Friday, August 30, 2019

Lý do tại sao PHẢI ghi tên quần đảo Trường Sa vào bia tưởng niệm - Thềm Sơn Hà K17


1.- Lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân VNCH đã góp công lớn trong việc thiết lập chủ quyền nước Việt Nam trên đảo Nam Yết vào tháng 8/1973.
2.- Chỉ 10 ngày sau khi mất Hoàng Sa, đầu tháng 2/1974 HQVNCH lại đưa quân chiếm cứ thêm 5 đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa và An Bang.

Nhờ vậy đến ngày hôm nay, quần đảo Trường Sa vẫn còn là tiền đồn ngăn chặn Trung Cộng chiếm đoạt toàn thể Biển Đông.
Trường Sa là niềm hãnh diện lớn lao của tập thể cựu chiến sĩ HQ/VNCH. Lịch sử sẽ muôn đời ghi nhớ.
Vẫn không muộn để hành động.

Thềm Sơn Hà K17

Hành quân chiếm đóng đảo Nam Yết trong quần đảo Trường Sa tháng 8/1973

 on 

Thềm Sơn Hà

Mặc dù từ năm 1956 chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã ký nghị định thừa nhận Trường Sa (TS) là một phần lãnh thổ thuộc về Việt Nam (VN) và các chiến hạm của Hải quân VNCH đã có những chuyến công tác dựng cờ và bia chủ quyền trên một số đảo thuộc quần đảo TS, nhưng trên thực tế VN vẫn chưa chánh thức chiếm cứ bất cứ một đảo nào.

Tháng 7-1971,  Trung Hoa Quốc Gia (Đài Loan) đã tăng cường quân số trên đảo Thái Bình lên đến 500 người và tiếp ngay sau đó Phi Luật Tân đã đưa quân chiếm 5 đảo ở Trường Sa, trong số này có các đảo mà VN đã dựng bia chủ quyền từ trước như Song Tử Đông, Thị Tứ và Loại Tá (1).
Trước các hành động cũng cố và bành trướng của Đài Loan và Phi Luật Tân, ngày 13 tháng 7-1971 ngay tại Manila, Ngoai Trưởng VNCH Trần Văn Lắm tuyên bố là TS từ lâu đã thuộc về  lãnh thổ VN.
Hai ngày sau, 15 tháng 7-1971 , Bộ Ngoại Giao (BNG) VNCH công bố bản tuyên ngôn xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Cũng trong khoảng thời gian này đã xuất hiện tin đồn liên quan đến sự hiện diện của các túi dự trữ dầu hỏa trong khu vực Trường Sa.
Trước các sự kiện nêu trên, chánh phủ VNCH đã có những kế hoạch đưa quân lên trú đóng trên các đảo với mục đích xác nhận chủ quyền và bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa.
3 Tuan duong ham cua HQVNCH thao duot tai quan dao Truong Sa nam 1973 .jpg

1.- Giai đoạn quan sát và thao dượt:

Đầu mùa hè 1973, Bộ Tư Lịnh Hạm Đội/ Hải Quân VNCH đã tổ chức cuộc thao dượt chiến hạm trong khu vực Trường Sa. Tham dự cuộc thao dượt có HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn Tư Lịnh Hạm Đội (TL/HĐ) và HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc Chỉ Huy Trưởng (CHT) Hải Đội Tuần Dương (Hải Đội III) .
Thành phần của Hải Đội đặc nhiệm thao dượt gồm có: 1 Khu trục hạm, 3 Tuần dương hạm , 1 Trợ chiến hạm, 2 Cơ xưởng hạm. Cơ xưởng hạm HQ 802 (Hạm Trưởng HQ Trung Tá Vũ Quốc Công) là soái hạm của cuộc thao dượt. HQ 801 có chở theo sinh viên sĩ quan của Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang .(trích nguyên văn trong tài liệu “Trận hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 cuả HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc)  (2)
Cuộc thao dượt kéo dài khoảng 1 tuần lễ trong đó có công tác xây bia chủ quyền và dựng cờ quốc gia trên đảo Trường Sa. Ngoài ra phái đoàn Hải quân do Đại Tá TL/HĐ hướng dẫn đã lên thăm đảo Thái Bình và được Đại Tá CHT lực lượng Thủy Quân Lục Chiến  Đài Loan đồn trú trên đảo tiếp đón.
Sau khi chấm dứt cuộc thao dượt, Tư Lịnh Hải Quân Đề Đốc Trần Văn Chơn, HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn và HQ Đại  Tá Hà Văn Ngạc đã vào phủ Thủ Tướng để thuyết trình trước Hội Đồng Nội Các (HĐNC) do Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm chủ tọa.
Sau phần thuyết trinh về tình trạng các đảo trong vùng Trường Sa, Hải quân đã đề nghị lên HĐNC về việc cần thiết lập sự hiện diện quân sự của VNCH trên một số đảo như Nam Yết, Trường Sa, Song Tử Tây, Song Tử Đông…
Đề nghị này của Hải quân đã được toàn thể HĐNC chấp thuận. (2)
2.- Giai đoạn thám sát:
Tháng 7-1973 Bộ Tổng Tham Mưu đã chỉ thị cho Quân Đoàn III tổ chức và chỉ huy một lực lượng đặc nhiệm ra Trường Sa, ngày khởi hành công tác dự trù là ngày 10 tháng 7-1973. Nhiệm vụ của họ là thám sát đảo Nam Yết để sửa soạn việc xây cất doanh trại và tạo điều kiện sinh sống cho toán ĐPQ sẽ được đưa ra chiếm đóng.(3)
Nguyên Quận trưởng quận Phú Giáo là Trung Tá Cung được chỉ định chỉ huy cuộc thám sát này, ông còn nhận được lịnh phải thiết trí ngay một trung tâm hành quân chiến thuật để liên lạc trực tiếp với Quân đoàn III.
Lực lượng Bộ binh gồm có toán Công binh và nhóm Truyền tin.
Lực lượng Hải quân tham dự có Tuần dương hạm Trần Quốc Toản HQ 6 chở theo toán Người Nhái khoảng 10 người với nhiệm vụ yểm trợ và chuyên chở.
Ngoài ra còn có một phái đoàn của Sở Địa Học thuộc Viện Khảo Cứu Nông Nghiệp và Điền Địa cũng đã tháp tùng HQ 6 với nhiệm vụ phân chất về lý hóa tính của đất đai trên đảo. (4)
HQVNCH tai Truong Sa nam 1973 .jpg

Tuần dương hạm Trần Quốc Toản HQ 6 rời Sài Gòn ngày 10 tháng 7, khi đến nơi quan sát lên đảo Nam Yết thấy lá quốc kỳ VNCH do Hải Quân dựng lên trên đảo trong chuyến thám sát lần trước đã được thay bằng cờ Đài Loan. Sau đó toán Người nhái và toán nhân viên cơ hữu HQ 6 đã được đưa lên đảo trước với nhiệm vụ thám sát và phòng thủ.

Từ đảo Thái Bình cách đảo Nam Yết không xa mấy (khoảng 12 miles/22 km) , phát giác sự hiện diện của lực lượng VNCH trong vùng, CHT lực lượng Thủy quân Lục chiến (TQLC) Đài Loan trên đảo Thái Bình đã gởi chiến đỉnh của họ đến đảo Nam Yết. Khi Trung Tá Cung và toán lính đang trên đường tiến vào đảo, họ đã bị chiến đỉnh của Đài Loan  đến gần chỉa súng và buộc họ đi theo về đảo Thái Bình. (5)
Đại Tá CHT toán TQLC Đài Loan đã chất vấn Tr/Tá Cung về sự có mặt của VNCH trong khu vực này. Tr/Tá Cung đã trả lời là ông đang tham dự cuộc thực tập huấn luyện.
Đại Tá CHT lực lượng Đài Loan nhấn mạnh với Tr/ Tá Cung là ông không muốn VNCH hạ lá cờ Đài Loan trên đảo Nam Yết xuống như đã từng làm trước đây .
Tr/Tá Cung từ chối lời yêu cầu này và trình bày là ông phải báo cáo lên cấp chỉ huy để nhận chỉ thị.
Khi được trả về đảo Nam Yết, Tr/Tá Cung đã liên lạc ngay về BTL/QĐ III tường trình sự việc, vài giờ sau đó ông nhận được lịnh thay thế cờ Đài Loan bằng lá quốc kỳ VNCH.
Mặc dù không thực hiện theo lời yêu cầu của họ, nhưng Đài Loan đã không có phản ứng nào. Sự việc xảy ra một cách yêm đẹp đã giải tỏa đi mối lo âu tại BTL/QĐ III, vì nếu như TQLC Đài Loan trên đảo Thái Bình quyết định gởi lính của họ lên đảo Nam Yết thì tình trạng sẽ khó xử hơn và có thể sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của toán 10 Người Nhái và toán lính Hải quân đã đổ bộ lên giữ đảo trước đó.
Riêng về phái đoàn của Viện khảo cứu Nông nghiệp và Điền địa thì họ đã  lên đảo vào trưa ngày 12 tháng 7 và ở lại một ngày để nghiên cứu tại chỗ về tính chất đất đai và khả năng canh tác.
Sau khoảng 1 tuần thi hành công tác, chiến hạm đưa phái đoàn  trở về Sài Gòn (trước ngày 19 tháng 7).
Trong bản phúc trình, phái đoàn của Viện Khảo Cứu Nông nghiệp và Điền địa đã phân tích về khả năng canh tác cũng như những điều kiện khó khăn về sinh tồn trong trường hợp chánh quyền VNCH quyết định đưa quân đồn trú trên đảo, bản phúc trình kết luận là “…đời sống của các quân nhân đồn trú trên hòn Nam Yết đòi hỏi nơi họ ý thức tự lực cánh sinh mạnh mẽ như Lỗ Bình Sơn hơn là chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thực phẩm tiếp tế từ đất liền”.
Giới chức Hoa Kỳ cho là sự kiện VNCH đổ bộ lên đảo Nam Yết có liên quan đến việc thăm dò dầu hỏa ngoài khơi và họ cũng cho biết là toán thăm dò địa chất đã mang về Sài Gòn một số cát đen và trắng để nghiên cứu.
Sau buổi thuyết trình trước BTL/QĐIII của Trung Tá Cung, chánh phủ VNCH đã quyết định tổ chức cuộc hành quân đổ bộ đóng quân thường trực trên đảo Nam Yết.
Quân đoàn III đã chỉ thị Tiểu Khu Bình Tuy chuẩn bị Địa Phương Quân để gởi ra Trường Sa.
3.- Giai đoạn hành quân thiết lập căn cứ:
Tháng 8-1973, Hải Quân được chỉ định mở cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 22 (?) do HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy.
Lực lượng hành quân gồm có Dương vận hạm HQ 504 (HQ Thiếu Tá Vũ Hữu San là Hạm Trưởng *) chở theo lực lượng Địa Phương Quân và Trung đội Công Binh với vật dụng xây cất doanh trại. Vài ngày sau Khu trục hạm Trần Khánh Dư-HQ 4  do HQ Thiếu Tá Nguyễn Quang Tộ làm Hạm Trưởng được phái ra tăng cường.

Dao Nam Yet cua VNCH .jpg

Theo Đại Tá Ngạc thì: ” trong thời gian xây cất, Thủy Quân Lục Chiến của Trung Hoa Dân Quốc ở đảo Thái Bình có gởi một xuồng khoảng 3 người xuống gần tới các chiến hạm và khi nhận dạng được thì họ quay đầu về và sau đó không có hành động gì khác”.
Cuộc hành quân kết thúc khoảng hơn hai tuần sau với lễ thượng kỳ và bản khắc kỷ niệm.
4.- Nhận định của Hoa Kỳ:
Trong điện thư do Đại Sứ Martin gởi về BNG/HK ngày 30 tháng 10-1973, có nội dung như sau:”…. Chánh phủ VN gần đây đã có vài biện pháp để tái xác nhận chủ quyền trên hai quần đảo TS và HS. Các hành động này hình như là một phần của kế hoạch lâu dài đã được chánh phủ VN phối hợp để cũng cố vị thế VN trong việc sửa soạn cho một quyết định có thể xảy ra. Chánh phủ VN gần đây đã gia tăng sự quan tâm trên các quần đảo này vì một số viên chức hy vọng vào tiềm năng tài nguyên phốt phát và dầu hỏa có thể , trong tương lai, mang đến sự tiếp sức cần thiết cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của VN.
Hành động của VN cũng có thể là phản ứng trước sự kiện gần đây Đài Loan đã tái xác nhận chủ quyền của họ trên quần đảo TS.
5.- Kết luận:
Với sự chiếm đóng đảo Nam Yết, lần đầu tiên trong lịch sử, chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thiết lập sự hiện diện thường trực của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa.

Chú thích:

* Trong trận hải chiến Hoàng Sa , ông là Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 với cấp bực HQ Trung Tá.

Tài liệu tham khảo:

– (1) Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa&Trường Sa – Luận văn tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh cuả Sinh Viên Đinh Phan Cư, tháng 9-1972 (trích trong Hoangsa.org)
– (2) Trận hải chiến Hoàng sa – HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc
Theo HQ Trung Tá Vũ Quốc Công thì ông nhận chức vụ Hạm Trưởng HQ802 trong tháng 8-1974 ( qua email ngày 31-12-2009)
– (3) Văn thư số 039624 ngày 10 tháng 7-1973 của TĐS/HK tại SG gởi BNG/HK
– (4) Trịnh Tuấn Anh :” Phúc trình cuộc thám sát hòn Nam Yít thuộc quần đảo Trường Sa vào mùa thu năm 1973” Tập san Sử Địa số 29.
– (5) Văn thư số 045931 ngày 25 tháng 7-1973 của TĐS/HK tại SG gởi BNG/HK.
Không thấy đề cập đến phản ứng của HQ 6.

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...