Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ trên chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài xa là tuần dương hạm USS Cowpens, trong chuyến thăm hữu nghị các nước tại vùng Biển Đông. Ảnh chụp ngày 3/9/2010.
Reuters
Sau gần một năm tương đối êm lặng, vào cuối năm 2013 sắp kết thúc, Biển Đông lại có dấu hiệu nổi sóng khi hai tàu hải quân Mỹ và Trung Quốc suýt đâm vào nhau. Hầu hết các nhà phân tích đều quy cho Trung Quốc là thủ phạm khuấy động Biển Đông, sau khi chính Bắc Kinh đã gây sóng gió trên Biển Hoa Đông với việc áp đặt một vùng nhận dạng phòng không trùm lên các khu vực đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc. Vấn đề đáng ngại là dù bị phản đối kịch liệt về quyết định đơn phương của họ trên Biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã không loại trừ việc thiết lập một vùng phòng không tương tự trên Biển Đông.
Vụ hai chiến hạm Mỹ và Trung Quốc « suýt va chạm » vào nhau trên Biển Đông xẩy ra hôm 5/12/2013, khi chiếc USS Cowpens, tuần dương hạm Mỹ có trang bị tên lửa dẫn đường, bị buộc phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va đụng vào một tàu đổ bộ Trung Quốc đã đột nhiên cắt ngang đường tiến của chiếc tàu Mỹ.
Giới quan sát đã ghi nhận là vụ việc này xẩy ra đúng vào lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chuẩn bị lên đường công du hai nước Đông Nam Á đang ở trên tuyến đầu trong cuộc đấu tranh chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc : Việt Nam và Philippines.
Sau một thời gian im lặng, để cho báo chí của mình liên tục nã pháo vào Mỹ, Chính quyền Trung Quốc, thông qua Bộ Quốc phòng nước này, đã chính thức xác nhận sự vụ đã được phía Mỹ tiết lộ ít lâu sau khi vụ việc xẩy ra. Bắc Kinh đã giảm nhẹ hẳn tầm mức nghiêm trọng của sự kiện mà bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ gọi là một cuộc « gặp gỡ » trên Biển Đông.
Khác với lời lẽ hòa dịu của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã không ngần ngại đánh giá rằng hành vi « cắt đường » của tàu hải quân Trung Quốc là một điều « không thể chấp nhận được ».
Dẫu sao thì diễn biến trên đây liên quan đến tàu Hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khuấy động Biển Đông trở lại sau nhiều tháng trời bể lặng sóng yên.
Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), thường xuyên theo dõi tình hình Biển Đông, thì hai sự kiện tưởng như tách biệt với nhau là việc áp đặt vùng phòng không trên Biển Hoa Đông với sự cố giữa hai chiếc tàu Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, trong thực tế có liên quan với nhau, thể hiện ý đồ lấn lướt của Bắc Kinh đối với các láng giềng.
Trong tình hình đó, cho dù đã có rất nhiều chuyên gia phân tích khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không dám thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông, giáo sư Long không loại trừ khả năng Trung Quốc ngang nhiên thách thức các nước khác.
Theo Giáo sư Long, việc tàu Trung Quốc khiêu khích tàu Mỹ là dấu hiệu Biển Đông bắt đầu nổi sóng trở lại, khởi đầu bằng việc Bắc Kinh cho tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông.
Nhận định chung về sự can dự của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông mà trong thời gian qua có dấu hiệu lơ là, giáo sư Long cho rằng không có lý do gì mà Mỹ lại bỏ rơi một chính sách mà họ đã dày công xây dựng.
Vụ tàu Cowpens : Không phải là sự cố mà là sự cố tình
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Long trước hết xác định rằng vụ hai chiến hạm Mỹ và Trung Quốc suýt đụng nhau trên Biển Đông đầu tháng 12 này là một sự cố tình, nhằm mục tiêu thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ sau khi đã nắn gân Mỹ lần đầu tiên nhân vụ « Vùng nhận dạng phòng không » trên Biển Hoa Đông.
Ngô Vĩnh Long : Đây không phải là sự cố mà là một sự cố tình của Trung Quốc để chứng minh với dân chúng của họ rằng Trung Quốc thách đố Mỹ, và cũng là để thăm dò phản ứng của Mỹ đối với Việt Nam hay Philippines khi Ngoại trưởng John Kerry đến thăm hai nước này...
Chúng ta nên nhớ rằng trước khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sang châu Á, Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là « vùng nhận dạng phòng không », để xem thử phản ứng của phía Mỹ như thế nào.
Do đó, tôi nghĩ đây là một hành động cố tình, mà khi nói đến « sự cố tình », thì vấn đề Biển Đông quan trọng hơn là Biển Hoa Đông. Trung Quốc đưa ra vấn đề vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông chính là để thăm dò Mỹ, nếu phản ứng của Mỹ không mạnh, thì Bắc Kinh sẽ lấn tới ở Biển Đông.
Tôi nghĩ rằng hai vấn đề này có quan hệ rất mật thiết.
RFI : Giáo sư đánh giá như thế nào về phản ứng của Mỹ liên quan đến vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ rằng phản ứng của Mỹ lúc ban đầu không đủ mạnh, không đủ rõ ràng, làm cho Trung Quốc thử thách Mỹ một lần nữa trên Biển Hoa Nam, tức là Biển Đông.
Khi Trung Quốc đưa ra vùng nhận dạng phòng không, Hoa Kỳ chỉ phái hai chiếc B-52 không võ trang đi vào đó, nhưng sau đó lại nói với các hãng hàng không Mỹ rằng khi đi qua vùng phòng không này, thì nên báo cho Trung Quốc biết.
Sự kiện Trung Quốc lập ra vùng phòng không - và nói rằng nước nào có máy bay đi qua phải báo cho Trung Quốc biết - là điều chưa từng có trong luật pháp của thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc đã chống lại, và Tokyo đã nói với các hãng hàng không của họ là không cần báo cáo. Thế mà Mỹ, một nước đồng minh của Nhật, lại có một thái độ do dự như vậy !
Lẽ dĩ nhiên tôi hiểu là Mỹ muốn tình hình ổn định, và muốn thăm dò Bắc Kinh trước chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden, nhưng thái độ của Mỹ như vậy đã thúc Trung Quốc thử nắn gân Mỹ thêm một lần nữa xem như thế nào.
RFI : Vụ « suýt nữa va chạm » giữa tàu Trung Quốc và tàu Mỹ trên Biển Đông là biện pháp « nắn gân » Mỹ thứ hai của Trung Quốc sau vụ vùng phòng không trên Biển Hoa Đông ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng. Chúng ta có thể nói như vậy, và chúng ta cũng có thể nói là vụ đó giống như vụ suýt đụng tàu Impeccable của Mỹ ở đảo Hải Nam, rồi sau đó Trung Quốc cho tiềm thủy đỉnh đi theo tàu John McCain từ Việt Nam sang đến Philippines năm 2009, rồi tới vụ cắt giây cáp.
Đây là một vấn đề cố tình, và theo tôi, Mỹ phải có một phản ứng rõ ràng, phải nói rõ cho Việt Nam và Philippines biết là chính sách của Mỹ như thế nào đối với khu vực, bởi vì nếu không, Việt Nam sẽ ẫm ờ, và điều đó không giúp ích gì cho quan hệ đối với Mỹ, cũng như không giúp ích gì nhiều cho việc thúc đẩy các nước khác trong ASEAN chống chính sách bành trướng và thách thức của Trung Quốc.
RFI : Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông khả thi hay không ?
Ngô Vĩnh Long : Khả thi hay không thì không biết, nhưng nếu xem là Trung Quốc có thể tiến đến vấn đề đó hay không thì tôi nghĩ là có thể lắm, bởi vì Trung Quốc đã đưa ra vùng lưỡi bò chiếm hơn 80% Biển Đông, rồi khi tàu đánh cá của Việt Nam, của Philippines, của các nước khác đi qua, thi Trung Quốc đe dọa bắt ngư dân, rồi bắn tàu của họ… Trung Quốc như vậy đã thi hành điều này trên biển rồi.
Bây giờ họ có thể đưa ra chính sách, nói rằng « Đường lưỡi bò này là của chúng tôi rồi, chúng tôi đã đưa vấn đề này ra từ bao nhiêu năm rồi - từ năm 2009 - thì bây giờ vấn đề thành lập vùng nhận diện phòng không bên trên vùng biển đó của chúng tôi cũng là điều hợp lý thôi ! »
Khả năng Trung Quốc lập vùng phòng không trên Biển Đông như vậy không phải là không có.
Mà Trung Quốc làm vấn đề đó để làm gì ? Để cho các nước khác phải đi gặp Trung Quốc, phải thương lượng…, và Trung Quốc qua đó làm áp lực trên nước này, nước kia để buộc họ nhượng bộ Trung Quốc.
Và dù cho không đạt được nhượng bộ, chính phủ Trung Quốc cũng có thể chứng tỏ với dân chúng họ là bây giờ họ mạnh rồi, dám thách thức Mỹ, dám thách thức đồng minh của Mỹ như là Nhật, như là Hàn Quốc, như là Philippines. Việc đó sẽ đánh lạc hướng dân chúng Trung Quốc trong việc tranh đấu, đòi hỏi thêm quyền lợi trong lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị.
Trong mọi trường hợp, tôi cho rằng chính quyền Trung Quốc cố tình làm việc này, vì không có lợi mặt này, thì cũng có lợi mặt khác cho họ...
Trung Quốc có thể thành lập vùng phòng không trên toàn bộ Biển Đông, hay chỉ trên những khu vực mà hiện họ đang chiếm lĩnh như Hoàng Sa và một số đảo khác ở Trường Sa.
Tuy nhiên, chúng ta không nên coi thường vấn đề là Trung Quốc có thể lập vùng phòng không trên Biển Đông, vì vấn đề chính của Trung Quốc là muốn « gây gổ » để làm các nước khác bận rộn và phải thương lượng với họ, được hay không là vấn đề khác,
Họ cố ý làm sinh chuyện để làm cho dân chúng họ mất định hướng, và nhìn vào vấn đề một cách không đúng.
RFI : Sự dấn thân của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông thời Kerry-Hagel có kém hơn thời Clinton-Panetta ?
Ngô Vĩnh Long : Bề ngoài thì có vẻ như vậy, vì trong năm qua, Trung Quốc lại ra vẻ đường mật với các nước Đông Nam Á. Thấy là Tổng thống Mỹ Obama không sang được Đông Nam Á, Trung Quốc đã đến các cuộc họp rồi đưa ra những lời đường mật thế này thế kia…
Mỹ họ cũng thấy điều đó, nhưng nếu Trung Quốc không thách thức, thì Mỹ không đẩy vấn đề này làm gì, vì mục tiêu là làm sao có ổn định trong khu vực, có ổn định tạm thì cũng được, để lo cho vấn đề lâu dài.
RFI : Những dấu hiệu Biển Đông đang nổi sóng ?
Ngô Vĩnh Long : Những dấu hiệu đang nổi sóng là việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm của họ và một số tàu bảo về vào Biển Đông. Đây là lần đầu mà Trung Quốc làm như thế, nên tôi cho đây là một sự đe dọa. Trung Quốc có thể tiếp tục tăng cường sự thách đố của họ ở Biển Đông.
Mỹ không tốn công đề ra một chính sách rồi bỏ ngang
Nhưng mà chính sách của Mỹ thường được làm một cách rất bài bản. Theo kinh nghiệm của tôi, đã hoạt động ở bên Mỹ và đã có chân trong nhiều nhóm làm chính sách, tôi thấy rằng Mỹ không thể bỏ bao nhiêu công sức để thiết lập ra một chính sách như vây để rồi sau đó rút đi. Không phải như vậy.
Nhưng mà nếu muốn Mỹ làm gì thêm, thì ít nhất là Việt Nam phải năng động hơn, để giúp Mỹ có thể năng động hơn, bằng không, nếu mà tình hình tạm yên thì Mỹ cũng để như vậy thôi. Cho nên vấn đề là các nước trong khu vực có giúp Mỹ để thúc đẩy vấn đề này cho nó mạnh thêm hay là không.
RFI : Nhưng mà Philippines đã có dấu hiệu rất năng nổ trong vấn đề lôi kéo Mỹ nhập cuộc ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng, Philippines không chỉ năng nổ trong vấn đề kéo Mỹ, mà còn lôi kéo cả Nhật và Úc, nhất là Nhật.
Từ xưa đến giờ, Nhật có chính sách là để vấn đề ngoại giao cho Mỹ lo. Nếu mà Nhật lại lo vấn đề ngoại giao, quân sự thì sẽ mất rất nhiều tiền bạc, công sức, cho nên họ để vấn đề an ninh cho Mỹ lo, họ chỉ lo vấn đề kinh tế.
Nhưng bây giờ Nhật đã thấy rằng, nếu tiếp tục như vậy, Trung Quốc sẽ càng ngày càng dọa nạt, gây áp lực trên Mỹ. Vì dẫu sao nước Nhật phần nào cũng vẫn là nước « tạm chiếm » - hay nói nhẹ hơn là nước đàn em - của Mỹ…
Lẽ dĩ nhiên không ai muốn Nhật tái quân sự hóa, nhưng nếu Nhật không cương quyết như họ đang biểu lộ, thì Nhật sẽ bị ép mãi, mà Nhật bị ép, thì các nước chung quanh cũng sẽ bị ép, cho nên theo tôi, Nhật giờ đây đã tỏ thái độ kiên quyết, thì ngoài việc giúp Mỹ có chính sách thích hợp hơn ở trong khu vực, Việt Nam và các nước trong vùng cũng nên giúp Nhật có vai trò năng động hơn.
RFI : Việt Nam cũng mở về phía Ấn Độ, Nhật Bản, và vừa rồi thì cũng nghênh tiếp Tổng thống Nga. Đó phải chăng cũng nằm trong chiều hướng tăng cường năng lực quốc phòng, đối phó với Trung Quốc ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi mong như thế, nhưng tôi không hẳn tin như thế, bởi vì quyền lợi của một số nhóm lợi ích trong việc quan hệ với Trung Quốc quan trọng hơn lợi ích của đất nước và của dân tộc Việt Nam.
Dĩ nhiên là Việt Nam đang tăng cường quan hệ với Ấn Độ, với Nhật Bản, với Hàn Quốc…, nhưng tôi chưa thấy Việt Nam nhiệt tình lắm, có thể đây chỉ là biện pháp ru ngủ dân chúng, để cho thấy là Việt Nam có làm cái này, cái kia để bảo vệ đất nước, trong khi đó thì quan hệ với Trung Quốc ngày càng sâu hơn, vì quyền lợi của các nhóm lợi ích như tôi nói ở trên.
Nếu như vậy thì rất là nguy, cho nên trong vấn đề này, chúng ta phải đánh giá một cách đàng hoàng… Tôi nghĩ rằng quan hệ với Trung Quốc – cái này không phải là chống Trung Quốc – nếu mà sâu đậm như đã có trên mọi lãnh vực như hiện nay, thì càng ngày Việt Nam sẽ càng bị ép và càng ngày kinh tế, chính trị Việt Nam càng xuống dốc chứ không thể lên được.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131226-trung-quoc-lam-bien-dong-day-song-tro-lai
Giới quan sát đã ghi nhận là vụ việc này xẩy ra đúng vào lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chuẩn bị lên đường công du hai nước Đông Nam Á đang ở trên tuyến đầu trong cuộc đấu tranh chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc : Việt Nam và Philippines.
Sau một thời gian im lặng, để cho báo chí của mình liên tục nã pháo vào Mỹ, Chính quyền Trung Quốc, thông qua Bộ Quốc phòng nước này, đã chính thức xác nhận sự vụ đã được phía Mỹ tiết lộ ít lâu sau khi vụ việc xẩy ra. Bắc Kinh đã giảm nhẹ hẳn tầm mức nghiêm trọng của sự kiện mà bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ gọi là một cuộc « gặp gỡ » trên Biển Đông.
Khác với lời lẽ hòa dịu của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã không ngần ngại đánh giá rằng hành vi « cắt đường » của tàu hải quân Trung Quốc là một điều « không thể chấp nhận được ».
Dẫu sao thì diễn biến trên đây liên quan đến tàu Hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khuấy động Biển Đông trở lại sau nhiều tháng trời bể lặng sóng yên.
Sau Biển Hoa Đông sẽ đến lượt Biển Đông ?
Một số nhà quan sát đã tự hỏi rằng sự cố nói trên liệu có phải là tín hiệu dự báo tình hình căng thẳng trở lại trong thời gian sắp tới đây hay không, nhất là khi nhiều quan chức Trung Quốc đã không loại trừ khả năng là Bắc Kinh, sau khi lập ra một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, sẽ có một quyết định tương tự tại Biển Đông, nơi mà chiếc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng với đội tàu hộ tống hùng hậu đã được phái đến nơi chuẩn bị tập trận.Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), thường xuyên theo dõi tình hình Biển Đông, thì hai sự kiện tưởng như tách biệt với nhau là việc áp đặt vùng phòng không trên Biển Hoa Đông với sự cố giữa hai chiếc tàu Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, trong thực tế có liên quan với nhau, thể hiện ý đồ lấn lướt của Bắc Kinh đối với các láng giềng.
Trong tình hình đó, cho dù đã có rất nhiều chuyên gia phân tích khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không dám thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông, giáo sư Long không loại trừ khả năng Trung Quốc ngang nhiên thách thức các nước khác.
Theo Giáo sư Long, việc tàu Trung Quốc khiêu khích tàu Mỹ là dấu hiệu Biển Đông bắt đầu nổi sóng trở lại, khởi đầu bằng việc Bắc Kinh cho tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông.
Nhận định chung về sự can dự của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông mà trong thời gian qua có dấu hiệu lơ là, giáo sư Long cho rằng không có lý do gì mà Mỹ lại bỏ rơi một chính sách mà họ đã dày công xây dựng.
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Long trước hết xác định rằng vụ hai chiến hạm Mỹ và Trung Quốc suýt đụng nhau trên Biển Đông đầu tháng 12 này là một sự cố tình, nhằm mục tiêu thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ sau khi đã nắn gân Mỹ lần đầu tiên nhân vụ « Vùng nhận dạng phòng không » trên Biển Hoa Đông.
Ngô Vĩnh Long : Đây không phải là sự cố mà là một sự cố tình của Trung Quốc để chứng minh với dân chúng của họ rằng Trung Quốc thách đố Mỹ, và cũng là để thăm dò phản ứng của Mỹ đối với Việt Nam hay Philippines khi Ngoại trưởng John Kerry đến thăm hai nước này...
Chúng ta nên nhớ rằng trước khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sang châu Á, Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là « vùng nhận dạng phòng không », để xem thử phản ứng của phía Mỹ như thế nào.
Do đó, tôi nghĩ đây là một hành động cố tình, mà khi nói đến « sự cố tình », thì vấn đề Biển Đông quan trọng hơn là Biển Hoa Đông. Trung Quốc đưa ra vấn đề vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông chính là để thăm dò Mỹ, nếu phản ứng của Mỹ không mạnh, thì Bắc Kinh sẽ lấn tới ở Biển Đông.
Tôi nghĩ rằng hai vấn đề này có quan hệ rất mật thiết.
RFI : Giáo sư đánh giá như thế nào về phản ứng của Mỹ liên quan đến vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ rằng phản ứng của Mỹ lúc ban đầu không đủ mạnh, không đủ rõ ràng, làm cho Trung Quốc thử thách Mỹ một lần nữa trên Biển Hoa Nam, tức là Biển Đông.
Khi Trung Quốc đưa ra vùng nhận dạng phòng không, Hoa Kỳ chỉ phái hai chiếc B-52 không võ trang đi vào đó, nhưng sau đó lại nói với các hãng hàng không Mỹ rằng khi đi qua vùng phòng không này, thì nên báo cho Trung Quốc biết.
Sự kiện Trung Quốc lập ra vùng phòng không - và nói rằng nước nào có máy bay đi qua phải báo cho Trung Quốc biết - là điều chưa từng có trong luật pháp của thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc đã chống lại, và Tokyo đã nói với các hãng hàng không của họ là không cần báo cáo. Thế mà Mỹ, một nước đồng minh của Nhật, lại có một thái độ do dự như vậy !
Lẽ dĩ nhiên tôi hiểu là Mỹ muốn tình hình ổn định, và muốn thăm dò Bắc Kinh trước chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden, nhưng thái độ của Mỹ như vậy đã thúc Trung Quốc thử nắn gân Mỹ thêm một lần nữa xem như thế nào.
Và chúng ta cũng nên nhớ rằng : Cùng lúc với việc đưa ra vùng phòng không trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng đưa hàng không mẫu hạm vào Biển Đông. Cho nên, như tôi vừa nói, hai vấn đề (Biển Hoa Đông và Biển Đông) có quan hệ mật thiết với nhau, và vụ việc ở Biển Đông là một sự cố tình, chứ không phải là sự cố.
Một hình thức "nắn gân" lần thứ haiRFI : Vụ « suýt nữa va chạm » giữa tàu Trung Quốc và tàu Mỹ trên Biển Đông là biện pháp « nắn gân » Mỹ thứ hai của Trung Quốc sau vụ vùng phòng không trên Biển Hoa Đông ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng. Chúng ta có thể nói như vậy, và chúng ta cũng có thể nói là vụ đó giống như vụ suýt đụng tàu Impeccable của Mỹ ở đảo Hải Nam, rồi sau đó Trung Quốc cho tiềm thủy đỉnh đi theo tàu John McCain từ Việt Nam sang đến Philippines năm 2009, rồi tới vụ cắt giây cáp.
Đây là một vấn đề cố tình, và theo tôi, Mỹ phải có một phản ứng rõ ràng, phải nói rõ cho Việt Nam và Philippines biết là chính sách của Mỹ như thế nào đối với khu vực, bởi vì nếu không, Việt Nam sẽ ẫm ờ, và điều đó không giúp ích gì cho quan hệ đối với Mỹ, cũng như không giúp ích gì nhiều cho việc thúc đẩy các nước khác trong ASEAN chống chính sách bành trướng và thách thức của Trung Quốc.
RFI : Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông khả thi hay không ?
Ngô Vĩnh Long : Khả thi hay không thì không biết, nhưng nếu xem là Trung Quốc có thể tiến đến vấn đề đó hay không thì tôi nghĩ là có thể lắm, bởi vì Trung Quốc đã đưa ra vùng lưỡi bò chiếm hơn 80% Biển Đông, rồi khi tàu đánh cá của Việt Nam, của Philippines, của các nước khác đi qua, thi Trung Quốc đe dọa bắt ngư dân, rồi bắn tàu của họ… Trung Quốc như vậy đã thi hành điều này trên biển rồi.
Bây giờ họ có thể đưa ra chính sách, nói rằng « Đường lưỡi bò này là của chúng tôi rồi, chúng tôi đã đưa vấn đề này ra từ bao nhiêu năm rồi - từ năm 2009 - thì bây giờ vấn đề thành lập vùng nhận diện phòng không bên trên vùng biển đó của chúng tôi cũng là điều hợp lý thôi ! »
Khả năng Trung Quốc lập vùng phòng không trên Biển Đông như vậy không phải là không có.
Mà Trung Quốc làm vấn đề đó để làm gì ? Để cho các nước khác phải đi gặp Trung Quốc, phải thương lượng…, và Trung Quốc qua đó làm áp lực trên nước này, nước kia để buộc họ nhượng bộ Trung Quốc.
Và dù cho không đạt được nhượng bộ, chính phủ Trung Quốc cũng có thể chứng tỏ với dân chúng họ là bây giờ họ mạnh rồi, dám thách thức Mỹ, dám thách thức đồng minh của Mỹ như là Nhật, như là Hàn Quốc, như là Philippines. Việc đó sẽ đánh lạc hướng dân chúng Trung Quốc trong việc tranh đấu, đòi hỏi thêm quyền lợi trong lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị.
Trong mọi trường hợp, tôi cho rằng chính quyền Trung Quốc cố tình làm việc này, vì không có lợi mặt này, thì cũng có lợi mặt khác cho họ...
Trung Quốc có thể thành lập vùng phòng không trên toàn bộ Biển Đông, hay chỉ trên những khu vực mà hiện họ đang chiếm lĩnh như Hoàng Sa và một số đảo khác ở Trường Sa.
Tuy nhiên, chúng ta không nên coi thường vấn đề là Trung Quốc có thể lập vùng phòng không trên Biển Đông, vì vấn đề chính của Trung Quốc là muốn « gây gổ » để làm các nước khác bận rộn và phải thương lượng với họ, được hay không là vấn đề khác,
Họ cố ý làm sinh chuyện để làm cho dân chúng họ mất định hướng, và nhìn vào vấn đề một cách không đúng.
RFI : Sự dấn thân của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông thời Kerry-Hagel có kém hơn thời Clinton-Panetta ?
Ngô Vĩnh Long : Bề ngoài thì có vẻ như vậy, vì trong năm qua, Trung Quốc lại ra vẻ đường mật với các nước Đông Nam Á. Thấy là Tổng thống Mỹ Obama không sang được Đông Nam Á, Trung Quốc đã đến các cuộc họp rồi đưa ra những lời đường mật thế này thế kia…
Mỹ họ cũng thấy điều đó, nhưng nếu Trung Quốc không thách thức, thì Mỹ không đẩy vấn đề này làm gì, vì mục tiêu là làm sao có ổn định trong khu vực, có ổn định tạm thì cũng được, để lo cho vấn đề lâu dài.
Biển Đông đang nổi sóng trở lại
Nhưng theo tôi, tình hình tạm yên, không có nghĩa là Biển Đông sẽ không nổi sóng thêm lên, và Mỹ họ cũng biết như vậy, thành ra họ muốn dùng thời gian đang êm lặng này – và theo tôi Việt Nam cũng làm như vậy – để tổ chức, để thiết lập những chính sách phòng ngừa sự kiện Biển Đông nổi sóng trở lại, và tôi nghĩ là Biển Đông đang nổi sóng.RFI : Những dấu hiệu Biển Đông đang nổi sóng ?
Ngô Vĩnh Long : Những dấu hiệu đang nổi sóng là việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm của họ và một số tàu bảo về vào Biển Đông. Đây là lần đầu mà Trung Quốc làm như thế, nên tôi cho đây là một sự đe dọa. Trung Quốc có thể tiếp tục tăng cường sự thách đố của họ ở Biển Đông.
Mỹ không tốn công đề ra một chính sách rồi bỏ ngang
Nhưng mà chính sách của Mỹ thường được làm một cách rất bài bản. Theo kinh nghiệm của tôi, đã hoạt động ở bên Mỹ và đã có chân trong nhiều nhóm làm chính sách, tôi thấy rằng Mỹ không thể bỏ bao nhiêu công sức để thiết lập ra một chính sách như vây để rồi sau đó rút đi. Không phải như vậy.
Nhưng mà nếu muốn Mỹ làm gì thêm, thì ít nhất là Việt Nam phải năng động hơn, để giúp Mỹ có thể năng động hơn, bằng không, nếu mà tình hình tạm yên thì Mỹ cũng để như vậy thôi. Cho nên vấn đề là các nước trong khu vực có giúp Mỹ để thúc đẩy vấn đề này cho nó mạnh thêm hay là không.
RFI : Nhưng mà Philippines đã có dấu hiệu rất năng nổ trong vấn đề lôi kéo Mỹ nhập cuộc ?
Ngô Vĩnh Long : Vâng, Philippines không chỉ năng nổ trong vấn đề kéo Mỹ, mà còn lôi kéo cả Nhật và Úc, nhất là Nhật.
Đe dọa lớn nhất với Nhật là ở Biển Đông chứ không phải ở Hoa Đông
Và Nhật cũng muốn có một vai trò lớn hơn ở trong khu vực, bởi vì thực ra, đe dọa lớn nhất đối với Nhật là những gì xẩy ra ở Biển Đông chứ không phải là ở Biển Hoa Đông : Năng lượng từ Trung Đông đến Nhật đi qua Biển Đông, hàng xuất khẩu của Nhật phần lớn cũng đi qua Biển Đông.Từ xưa đến giờ, Nhật có chính sách là để vấn đề ngoại giao cho Mỹ lo. Nếu mà Nhật lại lo vấn đề ngoại giao, quân sự thì sẽ mất rất nhiều tiền bạc, công sức, cho nên họ để vấn đề an ninh cho Mỹ lo, họ chỉ lo vấn đề kinh tế.
Nhưng bây giờ Nhật đã thấy rằng, nếu tiếp tục như vậy, Trung Quốc sẽ càng ngày càng dọa nạt, gây áp lực trên Mỹ. Vì dẫu sao nước Nhật phần nào cũng vẫn là nước « tạm chiếm » - hay nói nhẹ hơn là nước đàn em - của Mỹ…
Lẽ dĩ nhiên không ai muốn Nhật tái quân sự hóa, nhưng nếu Nhật không cương quyết như họ đang biểu lộ, thì Nhật sẽ bị ép mãi, mà Nhật bị ép, thì các nước chung quanh cũng sẽ bị ép, cho nên theo tôi, Nhật giờ đây đã tỏ thái độ kiên quyết, thì ngoài việc giúp Mỹ có chính sách thích hợp hơn ở trong khu vực, Việt Nam và các nước trong vùng cũng nên giúp Nhật có vai trò năng động hơn.
RFI : Việt Nam cũng mở về phía Ấn Độ, Nhật Bản, và vừa rồi thì cũng nghênh tiếp Tổng thống Nga. Đó phải chăng cũng nằm trong chiều hướng tăng cường năng lực quốc phòng, đối phó với Trung Quốc ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi mong như thế, nhưng tôi không hẳn tin như thế, bởi vì quyền lợi của một số nhóm lợi ích trong việc quan hệ với Trung Quốc quan trọng hơn lợi ích của đất nước và của dân tộc Việt Nam.
Dĩ nhiên là Việt Nam đang tăng cường quan hệ với Ấn Độ, với Nhật Bản, với Hàn Quốc…, nhưng tôi chưa thấy Việt Nam nhiệt tình lắm, có thể đây chỉ là biện pháp ru ngủ dân chúng, để cho thấy là Việt Nam có làm cái này, cái kia để bảo vệ đất nước, trong khi đó thì quan hệ với Trung Quốc ngày càng sâu hơn, vì quyền lợi của các nhóm lợi ích như tôi nói ở trên.
Nếu như vậy thì rất là nguy, cho nên trong vấn đề này, chúng ta phải đánh giá một cách đàng hoàng… Tôi nghĩ rằng quan hệ với Trung Quốc – cái này không phải là chống Trung Quốc – nếu mà sâu đậm như đã có trên mọi lãnh vực như hiện nay, thì càng ngày Việt Nam sẽ càng bị ép và càng ngày kinh tế, chính trị Việt Nam càng xuống dốc chứ không thể lên được.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131226-trung-quoc-lam-bien-dong-day-song-tro-lai
No comments:
Post a Comment