Thursday, March 17, 2016

Hệ thống phòng thủ tiên tiến của Nhật. by Nguyễn Mạnh Trí


Khu vực bao trùm của hệ thống Radar Nhật Bản
Bản đồ ở trên được trích trong cuốn sách của Trung tướng hồi hưu Toshiyuki Shikata, giáo sư đại học Teikyo University và là cố vấn an ninh cho Thống đốc Tokyo, Shintaro Ishihara và cũng là một chuyên viên có thẩm quyền trong lãnh vực quân sự của Nhật Bản.



MỤC LỤC

TỔNG QUÁT
HỆ THỐNG RADAR PHÒNG THỦ KHÔNG PHẬN NHẬT BẢN
HỆ THỐNG ĐÁNH CHẶN TÊN LỮA AEGIS & THAAD

TỔNG QUÁT
Hệ thống Radar phòng thủ không phận của Nhật Bản có tên là JADGE (Japan Aerospace Defense Ground Environment) được đưa vào hoạt động và bảo trì bởi ASDF (Japan Air Self Defense Force) do Không quân Hoa Kỳ giao lại với các loại máy kể từ thập niên 60 (e.g. AN/FPS-20) và chính thức hoạt động kể từ 1989. Được đặt trên các đỉnh núi dọc bờ biển, hệ thống này bao trùm toàn thể duyên hải Nhật Bản.
 
Khu vực bao trùm của hệ thống Radar Nhật Bản
Bản đồ ở trên được trích trong cuốn sách của Trung tướng hồi hưu Toshiyuki Shikata, giáo sư đại học Teikyo University và là cố vấn an ninh cho Thống đốc Tokyo, Shintaro Ishihara và cũng là một chuyên viên có thẩm quyền trong lãnh vực quân sự của Nhật Bản.
Bản đồ ghi rỏ các vị trí radar chính và phụ, hổ trợ lẫn nhau với tầm xa 50, 75, 130 và 200 hải lý. Có thể nói rằng, với tầm xa 200 hải lý, Nhật Bản được bao trùm hoàn toàn bởi hệ thống Radar phòng thủ không phận, chưa kể đến những căn cứ mới đang được xây cất chưa được tiết lộ vì lý do bảo mật. JADGE với các hệ thống cảnh báo sớm cũng còn có các căn cứ thâu thập những dữ kiện tình báo điện tử và điện từ (ELINT/ESM) gần Wakkanai, Nemuro, Okushiri, Seburijima, Fukuejima, Misawa and Miyakojima. Các vị trí thâu thập các dữ kiện thông tin cũng được thiết lập gầnTakaoyama, Fukuejima and Miyakojima.

HỆ THỐNG RADAR PHÒNG THỦ KHÔNG PHẬN NHẬT BẢN

JADGE điều hành 28 căn cứ liên hợp dùng hệ thống Link 16 Joint Tactical Information Distribution System (JTIDS)/Multifunctional Information Distribution System (MIDS) do Hoa Kỳ phát triển tại ASDF Air Defense Command di chuyển từ căn cứ không quân Fuchu đến Yokota AFB.
ASDF điều hành 7 hệ thống Radar loại thụ động 3 chiều J/FPS-2, được xây dựng đầu tiên năm 1979 với tầm xa 200 km (khoảng 100 hải lý), gần đây được nâng cấp lên J/FPS-3A, loại radar quét mảng 3 chiều (three-dimensional phased array) với tầm xa 370 km (khoảng 200 hải lý) và cao độ 150 km (khoảng 80 hải lý). Các căn cứ mới nhất gồm 6 vị trí xử dụng J/FPS-4 và 5 vị trí xử dụng J/FPS-5.

MÔ TẢ CÁC LOẠI RADAR
AN/FPS-3 và AN/FPS-5: là 2 loại radar tầm xa do công ty Hazeltine sản xuất từ 1950 với số lượng hạn chế và viện trợ cho Nhật Bản.
J/FPS-3 Cải tiến
J/FPS-5: Là hệ thống tân tiến nhất chống hỏa tiễn liên lục địa do hảng Mitsubishi thiết kế (cao 34 m, hình tam giác gồm có 3 vòm đường kính từ 12 đến 18 m) với tầm xa 200 hải lý. Hệ thống thử nghiệm được gắn tại Trung tâm Nghiên cứu Lioka, Chiba năm 2004 và sau đó được trang bị cho 4 căn cứ Shomo-Koshikijima (2008), Sado (2009), Ominato (2010) và Yozadake-Okinawa (2011).





J/FPS-7: Radar FPS-7 mới sẽ lần đầu tiên áp dụng công nghệ ăng ten radar phân tán, so với radar kiểu cũ thì nó được nâng cấp mới về tính linh hoạt, phạm vi trinh sát và độ nhạy cảm trong phản ứng, được Nhật Bản coi là trang bị mang tính trụ cột để theo dõi duyên hải, đặc biệt là “các hòn đảo tây nam” trong tương lai. Các căn cứ tại Okinoebaru (55th AC&W Wing), Miyazaki (13th), Miyakojima (53rd) and Mishima (17th) sẽ được trang bị loại J/FPS-7 vào năm 2016.



Căn cứ Yonaguni trên khu vực Sensaku

HỆ THỐNG ĐÁNH CHẶN TÊN LỮA AEGIS & THAAD CỦA HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN

CÁC KHU TRỤC HẠM TÁC CHIẾN PHÒNG THỦ TÊN LỬA AEGIS

Ngoài hệ thống radar phòng thủ tên lửa AN/TPY-2 của không quân, Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản còn có 13 khu trục hạm loại Arleigh Burke là lớp khu trục hạm đầu tiên được trang bị hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với loại tên lửa phòng thủ đạn đạo mới nhất RIM-161 Standard Missile SM-3 Block IIA với tầm xa 500 km và độ cao 160 km. Những tin mới nhất: USS Ronald Reagan (CVN-76) thay thế USS George Washington (CVN 73) về tu bổ định kỳ. USS Chancellorsville (CG 62) gia nhập Đệ Thất Hạm Đội kể từ 6/2015 cùng với USS Cowpens (CG 63), USS Shilog (CG 67). Phân đội khu trục 15 của Đệ thất Hạm đội có 7 chiếc: USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS John McCain (DDG 56), USS Fitzgerald (DDG 62), USS Stethem (DDG 63), USS Lassen (DDG 82), USS McCambell (DDG 85), USS Mustin (DDG 89). Hai khu trục hạm USS Benford (DDG 65), USS Milius (DDG 69) sẽ tăng cường cho Đệ thất Hạm đội kể từ 2017. USS Barry (DDG 52) sẽ hoán chuyển cho USS Lassen (DDG 82). Phân đội khu trục của Nhật Bản có 4 chiếc loại Kongo DDG 173, 174, 175, 176 và 2 chiếc mới nhất loại Atago 177, 178. Từ đây đến tài khóa 2020, Nhật sẽ mua thêm 2 chiếc khu trục Aegis, nâng tổng số loại tàu chiến này lên 8.



Cận cảnh tên lửa đánh chặn SM-3 rời khỏi hệ thống phóng MK41



HỆ THỐNG ĐÁNH CHẶN TÊN LỮA THAAD CỦA HOA KỲ
THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
THAAD được tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin thiết kế và phát triển. Chương trình THAAD được khởi xướng vào năm 1987, sau khi Mỹ nhận ra rằng hệ thống tên lửa Patriot không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật tinh vi. Sau một thời gian dài thử nghiệm, hệ thống THAAD chính thức đi vào phục vụ trong quân đội Mỹ vào năm 2008.
Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và hai trung tâm hoạt động chiến thuật TOC ("Trái tim" của mỗi trung tâm là hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735). AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1,000 km. Khi chiến đấu, hệ thống AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung). Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn. THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” (truy đuổi - tiêu diệt) tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Đạn tên lửa có chiều dài 6.17m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200 km, tầm cao 25 km. Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy theo mục tiêu. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao, không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như tên lửa thông thường.
THAAD đã trải qua rất nhiều lần thử nghiệm cả thành công và thất bại. Tuy vậy, đây vẫn là một trong những hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung tối tân nhất thế giới hiện nay. Hệ thống đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3. THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn ba tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương. Đối với Nga là các hệ thống đất đối không tầm thấp giai đoạn cuối là S-300S-400, tầm trung và cao là hệ thống A-135.


Cơ chế đánh chặn của hệ thống THAAD - Đồ họa: Federation of American Scientists
HỆ THỐNG ĐÁNH CHẶN TRÊN BỘ CỦA HOA KỲ TẠI NHẬT BẢN
 
Về loại trang bị di động trên bộ, năm 2003, Boeing thắng gói thầu 31 triệu USD để chế tạo hệ thống radar di động. Tháng 1/2003, Chính phủ Mỹ mua dàn bệ nổi từ Công ty Na Uy Moss Maritime rồi đưa về Nhà máy Đóng tàu Keppel AMFELS tại Brownsville (Texas) để được cải đổi phù hợp với thiết kế radar quân sự. Tiến trình lắp đặt radar hoàn thành vào tháng 4/2005. Tháng 7/2005, nó được đặt tên chính thức là “Sea-Based X-Band Radar-1” hoặc “SBX-1”. Năm 2006, SBX được đưa vào phục vụ. Tháng 4/2012, hệ thống rời quân cảng Trân Châu và vào Biển Hoa Đông, để “giám sát phi vụ thử tên lửa Unha-3 của Bắc Triều Tiên” từ ngày 12 đến 16/4/2012; rồi trở về Trân Châu ngày 21/5/2012.
Về loại trang bị di động trên bộ, 
 
hệ thống radar Giám sát Cơ động/Hải Lục quân Cơ động X-band (AN/TPY-2) thứ hai nhằm "tăng cường phạm vi cảm biến cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản và Mỹ". AN/TPY-2 được lắp đặt tại Kyogamisaki, cách Tokyo 600 km về phía tây. Hệ thống radar đầu tiên được thiết lập ở Shariki, miền bắc Nhật Bản. Radar AN/TPY-2 là hệ thống radar cơ động có thể hoạt động như một bộ cảm ứng hiệu suất cao cho cả phòng thủ tên lửa trong nước và phòng thủ tên lửa khu vực. Năm 2006, Mỹ đã triển khai hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên tại tỉnh Aomori ở miền bắc Nhật Bản, tương tự như các hệ thống radar triển khai tiền phương của Mỹ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông. Bộ phận chính của hệ thống radar này nặng 34 tấn, bức xạ điện từ là 8-12 GHz, có thể phát hiện tên lửa đạn đạo ngoài 4,000 km, đồng thời có khả năng theo dõi đường đi của tên lửa đạn đạo, cho phép triển khai các tên lửa đánh chặn, tiêu diệt tên lửa đối phương từ mặt đất hoặc từ biển.



Hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo dưới biển SBX-1 của Mỹ


Loại đặt trên bộ có thể thiết kế ở vị trí cảnh báo sớm (Forward Based) khi hõa tiển địch vừ mới phóng lên hay ở vị trí đánh chận tầm gần (Terminal Based) khi hõa tiển địch bắt đầu lao xuống.
Hệ thống THAAD do Lockheed sản xuất có thể được vận chuyển bằng đường bộ, đường biển và đường không. Một trong 4 hệ thống THAAD đặt tại Fort Bliss, bang Texas, luôn trong tình trạng sẵn sàng để triển khai ở nước ngoài, và có thể được điều tới Nhật Bản hay Hàn Quốc chỉ trong vài tuần. Được biết, Mỹ đã từng triển khai THAAD ở đảo Guam và Hawaii như một phương án phòng thủ các cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên.
Trong tháng 3/2016, Mỹ và Hàn Quốc đã chính thức bàn thảo về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, một động thái bị cả Bắc Triều Tiên, Nga và Trung Quốc cùng phản đối.
 
THAM KHẢO

Các Websites tiếng Anh và tiếng Việt về các loại radar J/FPS-2, 3, 4, 5,7
Hệ thống radar phòng thủ tên lửa AN/TPY-2 của Hoa Kỳ.
Khu trục hạm loại Arleigh Burke của Hoa Kỳ và loại Kongo, Atago của Nhật Bản.


Hồ sơ: NMT-031516-QT-He thong phong khong cua Nhat Ban.doc



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 15 tháng 3 năm 2016







No comments: