Thursday, May 19, 2022

Chiến tranh Ukraine: Việt Nam muốn bớt phụ thuộc vũ khí Nga, nhưng Mỹ vẫn quá xa?

HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES=
Hệ thống hỏa tiễn S-125-2TM/Pechora-2TM do Nga chế tạo tại một triển lãm quân sự ở thành phố Thái Nguyên, Việt Nam vào ngày 22/12/2019

"Các vấn đề của nền quốc phòng Nga, bị bộc lộ sau khi Kremlin xâm lăng Ukraine đang khiến Việt Nam đau đầu. Lưu ý là hơn 80% trang thiết bị quân sự của Việt Nam được mua từ Nga," Tiến sĩ Ian Storey, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, nói với BBC Tiếng Việt.



Các khách hàng quan trọng của Nga tại khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Myanmar, Malaysia và Indonesia.

Theo nghiên cứu của ông Ian Storey, công bố vào tháng 03/2021, có ba nguyên nhân khiến nhiều quốc gia thích mua vũ khí Nga.

Nga có thể cung cấp nhiều loại vũ khí đa dạng, từ các máy bay chiến đấu và tàu ngầm công nghệ cao, cho đến xe quân sự và vũ khí thô sơ.

Thứ hai là giá rẻ hơn Mỹ. Nga cũng sẵn sàng chấp nhận phương thức thanh toán vừa bằng tiền và trao đổi hàng hóa, và thanh toán theo từng phần.

Và khác với Mỹ và châu Âu, Nga không cân nhắc các vấn đề nhân quyền khi bán vũ khí.
Hệ thống súng phòng không ZSU-23-4 Shilka do Nga chế tạo tại một triển lãm quân sự ở thành phố Thái Nguyên, Việt Nam vào ngày 22/12/2019

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Hệ thống súng phòng không ZSU-23-4 Shilka do Nga chế tạo tại một triển lãm quân sự ở thành phố Thái Nguyên, Việt Nam vào ngày 22/12/2019

'Hơn 80% khí tài của Việt Nam là mua từ Nga'

Việt Nam là khách hàng lớn nhất của Nga tại Đông Nam Á. Trong 20 năm qua, 61% quốc phòng của Nga xuất khẩu sang Đông Nam Á là bán cho Việt Nam.

Theo ông Ian Storey nói với BBC, hơn 80% khí tài của Việt Nam là thiết bị mua từ Nga.

Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ phụ thuộc các công ty vũ khí của Nga trong những năm tiếp theo về thiết bị dự phòng, nâng cấp và trang thiết bị quân sự từ Nga.

Ông Ian Storey cho rằng các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ, châu Âu áp đặt lên Nga sẽ có thể khiến việc bảo dưỡng, nâng cấp khí tài tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

"Các lệnh trừng phạt và hạn chế xuất khẩu từ quốc tế áp đặt lên Nga kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bùng phát là chuyện khó giải quyết," Tiến sĩ Ian Storey nhận định.

"Trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ cố gắng bảo tồn kho dự trữ phụ tùng và vũ khí cho đến khi họ có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra bên trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nga."

"Việt Nam cũng sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn phụ tùng thay thế từ các quốc gia khác sử dụng bộ phụ tùng do Nga sản xuất, đặc biệt là Ấn Độ."

"Tôi cũng nghĩ rằng trong ngắn hạn Việt Nam sẽ ngừng đặt đơn hàng lớn với Nga, bao gồm cả máy bay chiến đấu."







HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Một xe tăng Nga bị phá hủy tại thị trấn Bucha ở Ukraine, ảnh được chụp vào ngày 09/04/2022

Đa dạng hóa nguồn cung cấp

Tại hội nghị Công tác toàn quân năm 2019, quân đội Việt Nam đã trưng bày một số vũ khí chủ lực, trong đó có xe tăng T-90 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 đều của Nga.

Đồng thời, Việt Nam cũng trưng bày tên lửa phòng không tầm trung Spyder-MR của Israel.

Tiến sĩ Ian Storey nhận định Việt Nam sẽ tăng cường đa dạng hóa số lượng vũ khí nhập khẩu, không còn chỉ là Nga.

"Điều này sẽ không dễ dàng vì quân đội Việt Nam rất quen dùng trang thiết bị quân sự từ Nga. Và chuyển sang các nhà cung cấp khác sẽ tốn thời gian và chi phí."

"Do tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với Bắc Kinh, nên việc mua vũ khí từ Trung Quốc sẽ không khả thi về mặt chính trị."

"Thế nhưng cũng có các lựa chọn khác, ví dụ những nhà cung cấp châu Âu," Tiến sĩ Ian Storey nói với BBC.

Báo cáo 2018 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam là khách hàng lớn thứ ba của Nga trong buôn bán vũ khí.

Báo cáo này đánh giá xu hướng mua bán vũ khí trên thế giới giai đoạn từ 2013 tới 2017, đưa ra các số liệu thú vị liên quan Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ ba (10%) trong danh sách mua hàng của Nga, sau Ấn Độ (35%) và Trung Quốc (12%).

Việt Nam cũng là khách hàng thứ ba của Israel (6,3%), sau Ấn Độ (49%) và Azerbaijan (13%).

Với Belarus, Việt Nam là khách hàng số một (26%), tiếp theo là Trung Quốc (26%) và Sudan (23%).

Cộng hòa Czech là đối tác lớn tiếp theo, với Việt Nam là khách hàng thứ ba (11%), sau Iraq (44%), và Mỹ (19%).

HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch (khi còn đương nhiệm) và người đồng cấp Nga Sergei Shoygu tại Hà Nội vào ngày 23/01/2018

Triển vọng Mỹ bán vũ khí?

Theo Tiến sĩ Ian Storey thì đây là thời điểm mà chính phủ Hoa Kỳ có thể đề nghị bán vũ khí cho Việt Nam nhưng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ thận trọng.

"Việt Nam sẽ không muốn thay sự phụ thuộc Nga mà chuyển sang phụ thuộc Mỹ. Vũ khí của Mỹ thì giá đắt, trong khi khó có thể được Quốc hội Mỹ phê chuẩn vì hồ sơ nhân quyền của Việt Nam."

Tiến sĩ Ian Storey cho rằng Việt Nam không thể mua dòng máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ, như F-35 vì chi phí quá cao, và Mỹ chỉ bán cho các đồng minh và đối tác thân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

"Tuy nhiên Mỹ có thể cung cấp dòng máy bay chiến đấu F-16 hoặc F-15 cho Việt Nam như với Indonesia."

Nhưng đối với Việt Nam, điều này đồng nghĩa là sẽ có hai dòng huấn luyện và bảo trì lực lượng không quân, theo Nga và Mỹ, và thực hiện điều này rất tốn kém.

"Việt Nam có thể hy vọng cuộc chiến tranh Ukraine sẽ nhanh chóng kết thúc và các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga sẽ bị dỡ bỏ. Thế nhưng nếu cuộc chiến tranh này kéo dài hàng tháng hay nhiều năm thì có thể thấy Việt Nam sẽ tiếp tục đau đầu trong tương lai gần", Tiến sĩ Ian Storey kết luận.

Xem thêm:






No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”