Tuesday, May 19, 2020

Việt Nam: Tuyên truyền về Hồ Chí Minh, kết quả thế nào?

Việt Nam gọi Hồ Chí Minh là Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam gọi Hồ Chí Minh là Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Việt Nam tuần này kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản cầm quyền nói Hồ Chí Minh là Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hôm 18/5, nói: "Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vô cùng phong phú, vĩ đại của Người không những là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam mà còn là đóng góp quý báu của Người vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới."
Tuy vậy, một số nhà bình luận tự xem là độc lập, cũng bày tỏ đánh giá không đồng nhất với Đảng Cộng sản về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội): Tôi cho rằng, bài phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSVN, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 130 năm, ngày sinh cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có gì mới.
Thật khó cho bất kỳ ai ca tụng công đức Hồ Chí Minh hay hơn cố Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn trong bài Điếu đọc tại lễ tang Hồ Chí Minh năm 1969.
Từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ vào cuối thế kỷ trước, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh mới được đẩy lên như một vũ khí tư tưởng thay cho chủ nghĩa Mác - Lênin. Cho nên, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo hướng này là chuyện không lạ và không mới.
Nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo: Tôi theo dõi bài diễn văn và cười một mình.
Hồ Chí Minh chọn và bắt Việt Nam đi theo con đường đó nên nảy sinh nhiều tác hại khôn lường, mà đặc biệt là nạn độc tài toàn trị cộng sản ở Việt Nam.
Có quá nhiều kiến thức bị bóp méo, sai lệch và chủ quan trong bài diễn văn này: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản", theo tôi đó là sự chủ quan, tự cho là như thế.
Có người có thể đặt câu hỏi giá như ông Hồ Chí Minh không đi tìm đường cứu nước, cứ làm một ông giáo hay nghề gì đó hay ho, thì Việt Nam bây giờ có thể đã có một khả năng lớn trở nên giàu mạnh, văn minh ngang ngửa Hàn Quốc, Singapore...chứ không phải đứng hàng gần đội sổ thế giới thế này, như được xếp riêng về kinh tế là quốc gia thuộc nhóm trung bình thấp.
Đảng Cộng sản khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi tỏa sángBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐảng Cộng sản khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi tỏa sáng

Hai thập niên vận động, tuyên truyền

BBC: Việc tuyên truyền và vận động về Hồ Chí Minh trong thời gian một số năm trở lại đây nhằm mục đích gì và có đạt được hiệu quả, mục tiêu đặt ra bởi Ban lãnh đạo nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như ngành tuyên giáo, xây dựng đảng hay không?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Tôi cho là mục đích thì vẫn vậy, củng cố tính chính danh của chế độ, có chút ít phục vụ chống tham nhũng. Nhưng nó có tác động ngược lại với những cố gắng của họ.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh: Chúng ta biết năm 2003, Ban Bí thư (khóa IX) ra Chị thi 23 về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đến năm 2006, Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh khi đó ký Chỉ thị 06, tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Như vậy phong trào học tập và làm theo gương đạo đức cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay là gần 20 năm.
Kết quả như thế nào, những người Việt Nam trong nước và hải ngoại có thể rút ra nhận thức của riêng mình.
Với tôi, nếu phong trào này là thiết thực và hiệu quả thì tình trạng tham nhũng, cửa quyền, vi phạm kỷ luật Đảng, phạm tội hình sự trong đội ngũ cán bộ đảng viên đã không ngày một trầm trọng như chúng ta đang chứng kiến.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Việc tuyên truyền và vận động về Hồ Chí Minh trong một số năm trở lại đây nhằm mục đích tuyên bố với mọi người rằng Việt Nam kiên quyết đi theo con đường cộng sản độc tài toàn trị, đừng bao giờ hy vọng sẽ có thay đổi theo dân chủ đa nguyên.
Hình ảnh và con đường gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa ra như một lá bùa để che giấu việc đảng Cộng sản đã biến thành một giai tầng thống trị lợi ích nhóm, thả sức tham nhũng và sinh sát với dân, đi ngược quyền lợi nhân dân.
Hiệu quả, mục tiêu theo tôi thì hầu hết người dân không tin, nhưng không dám đụng đến chủ đề cấm kị này vì sự trấn áp và nỗi sợ bị đàn áp, trù dập.
BBC: Quần chúng và nhân dân, cũng như đảng viên, đoàn viên có quan tâm và chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc vận động này hay không?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Với lớp đảng viên, đoàn viên thì vô hình chung lại dễ khuyến khích thêm lối sống đạo đức giả - nói rất kêu nhưng làm ngược lại. Hiện tượng Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son là dẫn chứng sinh động nhất.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh: Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ phải có một cuộc điều tra xã hội học nghiêm túc. Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có lần nói 'nhạt Đảng, khô đoàn' khi ông nhận định về chí hướng phấn đấu của thanh niên ngày nay.
Tình trạng này có thể phản ánh thái độ của dân chúng trước đòi hỏi học tập gương lãnh tụ chăng?
Tôi nhớ ông Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Hồ Xuân Mãn, một trong ba bí thư tỉnh ủy được vinh danh tấm gương học tập đạo đức Hồ Chí Minh cách nay mươi năm. Ông Mẫn còn được phong Anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Mỹ. Tiếc rằng, viên bí thư này khai man thành tích chiến đấu. Ông bị Chủ tịch nước tước danh hiệu anh hùng sau đó.
Hồ Xuân Mãn chỉ là một trong nhiều ví dụ về sự tha hóa của cán bộ khi họ nắm giữ quyền lực trong mô thức cấu trúc quyền lực ở Việt Nam hiện thời.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Phải vờ vịt trung thành, đó là miếng ăn và tiến thân, trong lòng họ thì sự khinh bỉ, khinh ghét, hành động thì trái ngược lại, nhưng ngoài miệng thì phải luôn ca ngợi "công lao của đảng và bác".
Chưa bao giờ con người Việt Nam có thế ứng xử giả dối đến như vậy lâu nay, không rõ sau này lịch sử và con cháu soi chiễu, xem xét lại giai đoạn và triều đại này thì sẽ nói gì, nghĩ gì, nhưng hiện tại tôi nghĩ chính đảng đã nêu gương ứng xử như thế đó.
Việt Nam đánh dấu 130 năm sinh Hồ Chí MinhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam đánh dấu 130 năm sinh Hồ Chí Minh

Tư tưởng và tấm gương nhân cách

BBC:Lãnh đạo nhà nước và đảng CSVN nhấn mạnh hai khía cạnh là tư tưởng và tấm gương đạo đức, tác phong, nhân cách của Hồ Chí Minh, có gì đáng bàn hay không?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Về "tư tưởng", chắc là người ta cần phải tranh luận về thế nào thì được nâng tầm lên thành "tư tưởng". Một khi không có cuộc tranh luận dân chủ về đề tài đó thì chẳng thể bàn một cách trung thực và nghiêm túc.
Về "tấm gương đạo đức …" cũng tương tự, nó phải được minh chứng bằng sử liệu, tư liệu báo chí, sách vở trong không khí tự do. Nếu không, mọi thông tin, tư liệu sẽ dễ bị méo mó, sai lạc, trở thành thứ tuyên truyền một chiều, phục vụ mục đích chính trị. Đáng bàn nhất là như vậy thôi.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước muốn cán bộ, đảng viên và dân chúng học tập cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hai khía cạnh: thứ nhất, tư tưởng; và thứ hai, tấm gương đạo đức, tác phong, nhân cách.
Tôi cho rằng, xã hội Việt Nam ngày nay đã khác nhiều thời bao cấp. Người ta không thể muốn nói gì cũng được nữa. Mạng xã hội đem lại một khối lượng tin tức đa chiều, phong phú. Dân chúng và cả cán bộ đảng viên nữa, có thể dễ dàng nhận loại tin mà người lãnh đạo không muốn họ biết. Và đó là vấn đề khi người ta tuyên truyền về tư tưởng hay đạo đức Hồ Chí Minh.
Cơ quan tuyên giáo của Đảng tổng hợp ý kiến của người Việt trong và ngoài nước theo hai nội dung khen và chê về một nhân vật lịch sử cận đại nổi tiếng nhất Việt Nam, họ sẽ có được cái nhìn tương đối chính xác về Hồ Chí Minh.
Di chúc Hồ Chí Minh - 50 năm nhìn lại
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi cho rằng, chính trị gia Hồ Chí Minh chưa đủ tầm vóc để tạo nên một tư tưởng, mà ở một khía cạnh lịch sử nào đó, chỉ thể hiện là một chính trị gia chịu nô lệ cho con đường của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô trên bàn cờ chính trị thế giới thời đại đó mà thôi, nhưng Liên Xô sau này thì đã từ bỏ con đường đó lâu rồi và chỉ còn Trung Quốc....
E rằng càng nhấn mạnh cũng chỉ càng là những lời hoàn toàn sáo rỗng, mang tính che giấu thực trạng khó cứu vãn mà thôi.
BBC:Có gì tranh cãi hay có câu hỏi nào được đặt ra đối với cố Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam hay không hay các câu hỏi đều đã được đảng và nhà nước Việt Nam minh định rõ ràng?
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh: Có một số câu hỏi từng xuất hiện trong xã hội Việt Nam, chẳng hạn, ai là tác giả Ngục Trung Nhật Ký? Nguyễn Tất Thành có phải là tác giả Bản Yêu Sách Của Nhân Dân Việt Nam (1919)? hay Hồ Chí Minh có phải là nhà cách mạng Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc?
Tôi không nghiên cứu sâu về tiểu sử và sự nghiệp của lãnh tụ Hồ Chí Minh, do vậy không thể có ý kiến về chuyện này.
Nhưng tôi nghĩ, Đảng và Nhà nước nên có ý kiến để giải tỏa nghi vấn của dân chúng và cả đảng viên nữa. Điều đó sẽ tốt cho Đảng và cả cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Hồ Chí Minh là một nhân vật luôn được công chúng đặt ra rất nhiều câu hỏi. Thực ra bản thân ông không bí hiểm đến thế nhưng chính sự thần thánh hóa ông ta của đảng Cộng sản và chính quyền đã khiến người ta phải nghi vấn, đưa ra những thực tế để chứng minh có sự thực hai dối trá lịch sử, chính trị hoặc những dấu hỏi, tồn nghi.
Theo tôi, ca ngợi quá, thần thánh hóa và tuyên truyền quá lố, cũng là gián tiếp gây ra tác dụng trái ngược, tương phản bất lợi cho chính mình, chẳng thà khéo léo, không làm như thế còn có lợi hơn, hoặc cứu vãn được chút danh dự nào đó, nếu còn.
PV BBC Ấn Độ thăm Lăng Hồ Chí Minh

Đã thỏa mãn, đáp ứng hay chưa?

BBC: Những gì mà Hồ Chí Minh, như trong sách vở, tài liệu của đảng và nhà nước Việt Nam nêu, tìm kiếm, theo đuổi trong sự nghiệp chính trị của ông liệu đã đạt được thỏa đáng chưa, tại mốc 130 năm sinh của ông nhìn lại?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Có lẽ cả trăm năm nữa, những bí ẩn, thêu dệt ... không thể kể hết về Hồ Chí Minh cũng khó có thể được làm rõ được đáng kể. Điều này phần lớn tùy thuộc thể chế chính trị ở Việt Nam có thay đổi được gì không theo hướng tiến bộ. Vì vậy, ông "tìm kiếm, theo đuổi" gì, trong từng giai đoạn của cuộc đời, trong thâm tâm không nói ra bằng lời, hay đằng sau những lời nói … thật khó mà biết chính xác.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh: Tôi nghĩ tài liệu của Đảng và Nhà nước nêu cho cán bộ, đảng viên và dân chúng học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã tránh hai điều cơ bản sau:
Thứ nhất, trong Bản Yêu Sách 8 điểm (Yêu Sách Của Nhân Dân Việt Nam - năm 1919), và Bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tours, Pháp (năm 1920), nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã đòi cho dân Việt Nam quyền tự do báo chí và tự do lập hội. Như mọi người biết, hai quyền thiêng liêng đó đến nay vẫn chưa được Đảng cộng sản Việt Nam trao cho dân.
Thứ hai, trong Bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn được hỏa thiêu. tuy nhiên, nguyện vọng của ông vẫn chưa thành hiện thực.

Nhìn về Đại hội Đảng 13

BBC: Nhìn về tương lai gần, các ông bà có mong muốn gì về sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp diễn ra ở Đại hội Đảng 13 năm 2021?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi cho rằng đảng Cộng sản đã có quá nhiều món nợ phải trả đối với nhân dân Việt Nam ở cả các miền trong cả nước, trong đó có thậm chí có cả nhiều điều được cho là nợ chính trị, nợ lịch sử, hay cả "nợ máu" nữa...
Mỗi một đại hội đảng là một lần khiến người tac có thể thêm thất vọng vì đảng vẫn kiên quyết và đàn áp mọi người để họ nắm bằng được độc tôn chính trị, gây bao đau thương cho dân tộc và đất nước này.
Đến nay đảng đã thể hiện sự bất lực trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước trước sự xâm lăng từng bước và đe dọa chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ngày một hung hăng của láng giềng cộng sản Trung Quốc; và đảng tiếp tục nhất quyết không trao lại quyền cho dân, thông qua bầu cử tự do và cải tổ thể chế chính trị dân chủ thực chất trên cơ sở đa đảng chính trị đối lập và đa nguyên tư tưởng, cùng một Hiến pháp mới thực sự do nhân dân soạn lập và phúc quyết.
Đại hội 13 tại sao không phải là một dịp để suy nghĩ lại? Trao quyền lại càng chậm thì tội níu giữ chặn bước xe lịch sử tiến bộ và văn minh của dân tộc, đất nước có thể càng lớn, càng trầm trọng và càng gây thêm nhiều đau thương.
Song tôi cũng biết rằng người Việt Nam phải tự giành lấy những gì họ mưu cầu, chẳng ai cho không ai cái gì cả, nhất là tự do, dân chủ và nhân phẩm.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh: Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam muốn trao quyền lực đích thực cho nhân dân thông qua bầu cử tự do và cải tổ chính trị thực chất trên cơ sở đa đảng chính trị đối lập và đa nguyên tư tưởng, với một Hiến pháp mới thực sự do nhân dân soạn lập và phúc quyết ở Đại hội ĐCSVN lần thứ XIII.
Cứ xem cách thức tuyển chọn nhân sự của Đảng và chỉ đạo bầu Quốc Hội và Hội Đồng Nhân dân các cấp sẽ thấy điều đó.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Theo tôi thì nên thực tế, tránh những gì có thể chỉ là ảo tưởng trong bối cảnh và bản chất của chế độ hiện nay.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi một tọa đàm của BBC News Tiếng Việt nhân Hội nghị Trung ương 12 (khóa XII) của ĐCSVN vừa nhóm họp bàn về phương án nhân sự cấp cao.

No comments:

Bút ký PHIM HÀNH TRÌNH 50 NĂM do Thanh Tâm Film thực hiện

Khoảng 1977/1978, đọc tin tức trên nhiều báo Việt Nam, tôi nhận ra thân phận rất mong manh của thuyền nhân trong câu được “truyền tụng” lúc ...