Đối với cuộc chiến Syria, có lẽ Mỹ phải sử dụng đến máy bay thế hệ
thứ 5 để áp chế hệ thống S-300, theo Loren Thompson chuyên gia độc lập
trong lĩnh vực an ninh vừa có bài viết trên Tạp chí Forbes.
|
Khả năng này sẽ nâng tầm quan trọng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Hiện nay, Mỹ và các nước đồng minh đang sở hữu đa phần là các chiến đấu cơ thế hệ trước, có thể bị tên lửa phòng không của Syria có thể bắn hạ bất cứ lúc nào.
Mười năm qua Lầu Năm Góc chỉ đương đầu với phong trào Taliban, một tổ chức không hề có hệ thống phòng không và không quân.
Hiện nay, trọng tâm của các kế hoạch quân sự được dịch chuyển sang các nước có hệ thống phòng không tích hợp như Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Syria.
Khi đó, những máy bay chiến đấu siêu âm cơ động của Hoa Kỳ có lẽ sẽ trở thành “bia tập” chính của hệ thống phòng không của đối phương. Mỹ và đồng minh có thể bị “thảm bại” ở Syria nếu nước này sớm có được vũ khí phòng không tiên tiến của Nga, hệ thống tên lửa phòng không S-300.
S-300 được thiết kế để bắn hạ bất kỳ các vũ khí chiến thuật đường không truyền thống nào của phương Tây. Theo các chuyên gia, với những thiết bị tác chiến điện tử hiện có, Mỹ và đồng minh khó có thể vô hiệu hóa hệ thống S-300.
|
||
Trong cuộc chiến chống lại Syria, có lẽ
là bất khả thi khi sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hoặc tên lửa
hành trình để tiêu diệt các tên lửa phòng không cơ động, mà nhiều khả
năng có thể biến thành “miếng mồi ngon” của chúng.
S-300 là hệ thống vũ khí có khả năng cơ động rất cao, thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất có 5 phút, do đó để tiêu diệt được hệ thống này cần phải có những máy bay chiến đấu có người lái để có thể xử lý được những thông tin “luôn thay đổi”.
Ngoài ra, máy bay tham chiến phải sở hữu những khả năng sống sót cao nếu như không muốn làm “mục tiêu giả”, bởi vì S-300 có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu, đồng thời tiêu diệt hàng chục trong số đó với khoảng cách hàng trăm dặm.
Và một ý tưởng nẩy sinh là phải sử dụng chiến đấu cơ thế hệ thứ năm cho cuộc chiến ở Syria. Các máy bay thế hệ thứ năm sở hữu khả năng chiến đấu cao, công nghệ tàng hình tiên tiến khiến chúng khó bị phát hiện, động cơ và vật liệu mới cho phép chúng có khả năng cơ động hơn, hệ thống cảm biến tiên tiến giúp các phi công kiểm soát tình huống xung quanh một cách toàn diện.
Điều đó cho phép phi công của Hoa Kỳ có thể nhìn thấy đối phương, trong khi đó đối phương lại bị “che mắt”.
Theo Loren Thompson, ngay cả khi bị đối phương tóm được, với khả năng tàng hình trước radar và siêu cơ động, máy bay thế hệ thứ năm sẽ làm cho đối phương rất khó theo dõi và nhắm bắn. Với công nghệ tàng hình tiên tiến kết hợp với vũ khí có độ chính xác cao và khả năng kiểm soát tình huống tốt sẽ giúp cho máy bay có thể chế áp được hệ thống phòng không đối phương trong một vài ngày.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, máy bay đáp ứng những điều kiện của cuộc chiến Syria chỉ có chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất của Không lực Hoa Kỳ F-22 với số lượng 185 chiếc.
Còn máy bay thế hệ thứ 5 tương lai và tốn kém nhất lịch sử là F-35 vẫn chưa thể tác chiến.
Theo kế hoạch, F-35 sẽ được biên chế trong lực lượng Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ trong tương lai với giá cả “phải chăng”, mặc dù không có khả năng siêu cơ động như F-22, nhưng trong một số lĩnh vực thiết bị điện tử nó vượt trội so với người tiền nhiệm.
S-300 là hệ thống vũ khí có khả năng cơ động rất cao, thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất có 5 phút, do đó để tiêu diệt được hệ thống này cần phải có những máy bay chiến đấu có người lái để có thể xử lý được những thông tin “luôn thay đổi”.
Ngoài ra, máy bay tham chiến phải sở hữu những khả năng sống sót cao nếu như không muốn làm “mục tiêu giả”, bởi vì S-300 có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu, đồng thời tiêu diệt hàng chục trong số đó với khoảng cách hàng trăm dặm.
Và một ý tưởng nẩy sinh là phải sử dụng chiến đấu cơ thế hệ thứ năm cho cuộc chiến ở Syria. Các máy bay thế hệ thứ năm sở hữu khả năng chiến đấu cao, công nghệ tàng hình tiên tiến khiến chúng khó bị phát hiện, động cơ và vật liệu mới cho phép chúng có khả năng cơ động hơn, hệ thống cảm biến tiên tiến giúp các phi công kiểm soát tình huống xung quanh một cách toàn diện.
Điều đó cho phép phi công của Hoa Kỳ có thể nhìn thấy đối phương, trong khi đó đối phương lại bị “che mắt”.
Theo Loren Thompson, ngay cả khi bị đối phương tóm được, với khả năng tàng hình trước radar và siêu cơ động, máy bay thế hệ thứ năm sẽ làm cho đối phương rất khó theo dõi và nhắm bắn. Với công nghệ tàng hình tiên tiến kết hợp với vũ khí có độ chính xác cao và khả năng kiểm soát tình huống tốt sẽ giúp cho máy bay có thể chế áp được hệ thống phòng không đối phương trong một vài ngày.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, máy bay đáp ứng những điều kiện của cuộc chiến Syria chỉ có chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất của Không lực Hoa Kỳ F-22 với số lượng 185 chiếc.
Còn máy bay thế hệ thứ 5 tương lai và tốn kém nhất lịch sử là F-35 vẫn chưa thể tác chiến.
Theo kế hoạch, F-35 sẽ được biên chế trong lực lượng Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ trong tương lai với giá cả “phải chăng”, mặc dù không có khả năng siêu cơ động như F-22, nhưng trong một số lĩnh vực thiết bị điện tử nó vượt trội so với người tiền nhiệm.
Chỉ có điều, F-35 chưa thể đi vào phục
vụ trước năm 2015. Như vậy, trong tương lai gần, nếu muốn loại bỏ hoàn
toàn hệ thống phòng không của Syria có lẽ phải có sự hỗ trợ của các máy
bay thế hệ thứ tư.
Quân đội Mỹ, nhất là lực lượng Hải quân đã rất nỗ lực để nâng cấp máy bay thế hệ thứ tư để có đủ khả năng đối phó với hệ thống phòng không tích hợp. Một trong số đó là máy bay trên boong F/A18 Super Hornet, được trang bị một số công nghệ tàng hình kết hợp với tiện nghi tác chiến điện tử hiện đại và chiến thuật tiên tiến có thể đối phó một cách hiệu quả với những mối hiểm họa đương thời. Nhưng không may, không có cách nào để biến những máy bay thế hệ thứ tư thành những máy bay thế thứ năm về kỹ thuật tàng hình.
Trong ngắn hạn, có thể phải sử dụng những máy bay thế hệ trước có giá thành phải chăng hơn nhưng chúng lại không sở hữu một số tính năng ưu việt của F-35. Vấn đề là trên chiến trường như ở Syria, chúng có thể biến thành “bia tập” cho đối phương.
Một tin tốt cho Lầu Năm Góc là Syria chưa thể sở hữu hệ thống S-300 của Nga trước cuối năm nay (theo giới truyền thông) và sẽ mất một ít thời gian để phía Syria triển khai các hệ thống này. Còn tin không vui là công nghệ phòng thủ tiên tiến kiểu S-300 trong tương lai gần có thể xuất hiện ở một số quốc gia đối đầu với Mỹ và đồng minh như Triều Tiên, Iran và Syria có xuất xứ từ Nga hoặc Trung Quốc “sao chép”.
Một số những người nhiệt thành với Không quân Hoa Kỳ toan tính rằng, Lầu năm Góc nên mua thêm F-22 thay vì đình chỉ sản xuất chúng vào năm 2009 theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và cung cấp kinh phí cho chương trình máy bay thế hệ thứ năm tốn kém và trì trệ như F-35, nhất là lúc “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay.
Quân đội Mỹ, nhất là lực lượng Hải quân đã rất nỗ lực để nâng cấp máy bay thế hệ thứ tư để có đủ khả năng đối phó với hệ thống phòng không tích hợp. Một trong số đó là máy bay trên boong F/A18 Super Hornet, được trang bị một số công nghệ tàng hình kết hợp với tiện nghi tác chiến điện tử hiện đại và chiến thuật tiên tiến có thể đối phó một cách hiệu quả với những mối hiểm họa đương thời. Nhưng không may, không có cách nào để biến những máy bay thế hệ thứ tư thành những máy bay thế thứ năm về kỹ thuật tàng hình.
Trong ngắn hạn, có thể phải sử dụng những máy bay thế hệ trước có giá thành phải chăng hơn nhưng chúng lại không sở hữu một số tính năng ưu việt của F-35. Vấn đề là trên chiến trường như ở Syria, chúng có thể biến thành “bia tập” cho đối phương.
Một tin tốt cho Lầu Năm Góc là Syria chưa thể sở hữu hệ thống S-300 của Nga trước cuối năm nay (theo giới truyền thông) và sẽ mất một ít thời gian để phía Syria triển khai các hệ thống này. Còn tin không vui là công nghệ phòng thủ tiên tiến kiểu S-300 trong tương lai gần có thể xuất hiện ở một số quốc gia đối đầu với Mỹ và đồng minh như Triều Tiên, Iran và Syria có xuất xứ từ Nga hoặc Trung Quốc “sao chép”.
Một số những người nhiệt thành với Không quân Hoa Kỳ toan tính rằng, Lầu năm Góc nên mua thêm F-22 thay vì đình chỉ sản xuất chúng vào năm 2009 theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và cung cấp kinh phí cho chương trình máy bay thế hệ thứ năm tốn kém và trì trệ như F-35, nhất là lúc “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay.
V.Nga (DVO)
No comments:
Post a Comment