Cần có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ và hành hung gần đây
(New
York, ngày 20 tháng Sáu năm 2013) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần phóng thích vô điều kiện
những blogger
mới bị bắt trong thời gian gần đây và chấm dứt các vụ hành hung nhằm
vào những người lên tiếng phê phán. Các nhà tài trợ và đối tác thương
mại của Việt Nam cần công khai yêu cầu chính quyền nước này hủy bỏ việc
áp dụng luật hình sự để trừng phạt các nhà hoạt
động ôn hòa.
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện
những người mới bị bắt trong thời gian gần đây, là blogger Trương Duy
Nhất và Phạm
Viết Đào và nhà hoạt động trên mạng internet Đinh Nhật Uy, đồng thời
tiến hành điều tra các tố cáo về việc công an hành hung các nhà hoạt
động trên mạng gồm Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các,
những công dân cần được chính quyền bảo vệ an
ninh.
“Chính
sách đàn áp mọi tiếng nói phê phán, dù lớn hay nhỏ, của Việt Nam sẽ chỉ
đưa đất nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng,” ông Brad Adams, Giám đốc
Ban
Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Những vụ bắt giữ và tấn
công các blogger mới đây cho thấy chính quyền sợ thảo luận công khai về
dân chủ và nhân quyền đến mức nào.”
Rất
nhiều vụ bắt giữ được áp dụng theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt
Nam, một trong các điều luật mơ hồ và có độ co giãn cao thường được dùng
để đàn áp
những người thực thi quyền tự do ngôn luận. Các vụ bắt giữ và hành hung
trong thời gian gần đây gồm có:
·
Ngày mồng 7 tháng Sáu năm 2013, năm người được cho là công an hành hung blogger Nguyễn Hoàng Vi, 26 tuổi (còn được biết với tên An Đổ Nguyễn) và nhà hoạt động pháp lý Phạm Lê Vương Các trên một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo giới blogger Việt Nam, những kẻ tấn công đã theo dõi Nguyễn Hoàng Vi và gia đình cô trong suốt mấy ngày rồi đánh cô ngã, gây ra những vết thương phải vào bệnh viện chữa trị. Nguyễn Hoàng Vi là một người nổi tiếng trên mạng Internet; cô đã từng bị tấn công trong hai ngày mồng 5 và 6 tháng Năm năm 2013 sau những nỗ lực tổ chức buổi “dã ngoại nhân quyền” ở thành phố Hồ Chí Minh với vai trò chủ chốt.
· Vào ngày 13 tháng Sáu, công an bắt giữ blogger Phạm Viết Đào tại nhà riêng ở Hà Nội, cũng với lý do “lợi dụng tự do dân chủ,” theo tuyên bố của Bộ Công An, một tín hiệu cho thấy khả năng ông sẽ bị truy tố theo điều 258. Tương tự như Trương Duy Nhất, trang mạng của Phạm Viết Đào cũng từng lên tiếng phê phán một số nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam.
·
Ngày 15 tháng Sáu, Đinh Nhật Uy bị bắt theo điều 258. Em trai anh, Đinh Nguyên Kha, đã bị xử tám năm tù vào ngày 16 tháng Năm năm 2013 vì phát tán tờ rơi phê phán các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam. Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, bị bắt ở tỉnh Long An sau khi phát động một phong trào đòi trả tự do cho em trai mình trên mạng Internet và đăng tải các hình ảnh và bài viết qua tài khoản Facebook của mình. Theo Thông tấn xã Việt Nam - cơ quan thông tấn chính thức của Việt Nam, anh bị cáo buộc vì “nội dung sai sự thật, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước.”
Điều
258 được áp dụng để truy tố những người bị chính quyền coi là “lợi dụng
các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
tự do hội
họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và quy định mức án
lên đến bảy năm tù đối với những người bị coi là phạm tội này trong “các
trường hợp nghiêm trọng.” Các tòa án theo
mệnh lệnh chính trị ở Việt Nam thường áp dụng các điều khoản nói trên
để xử tù những người công khai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét chính quyền Việt Nam liên tiếp gia
tăng đàn áp các tiếng nói chỉ trích tham nhũng và chuyên quyền. Những
người bị chính
quyền nhắm tới trong thời gian gần đây đại diện cho nhiều thành phần
công luận, vì Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Nguyễn Chí Đức từng làm
việc cho bộ máy chính quyền, Trương Duy Nhất từng làm cho báo chí chính
thống, Phạm Viết Đào từng là cán bộ nhà nước
còn Nguyễn Chí Đức từng là đảng viên Đảng Cộng sản. Đinh Nhật Uy,
Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các phản ánh tiếng nói bất đồng của một
thế hệ trẻ hơn, không có ràng buộc gì với bộ máy nhà nước.
“Các
nhà tài trợ và đối tác thương mại cần đứng về phía những người Việt Nam
đang đấu tranh cho các quyền tự do của mình, và lên tiếng công khai
rằng không
ai có thể bị bắt hay hành hung vì bày tỏ ý kiến,” ông Adams nói. “Họ
cần khẳng định rằng tương lai duy nhất của các nước muốn phát triển và
hiện đại hóa là một xã hội tự do và cởi mở, ở đó các tiếng nói phê phán
được chính quyền ghi nhận là một phần bình thường
của tiến trình chính trị.”
Để xem thêm các bài viết về Việt Nam, xin truy cập:
http://www.hrw.org/languages?
Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di
động); hay email:robertp@hrw.org
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hay email: adamsb@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736 (di động); hay email: siftonj@hrw.org
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hay email: adamsb@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736 (di động); hay email: siftonj@hrw.org
No comments:
Post a Comment