Sau hơn một tháng cập cảng ở đảo Guam để đối phó ổ dịch Vũ Hán, thủy thủ đoàn hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã trở lại tàu để sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt mắc kẹt ở đảo Guam vì ổ dịch Vũ Hán đã sẵn sàng trở lại làm nhiệm vụ. Đối với tân hạm trưởng Carlos Sardiello, con đường để tàu hồi phục sau khủng hoảng là một thách thức. Đối với thủy thủ đoàn phải cô lập trên đảo hơn một tháng, đó là một trải nghiệm khó tả, AP cho biết.
Sardiello là cựu hạm trưởng của hàng không mẫu hạm Roosevelt, ông đột ngột được mời trở lại đảm nhận chức vụ hạm trưởng, sau khi cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly sa thải hạm trưởng Brett Crozier. Crozier là người đã viết tâm thư kêu gọi giải cứu thủy thủ đoàn khỏi nguy cơ lây nhiễm dịch Vũ Hán , khi ổ dịch bùng phát trên tàu.
Trong một cuộc phỏng vấn với AP từ hàng không mẫu hạm Roosevelt vào tối 4/5, tân hạm trưởng Sardiello nói rằng ông có một lời nhắn cho thủy thủ đoàn rằng: “Chúng ta có một nhiệm vụ chưa từng có và chúng ta sẽ vượt qua nó”.
2.000 thủy thủ đã trở lại hàng không mẫu hạm Roosevelt để sẵn sàng làm nhiệm vụ. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hơn 4.000 thủy thủ đã được di tản lên bờ vào tháng trước để xét nghiệm sàng lọc corona virus. Hơn 2.000 thủy thủ đã được phép trở lại tàu, tuy vậy, ít nhất 1.000 thủy thủ dương tính với virus phải ở lại trên đảo Guam để điều trị.
700 thủy thủ đã vận hành các hệ thống quan trọng và bảo vệ tàu khi phần lớn thủy thủ đoàn được di tản đến các khách sạn trên đảo Guam để tự cô lập và kiểm dịch.
Tuy vậy, quá trình trở lại làm việc diễn ra khá thận trọng. Toàn bộ thủy thủ phải đeo mặt nạ y tế, găng tay, họ phải có kết quả xét nghiệm âm tính từ 2 lần trở lên mới được phép lên tàu, thậm chí một tiếng ho đơn giản cũng có thể khiến họ phải quay trở lại đất liền.
Hàng không mẫu hạm Roosevelt dự định ra khơi trong một vài tuần để huấn luyện, kiểm soát các hệ thống và cấp chứng nhận lại cho thủy thủ đoàn. Các thủy thủ đang trong thời gian tự cô lập phải ở lại trên đảo Guam, sau đó tàu sẽ trở lại đảo để đón họ.
Hạm trưởng Sardiello cho biết hoạt động trên tàu sẽ có một số thay đổi để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm virus. Các thủy thủ không được phép tụ tập chơi thể thao, ghế ngồi trong nhà ăn sẽ được xếp cách xa nhau hơn, nhà bếp sẽ phục vụ bữa ăn liên tục để bảo đảm số lượng nhỏ thủy thủ trong nhà bếp.
theo AP
F-35B
Bạn có biết:
Hàng không mẫu hạm là tàu chiến phục vụ như một sân bay di động trên biển. Tàu có phi đạo để máy bay cất hạ cánh. Các hàng không mẫu hạm của Mỹ sử dụng máy phóng để khởi động máy bay. Một số tàu sử dụng phi đạo kiểu nhảy cầu. Máy bay hạ cánh trên hàng không mẫu hạm bằng cách sử dụng móc ở đuôi để bám vào cáp hãm đà căng trên phi đạo. Một số máy bay có thể hạ cánh thẳng đứng như F-35B, AV-8B Harrier. Bên trong hàng không mẫu hạm có nhà chứa và khu bảo trì cho máy bay tương tự như căn cứ không quân trên đất liền. Tính đến tháng 12/2017, 41 hàng không mẫu hạm đang hoạt động trong hải quân 10 nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ là quốc gia có nhiều hàng không mẫu hạm nhất với 11 hàng không mẫu hạm đang hoạt động.
Hải quân Nhật Bản là lực lượng đầu tiên trên thế giới thực hiện cuộc không kích bằng máy bay cất cánh từ hàng không mẫu hạm vào năm 1914.
May 7,2020
AP
⚓
Andy Van
Hoang Pham chuyen
No comments:
Post a Comment