Friday, December 6, 2013

Vùng ADIZ thâm ý của Tàu Cộng_Written by Dr. Tristan Nguyễn

Trong ngày 23/11/2013 Chính Phủ Tàu Cộng lần đầu tiên đã công bố một bản đồ có ghi rõ những toạ độ xác định một vùng Nhận Dạng Phòng Vệ Không Phận/Air Defense Identification Zone (ADIZ) của Tàu Cộng. Chính Phủ Tàu Cộng đã công bố rằng tất cả những phi cơ nước ngoài bay vào vùng ADIZ của Tàu Cộng phải thông báo trước lịch trình bay, phải tiếp tục liên lạc vô tuyến với hệ thống kiểm soát của Tàu Cộng, và phải để lộ rõ ràng dấu hiệu nguồn gốc xuất xứ trên thân phi cơ. Vùng ADIZ mới thứ nhất này của Tàu Cộng có hiệu lực ngay trong ngày 23/11/2013. Tại sao Tàu Cộng lại vội vàng trong việc thi hành chấp pháp cái vùng ADIZ đầu tiên của Tàu Cộng ở khu vực Biển Hoa Đông phía Tây Thái Bình Dương.

  Trước hết chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng Vùng Nhận Dạng Phòng Vệ Không Phận/Air Defense Identification Zone (ADIZ) không phải là Không Phận Chủ Quyền/Sovereign Air Space (SAS) của một quốc gia. Chúng ta phải hiểu chính xác cái ý nghĩa và mục đích của vùng ADIZ là gì, để có thể hiểu được cái hậu ý thâm độc của Tàu Cộng qua hành động vội vàng công bố và thi hành chấp pháp hiệu lực tức khắc cái vùng ADIZ đầu tiên của Tàu Cộng ở khu vực Biển Hoa Đông.
Vùng Nhận Dạng Phòng Vệ Không Phận (ADIZ) của một quốc gia đã là một quan niệm rất cũ. Chính nước Mỹ trong những năm sau Thế Chiến Thứ Hai đã thiết lập những vùng ADIZ của Bắc Mỹ bao gồm sự phòng vệ cho cả hai nước Gia Nã Đại và Liên Bang Mỹ để ngăn chặn các phi cơ quân sự Liên Sô xâm nhập không phận Bắc Mỹ. Theo định nghĩa kỷ thuật, vùng ADIZ thực chất là một “Vùng-Trái-Độn-Trên-Không/

Buffer Zone In Air” ở trong phạm vi không phận quốc tế và nối liền “Không Phận Chủ Quyền” của một quốc gia; thông thường là những quốc gia có miền duyên hải thì có những vùng ADIZ nối liền không phận chủ quyền của họ.
Trên thế giới hiện nay hơn 20 quốc gia có miền duyên hải kể cả ba nước Mỹ, Nam Hàn và Nhật từ năm 1968 đều đã thiết lập những Vùng-Trái-Độn-Trên-Không (ADIZ) ở trong phạm vi không phận quốc tế nối liền không phận chủ quyền thuộc nước của họ. Trong trường hợp có một chiếc phi cơ nước ngoài đang bay trong vùng ADIZ thì chiếc phi cơ lạ này được yêu cầu phải tự nhận dạng xuất xứ nguồn gốc chính mình trước khi được phép bay vào không phận chủ quyền của nước liên quan. Không Quân Mỹ đã từng ngăn chặn xua đuổi đi những phi cơ lạ bay trong những vùng ADIZ của nước Mỹ mà đã không chịu tự nhận dạng.
Một nước có thể đơn phương tự áp đặt một Vùng-Trái-Độn-Trên-Không (ADIZ) trong phạm vi không phận quốc tế nối liền không phận chủ quyền của nước mình. Một vùng ADIZ của một nước thực chất là đã không được đặt trên cơ sở pháp lý, và nó cũng không được thiết lập do sự thương lượng với các nước láng giềng, vì trong thực tế một Vùng-Trái-Độn-Trên-Không (ADIZ) của một nước vẫn còn ở trong không phận quốc tế. Vấn đề có yêu cầu phải “tự nhận dạng ngưồn gốc xuất xứ” là khi một chiếc phi cơ đang bay trong Vùng-Trái-Độn-Trên-Không (ADIZ) có vẻ xa lạ nên bị hệ thống ra-đa phòng không của nước liên quan nghi ngờ nó có ý định xâm nhập không phận chủ quyền của nước mình. Những quốc gia phát triển có kỷ thuật khoa học tiên tiến với một hệ thống ra-đa phòng không chính xác và một lực lượng không quân mạnh, phản ứng nhanh mới có đủ khả năng lập ra những Vùng-Trái-Độn-Trên-Không (ADIZ) có những hiệu quả cao, chắc chắn không có những ngộ nhận để làm xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Hãy nói một cách chính xác là Vùng-Trái-Độn-Trên-Không (ADIZ) chỉ có một mục đích rõ ràng là giúp cho “nước chủ nhà sớm phát hiện ra một chiếc phi cơ lạ và nghi ngờ nó đang bay xâm nhập vào không phận chủ quyền của mình để gây hại sau đó”. Vấn đề là nước chủ nhà có đủ khả năng không quân để kịp thời ngăn chặn chiếc phi cơ lạ này trước khi nó bay vào không phận chủ quyền của mình hay không. Trong trường hợp chiếc phi cơ lạ này vào những phút sau đó lại bay đi hướng khác mà không bay vào hướng không phận chủ quyền, thì được coi như không có gì quan trọng xảy ra vì chiếc phi cơ lạ không rõ nguồn gốc của nước nào và nó đã bay trong không phận quốc tế. Nước chủ nhà liên quan tới việc xảy ra cũng phải tôn trọng quyền tự do hàng không. Có một điểm rất quan trọng cần phải phân biệt là vùng (ADIZ) được lập ra trong phạm vi Không Phận Quốc Tế, nên nó không được phép mở rộng bao phủ lên Không Phận Chủ Quyền của các nước láng giềng nào khác, hoặc là bao phủ trùng lắp lên những vùng ADIZ của nước họ, hoặc là bao phủ lên một lãnh thổ đang tranh chấp trong khu vực liên quan.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét tấm bản đồ được AFP tổng hợp ba vùng ADIZ của ba nước Nam Hàn, Nhật và Tàu Cộng được trích dẫn ở đây: Các Vùng Nhận Dạng Phòng Vệ Không Phận (ADIZ) trong khu vực Biển Hoa Đông gồm có vùng ADIZ của Nam Hàn, và vùng ADIZ của Nhật đã được thiết lập vào ngày 29/8/1969. Chính Phủ Nhật không bắt buộc những phi cơ bay ngang đi qua vùng ADIZ của Nhật phải tự khai báo nhận dạng nguồn gốc, chỉ trừ khi nào những phi cơ đó muốn bay vào không phận chủ quyền của Nhật hoặc đáp xuống lãnh thổ của Nhật.
Một cách rất khác với nước Nhật, trong thời gian gần đây Tàu Cộng vào ngày 23/11/2013 mới thiết lập vùng ADIZ của Tàu Cộng. Chính Phủ Bắc Kinh đã bắt buộc bất cứ một phi cơ nào bay ngang qua vùng ADIZ của Tàu Cộng đều phải thông báo trước lịch trình bay và phải tiếp tục giữ liên lạc vô tuyến với hệ thống kiểm soát của Tàu Cộng.
Còn về phía nước Mỹ, các giới chức Bộ Quốc Phòng Mỹ đã nhận định rằng vùng ADIZ của Nam Hàn, vùng ADIZ của Nhật và vùng ADIZ của Tàu Cộng là Không Phận Quốc Tế ở khu vực Biển Hoa Đông phía Tây Thái Bình Dương.
Chúng ta không một chút ngạc nhiên khi nhìn thấy nước Mỹ và hai nước đồng minh thân cận có liên quan trong khu vực là Nam Hàn và Nhật đã có phản ứng mạnh mẽ đối với vùng ADIZ của Tàu Cộng. Cái ý định của Tàu Cộng bắt buộc nước Mỹ phải thông báo trước những lịch trình bay của những phi cơ Mỹ bay trong vùng trời của Biển Hoa Đông trên không phận quốc tế mà bây giờ là vùng ADIZ của Tàu Cộng quả thật là ngớ ngẩn! Ở phía Đông Thái Bình Dương là miền duyên hải của nước Mỹ. Ở phía Tây Thái Bình Dướng có Tiểu Bang Hawaii và Đảo Guam của Mỹ với những căn cứ rất lớn của hải quân và không quân; còn phải kể đến những căn cứ quân sự của Mỹ đang ở hai nước Nam Hàn và Nhật thường xuyên tích cực hoạt động. Những chuyến bay quân sự Mỹ hàng ngày bay đi bay về từ Đảo Guam ra vào vùng trời của Biển Hoa Đông và vùng trời của Biển Hoa Nam đã mấy chục năm nay nước Mỹ không phải thông báo trước cho một nước nào về những lịch trình bay vì đây là Quyền Tự Do Hàng Không trên không phận quốc tế. Bây giờ Tàu Cộng trực tiếp đòi hỏi Mỹ phải làm một chuyện vô lý là thông báo trước cho Tàu Cộng biết những lịch trình bay của phi cơ Mỹ các loại!
Chúng ta đã nhìn thấy cả ba nước Mỹ, Nam Hàn, và Nhật đã kịch liệt phản đối bằng cách xem như không có vùng ADIZ của Tàu Cộng và cứ cho những phi cơ quân sự của họ tiếp tục bay hàng ngày trong vùng ADIZ của Tàu Cộng vì trên thực tế đây là Không Phận Quốc Tế. Các hãng hàng không dân sự của Nam Hàn và Nhật cũng không phải thông báo trước lịch trình bay của họ cho Tàu Cộng biết khi bay ngang qua vùng ADIZ của Tàu Cộng nếu chuyến bay đó không đáp xuống Hoa Lục. Nhất là nước Mỹ đã gởi một thông điệp mạnh mẽ cho Tàu Cộng qua chuyến bay của hai chiếc Pháo Đài Bay B52 từ Đảo Guam bay vào vùng ADIZ của Tàu Cộng trong ngày 25/11/2013. Thông thường là khi một chiếc Pháo Đài Bay cất cánh thì luôn có những chiếc Chiến Đấu Cơ bay theo yểm trợ, cho dù là những phi vụ huấn luyện không vũ trang. Kết quả của sự kiện hai chiếc Pháo Đài Bay B52 đã cất cánh từ Đảo Guam bay vào trong vùng ADIZ của Tàu Cộng vừa rồi cho thấy thực chất khả năng ra-đa của Tàu Cộng ở mức độ nào khi chỉ nhận ra hai con khủng long B52 to lớn đang bay chậm chạp trên vùng trời của Biển Hoa Đông!
Mọi người đều nhận thấy chuyến bay của hai chiếc Pháo Đài Bay B52, và có thể với những chiếc Chiến Đấu Cơ yểm trợ bay kèm theo, là một tín hiệu rõ ràng của nước Mỹ không chấp nhận sự kiểm soát của Tàu Cộng ở vùng ADIZ vừa được Tàu Cộng công bố, và nước Mỹ cương quyết giữ lời cam kết bảo vệ an ninh cho hai nước Nhật và Nam Hàn, cũng đồng thời không để cho Tàu Cộng thay đổi tình trạng hiện tại trong khu vực Biển Hoa Đông.
Nước Mỹ đã thận trọng đề cao cảnh giác đối với Tàu Cộng kể từ sau sự kiện Hải Quân Tàu Cộng cưỡng chiếm những nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tham vọng mở rộng lãnh hải ở Biển Hoa Nam, rồi sau đó sẽ mở rộng không phận chủ quyền của Tàu Cộng bao phủ trên những nhóm hải đảo này. Nước Mỹ đã đang không ngừng theo dõi sự dần dần lớn mạnh của Quân Đội Tàu Cộng, và cái vùng ADIZ đầu tiên của Tàu Cộng ở khu vực Biển Hoa Đông để chứng tỏ cho sức mạnh đó của Tàu Cộng.
Sau khi đã phân tích các chi tiết và hiểu rõ ý nghĩa cũng như mục đích của vùng ADIZ, chúng ta nhận thấy Tàu Cộng đã sai lầm và quá hồ đồ khi tự áp đặt một vùng ADIZ rộng lớn trong phạm vi không phận quốc tế và bao phủ cả những hải đảo thuộc chủ quyền của nước Nam Hàn và nhóm đảo Điếu Ngư/Daioyu/Senkaku đang tranh chấp với Nhật ở khu vực Biển Hoa Đông. Các hải đảo của Nam Hàn thì quá rõ ràng là thuộc Không Phận Chủ Quyền của Nam Hàn. Riêng nhóm hải đảo Điếu Ngư/Daioyu/Senkaku đang có tranh chấp chủ quyền giữa Tàu Cộng và Nhật Bản, nhưng vì kể từ ngày 29/8/1968 nước Nhật Bản đã chính thức thiết lập không phận chủ quyền trên các nhóm hải đảo Okinawa bao gồm cả nhóm hải đảo Điếu Ngư/ Daioyu/Senkaku, mà hiện tại vào ngày 23/11/2013 Tàu Cộng vừa mới tự áp đặt một vùng ADIZ bao phủ lên các hải đảo có không phận chủ quyền của nước Nam Hàn và Nhật Bản.
Rất rõ ràng là Tàu Cộng đã sai lầm, nhưng lại là một thứ “sai lầm có tính toán” với hậu ý thâm độc là ngấm ngầm làm thay đổi tình trạng không phận chủ quyền hiện tại của các nhóm hải đảo của Nam Hàn và của Nhật Bản. Hơn nữa, vùng ADIZ của Tàu Cộng cũng trực tiếp giới hạn và gây trở ngại cho sự tự do hàng không trên không phận quốc tế trong khu vực Biển Hoa Đông, một khu vực mà nước Mỹ hiện có số nhiều phi cơ quân sự các loại đang thường xuyên hoạt động.
Bộ Quốc Phòng Tàu Cộng cho rằng “không phận chủ quyền của nước Nhật Bản thiết lập vào ngày 29/8/1968 ở nhóm hải đảo Điếu Ngư /Daioyu/Senkaku là bất hợp pháp, nhưng tại sao Tàu Cộng phải chờ tới tháng 11/2013 bây giờ mới phản đối? Có lẽ vì thời gian gần đây nhóm hải đảo không người ở này đã được phát hiện ra là có trữ lượng khoáng sản và dầu thô rất lớn ở dưới sàn biển của nó.
Trong khi Bộ Quốc Phòng Tàu Cộng đã tự áp đặt một vùng ADIZ rộng lớn trên không phận quốc tế ở Biển Hoa Đông để bao phủ cả nhóm hải đảo san hô Ieodo ở Biển Hoàng Hải của nước Nam Hàn, một nơi mà Nam Hàn đã đang có những trạm nghiên cứu hải dương học trong nhiều năm nay, và nhóm hải đảo Điếu Ngư/Daioyu/Senkaku mà nước Nhật Bản đã thiết lập không phận chủ quyền từ năm 1968; đã như thế rồi mà Tàu Cộng vẫn trâng tráo tuyên bố rằng cái vùng ADIZ của Tàu Cộng không làm ảnh hưởng gì tới ai, và nó cũng không có mục đích chống lại một nước cụ thể nào. Tại sao cái vùng ADIZ đầu tiên của Tàu Cộng kéo dài từ Biển Hoàng Hải xuống phía nam Biển Hoa Đông không thu hẹp lại chiều ngang của nó để tránh hai nhóm hải đảo mà hai nước láng giềng đã thiết lập không phận chủ quyền của họ từ mấy chục năm nay rồi? Một vùng ADIZ của Tàu Cộng đã được thêm vào dọc theo nối liền bên ngoài của không phận chủ quyền của Tàu Cộng không cần thiết phải quá rộng như vậy, hơn nữa nó chiếm hết cái không phận quốc tế của khu vực Biển Hoa Đông.
Lẽ tất nhiên hai nước láng giềng của Tàu Cộng là Nam Hàn và Nhật Bản đã kịch liệt phản đối cái vùng ADIZ của Tàu Cộng. Cả hai nước Nam Hàn và Nhật cùng với nước Mỹ đồng minh thân cận của họ đều tuyên bố cái vùng ADIZ của Tàu Cộng không có giá trị nên không phải làm theo những đòi hỏi của Tàu Cộng. Những phi cơ quân sự của Mỹ, Nam Hàn và Nhật cứ tiếp tục bay trong vùng này như thường lệ trước đây không cần phải thông báo trước cho Tàu Cộng. Các hãng hàng không dân sự của Nam Hàn và Nhật đã tuân theo yêu cầu của chính phủ của họ là không thông báo trước các chuyến bay ngang qua vùng ADIZ của Tàu Cộng, chỉ trừ trường hợp chuyến bay đó có đáp xuống những phi trường ở trong Hoa Lục, điều này có nghĩa là bay vào vùng không phận chủ quyền của Tàu Cộng thì phải báo trước, nếu không thì không cần báo trước cho Tàu Cộng biết. Đây cũng là cách thức quản lý hàng không của nước Mỹ và các nước phát triển kể cả hai nước Nam Hàn và Nhật. Nước Nhật đã không đòi hỏi những phi cơ nước ngoài nào bay trong vùng ADIZ của Nhật phải thông báo trước chuyến bay bởi vì những phi cơ này cũng bay trong không phận quốc tế và không bay vào không phận chủ quyền của nước Nhật.
Tàu Cộng đã cố tình hiểu lầm ý nghĩa và mục đích của Vùng-Trái-Độn-Trên-Không ADIZ khi không phân biệt giữa những phi cơ bay ngang qua rồi đi luôn với những phi cơ bay vào vùng ADIZ rồi có ý định bay vào trong không phận chủ quyền của Tàu Cộng. Cái cố tình hiểu lầm của Tàu Cộng có tính toán là để ngấm ngầm thực hiện tham vọng bành trướng chiếm giữ những vùng biển và vùng trời của các nước láng giềng Á Châu, và để đồng hoá cái vùng ADIZ thành cái Không Phận Chủ Quyền của Tàu Cộng khi đòi hỏi kiểm soát tất cả phi cơ nước ngoài bất kể loại gì bay vào vùng ADIZ của Tàu Cộng vừa được công bố. Rất dễ nhận thấy là Tàu Cộng đã sai lầm trong việc muốn biến vùng ADIZ thành Không Phận Chủ Quyền của mình, vì nó vẫn còn là Không Phận Quốc Tế trong khu vực Biển Hoa Đông.
Và cũng có lẽ vì nước Nhật đã có vùng ADIZ trong khu vực Biển Hoa Đông từ lâu rồi mà Tàu Cộng thì chưa có, nên bây giờ Tàu Cộng phải thiết lập một vùng ADIZ của Tàu Cộng để sánh bằng với Nhật, rồi sau đó mở rộng thành cái không phận chủ quyền bao phủ luôn nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku/Daioyu đang tranh chấp với Nhật, hay ít ra cũng có một cái gì đó để giằng co thương lượng với Nhật về nhóm đảo này.
Mặc dù Chính Phủ Mỹ luôn cố gắng không dính líu gì tới những tranh chấp lãnh thổ của các nước với nhau, nhưng một cách trực tiếp cái vùng ADIZ của Tàu Cộng có liên quan tới nước Mỹ vì cái nghĩa vụ bảo vệ đồng minh thân cận là hai nước Nam Hàn và Nhật Bản trong những tình huống nước họ bị tấn công quân sự. Quan trọng hơn nữa là nước Mỹ vẫn còn duy trì một lực lượng quân sự đáng kể ở phía Tây Thái Bình Dương kể cả ở hai khu vực Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông cho nên vấn đề quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không luôn được nước Mỹ đặc biệt quan tâm khi các quyền tự do này ở hải phận quốc tế cũng như không phận quốc tế đã đang bị một quốc gia nào đó trong khu vực xâm phạm gây cản trở.
Cái vùng ADIZ của Tàu Cộng cũng không có gì mới lạ so với các quốc gia khác đã đang có những vùng ADIZ trước Tàu Cộng tới mấy chục năm, nhưng cái vùng ADIZ của Tàu Cộng làm phát sinh ra những vấn đề nghiêm trọng hơn khi nó trùng lắp lên những vùng ADIZ của các nước láng giềng và còn bao phủ lên một lãnh thổ đang tranh chấp gây gắt với nước Nhật. Cái thâm ý gian xảo của Tàu Cộng là không xem cái vùng ADIZ của Tàu Cộng trên thực tế vẫn còn trong Không Phận Quốc Tế, mà Tàu Cộng đã mánh khoé quỷ quyệt nối liền đồng hoá nó với Không Phận Chủ Quyền của Tàu Cộng khi bắt buộc các phi cơ nước ngoài phải thông báo trước những lịch trình chuyến bay vào cái vùng ADIZ của Tàu Cộng, bởi vì Tàu Cộng cố ý không phân biệt sự khác nhau giữa những phi cơ nước ngoài bay qua cái vùng ADIZ của Tàu Cộng rồi tiếp tục bay vào không phận chủ quyền của Tàu Cộng để có thể sau đó đáp xuống Hoa Lục, việc này rất khác với những phi cơ nước ngoài bay qua cái vùng ADIZ của Tàu Cộng rồi bay đi luôn tới một nơi khác.
Kết luận như thế là chúng ta đã hiểu cái vùng ADIZ của Tàu Cộng có hậu ý thâm độc muốn chiếm trọn vùng trời của Biển Hoa Đông (tương tự như mô hình cái vùng ADIZ của Liên Bang Mỹ ở phía Đông Thái Bình Dương với bờ biển Miền Tây Duyên Hải Mỹ?) và ngấm ngầm chiếm hai nhóm đảo Ieodo của Nam Hàn và nhóm đảo Điếu Ngư/ Daioyu/Senkaku đang tranh chấp chủ quyền với nước Nhật. Còn quan trọng hơn nữa là để gây trở ngại cho việc đi lại của Quân Đội Mỹ trong khu vực Biển Hoa Đông khi không còn hải phận và không phận quốc tế nữa vì đã bị đồng hoá chủ quyền Tàu Cộng./.
Dr. Tristan Nguyễn, San Francisco 1/12/2013
Nam Yết chuyển

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...