Saturday, December 7, 2013

TRUNG CỘNG NHỮNG BƯỜC ĐI ĐẦY THAM VỌNG

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEg_LFgkVyHqdn7EQHtMoYuS_ZLtLm0AV1eqQ2e-UOx-ZJiGcuczpkoBE-94shfpP_Vt_aIh5pe9bKYRNkfcIpTWDJ9mbDOZfgkxo0Y6nr6rTIQJBnwGQdrXP4qbTveL9X2tl5vLKtGwv781hGz-macvZ0JaBGC-b7dyoj4Gug=s0-d-e1-ft
Việc Trung Cộng  công  bố Khu vực xác định phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông có thể gây ra những hệ luỵ khó lường tại Đông Á.
Chiến thuật mới trong chiến lược cũ


https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEjvS8qnFdLiUraXrOaVxm6G3OTHAEOloAn6hPQ6OKEuPO_uw-xdtoFe6mZqQIYfP4dTXoaxCCsfez9IZaZrMGwWtjIAGCdnmc_aYh7oCT3L_w-WLJ-7J5hZINdUds1qoF8hUpd3L0hoqDgvV3j3eFqt9QwERLVnvq16MI-ubwqNOe8o_0Db=s0-d-e1-ft
Theo học giả Alexander Neill
của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), khu vực ADIZ mà Trung cộng  tuyên bố bao gồm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điều Ngư mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền từ trước, có thể dẫn đến những tính toán sai lầm và làm leo thang căng thẳng trong khu vực. 
   Hành động đơn phương thiết lập khu vực ADIZ bộc lộ tham vọng của lãnh đạo nước này trong việc muốn thay đổi hiện trạng khu vực. Đây cũng là hành động tăng cường quân sự rõ rệt nhất kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền 1 năm trước.
Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo Trung cộng  đã tránh né tất cả những chỉ trích liên quan đến việc thiết lập khu vực ADIZ của mình và đẩy trách nhiệm sang phía Nhật Bản khi cho rằng các khu ADIZ mà Nhật Bản công bố trước đây cũng xâm lấn vào các vùng lãnh thổ mà Trung cộng  đã tuyên bố chủ quyền.
Hơn thế nữa, Trung cộng còn cho rằng Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm về việc chính nước này đã giúp Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thiết lập các khu vực ADIZ tương tự tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này trong giai đoạn Mỹ thể hiện vai trò quân sự của mình tại khu vực Đông Á trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Việc thiết lập khu vực ADIZ của Trung cộng nhắc người ta nhớ đến việc việc Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) thiết lập hỏa tiển  bao vây Đài Loan năm 1996, khi Chủ tịch Trung cộng  lúc bấy giờ, ông Giang Trạch Dân, đã đơn phương ra lệnh thiết lập các khu vực cấm vào trên không và trên biển trong giai đoạn nước này thử nghiệm hàng loạt các hỏa tiển tại Đài Loan.
Tuyên bố thành lập khu ADIZ hiện nay của Trung cộng  càng khẳng định rõ ràng, rằng vấn đề các quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với Trung cộng . Nước này đã đặt việc tranh chấp này lên ngang hàng với những tranh chấp  của họ trên khu vực Biển Đông cũng như các vấn đề liên quan đến Đài Loan.
Bắc Kinh vẫn khăng khăng quan điểm rằng họ đã tuyên bố chủ quyền quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku từ thế kỷ 14 trong khi Tokyo nói rằng đó là những quần đảo không có cư dân sinh sống cho đến khi Nhật Bản chiếm đóng năm 1895.
Tranh cãi giữa hai nước nổ ra kể từ những năm 70 của thế kỷ trước nhưng gần đây lại càng leo thang mạnh mẽ hơn khi Trung cộng  muốn phô bày sức mạnh của mình cũng như giành lại ảnh hưởng trong khu vực.
Sách trắng Quốc phòng Trung cộng  đưa ra tháng 4 năm nay cũng đã thể hiện rõ quan điểm này khi mổ tả Nhật Bản như một “ nguyên nhân  gây rối” trong các tranh chấp biển đảo và việc Mỹ tăng cường quân sự của mình tại châu Á đã tạo ra những căng thẳng trong khu vực.
Những bước đi đầy tham vọng
Việc Mỹ đưa hai máy bay B-52 bay qua khu vực ADIZ của Trung cộng  hôm 26/11 là câu trả lời thích đáng cho lời tuyên bố của Trung cộng .
Nhìn từ bên ngoài, Trung cộng  đang không thể chứng tỏ được thực quyền tại khu vực này khi nước này rõ ràng là không thể bảo vệ được khu vực ADIZ của mình như những gì tuyên bố trước đó. 
ADIZ Trung cộng  chồng lấn lên ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, việc thiết lập khu vực ADIZ là một chiến thuật quan trọng để có thể tạo được lợi thế đáng kể cho Trung cộng .
Theo họ, Mỹ không thể cứ mãi cho máy bay chiến đấu bay qua khu vực này và nói rằng đó là “một phần kế hoạch diễn tập quân sự” của mình. Nếu làm như vậy, tiếng nói của Mỹ sẽ dần mất đi trọng lượng của mình và vô hình trung sẽ bị coi là đang gây hấn với Trung cộng .
Hơn thế nữa, phản ứng mạnh mẽ nhất của phía Nhật liên quan đến khu ADIZ của Trung cộng  cho đến giờ vẫn chỉ dừng lại ở việc tuyên bố khu vực này bao trùm cả quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku mà Nhật Bản có quyền quản lý. Chính vì vậy, Trung cộng  hi vọng rằng mình có thể áp đặt sức mạnh của mình lên các nước nhỏ hơn.
Trong đàm phán với các nước khác, các nhà chính trị và ngoại giao của Trung cộng  thường đưa ra rất nhiều yêu sách mà họ muốn phía đối tác phải thực hiện để đổi lấy việc có thể xâm  nhập vào thị trường Trung cộng  đầy tiềm năng béo bở và đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Hiện nay, Trung cộng  sẽ yêu cầu các nước khác buộc các hãng hàng không của mình phải tuân thủ những quy định của nhà chức trách Trung cộng  khi bay qua khu vực ADIZ, cũng tức là đã chính thức xác nhận không phận các khu vực này thuộc quyền quản lý của Trung cộng .
Áp lực này của Trung cộng  lên các hãng hàng không tư nhân còn rõ rệt hơn rất nhiều bởi nếu không làm như vậy, họ sẽ mất đi cơ hội đón tới hàng chục triệu  khách Trung cộng  đi du lịch nước ngoài hàng năm.
Chiến thuật này của Bắc Kinh tỏ ra  hữu hiệu đối với một ví dụ điển hình là Đài Loan. Kể từ tháng này, Gambia sẽ chất dứt quan hệ ngoại giao với vùng lãnh thổ này của Trung cộng  sau những hành động tương tự của Vatican, Burkina Faso, Sao Tome và Principle, Swaziland và gần 20 quốc gia tại khu vực Mỹ Latin và Thái Bình Dương.
Trong những tranh chấp lãnh thổ của mình, Trung cộng  có một lợi thế rất lớn là việc họ muốn thay đổi hiện trạng trong khi các nước khác chỉ muốn giữ nguyên như ban đầu.
Điều này có nghĩa là trong khi các nước khác phải vắt óc suy nghĩ để đối phó với nhiều khả năng hành động của Trung cộng  thì nước này chỉ cần tính toán một bước tiến có lợi nhất cho mình.
Mỹ-Nhật có cản nổi Trung Quốc?
Trong vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Trung cộng  có thể sẽ duy trì căng thẳng  qua sự hiện diện thường trực của quân đội nước này tại đây.
Giới hạn cuối cùng mà Trung cộng  có thể làm là thiết lập quân đồn trú trên quần đảo tranh chấp này. Việc này khó có thể xảy ra bởi nó sẽ tạo sự thù địch ghê gớm với Mỹ và Nhật.
Tuy nhiên, Trung cộng  trong thời gian gần đây cũng đã thực thi nhiều hành động quân sự gây leo thang căng thẳng trong khu vực.
Tháng 1/2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tố cáo hải quân của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa đã hướng radar dẫn đường tấn công của mình về phía một tàu hải quân của Nhật Bản ở cách không xa khu vực quẩn đào tranh chấp. Phía Trung cộng  dĩ nhiên đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc này.
Sau đó không lâu, Trung cộng  liên tục cho máy bay không người lái bay vào khu vực tranh chấp buộc Nhật Bản phải điều động máy bay chiến đấu can thiệp.
Không chỉ thực hiện bằng hành động, Trung cộng  còn cố phô trương thanh thế của mình bằng việc giới thiệu chiếc máy bay tàng hình không người lái đầu tiên của mình ngay sau khi nước này thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình J-31.
Cả hai loại máy bay này dù đang trong giai đoạn thiết kế nhưng cũng đã cho thấy Trung cộng  đang thành công trong việc hiện đại hóa quân đội của mình.
Mặc dù Trung cộng  còn lâu  mới có thể đạt đến mức siêu cường về sức mạnh quân sự như Mỹ, nhiều chuyên gia quốc phòng của Mỹ,  nhưng  phải thừa nhận rằng Trung cộng  giờ đã có khả năng tập trung đủ lực lượng quân sự để bao “sân sau” của mình. Thậm chí, một vài nhà phân tích còn cho rằng, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa hoàn toàn có thể đối chọi với Mỹ trong khu vực.
Trước tình hình đó, cả Mỹ và Nhật đã nhanh chóng có những bước đi nhằm nói lên  quan điểm của mình cũng như ngăn chặn bước tiến của Trung cộng .
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ trích tuyên bố thiết lập khu ADIZ của Trung cộng  là “không có hiệu lực” và buộc hai hãng hàng không của Nhật Bản là Japan Airlines và ANA rút lại việc xuất trình cho Trung cộng  kế hoạch bay của mình tại khu vực ADIZ của Trung cộng . 
Tuy nhiên, mọi ánh mắt giờ đang đổ dồn về phía Mỹ bởi siêu cường này được trông đợi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kềm chế tham vọng của Trung cộng .
Trên thực tế, tuyên bố của Trung cộng  về việc thành lập khu ADIZ đang là liều thuốc thử mạnh cho Tổng thống Mỹ Barack Obama không chỉ bởi những cam kết trước đó của Washington rằng Mỹ sẽ bảo vệ lãnh thổ của đồng minh thân cận Nhật Bản (bao gồm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư) mà còn bởi tuyên bố của Trung cộng  đánh thẳng vào chính sách ngoại giao hướng về châu Á gần đây của Mỹ. 

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEg_LFgkVyHqdn7EQHtMoYuS_ZLtLm0AV1eqQ2e-UOx-ZJiGcuczpkoBE-94shfpP_Vt_aIh5pe9bKYRNkfcIpTWDJ9mbDOZfgkxo0Y6nr6rTIQJBnwGQdrXP4qbTveL9X2tl5vLKtGwv781hGz-macvZ0JaBGC-b7dyoj4Gug=s0-d-e1-ft
 
Ngày 26/11 Mỹ điều hai máy bay B-52 bay qua khu vực này mà không hề thông báo cho phía Trung cộng .
Lời đáp trả của Mỹ là rất rõ ràng. Ngày 26/11 Mỹ điều hai máy bay B-52 bay qua khu vực này mà không hề thông báo cho phía Trung cộng .
Lầu Năm Góc tuyên bố rằng hai chiếc máy bay này đang thực hiện một chiến dịch tập trận đã được lên kế hoạch từ trước. Tuy nhiên, thông điệp mà Bộ Quốc phòng Mỹ gửi đi là không thể nhầm lẫn được đăc biệt là khi nó diễn ra chỉ vài ngay sau khi Bộ trưởng Chuck Hagel tuyên bố Bắc Kinh “đang cố tình gây bất ổn nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực” và ông Hagel cũng nói rõ rằng các chiến dịch quân sự của Mỹ vẫn sẽ được tiến hành như trước đây.
Hơn thế nữa, Mỹ còn bộc lộ sự ủng hộ đồng minh Nhật Bản của mình bằng việc điều Hạm đội số 7 của Mỹ đến Nhật Bản và thực hiện nhiều cuộc diễn tập quân sự tại khu vực ADIZ của Trung cộng , một hành động mà nhiều người cho rằng nó bộc lộ rõ phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trước Trung cộng .
Washington đang đi đúng hướng. Trung cộng  đã không thể thể hiện được sức nặng trong tuyên bố của mình. Thay vì thế, Bắc Kinh mới chỉ bóng gió đưa ra những lời đe dọa đao to búa lớn nhưng không nhiều ý nghĩa.
Việc tạo ra khu vực ADIZ thể hiện sự tự tin của Trung cộng  trong việc kiểm soát và giám sát không phận mở rộng trong khu vực biển Hoa Đông. Tuy nhiên, những phản ứng của Mỹ  qua việc tăng cường các kế hoạch tập trận trong khu vực một cách thường xuyên và liên tục hơn có thể buộc Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa phải có những biện pháp đáp trả.
Senkaku/Điếu Ngư có thể chỉ là vài hòn đảo cằn cỗi, cách xa đất liền hàng trăm km và không có người ở,  nhưng vị trí chiến lược của nó cùng với tiềm năng to lớn về dầu mỏ mà nó đem lại có thể là yếu tố then chốt dẫn đến sự thay đổi về địa-chính trị lớn nhất trong khu vực trong thế kỷ 21.
TỔNG HƠP
http://trachnhiemonline.com/Dien-Dan/DD-131206-tka23-TrungCongNhungBuocDiDayThamVong.htm 
Nam Yết chuyển

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...