BORIS BONDAREV
Nhà ngoại giao Boris Bondarev
Một nhà ngoại giao Nga đã từ chức để phản đối cuộc chiến "đẫm máu, ngu ngốc" "do Putin phát động chống lại Ukraine".
Boris Bondarev, theo hồ sơ trên LinkedIn, đã từng công tác tại Phái bộ Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC rằng ông biết quyết định lên tiếng của mình có thể đồng nghĩa với việc Điện Kremlin coi ông là kẻ phản bội.
Trong lá thư được đăng trên mạng xã hội và gửi tới các đồng nghiệp ngoại giao, ông Bondarev giải thích rằng ông đã chọn kết thúc sự nghiệp 20 năm phục vụ vì ông không thể "tiếp tục tham gia vào trò lố bịch đẫm máu, ngu ngốc và hoàn toàn không cần thiết này".
"Người nào vạch ra cuộc chiến này chỉ muốn một điều duy nhất - nắm quyền mãi mãi", ông Bondarev viết.
"Để đạt được điều đó, họ sẵn sàng hy sinh nhiều mạng sống. Hàng nghìn người Nga và Ukraine đã chết chỉ vì điều này."
Lá thư cũng không do dự cáo buộc cơ quan cũ của ông, rằng Bộ Ngoại giao Nga quan tâm đến "sự dối trá và thù hận" hơn là ngoại giao.
Phân tích của Steve Rosenberg, Biên tập viên Nga của BBC News
Khi được gửi đi, lá đơn từ chức mang tính phê phán kịch liệt.
Nhà ngoại giao Boris Bondarev đã không do dự chỉ trích Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Lavrov và cuộc tấn công của Nga ở Ukraine.
"Chiến tranh xâm lược... tội ác nghiêm trọng nhất... hiếu chiến, dối trá và hận thù..."
Thật hiếm khi nghe những lời như vậy từ một quan chức Nga. Trong ba tháng kể từ khi Vladimir Putin phát động điều mà ông vẫn gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine (mà hầu hết thế giới gọi là chiến tranh của Nga), có rất ít dấu hiệu cho thấy sự bất đồng công khai trong các thể chế nhà nước Nga.
Các nhà chức trách Nga có lúng túng? Chắc chắn rồi. Họ muốn làm rõ rằng bộ máy nhà nước ở đây hoàn toàn đứng sau quyết định xâm lược Ukraine của Tổng thống Putin.
Nhưng một lá đơn từ chức không có nghĩa là nhiều người khác sẽ làm theo. Ông Bondarev thừa nhận với tôi rằng ông ấy thuộc nhóm thiểu số. Ông ấy tin rằng, hiện tại, hầu hết các quan chức trong Bộ Ngoại giao Nga đều ủng hộ đường lối chính thức và ủng hộ 'hoạt động đặc biệt' của Điện Kremlin.
Cuối YouTube tin, 1
Trao đổi với BBC, ông Bondarev nói rằng ông "không thấy bất kỳ giải pháp thay thế nào" ngoài việc từ chức: "Tôi không nghĩ rằng việc này sẽ thay đổi nhiều, thành thật mà nói, nhưng tôi nghĩ nó có thể là một viên gạch nhỏ vào bức tường lớn hơn mà cuối cùng sẽ được xây dựng. Tôi hy vọng như vậy. "
Ông Bondarev tiết lộ rằng cuộc xâm lược ban đầu đã được các đồng nghiệp ngoại giao của ông ghi nhận với "niềm hạnh phúc, vui sướng, hưng phấn" vì thực tế là Nga đã "thực hiện một số bước đi quyết liệt".
"Bây giờ họ ít hài lòng hơn với điều đó, bởi vì chúng tôi đang đối mặt với một số vấn đề, trước hết là với nền kinh tế. Nhưng tôi không thấy rằng nhiều người trong số họ sẽ hối cải và thay đổi quan điểm của mình."
"Họ có thể trở nên ít quyết liệt hơn một chút, ít hung hăng hơn một chút. Nhưng sẽ không hòa bình", ông nói.
Tuy nhiên, ông Bondarev viết trong bức thư ngỏ của mình rằng ông "chưa bao giờ xấu hổ về đất nước của mình đến vậy" như vào ngày 24/02, khi cuộc xâm lược bắt đầu.
Không rõ liệu ông Bondarev có phải là nhà ngoại giao đầu tiên từ chức không, mặc dù chưa có ai khác lên tiếng công khai.
Ông Bondarev không ảo tưởng rằng Moscow giờ đây sẽ coi ông là kẻ phản bội, nhưng lưu ý rằng ông không "làm bất cứ điều gì bất hợp pháp".
"Tôi chỉ từ chức và nói lên suy nghĩ của mình. Nhưng tôi nghĩ tất nhiên tôi phải quan tâm đến sự an toàn của mình.", ông cho biết.
Xem thêm:
No comments:
Post a Comment