Monday, October 8, 2012

Trung Q. Gã khổng lồ” cô đơn _NgV




Chưa bao giờ trong lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc lại rơi vào hoàn cảnh bị cô lập đến như vậy. Với những hành động thể hiện tham muốn trở thành “bá vương” của mình, Trung Quốc đang dần trở nên đơn độc trên mọi chiến trường.Ra sức gây hấn với láng giềng

Có thể nói Trung Quốc đang kéo tâm điểm của thế giới từ khu vực Trung Đông về phía biển Đông. Hiện nay, nước này đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xây dựng trung tâm hành chính cho cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. “Thành phố” mới được tuyên bố này nằm trên vùng biển rộng 2 triệu km2 ngoài khơi khu vực phía nam Biển Đông và chiếm đến 57% khu vực biển này.
Đây là một trong những tranh chấp gây sự chú ý của thế giới nhất hiện nay khi mà Trung Quốc đang “gây sự” với hầu hết các láng giềng của mình như Việt Nam, Malaysia, Philippines và vùng viễn đông nước Nga. Sự tranh chấp trở nên nóng hơn bao giờ hết với cuộc đua gia tăng sức mạnh vũ trang ở các nước trong khu vực và những va chạm không chỉ trên bàn ngoại giao mà còn có cả những tranh chấp mang tính chất quân sự giữa các quốc gia với nhau, mà tâm điểm chính là Trung Quốc.

Trung Quốc đang tự đẩy mình vào thế “đơn chiếc” trên chiến trường ngoại giao cũng như quân sự khi đã tạo điều kiện cho các quốc gia trên biển Đông tạo ra một liên minh và có những hoạt động trao đổi quân sự với Mỹ - đối thủ lớn nhất của Trung Quốc trên mọi mặt trận hiện nay.
Các nước láng giềng và một số cường quốc khác trên thế giới đang cố gắng để kiềm chế và cô lập một Trung Quốc đang ngày càng “hung hăng”. Chiêu bài lãnh thổ từ quá khứ đã được chính phủ Trung Quốc khơi gợi dậy trong lòng dân chúng, làm sống dậy tinh thần “tự tôn dân tộc” nhằm mục đích chính thống hóa các hoạt động tăng cường quân sự gia tăng sức mạnh để lấy lại “những gì đã mất” ở trong lịch sử.
Không chỉ là tranh chấp trên vùng biển Đông với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang ra sức gây hấn với Nhật trong cuộc đấu tranh đòi chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư hay còn gọi là Senkaku. Hiện nay, dù Nhật Bản là quốc gia đang kiểm soát và quản lý quần đảo này nhưng cả Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong cũng đều đã lên tiếng khẳng định họ có chủ quyền tại đó. Các bên tranh chấp đều đã cử tàu tuần tra và một số tàu dân sự có vũ trang nhằm kiểm soát hoạt động của nhau. Mỹ tuy chưa lên tiếng ủng hộ bên nào nhưng cũng đã âm thầm bố trí các tàu sân bay và cơ số tàu chiến gần khu vực này với danh nghĩa quan sát viên, tuy nhiên trên thực tế là để kiểm soát hoạt động của Trung Quốc bởi trước đó giữa Mỹ và Nhật Bản đã cùng ký một hiệp ước phòng thủ chung và những toan tính riêng của Mỹ tại khu vực nóng bỏng này.

“Lét lút” phá hoại

Ngày 30/9/2012, Canada đưa ra thông tin rằng đã có một đợt tấn công nhằm vào mạng máy tính của 2 bộ trọng yếu nước này là Bộ Tài chính và Bộ Ngân khố. Dù không tìm ra thủ phạm nhưng các cơ quan điều tra của Canada vẫn xếp nghi can chính cho vụ tấn công này được cho là xuất phát từ Trung Quốc. Cuộc tấn công có vẻ liên quan đến việc Trung Quốc đang nỗ lực mua lại vài công ty năng lượng (dầu khí) lớn ở Canada. Và việc đánh cắp những dữ liệu điều hành bí mật sẽ dễ dàng hơn là mua lại các công ty này, hoặc ít nhất tạo ra những đề nghị thuận lợi nhất cho Trung Quốc.
Cũng vào ngày này, trang Washington Free Beacon cũng đưa tin các hacker có liên quan đến Trung Quốc đã đột nhập vào một trong những mạng lưới máy tính nhạy cảm nhất của nước Mỹ. Nguồn tin tình báo nước này cho biết các siêu tin tặc đã thâm nhập vào hệ thống của Văn phòng Quân sự Nhà trắng phụ trách kiểm soát vũ khí hạt nhân. Văn phòng này cũng đồng thời chịu trách nhiệm sắp xếp các hoạt động liên lạc và đi lại của Tổng thống Mỹ, các cuộc điện đàm liên chính phủ giữa các quan chức tình báo và hoạch định chính sách cao cấp.



Dường như việc xâm nhập và phá hoại các mạng lưới máy tính lớn của các nước trên thế giới đang là một mặt trận gây hấn mới của Trung Quốc khi liên tục trong những năm vừa qua, hàng loạt những scandal về vấn đề bảo mật cấp quốc gia được điều tra đều có dính líu đến các máy tính được đặt tại nước này.

“Cô đơn” ngay cả ở trong nước

Có lẽ chưa bao giờ Đảng cộng sản Trung Quốc đang phải đau đầu đối với các vấn đề rắc rối ở trong nước như hiện tại.
Ngày 27/9/2012, chính trị gia Bạc Hy Lai đã bị trục xuất khỏi Đảng Cộng Sản và phải đối mặt với lệnh truy tố vì tội tham nhũng. Chính phủ Trung Quốc đã có một thời gian khó khăn trong việc kiểm soát hậu quả của vụ bối bối lớn nhất thập kỷ này. Vợ của Bạc Hy Lai sau đó đã bị kết tội giết chết một thương nhân người Anh và đang phải đối mặt với án tử hình.
Bạc Hy Lai và vợ ông ta điển hình cho vấn nạn tham nhũng, điều đang ngày càng gia tăng và phổ biến ở Trung Quốc. Trong các gia đình cầm quyền, tham nhũng trở thành truyền thống và mọi người đều tham gia góp phần.
Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế khiến cho Trung Quốc đang rơi vào một cuộc suy thoái khá nghiêm trọng. Các chỉ số phát triển kinh tế tăng không ngừng từ năm 1999 hiện nay đều đang chững lại. Xuất khẩu của nước này giảm sút nghiêm trọng, vấn nạn thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người lao động ngày càng thấp đã tạo ra làn sóng bất mãn khá lớn trong dân.
Một ví dụ khá điển hình cho việc chính phủ Trung Quốc đang dần bất lực trước việc điều hành đất nước chính là những cuộc biểu tình chống Nhật hồi tháng 9 vừa qua. Ban đầu, Chính phủ Trung Quốc dự định sẽ dùng các cuộc biểu tình của người dân để gia tăng sức ép lên phía Nhật Bản trong cuộc chiến dành chủ quyền đối với quần đảo Senkakư/Điếu Ngư. Tuy nhiên mọi thứ đã ra khỏi tầm kiểm soát khi người dân nước này đã không dừng lại ở biểu tình mà chuyển qua đập phá các nhà máy của Nhật Bản đóng tại đây. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hợp tác kinh tế giữa hai nước và khiến cho Nhật Bản hiện phải suy nghĩ lại về việc sẽ không còn đặt các khu kinh tế của mình tại Trung Quốc nữa.
Với việc Đảng Cộng Sản đang trong giai đoạn thay máu đầy khó khăn, các vấn đề trong nước của Trung Quốc dường như vẫn bị bỏ ngỏ khiến cho Trung Quốc đang rơi vào cảnh “trong bất ổn, ngoài bất an”. Những chính sách đối ngoại hung hăng, các vấn đề đối nội bất cập đang biến Trung Quốc trở thành một đất nước bị cô lập trên chính trường quốc tế. (infonet)

Cái giá của những tham vọng điên

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Ngày 3-10, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mức tăng trưởng 2012 của Trung Quốc từ 8,7% còn 7,7%, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Thời kỳ tăng trưởng hai con số ở Trung Quốc “sắp kết thúc”, như chuyên gia kinh tế Changyong Rhee của ADB nhận định.
Sự giảm tốc này đang được nhìn nhận và đánh giá như thế nào từ bên ngoài lẫn bên trong Trung Quốc?

Từ hiểm họa vàng đến hiểm họa trẻ!
Nhìn từ góc độ bên ngoài, qua báo chí thế giới, dường như thời khắc này đang được cảm nhận với một dự cảm đầy lo âu!
Báo Le Courrier International của Pháp, trong xã luận ngày 4-10 cho rằng Trung Quốc từ “hiểm họa vàng” đang chuyển dịch đến “hiểm họa trẻ” như chính tựa bài báo này. Vào cuối thế kỷ 19, như báo này viết, Trung Quốc từng khiến phương Tây lo sợ với một “làn sóng vàng”. Lúc đó để đối phó, giới chủ châu Âu đã phải dựng lên con ngáo ộp “lao động (da) vàng” và kịch liệt lên án nó “đã gây thiệt hại lớn cho lao động (da) trắng bởi sẵn sàng chấp nhận những mức lương thấp tàn mạt”, như nhà xã hội học Jacques Novikow từng báo động vào năm 1879.

30 năm tăng trưởng hai con số của Trung Quốc vừa qua cũng làm dấy lên một lo sợ tương tự. Ba thập niên qua, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng lên gấp 12 lần, kéo nửa tỉ người Trung Quốc thoát khỏi nghèo đói. Vào đầu những năm 1990, ông Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cuộc cải cách ở Trung Quốc, đã kêu gọi “Hãy làm giàu”. Rõ ràng là với một nguồn lao động dường như bất tận, đất nước này đã bước lên vị trí trở thành nền kinh tế số 2 thế giới.
Thế nhưng, theo báo này, không chắc là ngày mai hay ngày mốt đi nữa Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ. Bởi vì đầu tàu tăng trưởng này đang cho thấy những dấu hiệu mệt mỏi, và đó chính là do cơ cấu dân số của nó. Những hậu quả của chính sách một con được đưa ra vào cuối những năm 1970 đã làm cho tháp dân số bị bóp méo với phần đáy ngày càng thu hẹp trong khi phần ngọn tháp ngày càng phình lớn. Với lực lượng lao động tích cực xã hội ngày càng ít đi, còn số người già ngày càng nhiều thêm, Trung Quốc đang già nhanh.
Bài báo kết luận: “Đúng là một tin xấu cho sự tăng trưởng của Trung Quốc và ngân sách dành cho người về hưu. Tập Cận Bình, người được dự báo là nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, sẽ phải đối mặt với hiểm họa trẻ”.
30 năm tăng trưởng hai con số của Trung Quốc vừa qua cũng làm dấy lên một lo sợ tương tự. Ba thập niên qua, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng lên gấp 12 lần, kéo nửa tỉ người Trung Quốc thoát khỏi nghèo đói. Vào đầu những năm 1990, ông Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cuộc cải cách ở Trung Quốc, đã kêu gọi “Hãy làm giàu”. Rõ ràng là với một nguồn lao động dường như bất tận, đất nước này đã bước lên vị trí trở thành nền kinh tế số 2 thế giới.
Thế nhưng, theo báo này, không chắc là ngày mai hay ngày mốt đi nữa Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ. Bởi vì đầu tàu tăng trưởng này đang cho thấy những dấu hiệu mệt mỏi, và đó chính là do cơ cấu dân số của nó. Những hậu quả của chính sách một con được đưa ra vào cuối những năm 1970 đã làm cho tháp dân số bị bóp méo với phần đáy ngày càng thu hẹp trong khi phần ngọn tháp ngày càng phình lớn. Với lực lượng lao động tích cực xã hội ngày càng ít đi, còn số người già ngày càng nhiều thêm, Trung Quốc đang già nhanh.
Bài báo kết luận: “Đúng là một tin xấu cho sự tăng trưởng của Trung Quốc và ngân sách dành cho người về hưu. Ông Tập Cận Bình, người được dự báo là nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, sẽ phải đối mặt với hiểm họa trẻ”.

“Đông đảo người dân bị bỏ lại phía sau”!
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc lại đang tự hỏi về tiến trình hiện đại hóa với bước đi siêu tốc vừa qua. Liệu sự tăng trưởng như thế có đem lại hạnh phúc? Giới quan sát nước ngoài ghi nhận từ “giảm tốc” đã đột nhiên xuất hiện trong ngôn ngữ truyền thông Trung Quốc và lần đầu tiên người Trung Quốc cũng tự hỏi về những biến động lớn đang diễn ra trong đời sống xã hội của mình từ tốc độ điên đảo này mang đến.
Báo chí Trung Quốc đang nhắc lại một thời khắc: ngày 23-7-2011 lúc 20g27. Ngày ấy, tàu cao tốc D 301 nối liền Bắc Kinh - Ôn Châu đã đâm vào đuôi đoàn tàu siêu tốc D3115 đang đi từ Hàng Châu về Phúc Châu. Bốn toa tàu của D301 rơi từ trên cầu vượt cao xuống bên dưới. Tai nạn thảm khốc này đã giết chết ít nhất 40 người và làm 210 người bị thương.
Sau tai nạn, người ta mới moi ra một số thứ từng được xem là niềm tự hào vô biên của Trung Quốc. Nhân Dân Nhật Báo ngày 14-12-2010 đăng bài về Lý Hiểu Đông, một nhân vật được cho là tiên phong trong phát triển tàu siêu tốc ở Trung Quốc, với những lời lẽ huênh hoang về những kỷ lục. “Sau 10 ngày, chúng ta cần phải đưa tàu siêu tốc 350km/giờ đầu tiên này quay về Bắc Kinh” - ông ta tuyên bố. Chuyên gia Đức Max khẳng định trong 10 ngày tàu siêu tốc này có thể quay về Bắc Kinh, nhưng xét về góc độ an toàn, tốt hơn nên đem một đầu kéo khác lôi tàu này về.
Chỉ riêng việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải dài hơn 1.300km phải mất đến năm năm theo kế hoạch ban đầu mới đảm bảo an toàn. Song, Trung Quốc đã hoàn thành chỉ trong thời gian 2 năm 7 tháng để lập kỷ lục mới trên thế giới là “một Trung Quốc đang phát triển thần tốc”. Với thời gian ngắn như vậy, ở nước ngoài còn chưa đủ thời gian để chờ nền đường lún tự nhiên. “Tài xế” Lý Hiểu Đông đã hùng hồn tuyên bố: “Chúng ta đánh cược nhé, chỉ sau 10 ngày chúng tôi không chỉ học được cách điều khiển đoàn tàu mà còn đưa nó về Bắc Kinh”.
Bình luận về cái giá của tốc độ này, Thời Báo Thanh Niên ngày 4-10-2012 cho rằng Trung Quốc cứ muốn làm nhanh làm lớn! Song đường sắt cao tốc không hoàn toàn là phương tiện phổ biến vì nhiều lý do. Trước hết là đắt: vào dịp cuối năm, muốn mua vé tàu cao tốc thì cực kỳ khó, nhiều chuyến tàu cao tốc lại vẫn chạy mà vắng tanh vì không có khách!
“Hình ảnh những toa tàu trống không đang chạy hết tốc lực được xem là một ẩn dụ của thời đại chúng ta, đó là sự phát triển siêu tốc đang bỏ lại phía sau đông đảo người dân Trung Quốc” - báo này viết. “Và những người dân này không chỉ bị bỏ lại phía sau, họ đang phải gánh chịu những cái giá khủng khiếp liên quan đến tàu siêu tốc. Họ phải trả giá đắt cho ô nhiễm môi trường, an toàn và cả những nguồn tài chính. Họ, với tư cách là những công dân Trung Quốc, đang âu lo về sự phát triển “nhanh” của những tuyến đường tàu cao tốc này, bởi đằng sau khái niệm tốc độ này đang ẩn giấu một sự nôn nóng quá lớn cứ muốn làm những việc vĩ đại!” (TTOnline)

Nam Yết chuyển

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...