã đưa một số gia đình thân hửu lên tàu.Tôi đã đưa gia đình cuả Đ/Tá Nguyễn Văn Ánh lên tàu; Đ/T Ánh là Thứ Trưởng Bộ Kế Hoạch trong Chánh Phủ. Rồi tôi đưa gia đình của Đ/U TháiT.Huệ lên tàu.  Đặc biệt nhất là tôi biết bạn mình bận rộn, và tôi biết “quan trên trông xuống, người ta trông vào”, tôi đón gia đình của Đ/Tá Khuêđưa lên tàu khoảng 3-4 giờ chiều 29/4/75. Lúc đó chưa có tin Đ/T’g Minh ra lịnh đầu hàng; HQVN cũng chưa có cớ “di tản tránh pháo kích”. Đ/Tá Khuê là TL/HmĐ đương quyền lúc đó. Chưa có lịnh di tản tránh pháo kích” mà ông TL/HmĐ đưa gia đình lên tàu thì rõ là sự tiết lộ bí mật quân sự. Không cần giấy tờ, tôi hành động, miễn sao giúp cho bạn mình tránh bị dị nghị.
Tôi xin kể vài mẩu chuyện bên lề.
Chuyện quan trọng là Mật khẩu truyền tin với một người bạn Mỹ.                                          
Trung tuần tháng /75, ĐĐ Holloway đến thăm tôi tại BTL/HmĐ. Ô là TL lực lượng 77.1 của HmĐ Hoa Kỳ.  Câu chuyện trao đổi bình thường về tình trạng k thuật, tình hình tiếp liệu v.v. Trước khi ra về, Ô kín đáo trao cho tôi danh thiếp của Ôviết tay thêm tần số và danh hiệu của Ô với lời dặn dò cặn kẽ“Có cần gì, cứ gọi trực tiếp cho tôi. Tôi cất tấm danh thiếp đó trong người khi từ giã Saigon. Tôi nhận biết hậu ý của ĐĐ Holloway. Ngoài tôi ra, không biết ĐĐ này còn cho ai trong HQVN một tài liệu tương tợ hay không. Trong khi tại chức, tôi có dịp gặp Ô Holloway đôi ba lần, chỉ lần nầy, Ô có đề cập đến vấn đề các chiến hạm là tài sản của Hoa Kỳ cho VNCH mượn để xữ dụng trong chiến tranh, nếu VN không xử dụng nữa thì hoàn trả lại cho Hoa Kỳ.
Chuyện kế tiếp là Mời ĐĐ Chơn di tản:                                                                                                                                    
Chiều ngày 29/4 tôi thân hành đến tư dinh mời ĐĐ Chơn di tản. Ông từ chối, tỏ ý e ngại gia đình ông đông con đi ra nước ngoài không lo liu nổi cho con cháu. Biết không thể thuyết phục được ĐĐ Chơn, tôi có xin ĐĐ Chơn cho ĐU Chánh đưa tôi ra biển. ĐĐ Chơn nói: “Nó còn thuộc quyền của anh, anh ra lệnh cho nó.
Từ giã nhau xong, tôi và Hm/Tr Chánh về tàu. Đến nơi, chúng tôi thấy ĐĐ Cang và ĐĐ Thuỷ đã hiện diện trên HQ601. Hai ông đến như khách quá giang. Chào hỏi qua loa xong, chúng tôi lên đài chỉ huy gấp cho tàu tách bến liền, xuôi dòng ra biểnTôi hẹn gp HQngi khơi Vũng tàu rồi lên HQ3 đúng như dự định. Đ/U Chánh và tôi bịn rịn giã từ nhau. Chánh ôm tôi tại cầu thang nói: “Chúc TL đi bình an. Chắc lâu lắm tôi mới gặp lại TL.” Quả nhiên, sau 38 năm, chúng tôi mới gặp lại nhau vào tháng Ba năm nay, 2013.
Chuyện kế đó là Câu chuyện HQ601:                                                                                                                                    
Đ/U Chánh là con cả của ĐĐ Chơn. Trước khi Chánh nhận quyền chỉ huy chiến hạm HQ601, ĐĐ Chơn có trao trách nhiệm cho tôi huấn luyện anhTiếp cận, tôi hiểu rõ Đ/U Chánhhơn gồm luôn khả năng vận chuyn trong sông của tàu loại PGM. Tôi chọn tàu nầy để thi hành những công tác, đặc bit trong tình tình bất ổn. Trong những ngày cuối tháng Tư, với chức vụ TMT BTL HhQ Biển, tôi thu xếp để gi tàu nầy công tác gần Saigon. Ví dụ như trong ngày 29 tháng Tư, tàu nầy được biệt phái cho Tiểu Khu Gia Đnh để yểm trợ cho mt trận Cầu Tân cảng và cầu Xa lộ. 
Mới đây, tôi có nhận được tin anh HmTr Chánh vừa bị đột quỵ  Tôi cầu xin Thượng Đế cho anh sớm bình phục.
Chuyện kế nữa là những gì xảy ra trên biển trong chặng đường di tản                                                                                                                          
Trên đoạn đường từ Vũng Tàu đến Côn Sơn, tôi không có dịp gặp vị TL/HQ cuối cùng, mặc dù chúng tôi cùng quá giang trên tàu con thoi HQ601 để lên HQ3. Trên tàu đông người lắm. Tôi lánh mặt trong phòng kho giây cáp rà mìn củ của HQ3. Đến Côn Sơn, TL/HQ chuyn sang một chiến hạm khác, nơi có các buổi họp của TL/HQ. Tôi không đi tham dự.                                        
Sau khi TT DVMinh ban hành lịnh đầu hàng TL/HQ có sắp xếp cho một chiến hạm chở những anh em nào không muốn đi theo đoàn tàu trở về Saigon rồi ra lịnh cho những chiến hạm còn lại khởi hành trực chỉ Subic Bay. Chúng tôi đếm được 43 chiếc.
Chẳng bao lâu, các chiến hạm khởi sự có sự giao động tinh thầnlâm dần vào tình trạng rối beng. Trên hệ thống âm thoại của HmĐ, có Hm/Tr nói bạch văn đại ý là không còn biết ai là cấp chỉ huy của mình nữa. Hm/Tr này muốn đi Singapore, Hm/Tr kia muốn đi Australia... Đoàn tàu có triệu chứng tán loạn, thiếu kỷ luật, dùng bạch văn nói chuyện ồn ào
Chuyện tôi Trở lại đài chỉ huy
Các Đ/Tá Phạm Văn Liu, Nguyễn Văn Ánh và Châu Văn Tiên cùng nhau tìm đến tôi nói cho biết tình hìnhĐại ý của các vị là yêu cầu tôi trở lại điều khiển đoàn tàu, “bỏ qua vụ truất chức vụ TLHmĐ, mà chú ý đến sự an nguy của HmĐ”. Tôi vốn kính nể ba vị nầy. Ô Ánh là bạn cùng khóa, thủ khoa - á khoa với tôi. Ô Liu là vị sỹ quan đầu tiên thành lập LD/TQLC là bạn quần vợt . Ô Tiên là Tỉnh Trưởng GiaĐịnh cũng là anh rể của tôi. Khi nói chuyện với ba vị nầy, tôi hồi nhớ lại cuốn phim in trong trí về cảnh di tản kinh hoàng từ miền Trung về miền Nam, tôi nhận ra lẽ cần thiết của kỷ luật an ninh trên biển, mỗi chiến hạm đều chật ních người. Lên đài chỉ huy, tôi khẳng khái dùng âm thoại nói bạch văn với các anh em HmTr:
Các chiến hạm đã trở lại đội ngũ một cách nhanh chóng.
Giờ phút đó, uy quyền không còn chỗ đứng thích hợp nữa. Tôi nghĩ là mình may mắn có được tình đồng đội với anh em trong những ngày tháng còn tại chức. Nhờ ân tình đó tôi mới có thể điều khiển lại được đoàn tàu. 
Chuyện Liên lạc với ĐĐ Holloway
Sau đó tôi liêlạc được với Ô. Holloway và cho Ô biết tình hình HmĐ đang trực chỉ Subic Bay. Tôi mừng r có được Ô bạn HQ Hoa Kỳ cao cấp này sẵn sàng ra tay giúp đ.  Chiến hạm HK USS Kirk được gửi đến liên lạc với HmĐ HQVN, tiếp tế thực phẩm, nước uống, và đủ các nhu cầu, kể cả sữa cho trẻ em và “ice cream”HQVNCH một lần nữa thành thạo thực hành những cuộc tiếp tế ngoài khơi ngoạn mục trước mắt dân sự trên tầu. Lần đầu tiên họ thấy “HQVN sao hay quá!”. Từ giờ phút đó, tôi không còn là anh chàng quá giang nữa, đã trở lại là một thành viêhữu ích cho đoàn tàu di tản.
Tôn trọng hệ thống chỉ huy, sau khi đã thiết lập được liên lạc với HmĐ7 HK, tôi chuyn đường âm thoại qua cho TL/HQ đang ở trên một chíêc tàu khác. Mọi sự sắp xếp sau đó đều do Bộ Tham Mưu của TL/HQ điều hành trực tiếp với Hoa Kỳ.                                               
Hồi tưởng ngày mình đến Philippines
Khi đoàn tàu đến hải phận Philippines thì như mọi người đều biết, Hm/Đ c hành l hạ quốc kỳ VN.  Nhiều nước mắt đã tuôn rơi trong quang cảnh hạ xuống từ từ của quốc kỳ VN.Đó là cái giá tinh thần mà anh em chúng mình phải trả để đổi lấy Tự Do. Đó cũng là niềm an ủi của anh em mình khi biết chính anh em chúng ta đã chuyên chở khoảng trên 30,000 người, bao gồm thuỷ thủ đoàn, gia đình và dân chính đến bến bờ Tự Do. 30,000 người đó là nhân tố quan trọng như bột nổi kích thích những đợt di tản vượt biên kế tiếp. Cho đến hôm nay thì con số đó đã lên hơn triệu rưỡi người hoặc nhiều hơn nữa. Quý bạn rành tin tức hơn tôi.
Thưa quý vịquý anh chị em, 
Từ ngày đó và bây giờ, tôi ctạ Thượng đế đã ban cho tôi được vinh hạnh đứng giữa các anh em đồng đội của mình, những người đầy tình nghĩa. Chúng ta đã vượt qua chặng dốc khó khăn nhất để chấm dứt cuộc đời binh nghiệp, và chúng ta đã tự giải ngũ sau một cuộc lui quân ngoạn mục nhờ chuẩn bị kỹ lưỡngChúng ta có thể ngẩng cao đầu lên bảo nhau rằng “HQVNCH chưa từng rã ngũ. Chúng ta chỉ tự ý giải ngũ, mỗi người tùy thích đã chọn một miếng đất tự do trên khắp hoàn cầu, xây nên căn nhà dân chủ và luôn giữ trọn vẹn tình bạn HQVNCH trong suốt bao năm qua”. Anh em chúng mình còn ngồi chung với nhau hôm nay cũng vì tình đồng đội đó.
Nghĩ đến quá khứ binh nghiệp, tôi thấy rất hài lòng về CHHCC nầy.  Chung quy, giáo hoá của HQVN đã hiển nhiên biến đổi chúng tôi thành những phục vụ viên cho quý anh em HQVN và quý thân hửu của HQVN.                                                         
Hôm nay, trước một cử toạ đông đủ có tầm vóc truyền thông rộng lớnlần đầu tiên tôi trình bày trọn vẹn những gì đã xảy ra do phần tôi đã trãi nghiệm, điều hành và được hỗ trợ cuộcCHHCC vào cuối tháng TƯ của 38 năm xưaTôi tin rằng Dư âm của cuộc trao đổi tin tức về CHHCC nầy sẽ tồn tại dài lâu, sẽ đi vào Hải sử và Việt sử cách trung thực và trong sáng. Các thế hệ về sau chắc sẽ có nhu cầu tìm hiểu các chi tiết xác thực để kết nối sự thật và ghi nhận chuyến Ra Khơi Cuối Cùng của HQVNCH là cần thiết cho sự tồn vong vinh hiển rất cần thiết của Dân Tộc Lạc Hồng. Lịch sử cần ghi lại sự kiện chính xác! Đó là cần thiết. Đó là bổn phận của mỗi chúng ta. Và hôm nay, tôi xin góp phần vào công cuộc đó.
Thử nhìn về tương lai.  Ai trong chúng ta lại không thấy giòng giỏi lưu lạc của họ Lý tại Hàn quốc là đáng quý mến. Vốn là vị chỉ huy một Hải đội ngoài khơi, một hoàng tử nhà Lý đã chạy thoát khỏi bàn tay tàn sát của ông Trần Thủ Độ để sang Cao Ly định cư. Họ hạ sanh được hậu duệ Ly Thừa Vảng làm tổng thống nước Đại hàn.Tôi tin tưởng rằng Ba Chuc ngàn người mà HQVN đã đem sang HK cũng sẽ hạ sinh ra được một Lý Thưà Vảng mới cho HoaKỳ.
Trí nhớ của tôi không còn tỉ mỉ chi tiết như vài chục năm xưa. Câu chuyện tôi kể đây xin chỉ cung cấp thêm một số tình tiết chính xác hầu giúp người viết sử dễ dàng hơn khi ráp nối các khúc phim của một đoàn thể năng động là HQVNCH
Thưa quý vị và anh chị em,                                                                                                                                               
Góc nhìn của tôi về CHHCC vỏn vẹn thế đó. Tầm nhìn nào cũng có tính chất chủ quan.  Xin quý vị và quý bạn tha thứ, và đặc biệt xin quý vị và quý bạn bổ túc những gì tôi thiếu sót. 
Tôi xin ngừng tại đây. Cám ơn quý vị và quý bạn đã chú ý

Cựu HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn HQVN

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...