Việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia diễn tập liên hợp với quân Mỹ đã phát đi nhiều thông điệp ẩn giấu bên trong, gây lo ngại so Trung Quốc. Trong đó đặc biệt chú ý máy bay MV-22 Osprey của lực lượng TQLC Mỹ đã lần đầu tiên hạ cánh xuống tàu khu trục chở trực thăng JS Hyuga (DDH 182) của Nhật Bản trong cuộc tập trận chung của quân đội hai nước diễn ra tại khu vực biển ngoài khơi tiểu bang California từ 11/6 đến 18/6.
Ngày 14 tháng 6, máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey diễn tập hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật Bản. Hiện nay, dư luận Trung Quốc hết sức nhạy cảm với việc 3 "quân chủng" Nhật Bản tham gia diễn tập đánh chiếm đảo với quân Mỹ tại tiểu bang California, Mỹ.
Về vấn đề này, ngày 16 tháng 6, kênh "Global Watch" tổ chức chương trình bình luận có sự tham gia của bình luận viên Đỗ Văn Long và nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc Đằng Kiến Quần.
Theo bài báo, máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ lần đầu tiên hạ cánh xuống đường băng "bán tàu sân bay" Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, điều này sẽ phá vỡ hạn chế tàu Hyuga không thể mang theo máy bay cánh cố định.
Như vậy, máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu Hyuga rốt cuộc có ý nghĩa gì? Có tác dụng gì đối với năng lực tác chiến của Nhật Bản? Nó có làm cho tàu Hyuga thực sự trở thành HKMH đích thực hay không?
Theo bài báo, hiện nay, cuộc diễn tập đánh chiếm đảo liên hợp Mỹ-Nhật tiếp tục tiến hành. Cuộc diễn tập lần này là một khâu trong cuộc diễn tập tác chiến đổ bộ "Dawn Blitz" của quân đội Mỹ, trong khi đó Nhật Bản lần đầu tiên điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không cùng tham gia, trong đó có tàu khu trục Hyuga mang theo trực thăng và tàu Aegis...
Căn cứ vào thông tin từ truyền thông Nhật Bản, sự kiện chính của cuộc diễn tập đánh chiếm đảo liên hợp Mỹ-Nhật lần này chính là khoa mục sau đây - theo kế hoạch, ngày 14 tháng 6 năm 2013, máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ sẽ đáp xuống đường băng tàu Hyuga, tập luyện sử dụng thang máy di chuyển vào hangar ngầm trên tàu, đây sẽ là lần đầu tiên máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Khi trả lời phỏng vấn hãng Kyodo,
Nhật Bản, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn viễn chinh số 1 của lực lượng Thủy
quân lục chiến Mỹ nhấn mạnh, máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến Lực
lượng Phòng vệ có ý nghĩa lịch sử, đây là cơ hội tốt tiếp tục tăng cường
quan hệ tốt đẹp với Lực lượng Phòng vệ được xây dựng hàng năm.
Có phương tiên truyền thông phân tích cho rằng, đối với Nhật Bản, khoa mục này không chỉ chứng tỏ tính an toàn của Osprey với Nhật Bản, điều quan trọng hơn là nó đã cho thấy, Nhật Bản - nước muốn nhanh chóng xây dựng lực lượng đổ bộ có nhu cầu máy bay Osprey như vậy.
Máy bay Osprey có tính cơ động mạnh, là một trong những trang bị tạo nên sức chiến đấu cốt lõi cho lực lượng đổ bộ, việc biên chế máy bay Osprey có thể tăng cường tốc độ hoạt động.
Theo quan điểm của truyền thông Mỹ, có 10 phương tiện truyền thông Nhật bản được mời đến quan sát hiện trường thời điểm mang tính lịch sử - máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến Nhật.
Hai bên Mỹ-Nhật đều nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng có chuyên gia cho rằng, Nhật Bản vẫn lấy phòng thủ các đảo hướng tây nam mục đích diễn tập.
Trong khi đó Mỹ tìm cách thông qua diễn tập tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, đồng thời lấy diễn tập tác chiến đổ bộ lên đảo làm khởi điểm, ám chỉ vẫn có khả năng lấy phương thức quân sự can dự tranh chấp chủ quyền Đông Bắc Á trong những thời điểm nhất định.
Tàu Hyuga luôn được coi là "bán tàu sân bay" hay "tàu sân bay trực thăng", nhưng hiện nay có thể mang theo loại máy bay cánh xoay trực thăng như Osprey, vậy điều này có thực sự mang ý nghĩa lịch sử hay không?
Theo bình luận viên Đỗ Văn Long, so với năng lực hiện có của Nhật Bản, nếu kết hợp với máy bay vận tải-trực thăng cánh xoay MV-22 Osprey thì năng lực tác chiến tổng hợp hay năng lực tấn công của Nhật Bản sẽ có bước nhảy rất lớn.
Bởi vì, trước đó, chiếc "bán tàu sân bay" này mang theo máy bay trực thăng SH60K Sea Hawk - loại máy bay trực thăng thông dụng, mang theo ít người. Nếu thay bằng máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey thì sẽ tăng cường năng lực tác chiến trên hai phương diện: Một là, tốc độ điều động, hai là phạm vi điều động.
Về tốc độ, khi bay bằng, tốc độ của nó sẽ gấp 2-3 lần máy bay trực thăng. Máy bay trực thăng Sea Hawk chỉ có thể mang theo 10 người, trong khi máy bay Osprey có thể mang theo 32-40 người, có nghĩa là năng lực điều động của nó sẽ tăng lên gấp bội.
Ở góc độ thứ hai, bán kính tác chiến hoặc bán kính điều động cũng tăng mạnh. Hành trình của máy bay này đạt 1.000 km, điều này có nghĩa là tàu Hyuga có thể phát động các hành động tấn công đối với các hòn đảo có cự ly xa hơn, việc điều động này có thể vượt qua khoảng cách không gian rất lớn.
Cho nên, năng lực tác chiến đổ bộ của nó hay năng lực tấn công hướng ra bên ngoài sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, còn có một hàm nghĩa khác, như ông lữ đoàn trưởng QĐ Hoa Kỳ đã nói, máy bay Osprey mang quốc tịch Mỹ hạ cánh xuống tàu đổ bộ Nhật Bản, có nghĩa là sau đó Nhật Bản có thể bỏ ra nhiều USD để nhập khẩu Osprey.
Theo nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần, ngoài diễn tập năng lực phối hợp giữa hai bên, một nguyên nhân quan trọng hơn để Mỹ lôi kéo Nhật Bản diễn tập là, Mỹ muốn bán vũ khí cho Nhật Bản. Mặc dù hiện nay vũ khí Mỹ chiếm vị thế chủ đạo trên thị trường thế giới, xuất hiện ở khắp nơi, nhưng Mỹ không muốn mất đi thị trường Nhật Bản.
Trong khi đó, gần đây, Nhật Bản tăng cường phòng thủ các hòn đảo hướng tây nam, đặc biệt là tìm cách xây dựng lực lượng có năng lực tác chiến đổ bộ, xây dựng lực bảo vệ đảo nhỏ, vấn đề xây dựng năng lực này được đặt ra. Vì vậy, Nhật Bản có ý định mua máy bay Osprey của Mỹ.
Nhưng, trên thực tế, máy bay Osprey bắt đầu được duyệt từ thập niên 1980, nghiên cứu phát triển vào thập niên 1990 và mãi đến đầu thế kỷ 21 mới bắt đầu biên chế cho Quân đội Mỹ.
Mặc dù Osprey là máy bay trực thăng, có thể cất/hạ cánh thẳng đứng, cũng có thể làm máy bay cánh cố định, có thể bay bằng, nhưng công nghệ của MV-22 từng có khiếm khuyết, trong quá khứ nó thường bị rơi .
Theo bài báo, nhìn vào các thông số kỹ thuật thì tàu Hyuga là một "bán tàu sân bay", HKMH loại nhỏ, hay "HKMH chuyên dụng cho trực thăng". Nếu kết hợp với tàu Hyuga, với tốc độ và bán kính tác chiến của nó, máy bay vận tải cánh xoay Osprey sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến, và ngược lại cũng "thêm vây thêm cánh" cho tàu Hyuga.
Nhưng, một vấn đề đặt ra là, máy bay trực thăng hạng năng Osprey không phải cải tiến gì lại trực tiếp hạ cánh xuống tàu Hyuga liệu có gặp trở ngại kỹ thuật gì hay không?
Theo bình luận viên Đỗ Văn Long, máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu Hyuga không có bất cứ trở ngại kỹ thuật nào, bởi vì trước đó đã từng tiến hành thử nghiệm. Máy bay CH-53 nặng trên 40 tấn từng tiến hành hạ cánh xuống tàu Hyuga, cũng cho thấy đường băng của tàu sân bay trực thăng này có thể đảm bảo cho máy bay nặng 30 tấn hạ cánh và hoạt động bình thường. Máy bay Osprey hiện chỉ nhỉnh hơn 30 tấn, cho dù chở nặng tối đa thì tàu Hyuga cũng đáp ứng được.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B chỉ nặng hơn 20 tấn, điều này cho thấy, ngay từ thiết kế ban đầu, tàu sân bay Hyuga đã để dành không gian cho nhiều loại máy bay hoạt động, không chỉ là máy bay Sea Hawk, mà máy bay Opsrey hạ cánh cũng không có bất cứ vấn đề gì.
Thể chế thông tin tương đồng của Nhật Bản và Mỹ cũng không có vấn đề gì về hướng dẫn hàng không. Ngoài ra, khả năng chịu trọng lực của toàn bộ đường băng, dung lượng của nhà chứa máy bay cũng không có vấn đề. Hơn nữa, kích cỡ lên xuống của máy bay cũng không gặp vấn đề gì. Như vậy thiết kế ban đầu của Osprey và Hyuga đều có thể kết hợp được với nhau, đã tạo được một không gian cơ bản.
Đỗ Văn Long cho rằng, trong ngắn hạn, Nhật Bản muốn xây dựng năng lực tác chiến đổ bộ độc lập không phụ thuộc vào Mỹ. Hiện nay, bất kể hệ thống trang bị hay huấn luyện tác chiến, Nhật Bản đều tiếp cận mục tiêu này. Lần này họ đến Mỹ tham gia diễn tập là một biên đội, không chỉ có tàu Hyuga, mà còn có tàu khu trục Aegis và tàu tiếp tế. Họ muốn kết hợp giữa các loại tàu chiến đó tạo thành một biên đội hoàn chỉnh về tác chiến đổ bộ.
Bên cạnh đó, còn tiến hành phối hợp với các vũ khí trang bị tiên tiến cùng kinh nghiệm huấn luyện hiện nay của Mỹ - người Mỹ có thể truyền đạt kinh nghiệm kết hợp giữa máy bay Osprey với tàu sân bay Hyuga, khi tiến hành yểm hộ chống khủng bố thì tàu Aegis áp dụng đội hình nào, chiến thuật ra sao, tiếp tế lúc nào thì có hiệu quả nhất, kịp thời nhất. Thông qua cuộc diễn tập này, Nhật Bản sẽ học được cách sử dụng trang bị, học được khả năng tác chiến đổ bộ độc lập phiên bản Nhật Bản.
Theo nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần, Nhật Bản bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình, vì vậy tàu cỡ lớn như tàu Hyuga cũng chỉ có thể gọi là tàu khu trục, đồng thời họ không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân... Việc máy bay vận tải cánh xoay Osprey hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga được cho là một thời khắc mang tính lịch sử có điểm xuất phát như vậy.
Từ năm 2006, Nhật Bản đã tham gia cuộc diễn tập liên hợp do Mỹ tổ chức. Lần này, cả ba "quân chủng" Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Mỹ tham diễn không chỉ học đổ bộ lên đảo, mà còn có ý đồ học cách chiếm được quyền kiểm soát trên không, quyền kiểm soát biển, luyện tập không chiến. Đưa ra kết luận như vậy là dựa trên thành phần các trang bị (tàu chiến, máy bay tác chiến) tham gia diễn tập.
Như vậy, Nhật Bản lấy danh nghĩa học đổ bộ lên đảo, học tác chiến đổ bộ, học đánh chiếm đảo, nhưng đằng sau còn có nhiều ý đồ, tính toán khác. Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập học "anh cả" - học Mỹ, nhưng theo đó có thể từng bước vượt qua những giới hạn của quân Nhật về mặt lịch sử.
Biên chế F-35B mới làm cho Hyuga trở thành tàu sân bay thực sự
Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, nếu máy bay F-35B gia nhập tàu Hyuga thì cũng giống như Osprey gia nhập tàu Hyuga. Theo đó, tàu Hyuga sẽ không còn là một tàu tấn công đổ bộ, hoặc tàu sân bay trực thăng, mà sẽ được gọi là “tàu sân bay” thực sự, một HKMH đích thực.
Bởi vì, so với tàu tấn công đổ bộ, năng lực của tàu sân bay là có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu cánh cố định, nếu đưa loại máy bay vận tải cánh cố định này lên tàu sân bay thì đã tăng cường được năng lực điều động. Nếu máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng F-35B gia nhập tàu Hyuga thì người Nhật Bản sẽ không còn gọi là tàu khu trục nữa, mà sẽ gọi nó là hàng không mẫu hạm.
Có phương tiên truyền thông phân tích cho rằng, đối với Nhật Bản, khoa mục này không chỉ chứng tỏ tính an toàn của Osprey với Nhật Bản, điều quan trọng hơn là nó đã cho thấy, Nhật Bản - nước muốn nhanh chóng xây dựng lực lượng đổ bộ có nhu cầu máy bay Osprey như vậy.
Máy bay Osprey có tính cơ động mạnh, là một trong những trang bị tạo nên sức chiến đấu cốt lõi cho lực lượng đổ bộ, việc biên chế máy bay Osprey có thể tăng cường tốc độ hoạt động.
Theo quan điểm của truyền thông Mỹ, có 10 phương tiện truyền thông Nhật bản được mời đến quan sát hiện trường thời điểm mang tính lịch sử - máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến Nhật.
Hai bên Mỹ-Nhật đều nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng có chuyên gia cho rằng, Nhật Bản vẫn lấy phòng thủ các đảo hướng tây nam mục đích diễn tập.
Trong khi đó Mỹ tìm cách thông qua diễn tập tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, đồng thời lấy diễn tập tác chiến đổ bộ lên đảo làm khởi điểm, ám chỉ vẫn có khả năng lấy phương thức quân sự can dự tranh chấp chủ quyền Đông Bắc Á trong những thời điểm nhất định.
Tàu Hyuga luôn được coi là "bán tàu sân bay" hay "tàu sân bay trực thăng", nhưng hiện nay có thể mang theo loại máy bay cánh xoay trực thăng như Osprey, vậy điều này có thực sự mang ý nghĩa lịch sử hay không?
Theo bình luận viên Đỗ Văn Long, so với năng lực hiện có của Nhật Bản, nếu kết hợp với máy bay vận tải-trực thăng cánh xoay MV-22 Osprey thì năng lực tác chiến tổng hợp hay năng lực tấn công của Nhật Bản sẽ có bước nhảy rất lớn.
Bởi vì, trước đó, chiếc "bán tàu sân bay" này mang theo máy bay trực thăng SH60K Sea Hawk - loại máy bay trực thăng thông dụng, mang theo ít người. Nếu thay bằng máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey thì sẽ tăng cường năng lực tác chiến trên hai phương diện: Một là, tốc độ điều động, hai là phạm vi điều động.
Về tốc độ, khi bay bằng, tốc độ của nó sẽ gấp 2-3 lần máy bay trực thăng. Máy bay trực thăng Sea Hawk chỉ có thể mang theo 10 người, trong khi máy bay Osprey có thể mang theo 32-40 người, có nghĩa là năng lực điều động của nó sẽ tăng lên gấp bội.
Ở góc độ thứ hai, bán kính tác chiến hoặc bán kính điều động cũng tăng mạnh. Hành trình của máy bay này đạt 1.000 km, điều này có nghĩa là tàu Hyuga có thể phát động các hành động tấn công đối với các hòn đảo có cự ly xa hơn, việc điều động này có thể vượt qua khoảng cách không gian rất lớn.
Cho nên, năng lực tác chiến đổ bộ của nó hay năng lực tấn công hướng ra bên ngoài sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, còn có một hàm nghĩa khác, như ông lữ đoàn trưởng QĐ Hoa Kỳ đã nói, máy bay Osprey mang quốc tịch Mỹ hạ cánh xuống tàu đổ bộ Nhật Bản, có nghĩa là sau đó Nhật Bản có thể bỏ ra nhiều USD để nhập khẩu Osprey.
Theo nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần, ngoài diễn tập năng lực phối hợp giữa hai bên, một nguyên nhân quan trọng hơn để Mỹ lôi kéo Nhật Bản diễn tập là, Mỹ muốn bán vũ khí cho Nhật Bản. Mặc dù hiện nay vũ khí Mỹ chiếm vị thế chủ đạo trên thị trường thế giới, xuất hiện ở khắp nơi, nhưng Mỹ không muốn mất đi thị trường Nhật Bản.
Trong khi đó, gần đây, Nhật Bản tăng cường phòng thủ các hòn đảo hướng tây nam, đặc biệt là tìm cách xây dựng lực lượng có năng lực tác chiến đổ bộ, xây dựng lực bảo vệ đảo nhỏ, vấn đề xây dựng năng lực này được đặt ra. Vì vậy, Nhật Bản có ý định mua máy bay Osprey của Mỹ.
Nhưng, trên thực tế, máy bay Osprey bắt đầu được duyệt từ thập niên 1980, nghiên cứu phát triển vào thập niên 1990 và mãi đến đầu thế kỷ 21 mới bắt đầu biên chế cho Quân đội Mỹ.
Mặc dù Osprey là máy bay trực thăng, có thể cất/hạ cánh thẳng đứng, cũng có thể làm máy bay cánh cố định, có thể bay bằng, nhưng công nghệ của MV-22 từng có khiếm khuyết, trong quá khứ nó thường bị rơi .
Theo bài báo, nhìn vào các thông số kỹ thuật thì tàu Hyuga là một "bán tàu sân bay", HKMH loại nhỏ, hay "HKMH chuyên dụng cho trực thăng". Nếu kết hợp với tàu Hyuga, với tốc độ và bán kính tác chiến của nó, máy bay vận tải cánh xoay Osprey sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến, và ngược lại cũng "thêm vây thêm cánh" cho tàu Hyuga.
Nhưng, một vấn đề đặt ra là, máy bay trực thăng hạng năng Osprey không phải cải tiến gì lại trực tiếp hạ cánh xuống tàu Hyuga liệu có gặp trở ngại kỹ thuật gì hay không?
Theo bình luận viên Đỗ Văn Long, máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu Hyuga không có bất cứ trở ngại kỹ thuật nào, bởi vì trước đó đã từng tiến hành thử nghiệm. Máy bay CH-53 nặng trên 40 tấn từng tiến hành hạ cánh xuống tàu Hyuga, cũng cho thấy đường băng của tàu sân bay trực thăng này có thể đảm bảo cho máy bay nặng 30 tấn hạ cánh và hoạt động bình thường. Máy bay Osprey hiện chỉ nhỉnh hơn 30 tấn, cho dù chở nặng tối đa thì tàu Hyuga cũng đáp ứng được.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B chỉ nặng hơn 20 tấn, điều này cho thấy, ngay từ thiết kế ban đầu, tàu sân bay Hyuga đã để dành không gian cho nhiều loại máy bay hoạt động, không chỉ là máy bay Sea Hawk, mà máy bay Opsrey hạ cánh cũng không có bất cứ vấn đề gì.
Thể chế thông tin tương đồng của Nhật Bản và Mỹ cũng không có vấn đề gì về hướng dẫn hàng không. Ngoài ra, khả năng chịu trọng lực của toàn bộ đường băng, dung lượng của nhà chứa máy bay cũng không có vấn đề. Hơn nữa, kích cỡ lên xuống của máy bay cũng không gặp vấn đề gì. Như vậy thiết kế ban đầu của Osprey và Hyuga đều có thể kết hợp được với nhau, đã tạo được một không gian cơ bản.
Đỗ Văn Long cho rằng, trong ngắn hạn, Nhật Bản muốn xây dựng năng lực tác chiến đổ bộ độc lập không phụ thuộc vào Mỹ. Hiện nay, bất kể hệ thống trang bị hay huấn luyện tác chiến, Nhật Bản đều tiếp cận mục tiêu này. Lần này họ đến Mỹ tham gia diễn tập là một biên đội, không chỉ có tàu Hyuga, mà còn có tàu khu trục Aegis và tàu tiếp tế. Họ muốn kết hợp giữa các loại tàu chiến đó tạo thành một biên đội hoàn chỉnh về tác chiến đổ bộ.
Bên cạnh đó, còn tiến hành phối hợp với các vũ khí trang bị tiên tiến cùng kinh nghiệm huấn luyện hiện nay của Mỹ - người Mỹ có thể truyền đạt kinh nghiệm kết hợp giữa máy bay Osprey với tàu sân bay Hyuga, khi tiến hành yểm hộ chống khủng bố thì tàu Aegis áp dụng đội hình nào, chiến thuật ra sao, tiếp tế lúc nào thì có hiệu quả nhất, kịp thời nhất. Thông qua cuộc diễn tập này, Nhật Bản sẽ học được cách sử dụng trang bị, học được khả năng tác chiến đổ bộ độc lập phiên bản Nhật Bản.
Theo nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần, Nhật Bản bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình, vì vậy tàu cỡ lớn như tàu Hyuga cũng chỉ có thể gọi là tàu khu trục, đồng thời họ không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân... Việc máy bay vận tải cánh xoay Osprey hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga được cho là một thời khắc mang tính lịch sử có điểm xuất phát như vậy.
Từ năm 2006, Nhật Bản đã tham gia cuộc diễn tập liên hợp do Mỹ tổ chức. Lần này, cả ba "quân chủng" Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Mỹ tham diễn không chỉ học đổ bộ lên đảo, mà còn có ý đồ học cách chiếm được quyền kiểm soát trên không, quyền kiểm soát biển, luyện tập không chiến. Đưa ra kết luận như vậy là dựa trên thành phần các trang bị (tàu chiến, máy bay tác chiến) tham gia diễn tập.
Như vậy, Nhật Bản lấy danh nghĩa học đổ bộ lên đảo, học tác chiến đổ bộ, học đánh chiếm đảo, nhưng đằng sau còn có nhiều ý đồ, tính toán khác. Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập học "anh cả" - học Mỹ, nhưng theo đó có thể từng bước vượt qua những giới hạn của quân Nhật về mặt lịch sử.
Biên chế F-35B mới làm cho Hyuga trở thành tàu sân bay thực sự
Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, nếu máy bay F-35B gia nhập tàu Hyuga thì cũng giống như Osprey gia nhập tàu Hyuga. Theo đó, tàu Hyuga sẽ không còn là một tàu tấn công đổ bộ, hoặc tàu sân bay trực thăng, mà sẽ được gọi là “tàu sân bay” thực sự, một HKMH đích thực.
Bởi vì, so với tàu tấn công đổ bộ, năng lực của tàu sân bay là có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu cánh cố định, nếu đưa loại máy bay vận tải cánh cố định này lên tàu sân bay thì đã tăng cường được năng lực điều động. Nếu máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng F-35B gia nhập tàu Hyuga thì người Nhật Bản sẽ không còn gọi là tàu khu trục nữa, mà sẽ gọi nó là hàng không mẫu hạm.
Duy Quan Sacto chuyển
No comments:
Post a Comment