Saturday, January 28, 2012

TẠI SAO CHỈ CÓ MỸ TÂN DỤNG ĐƯỢC LỢI THẾ HKMH

Tác giả:Người bình luận

  Nhắc đến nước Mỹ, ngoài kinh tế, khoa học kỹ thuật, điều mà nhiều người nhớ đến đây là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới. Đây là điều không phải bàn cãi khi mà ngân sách dành cho quốc phòng của quốc gia này là khoảng 700 tỷ USD, chiếm 4,7% GDP, lớn hơn tổng chi phí quốc phòng của 20 quốc gia đứng kế tiếp trong danh sách những nước chi nhiều nhất cho quốc phòng.
 
  Đã nhắc đến Mỹ, không thể không nhắc đến hải quân Mỹ - lực lượng hải quân lớn mạnh nhất thế giới với thứ vũ khí đáng sợ nhất trên biển: HÀNG KHÔNG MẪU HẠM- thứ vũ khí được mệnh danh là "lãnh thổ di động trên biển" của nước Mỹ, thức vũ khí góp phần lớn vào chiến thắng của Mỹ và phe đồng Minh trong thế chiến hai.
  
Mỹ không phải quốc gia duy nhất có hkmh, tuy nhiên chỉ  có quốc gia này sử dụng thành công, hiệu quả và biến hkmh trở thành "lãnh thổ di động". Vậy, điều gì đã làm nên thành công của hải quân Mỹ với con bài chiến lược hkmh?
 
HKMH- Lãnh thổ di động của nước Mỹ
 
  Hàng không mẫu hạm là một loại tàu chiếm đặc biệt được thiết kế để cất cánh mà thu hồi máy bay trên biển. Ngoài ra, hkmh còn được các quốc gia sở hữu sử dụng như một căn cứ không quân trên biển. HKMH là những chiến tàu chiến lớn nhất đang được sử dụng trên biển, được hải quân các nước, đặc biệt là Mỹ coi là trung tâm, là soái hạm của các hạm đội. Hiện trên thế giới có khoảng 150 hkmh nhưng chỉ có 21 chiếc được sử dụng. Trong số các cường quốc, duy nhất có Mỹ hiện đang sử dụng số lượng lớn hkmh và coi nó là vũ khí chiến lược trong các cuộc tranh chấp trên biển.
 
Tại sao lại nói hkmh là lãnh thổ di động của Mỹ?
 
Tính cho đến nay, gần như tất cả các cuộc chiến tranh Mỹ điều động  quân đều tại các quốc gia "phía bên kia đại dương", hkmh với những đặc điểm của mình (sẽ nói ở phần sau) là cách hiệu quả nhất để Mỹ bố trí quân tới bất cứ vùng biển nào trên thế giới mà không cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác. Trong thế chiến hai, mỗi lần Mỹ xữ dụng hkmh là mỗi lần quốc gia này giành chiến thắng tuyệt đối (ít nhất là trên biển). HKMH có thể nói chính là thứ vũ khí đã đem lại chiến thắng cho quân đội Mỹ. Ngay cả trong những chiến dịch như chiến tranh Irag, hkmh cũng đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của Mỹ.
 
 
Ngay cả trong thời gian hòa bình, hkmh cũng là một vũ khí hữu hiệu của Mỹ. Mỗi khi gặp rắc rối trên biển hay có tranh chấp với quốc gia nào về vấn đề biển, Mỹ không cần nói hay làm gì nhiều, quốc gia này chỉ cần đơn giản cử một hoặc hai hạm đội tàhkmh đến vùng biển kể trên, coi như mọi việc đã được giải quyết. Thực tế, đã rất nhiều lần Mỹ dùng cách này để chiếm lợi thế trên bàn đàm phán.
 
Có một điều nghe qua có vẻ khá kỳ lạ: có nhiều quốc gia có hkmh, vậy, tại sao chỉ một mình Mỹ có khả năng điều động  và sử dụng hkmh có hiệu quả nhất? Tại sao chỉ có Mỹ là quốc gia duy nhất có thể "dọa" đối thủ bằng hkmh? Hãy cùng "xâm  nhập"  đoàn hkmh của Mỹ và đặc biệt là Nimitz, hkmh lớn nhất thế giới để tìm hiểu điều này.
 
Sức mạnh tuyệt đối 
Động cơ
 
Điểm nổi trội đầu tiên của các tàuhkmh hiện đang hoạt động của Mỹ là nằm ở động cơ mà quốc gia này sử dụng trong các hkmh đang hoạt động. 11 chiếc hkmh của Mỹ sử dụng hệ thống động cơ năng lượng hạt nhân (về sức mạnh của năng lượng hạt nhân chúng ta đã biết qua).
 
Như  đã biết, sức mạnh và tầm quan trọng của hkmh nằm ở việc nó có thể hoạt động nhiều ngày liên tục ở trên biển và làm các nhiệm vụ "xa nhà" và dài ngày. Việc sở hữu động cơ hạt nhân khiến cho các hkmh của Mỹ có thể nói là sở hữu nguồn năng lượng gần như vô tận, không bao giờ lo "hết xăng" hoặc phải quan tâm đến chuyện nạp nhân liệu.
  
Lấy ví dụ như  chiến hạ SSN Nimitz, chiếcHKMH này có hai lò phản ứng hạt nhân với 4 tuabin hơi nước. Mỗi động cơ hạt nhân này có công suất 150 MW, thừa đủ cho một thành phố cỡ nhỏ hoạt động bình thường. Với động cơ này, các siêu chiến hạm của hải quân mỹ của khả năng vươn xa tới mọi nơi trên thế giới mà không cần cập cảng tiếp nhiên liệu - một ưu thế mà không hải quân nước nào có được. Trên thế giới, ngoài Mỹ, chỉ có duy nhất Pháp là sở hữu hkmh năng lượng hạt nhân.
 
Máy bay
 
Thật ra, sức mạnh hkmh không nằm nhiều ở chính  nó. Một hkmh, cho dù là của Mỹ hay bất cứ quốc gia nào cũng chỉ có một vài vũ khí căn bản và  cần thiết . Thực tế, nếu rơi vào một cuộc chiến trên biển mà không có sự hỗ trợ, hkmh, với sự cồng kềnh và yếu đuối của mình chắc chắn là một trong những con tàu yếu nhất trên mặt biển. Sức mạnh của bất cứ hkmh nào, nằm ở phi đội mà nó được trang bị. Một chiếc hkmh mà không có máy bay, nói một cách khác, không khác một tàu chỡ dầu là bao nhiêu.
 
 
 
HKMH TRUNG CỘNG
Xét sức mạnh không quân và kỹ thuật có nước nào theo kịp Mỹ? Các máy bay của quốc gia này đứng đầu thế giới (chúng ta đã có cơ hội biết qua về phi cơ chiến đấu F 22 và máy bay ném bom B2). Hơn nữa, với nguồn ngân sách quốc phòng dồi dào, số lượng máy bay của Mỹ, thậm chí, nhiều hơn top 5 quốc gia tiếp theo cộng lại. Vượt trội về kỹ thuật, có sức mạnh khủng khiếp lại cộng thêm số lượng khổng lồ, không ngạc nhiên khi hkmh của Mỹ luôn có sức mạnh vô địch. Một nguồn  tin thú vị là hải quân Mỹ sở hữu số lượng máy bay không thua kém không quân là bao.
 
Hạm đội tàu hỗ trợ
 
HKMH  là căn cứ trên biển nhưng nếu hoạt động riêng lẻ, nó chỉ là một miếng mồi ngon cho đối thủ bởi khả năng tự vệ trong mọi tình huống của chiếc siêu chiến hạm này là rất thấp. Vì vậy, để một hkmh hoạt động, cần có nhiều tàu đi cùng. Và cũng như máy bay, hệ thống tàu chiến của Mỹ với kinh phí đầu tư lớn là hạm đội trên biển mạnh nhất thế giới. Hải quân Mỹ, cho đến thời điểm này, là lực lượng duy nhất của khả năng hoạt động trên mọi vùng biển và là hải quân mạnh nhất thế giới.
 HÀNG KHÔNG MẪU HẠM PHÁP
 
Tiền
 
Đây chính là điểm khiến Mỹ có khả năng duy trì được lợi thế lớn và sử dụng một cách tuyệt vời các hkmh. Thực tế, chi phí để duy tu bảo trì riêng một hkmh đã lớn nhưng chi phí dành cho phi đội và hạm đội đi kèm còn lớn hơn. Với ngân sách quốc phòng khổng lồ, chỉ riêng Mỹ là có khả năng duy trì một lượng lớn và tận dụng tối đa ưu điểm của hkmh trong hoàn cảnh hiện nay.
 

No comments:

Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ- Julian E. Zelizer, Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như năm 1980, Đảng Dân chủ đang nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng đảng. Cựu Tổng thống Jimmy Carter, người đã qua đời vào ngày ...