HoangsaParacels: Sau khi đuổi Mỹ ra khỏi Subic Bay, dân Phi đã mở mắt biết thế nào là chống Mỹ , phá nước. Nếu cứ xuẩn ngốc "sĩ diện hão" theo chân nước láng giềng cộng sản Hà Nội thì chỉ có mất nước một cách nhục nhã mà thôi.
Căn cứ quân sự Subic Bay của Philippines.Wikipédia
Manila sẽ đề nghị cho Hoa Kỳ sử dụng 8 căn cứ quân sự trong chiến lược tái định vị, hơn 20 năm sau khi Mỹ rút khỏi Philipines. Tin trên được quân đội nước này thông báo vào chiều thứ Tư 13/01/2016, một ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện chấp thuận Hiệp định tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Washington khẳng định « không cho Trung Quốc khống chế Biển Đông ».
Theo đại tá Restituto Padilla, phát ngôn viên quân đội Philippines, trong số 8 căn cứ quân sự mà Manila sẽ đề nghị cho Mỹ sử dụng có căn cứ không quân Clark và nhiều quân cảng trên đảo Palawan nhìn ra Biển Đông nơi Trung Quốc đang lấn chiếm.
Cho đến năm 1992, Clark và Subic Bay là hai căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippines trong thời Chiến tranh lạnh. Phát ngôn viên quân đội cho biết thêm : đề nghị của Manila đang trong giai đoạn hoàn chỉnh sau khi Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines được Tối Cao Pháp Viện đồng ý (ngày 12/01/2016). Philippines hy vọng Hoa Kỳ gia tăng viện trợ quân sự để đối phó với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa.
Như vậy, sau hơn 20 năm rút bỏ hai căn cứ quân sự ở quần đảo Đông Nam Á này, Hoa Kỳ được đồng minh mở rộng lãnh thổ để đón tiếp. Trong cuộc đối thoại chiến lược 2+2, giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước, ngày 12 và 13/01 tại Washington, phái đoàn Philippines một lần nữa xác định lập trường kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chiến dịch Tự do Hàng hải « phủ nhận » những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh qua các đảo nhân tạo.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cho biết, trong hồ sơ Biển Đông, Hoa Kỳ tái khẳng định « quyết tâm sắt thép » ủng hộ Manila và « không để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông ». Hoa Kỳ sẽ « duy trì một lực lượng hùng hậu gồm hải quân, tàu ngầm, không quân và Lực lượng đặc biệt ».
Quyết định của Tối Cao Pháp Viện Philippines bị Trung Quốc chỉ trích một cách thô bạo và dọa nạt. Trong bài bình luận hôm nay 14/01/2016, Tân Hoa xã gọi quyết định này là một « động thái ngu xuẩn », Manila « tìm hậu thuẫn của chú Sam để thực hiện tham vọng chống Trung Quốc » và « chỉ làm cho căng thẳng leo thang đe dọa hoà bình ổn định ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160114-philippines-my-qs-bd-qt
Cho đến năm 1992, Clark và Subic Bay là hai căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippines trong thời Chiến tranh lạnh. Phát ngôn viên quân đội cho biết thêm : đề nghị của Manila đang trong giai đoạn hoàn chỉnh sau khi Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines được Tối Cao Pháp Viện đồng ý (ngày 12/01/2016). Philippines hy vọng Hoa Kỳ gia tăng viện trợ quân sự để đối phó với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa.
Như vậy, sau hơn 20 năm rút bỏ hai căn cứ quân sự ở quần đảo Đông Nam Á này, Hoa Kỳ được đồng minh mở rộng lãnh thổ để đón tiếp. Trong cuộc đối thoại chiến lược 2+2, giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước, ngày 12 và 13/01 tại Washington, phái đoàn Philippines một lần nữa xác định lập trường kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chiến dịch Tự do Hàng hải « phủ nhận » những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh qua các đảo nhân tạo.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cho biết, trong hồ sơ Biển Đông, Hoa Kỳ tái khẳng định « quyết tâm sắt thép » ủng hộ Manila và « không để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông ». Hoa Kỳ sẽ « duy trì một lực lượng hùng hậu gồm hải quân, tàu ngầm, không quân và Lực lượng đặc biệt ».
Quyết định của Tối Cao Pháp Viện Philippines bị Trung Quốc chỉ trích một cách thô bạo và dọa nạt. Trong bài bình luận hôm nay 14/01/2016, Tân Hoa xã gọi quyết định này là một « động thái ngu xuẩn », Manila « tìm hậu thuẫn của chú Sam để thực hiện tham vọng chống Trung Quốc » và « chỉ làm cho căng thẳng leo thang đe dọa hoà bình ổn định ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160114-philippines-my-qs-bd-qt
No comments:
Post a Comment