Thursday, May 7, 2020

NGƯỜI LÍNH CAI TRỊ by hoanghaithuy

 
Ðêm đông Virginia, phòng ấm, đèn vàng, yên lặng, an ninh 500%, tôi nằm đọc “Ký Ức Huỳnh Văn Lang.” Ký Ức 2 Tập. Tập Một 670 trang, Tập Hai 840 trang. Có đêm tôi đọc Ký Ức Huỳnh Văn Lang đến 2, 3 giờ sáng. Ðọc thì sướng khoái nhưng viết bài Ðiểm Sách Ký Ức Huỳnh Văn Lang thì tôi gặp khó khăn: Ký Ức HVLang nhiều chuyện quá. Tôi không biết nên trích đoạn chuyện nào, đoạn nào tôi thấy cũng nên trích. Tôi không đủ diều kiện để phê phán chuyện nào trong Ký Ức HV Lang đúng, chuyện nào không đúng, chuyện nào lời kể quá đáng.

Chính phủ Ngô Ðình Diệm. Ảnh năm 1957. TT. Ngô Ðình Diệm, các Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trần Trung Dung, Bộ trưởng Bộ Thông Tin Trần Chánh Thành, Bộ trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễu Hữu Châu.

Vì vậy, bài viết này không phải là bài Ðiểm Sách, tôi chỉ làm cái việc đọc và trích vài đoạn chuyện trong Ký Ức HV Lang để quí vị bạn đọc biết sơ qua về tập Ký Ức này. Nếu quí vị muốn biết thêm, hay muốn biết về 50 năm lịch sử Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà do một người trong cuộc kể, mời quí vị tìm đọc nguyên tác phẩm “Ký Ức Huỳnh Văn Lang.” Hai tập 1.500 trang, 50 đô Mỹ.

Ông Huỳnh Văn Lang là người “đẻ bọc điều.” Không những chỉ là người “đẻ bọc điều suông,” ông HV Lang là người “đẻ bọc điều chân chính, đẻ bọc điều super. “Sinh trưởng trong một gia đình địa chủ tỉnh Trà Vinh, ông sáng dạ, thông minh – ông là mẫu người được giới càn bạt Hà Nội gọi là “Ðẹp trai, trẻ tuổi, học giỏi, con nhà giầu, không có máu ăn cắp vặt.”

Những năm 1950 giới càn bạt Hà Nội có câu “Ðẹp trai, trẻ tuổi, học giỏi, con nhà giầu, chỉ phải cái tội là hay ắp vặt” để riễu những anh rởm tự khoe mình là con nhà gia giáo.

Những năm 1945 ông HV Lang 20 tuổi, ông lên Sài Gòn học. Bà mẹ ông muốn ông làm linh mục, ông đi tu, nhưng mộng Linh mục của ông không thành. Năm 1950 ông HV Lang xuống tầu biển sang Pháp du học. Ông kể về chuyến đi:



Trích Ký Ức Huỳnh Văn Lang:



Hạng Tư là một cái ham tầu trống rỗng, xưa nay dành để chở trâu bò, bây giờ được sơn phết sơ sơ để chở chúng tôi. Mỗi người được một cái võng bố, treo lên như cái bao bị, vì không đủ chiều dài, đầu võng này sang đầu võng kia chỉ chừng 2 thước. Phải là con ông, cháu cha hay là con gái mới đi Hang Ba được.. Hạng Nhì và Hạng Nhất dành cho người Pháp và quan chức Việt Nam làm việc với Pháp.

Khi xuống tàu, tôi mới hay là số sinh viên Việt Nam xuất dương đông đến thế: Hạng Ba có tới 40 người Việt, 30 nữ, 10 nam sinh viên, Hạng Tư có 200 người.

Trên tàu tôi để ý tới hai nhóm sinh viên, mỗi nhóm năm, bẩy anh em hay tập họp nhau và vui vẻ om sòm nhất. Một nhóm người Bắc do anh Hoàng Anh Tuấn cầm đầu, tất cả đều dưới 20 tuổi, hay hát xướng, hay cười giỡn, mấy anh này có hai cây đàn. Một nhóm người Trung làm như do anh Ngô Trọng Anh cầm đầu, nhóm này xem trưởng thành hơn.

Phần đông anh em là người Nam, nhưng lại chia ra nhiều nhóm lẻ tẻ, hai ba người mỗi nhóm, ít nói, ít om sòm hơn. Nhóm anh Tuấn nhận bộ văn hóa, lo âm nhạc, đánh cờ, giải trí cho anh em. Nhóm anh Anh nhận lãnh bộ tiếp tế, lo ăn uống hàng ngày. (.. .. )

Champollon là chiếc tàu đã mục nát, sắp gẫy đến nơi, đáng lý ra phải phế thải từ năm, bẩy năm trước.

CTHÐ: Chuyến hải hành Sài Gòn-Marseille trong Ký Ức HV Lang được kể trong 30 trang. Tôi chỉ trích đoạn trên. Tôi chú ý đến đoạn này vì trong 200 ông sinh viên nằm võng vượt biển sang Pháp học có ông bạn tôi là ông Hoàng Anh Tuấn.
Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Bộ trưởng Phủ Tổng Thống.

Tôi có ba ông bạn “mày tao” là các ông Hoàng Anh Tuấn, Trịnh Viết Thành và ông Nguyên Sa Trần Bích Lan. Ba ông sang Pháp học trong khi tôi làm liên lạc viên đi chân đất, cầm thư tay đi đưa thư trong đồng đất những tỉnh Bắc Ninh- Bắc Giang – Việt Minh gọi là Bắc Bắc – Ba ông từ Pháp về nước những năm 1954, 1955. Nhưng..

Mèn ơi..Tôi vẫn cứ tưởng ba ông tôi được quen sang Pháp trên phi cơ Air France, bay đi một sáng đẹp trời từ phi trường Gia Lâm, Bắc Kỳ. Ba ông người Việt trẻ tuổi được những em đầm Hốt-tét đờ Le – Hotesse de l’air Tóc Lông Vàng Óng chiêu đãi, phục vụ. Ðến nay – 2013 – đọc Ký Ức HV Lang, tôi mới biết trong ba ông, ông Hoàng Anh Tuấn sang Tây trong hầm tầu biển Champollon, tầu biển rỉ sét, hầm tầu dùng để chở trâu bò. Ông nằm võng sang Tây. Tôi théc méc chuyện tầu biển Champoilon đi từ bến Hải Phòng hay đi từ bến Sài Gòn? Nếu tàu đi từ bến Sài Gòn thì ông Hoàng Anh Tuấn từ Hà Nội phải vào Sài Gòn để lên tàu Champolon.

Ba ông Hoàng Anh Tuấn, Trịnh Việt Thành, Nguyên Sa Trần Bích Lan đã ra người thiên cổ.

Ký Ức Huỳnh Văn Lang Tâp II viết nhiều về đề tài “Người Lính Cai Trị.” Tôi trích vài đoạn:

Huỳnh Văn Lang viết về Dương Văn Minh.

Người dân Sài Gòn còn kháo nhau sau đảo chính Dương Văn Minh có xin Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ trích trong Ngân Sách Quốc Gia mấy triệu đồng để cho ông sửa sang lại hồ cá lý ngư và dàn hoa lan của ông ta cho đẹp hơn, lớn hơn.

Người viết không rõ, chỉ nghe nói thôi. Nhưng theo nhận xét về nếp sống, về thái độ chính trị của ông ta, tôi cho DVM chỉ là một người không có bản lãnh, không có kiến thức chính trị, đầu óc có phần đần độn, không thông minh như ông thầy Trần Văn Hương của ông hay quả quyết. DVM là người được đưa lên để bị xỏ mũi, giựt dây hơn là lãnh đạo, lại càng không phải là người có mưu lược, một thứ võ dũng vô mưu, như ông Ngô Ðình Nhu có lần phê phán trong chiến dịch Thoại Ngọc Hầu (1956-57) để tiêu diệt lực lượng HH ly khai Ba Cụt ở miền Tây 1955-56.

Trong ba tháng Người lính DVM cai trị, tôi không rõ ông ta đã làm được cái gì ngoài việc phá hoại những thành quả chánh trị xã hội của chế độ trước để lại và nhứt là việc phóng thích các tên cán bộ CS nằm vùng bị Ðại tá Nguyễn Văn Y giam giữ từ trước. Nhưng vì bị lãnh đạo hơn là lãnh đạo, DVM chỉ là người bị xỏ mũi, bảo đâu làm đó. Trong những người lính cai trị dẫn dắt DVM phải kể:
Người lính cai trị Ác độc Mai Hữu Xuân, Tổng Giám Ðốc CACS kiêm Trung Tâm Tình Báo Quốc Gia.
Người lính cai trị Playboy Dâm bôn Trần Văn Ðôn, Tổng Tư Lệnh Quân Ðội kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng + người lính cai trị em rể gian xảo Lê Văn Kim, Tổng Tham Mưu Quân đội.
Người lính cai trị già nghiện thuốc phiện Nguyễn Văn Quan, Cục Trưởng An Niunh Quân Ðội và Quân sư chính hiệu của DVM từ lâu.
Thằng nhỏ ham chơi làm người lính cai trị Tôn Thất Ðính, bộ trưởng Nội Vụ mà không có CACS để thì giờ đi chơi gái Tàu Chợlon để trả thù tác giả Luật Bảo Vệ Luân Lý cho bõ ghét.
Sau hết mà hơn hết là tên VC nằm vùng Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh.

Huỳnh Văn Lang viết về Nguyễn Khánh.

Tướng Nguyễn Khánh là một người lính cai trị thì hèn nhát cũng không lạ. Dám nhận một trọng trách như là Nguyên thủ Quốc gia mà lại luôn sợ chết thì lạ thật. Chỗ ngủ của anh ta luôn xê dịch. Cũng như tướng Khiêm cho quân cảnh rước về để giao cho anh ta lên nắm chính quyền thì có người kể là anh ta sợ bị bắt nên đã lê lết lậy lục xin tha mạng! Mà có người còn bịa chuyện là anh ta còn làm xấu trong quần là khác.

Huỳnh Văn Lang viết về Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Ưu tư số 1 của Nguyễn Cao Kỳ là kéo bè, kéo cánh, đem bạn bè ăn chơi lính tráng người Bắc đi nắm hầu hết các chức vụ quan trọng ở đô thành SGCL 90% là dân Nam kỳ, và nhiều chức vụ quốc gia khác nữa, như Nha Thương Cảng, Quan Thuế. Có thể NCK vô ý thức đã thành lập một hệ thống tham những chưa từng thấy. Từ ngày NCK lên nắm chính quyền là ngày 19 tháng 6, 1965, khởi sự mọc lên như nấm những ổ mãi dâm trá hình là những phòng tắm hơi. Những phòng tắm này muốn hoạt động lớn nhỏ gì cũng phải đóng hụi chết cho các quận trưởng. (.. .. )

Người viết muốn nói đến bức ảnh bạn nhậu của NCK là tướng Nguyễn Ngọc Loan cầm súng lục chĩa vào màng tang của tên đại úy Lộp. Ðã đành tên VC này đáng tội chết ngàn lần, nhưng xử y như vậy thật là phản chính trị, vô chính trị, vừa không phải chỗ vừa không phải lúc

Huỳnh Văn Lang viết về TT Nguyễn Văn Thiệu.

Mở đầu tác giả Ký Ức HV Lang trích bài viết của tác giiả Nguyễn Hoàng Lưu, bài này đăng trên báo Thời Luận, Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn 2012, bài viết về bà Ngô Ðình Nhu. Trong bài nhắc đến TT Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm:

..những người lãnh đạo sau này không có tư cách như bà Nhu. Tổng Thống Thiệu gửi con trai còn nhỏ đi học tại các trường tư thục thuộc loại đắt tiền nhất ở Thụy Sĩ, Anh. Con rể của Tổng Thống Thiệu và con rể của Thủ Tướng Khiêm đều thuộc thành phần trốn quân dịch, sống phè phỡn bằng tiền của cha mẹ vợ, tiền vơ vét trên xương máu nhân dân. Kể từ khi bắt đầu cầm quyền các ông Thiệu Khiêm đã lo vơ vét tích lũy tài sản đề phòng lúc hữu sự’

(.. .. .. )

Một trong những mẫu số chung của đa số các tướng lãnh là gái và tiền – từ Dương Văn Minh, Trần Văn Ðôn, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Ðỗ Cao Trí, Tôn Thất Ðính, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Cao Kỳ, Ðặng Văn Quang..

Sau đảo chánh 01-11-63, không còn sự kiềm chế và kiểm soát, các tướng lãnh “hội đồng tướng lãnh” ăn chơi trác táng thâu đêm.. các nữ sinh viên Phật tử hiến thân cho anh hùng cách mạng, các bà Phụ Nữ Liên Ðới đem thân xác chuộc tội.

Có người biết đem của che thân, có người đem thân che của, thì thân đi Côn Ðảo, của cải mất, vợ bị chiếm đoạt (trường họp của NVB, vợ ông này về sau là vợ bé của ông Thiệu.)

Gian dâm vợ người, tống tiền của, đoạt tài sản không bị coi là tội ác, được xem là chiến lợi phẩm. Sau vụ đoạt quyền 1/11/63 như ông Thiệu đã nói: “Quân đội làm đảo chánh thì Quân đội hưởng.”

CTHÐ: Tôi có lời bàn loạn về đoạn này:

“Các nữ sinh viên Phật tử hiến thân cho anh hùng cách mạng, các bà Phụ Nữ Liên Ðới đem thân xác chuộc tội.”

Tác giả Ký Ức HV Lang viết quá đáng. Theo tôi không có chuyện nữ sinh viên Phật Tử hiến thân cho các ông Tướng – số nữ sinh Phật Tử tham gia cuộc hạ bệ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm không nhiều – còn chuyện các bà Phụ Nữ Liên Ðới đem thân xác chuộc tội thì bà nào cũng năm bó, sáu bó tuổi đời, nhan sắc thuộc loại ma chê, quỉ hờn, thân xác bệu nhệch nát hơn cái mền Sakymen, Xưởng máy ở chân cầu Bình Triệu.. Nàm thao mấy ông Tướng có thể nhận trò đem thân chuộc tội của mấy bà này!

Huỳnh Văn Lang viết về Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ. Sau cuộc đảo chính, ông Nguyễn Ngọc Thơ được các Tướng mời thành lập chính phủ. Ông NN Thơ mời ông HV Lang đến gặp:

HV Lang: Vào phòng, chưa kịp ngồi, ông Thơ nói ngay:

“Toa giúp gì được moa không? Bộ Kinh Tế được không?”

Thật là bất thần, nhưng tôi đã có dự định là không tham gia với võ biền, võ phu. Một người vừa lé vừa lùn như ông Thơ mà đứng giữa những “người lính cai trị” quá vạm vỡ như Dương Văn Minh, Trần Văn Ðôn, Lê Văn Kim hay Ðỗ Mậu ..thì tầm vóc hóa ra quá nhỏ, thì có làm gì được.

“Thưa Phó Tổng Thống, tôi còn quá xúc động, chưa thể làm gì được bây giờ. Xin cho tôi đi nghỉ năm, ba tháng, tôi sẽ về trình Phó Tổng Thống. Tuy nhiên hiện giờ tôi có một vài ý kiến, nếu Phó Tổng Thống cho phép, tôi sẽ viết ra và trình Phó Tổng Thống.

Tôi về nhà, viết một hơi 4 trang giấy, không có gì độc đáo lắm, chỉ nêu lên 6 vấn đề yêu cầu Thủ Tướng lưu tâm. Tóm tắt như sau:
Ấp chiến lược nên củng cố lại.
Phật Giáo đặc biệt lưu ý vì làm gì cũng có Cộng sản len lỏi trong đó.
Sinh viên, học sinh là một lực lượng chính trị đã làm lung lạc bao nhiêu chính phủ trên thế giới.
Kampuchia nên đem ông Nguyễn Hữu Châu về làm Ngoại Giao, vì ông là bạn học với Sihanouk, vì biên giới Việt Miên đã quá hư thối.
Báo chí, phải biết lợi dụng cái quyền thứ tư này, chính nó làm cho chính phủ Diệm suy sụp.
Kinh tế thị trường đòi hỏi phải chơi luật cung cầu, tránh những khúc nghẽn do hành chánh gây ra.


CTHÐ bàn loạn: Tôi théc méc chuyện “Báo chí – Sài Gòn – làm cho chính phủ Diệm suy sụp.” Ông Huỳnh Văn Lang hiện ở Cali, USA, tôi xin hỏi ông: Báo chí Sài Gòn đã làm những thủ đoạn gì làm cho chính phủ Diệm suy sụp? Ðã ca tụng, tâng bốc chính phủ? Ðã đả kích chính phủ? Chuyện báo Sài Gòn đả kích chính phủ Ngô Ðình Diệm là không có. Không có 500%. Tất cả im re, chịu phép. Còn việc báo chí tung hô Tổng Thống và chính phủ thì làm sao mà chính phủ suy sụp đến cái độ bị lật đổ?

Huỳnh Văn Lang viết về Huỳnh Văn Cao.

Như thế có phải là Huỳnh Văn Cao giết hai người anh em không? Chính Cao đã đưx hai người anh em vào cửa Tử. Tức là khi Cao từ chối, hay xem thường lời cầu cứu của Ðại Úy Bằng như Cao có xác nhận trong Hồi ký của mình và không làm gì hết mà lại theo Ðại tá Quân báo Connors đi Cà mâu sáng ngày 01.11.63. Chỉ bởi vì Ðại tá Connors đã hưá với Cao:

“Anh ngồi yên đi, để cho bọn tướng tá làm cỗ cho anh ăn. Minh là một thằng ngu, Ðôn là một playboy, Kim là một tên điếm của Phòng Nhì Pháp, Khiêm là người ba phải, Ðính là một thằng con nít muốn làm đĩ đực. Tất cả là vô tài, bất tướng. Anh là người đạo đức và tài ba mà chúng tôi đã nghĩ đến từ lâu. Chính anh là người chúng tôi sẽ đưa lên thay thế Tổng Thống Diệm.”

CTHÐ viết thêm: Tác giả Ký Ức HV Lang kể ông Ngô Ðình Nhu đã tính trước 3 đường Tổng Thống chạy khỏi Sài Gòn nếu có đảo chính:

Một: đường Hải Quân. Ði bằng tầu Hải Quân. Nhóm Tướng đảo chính giết Ðai Tá Hồ Tấn Quyền.

Hai: Ðường lên Quân Khu 2 với Tướng Nguyễn Khánh. Tổng Thống không chọn đường thoát nạn này.

Ba: Ðường xuống Cần Thơ với sự bảo vệ của Tướng Huỳnh Văn Cao. Tổng Thống chọn đường này nên ông vào Chợ Lớn chờ quân Vùng 4 lên cứu. Nhưng Tướng Huỳnh Văn Cao đã không cứu Tổng Thống như ông Huỳnh Văn Lang viết trong đoạn trên đây.

Huỳnh Văn Lang viết về Phạm Ngọc Thảo:

..anh coi thường, khinh rẻ bọn võ biền, anh thường than vãn:

“Không đưá nào đáng xách giày cho ông Nhu cả.”

Và anh nhận xét không khác gì Ðại tá Quân báo Connors:

“Minh là một đại ca đại ngu, Ðôn là thằng đần, Ðính là thằng dốt, Ðỗ Mậu là người gian, Kim là một tên điếm chính trị đi đêm với Phòng Nhì, Oai là một thằng hèn, Xuân là tên đại ác.”

CTHÐ: Theo lời ông HV Lang kể ông giao du rất thân với ông Phạm Ngọc Thảo. Hai ông mưu đồ làm cuộc đảo chính để – khi thành công – buộc Tổng Thống Ngô Ðình Diệäm phải đưa ra khỏi nước Ðức Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục, ông Ngô Ðình Nhu và bà Trần Lệ Xuân, ông Ngô Ðình Cẩn. Ðảo chính không thực hiện được vì ông Trần Thiện Khiêm không chịu nhập cuộc. Theo lời ông HV Lang người đọc thấy Ông Phạm Ngọc Thảo tuy là Việt Cộng hồi chánh nhưng không phải là Việt Cộng nằm vùng. Ông bị các Tướng bắt sống và giết chết.

Năm ấy tôi – CTHÐ – nghe tin đồn ông Phạm Ngọc Thảo bị đạp từ trên phi cơ trực thăng xuống biển. Lại nghe chuyện đồn ông Phạm Ngọc Thảo bị bóp dzế đến chết. Người bóp là Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng, xước danh Hùng Sùi.

Tôi viếtt chuyện này với sự không dzè dzặt thường lệ. Nghe sao viết vậy. Ông Hùng Sùi hiện ở San José, USA. Nếu ông cho độc giả biết thực hư về vụ ông Phạm Ngọc Thảo bị giết thì quí lắm. Cám ơn ông. Dù ông – Hùng Sùi – không lên tiếng tôi cũng cám ơn ông.

Hai mươi năm xa cách, năm 1905 tôi gặp lại ông Hùng Sùi, ở Mỹ. Có lần tôi nghe ông nói về những việc ông làm trong thời Sài Gòn xẩy ra đảo chánh liên miên:

“Tao là thằng cầm c. cho chó đái.”

Tôi chắc ông muốn nói việc ông bị các ông Tướng lợi dụng, ra lệnh làm việc này, việc nọ.

o O o

Tôi viết ông Huỳnh Văn Lang là người đẻ bọc điều vì cuộc đời ông toàn có những may, những phúc, những lộc. 8/10 đời ông là thành công. Ông có bị đi tù khoảng 3, 4 năm: vài tháng ở Nhà Giam Tổng Nha Cảnh Sát, một năm ở Nhà Tù Chí Hoà, ba năm ở Trung Tâm Cải Huấn Tam Hiệp. Nhưng tôi thấy những ông tù thời Quốc Gia VNCH có tiền, chịu chi thì ở tù không khổ chi mấy, các ông ăn uống, ngủ gầân như ở nhà, chỉ thiếu có đàn bà.

Ông HV Lang viết Tháng 7, 1965 Ðại úy Trương Vĩnh Ðắt làm Quản Ðốc Trại Tù Tam Hiệp. Tôi théc méc: Năm 1953 là lính Tuyên Truyền Cục Tâm Lý Chiến tôi ra phục vụ ở Trại Giam Tù Binh Phú Quốc, Ðại úy Trương Vĩnh Ðắt là Ðai úy. Năm 1965 – 12 năm sau – Ðại Uý Trương Vĩnh Ðắt vẫn là Ðại úy???

Ngoài mấy năm tù ấy, cuộc đời Ông Bọc Ðiều toàn có những thành công: lập Trường Bách Khoa Bình Dân, ra Tạp chí Bách Khoa, khai thác gỗ rừng bán cho Nhật, nhập cảg xe Nhật Honda. Làm gì ông cũng thành công. Có thể nói tay ông sờ vào cái gì là cái đó hoá ra Vàng, Ðô-la. Con trai, con gái ông sang học ở Pháp, ở Mỹ. Tháng Tư 1975 có ông Mỹ đến đón gia đình ông 5 người lên phi trường Tây Sơn Nhứt đi Mỹ, giá mỗi người là 4.000 Ðô Mỹ. Từ Mỹ những năm 1995, 2001. 2008 ông về nước. Ông đi từ Sài Gòn xuống Cà Mâu, ông đi từ Sài Gòn lên Lạng Sơn, ông về quê chỉnh trang lại những phần mộ của gia đình ông.

Ai bảo Giầu là Khổ? Giầu như ông Huỳnh Văn Lang không Sướng ư?

Tôi không thể trong một bài kể hết những chuyện tôi thấy hấp dẫn trong tác phẩm Ký Ức Huỳnh Văn Lang. Như chuyện Bà Ðức Lợi bị bắt vì thầu Vé Số Kiến Thiết giá 10 đồng một vé mà bán cho dân 13, 14 đồng. Bà Ðức Lợi khai để trúng thầu mỗi kỳ sổ xố bà phải nộp cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến 300.000 đồng, Bộ Trưởng Tài Chính Nguyễn Lương 300.000 đồng, Bộ Trưởng Nguyễn Ðình Thuần 300.00 đồng. Vì phải nộp những số tiền đó, bà phải tăng giá bán vé số.

Ông HV Lang gọi Nguyễn Ðình Thuần là “nịnh thần, gian thần, phản thần.” Theo ông, Bộ Trưởng Phủ Tống Thống kiêm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Ðình Thuần đã thao túng quyền lực, nắm hết quyền hành, bao vây TT Ngô Ðình Diệm, hãm hại những người có tài, cô lập ông Ngô Ðình Nhu.

Tôi kể vài lỗi trong Ký Ức Huỳnh Văn Lang, những viết sai nhỏ thôi, những viết sai mà nhiều người viết mắc phải. Tôi kể những lỗi này để ông Huỳnh Văn Lang biết tôi đọc Ký ỨÙc của ông kỹ đến chừng nào. Nằm đọc, lấy bút ghi những đoạn có thể trích, góp ý. Trong lời Tựa tác giả có lời cám ơn một số ông bà sửa lỗi chính tả trong Ký Ức, tác phẩm vẫn còn nhiều lỗi không nên, không đáng có, như:

HV Lang : “..có nhà dung nước cho sôi và để nguội..” Ðun nước.

HV Lang: “..tiêu biểu là chiếc Tam bản ( do tiếng Sampan của Pháp)..” Tiếng Sampan do tiếng Tam bản mà có. “..theo tiêu chuẫn Nho giáo..”Tiêu chuẩn. “..nói chuyện liêng thiêng..” Phải chăng là Huyên thuyên, huyên thiên?? “Cha tôi cho người đi mua rắn, lột da, căng trên dĩ tre, phơi thật khô..” Vỉ tre.”..chờ tầu viễn du xuất cảng qua Ðức..” Tàu viễn dương. “..chở lên dựa ở Chợ Lớn..” Vựa. “..đánh vải, làm sạch vải.. Vẩy cá. “.. cá bung súng, cá rằng ri cá, cá rằng ri voi..” Cá bông súng, cá rằn ri. “..nồi nêu son chảo..” Nồi niêu soong chảo. “..Ngoại chỉ cảm xoàn thôi..: Cảm xoàng. “Ngày mùn một Tết.” Ngày Mùng Một. “Thời khắc biểu rất chặc chẽ..” Chặt chẽ. “nhà vuôn, nóc vuôn.” Vuông. “đồng hồ Pathé-Philip.” Patek Philip. “Tôi thuật lại câu chuyện trên đây hoàn toàn không có hậu ý tố cáo tham nhũng..” Ẩn ý, không phải hậu ý. “Nước Grésyl.” Nước Crésyl.

HV Lang viết “bệnh rệnh.” Tôi théc méc tiếng “bịn rịn,’ sao ông có thể viết thành “Bệnh rệnh.”

Trong Ký Ức, tác giả có dùng tiếng “phơi rún.” Tiếng này là tiếng của tôi – CTHÐ – tiếng do tôi đặt ra

No comments:

Bút ký PHIM HÀNH TRÌNH 50 NĂM do Thanh Tâm Film thực hiện

Khoảng 1977/1978, đọc tin tức trên nhiều báo Việt Nam, tôi nhận ra thân phận rất mong manh của thuyền nhân trong câu được “truyền tụng” lúc ...