30-1-2016
Ngày 30/1/2016 nhiều báo (chẳng hạn như CNN: Hải quân Mỹ phái tàu chạy gần đảo tranh chấp ở Biển Đông – Xem bản dịch cuối bài) cho biết, Mỹ đã cho tàu khu trục tên lửa điều khiển lớp Arleigh Burke chạy trong vòng 12 hải lí đảo Tri Tôn. Bộ Quốc Phòng cho biết, hoạt động này của Mỹ là để thách thức các yêu sách quá đáng của các nước có yêu sách ở đây.
Theo những gì tôi biết, tới giờ thì chỉ có TQ yêu sách quá đáng (vẽ đường cơ sở cho cả quần đảo mà theo UNCLOS chỉ nước quần đảo như Philippines hay Indonesia… mới có thể làm việc này, trên cở sở đó yêu sách lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ dưa theo đường cơ sở đó) và đảo Tri Tôn có nhiều khả năng là một đảo đá (tức có thể có lãnh hải 12 hải lý, không có EEZ…). Do đó, nếu Mỹ theo đúng lập trường, không đứng bên nào về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và tôn trọng UNCLOS thì khi chạy vào khu vực 12 hải lý của Tri Tôn, phải theo chế độ ‘đi qua vô hại’ (tắt radar, không cho trực thăng bay lên…).
Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng cho biết là không báo cho các nước liên quan biết về hoạt động này. Điều đó có nghĩa là họ cũng thách thức quy định phải ‘báo trước’ (trái với UNCLOS) của Tàu.
Để mọi người dễ theo dõi, xin post lên bản đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa, có vẽ luôn đường cơ sở quần đảo HS (theo quy định của Tàu) và lãnh hãi 12 hải lý tính từ đường cơ sở này. Tôi cũng vẽ thêm lãnh hải của Tri Tôn.
Nếu Mĩ chơi ‘ngon’ như báo chí nói (thách thức yêu sách quá đáng của Trung Quốc) thì cho tàu chạy theo đường đỏ (như tôi vẽ trên bản đồ) đến đoan AB (thuộc lãnh hải của Tri Tôn) thì chuyển sang chế độ đi qua vô hại, hoặc chay theo một lô trình tương tự vậy. Khi đó Mỹ vừa thách thức yêu sách quá đáng của Tàu vừa thách thức quy định phải báo trước.
Lưu ý, đường đỏ chỉ là lộ trình giả định do tôi vẽ để minh hoạ thôi chứ chưa biết tàu Mỹ thực tế chạy theo đường nào.
* Tôi có chỉnh bản đồ lại một tí và xin giải thích thêm:
– Chạy trong đoạn CA hay BD là thách thức lãnh hải quá đáng (tính từ đường cơ sở không hợp lệ).
– Chạy trong đoạn AE, tức trong nội hải (phần bên trong đường cơ sở [không hợp pháp]) nên dù theo chế độ gì cũng là thách thức nội hải bất hợp pháp (nội hải có tính chất như lãnh thổ đất liền).
– Chay trong đoạn EB chỉ thách thức đòi hỏi ‘báo trước’ và phải chạy ở chế độ ‘đi qua vô hại’ nếu tôn trọng UNCLOS.
No comments:
Post a Comment