Lời mở đầu: Trận hải chiến Hoàng Sa đã đi vào lịch sử nước Việt như là một trận chiến chống giặc ngoại xâm Trung Hoa đã ngang nhiên mang quân xâm chiếm cõi bờ thiêng liêng do cha ông chúng ta gìn giữ từ ngàn xưa truyền lại. Trận hải chiến này đã làm chấn động các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và đã khiến dư luận khắp thế giới xôn xao. Ngoài ra cũng qua biến cố này sự rạn nứt giữa Trung Cộng và Nga Sô đã lộ rõ qua việc Nga Sô lên tiếng chỉ trích hành vi xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Trung Cộng Giá trị lịch sử và tầm mức quan trọng của biến cố này còn được thể hiện qua sự kiện Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gởi thư riêng đến Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon để yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ “…hết lòng hỗ trợ về vật chất và chánh trị cần thiết…” Bức thơ này đề ngày 22-1-1974 và do ông Kỳ, Phụ Tá Đặc Biệt Chánh Trị của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc mang đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trưa ngày 23 tháng 1 năm 1974 và đã được chuyển về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào lúc 6 giờ chiều.
Thay vì viết phúc thư trực tiếp đến Tổng Thống Thiệu, Tổng Thống Nixon đã gởi điện văn cho Đại Sứ Martin khoảng 3 tuần sau đó và chỉ thị ông đến gặp thẳng Tổng Thống Thiệu để diễn đạt lại nội dung của bản phúc đáp.
Dưới đây là bản dịch từ điện thư mật mang số 1035 của Đại Sứ Martin gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Kính gởi : Ngài Richard Nixon Tổng Thống Koa-Kỳ Tòa Bạch Ốc, Washington, D.C.
Kính thưa Tổng Thống, Tôi mong Tổng Thống lưu tâm đến tình trạng nghiêm trọng hiện nay gây nên bởi hành động quân sự của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong vùng quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi bờ biển Trung phần Việt Nam. Việc tôi tiếp xúc trực tiếp với Tổng Thống trong cách thức khẩn cấp này phản ảnh sự quan tâm lớn lao của tôi trước những biến chuyển gần đây ở nơi ấy. Tôi tin Tổng Thống nhận thức rõ những hành động chiến tranh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã gây ra ở quần đảo Hoàng Sa là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của VNCH. Chủ quyền của quốc gia chúng tôi trên những hòn đảo này được dựa trên lịch sử, điạ lý và những căn bản pháp lý cũng như dựa trên sự kiện VNCH từ lâu đã thực thi việc cai quản một cách hữu hiệu trên những đảo này. Ngày 11 tháng 1 năm 1974 Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã đưa ra bản tuyên cáo đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo này, và Bộ Ngoại Giao của chúng tôi đã lập tức bác bỏ luận điệu vô căn cứ của họ. Tiếp theo yêu sách ngày 11 tháng 1 năm 1974, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã dùng vũ lực để chiếm một phần lãnh thổ quốc gia chúng tôi. Họ đã đưa binh sĩ và chiến hạm vào trong khu vực các đảo Cam Tuyền ,Quang Hòa và Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa và đã đổ bộ quân lính lên các đảo này. Để đối phó với các hành động gây chiến và để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia của VNCH, lực lượng Hải quân Việt Nam hiện diện trong vùng đã ra lịnh cho lực lượng xâm nhập rút ra khỏi vùng. Thay vì tuân lệnh, các chiến hạm Trung Cộng từ ngày 18 tháng 1 năm 1974 đã chọn thái độ gây hấn với lối vận chuyển khiêu khích và đã tác xạ vào các toán lính và các đơn vị Hải Quân đưa đến sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất. Ngày 20 tháng 1 năm 1974 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã gia tăng mức độ chiến tranh. Họ đưa phi cơ vào oanh tạc 3 đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Hoàng Sa, trên các đảo này có quân của VNCH trú đóng và ngoài ra họ cũng đã đổ bộ quân lính để chiếm đoạt những đảo này. Sự gây hấn hiện tại đối với VNCH không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của VNCH mà còn tạo nên mối hiểm họa cho nền hòa bình và sự ổn định trong vùng Đông Nam Á .Điều này hoàn toàn đi ngược lại văn tự và tinh thần của Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải. Bằng cách công khai xử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, Trung Cộng đã ngang nhiên vi phạm luật quốc tế, hiến chương Liên Hiệp Quốc, hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 mà họ đã cam kết tôn trọng và chứng thư sau cùng ngày 2 tháng 3 năm 1973 của hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Cộng là một nước ký tên vào. Trên thực tế, điều khoản 1 của hiệp định Paris và điều khoản 4 của chứng thư sau cùng đã là một sự giao ước cho tất cả các nước, nhất là cho các nước ký vào chứng thư là phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ cuả Việt Nam. Sự đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình đang diễn ra và chỉ có thể tránh khỏi nếu Trung Cộng bị bắt buộc chấm dứt vai trò của kẻ xâm lược và hành động hiếu chiến đối với VNCH. Sự lấn chiếm lãnh thổ VNCH của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không những vi phạm trắng trợn luật pháp và trật tự quốc tế mà còn tạo nên nghi ngờ về sự hiệu lực của hai thành quả đáng kể nhất trong chánh sách ngoại giao của Tổng Thống đó là Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải và hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Vì thế tôi viết thư này đến Tổng Thống để yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ hết lòng hỗ trợ chúng tôi về vật chất và chánh trị cần thiết mà chúng tôi cần đến để đưa đến sự phục hồi nguyên trạng và dàn xếp êm đẹp việc tranh chấp quốc tế trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhân cơ hội này, tôi xin đoan chắc lại với Tổng Thống lòng qúy mến sâu xa của tôi.
Ký tên: Nguyễn Văn Thiệu
Letter to Pres Nixon from Pres Thieu. Mr. President, I wish to bring to your attention the current grave situation brought about by the People’s Republic of China’s military action in the area of the Hoang-Sa archipelago (Paracels) off the coast of central Viet-Nam. That I approach you directly in this urgent way reflects the depth of my concern about recent developments there. I believe you are aware of the acts of war perpetrated by the PRC in the Hoang-Sa archipelago in blatant violation of the sovereignty and territorial integrity of the Republic of Viet-Nam. The sovereignty of our country over these islands is based on historic, geographic and legal grounds as well as on the fact that the RVN has long exercised effective administration over these islands. On January 11, 1974, the Ministry of Foreign Affairs of the PRC issued a statement claiming sovereignty over this archipelago. Our Ministry of Foreign Affairs immediately rejected this unfounded contention. Subsequent to its claim on January 11, 1974, the PRC chose to use force to seize that portion of our national territory. It sent men and warships into the area of the islands of Cam-Tuyen (Robert), Quang-Hoa (Duncan), and Duy-Mong (Drummond) of the Hoang-Sa archipelago, and landed troops there. In the face of these acts of war, and in order to defend the territorial integrity and national security of the RVN, Vietnamese naval forces stationed in the area enjoined the invaders to leave. Instead of complying, the Communist Chinese vessels have chosen since January 18, 1974 to engage in provocative maneuvers, and have fired on the troops and naval units of the RVN causing casualties and extensive material damage. On January 20, 1974, the PRC escalated further its acts of war. It sent its warplanes to bomb three islands of Cam-Tuyen (Robert) , Vinh-Lac (Money) , and Hoang-Sa (Pattle) where units of the armed forces of the RVN were stationing, and also landed its troops to capture these islands. The present aggression against the RVN not only threatens the sovereignty and security of the RVN but constitutes a danger to peace and stability in Southeast Asia as well. It flatly contradicts the letter and the spirit of the Shanghai Joint Communiqué. The PRC by openly using force to encroach upon the RVN’s territory, has blatantly violated international law, the Charter of the United Nations, the Paris Agreement of January 27, 1973 which it has pledged to respect and the Final Act of March 2, 1973 of the international conference on Viet-Nam to which it is signatory. In fact, article 1 of the Paris Agreement and article 4 oof (1) the Final Act made it an obligation for all states and especially for the signatories of the Final Act to respect the territorial integrity of Viet-Nam. A serious threat to peace thus exists and can be removed only if the PRC is compelled to desist form (2) its present expansionist and warlike course of action against the RVN. China’s encroachments upon the territory of the RVN not only constitute a blatant violation of international law and order but also cast a doubt upon the validity of the two most notable achievements of your foreign policy, namely the Shanghai Communiqué and the Paris Agreement of January 27, 1973. I am therefore writing to you, Mr. President, to request that the United States government give us all material and political support which is needed to bring about the restoration of the status quo ante and the peaceful settlement of the international dispute over the archipelagos of Paracels and Spratley. I avail myself of this opportunity to renew to your excellency the