Tuesday, February 23, 2016

Chính Trị Và Luật Pháp Trên Biển Đông, Nhà Chiến Lược, Luật Gia và Biển Đông -- Để Hiểu Rõ Luật Pháp và Chính Trị Trên Vùng Biển Tranh Chấp by Kerry Lynn Nankivell, Huỳnh Kim Quang dịch

  (Kerry Lynn Nankivell là Phụ Tá Giáo Sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu Thái Bình Dương DKI  (DKI APCSS) ở Honolulu, nơi mà bà tập chú vào việc dạy và nghiên cứu về an ninh biển tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Các quan điểm được trình bày ở đây là của chính bà và không nhất thiết đại diện quan điểm chính thức của Trung Tâm DKI APCSS, Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hay Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.)


  Độc giả của The Diplomat gần đây đã được cống hiến sự trao đổi giữa 2 chuyên gia hàng đầu trong những tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tiến Sĩ Sam Bateman, thiếu tướng Hải Quân về hưu của Hải Quân Hoàng Gia Úc (RAN), đã viết về các vấn đề chiến lược liên quan tới Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ (FON OPS) trên Biển Đông. Bateman cảnh báo Hoa Kỳ “quân sự hóa” một khu vực nhạy cảm và “quay ngược kim đồng hồ” luật quốc tế. Phản ứng với các tuyên bố này, Chỉ Huy Trưởng Jonathan Odom, chánh án tối cao tòa án quân sự của Lục Quân Hoa Kỳ (JAG), cựu cố vấn chính sách biển trong Văn Phòng của Bộ Quốc Phòng, và hiện là giáo sư quân sự tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, bảo vệ Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ bằng việc giải thích những nền tảng sai lầm pháp luật trong tuyên bố của Bateman.

Tương đối, phân tích của mỗi tác giả đều hữu ích nhưng không hoàn bị. Chấp nhận lập trường của Bateman có nghĩa là tin rằng Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ là bất hợp pháp, hay ít nhất cũng còn là tranh cãi pháp lý. Như Odom vặn lại, đơn giản đều này không đúng. Nhưng chấp nhận sự bào chữa pháp lý về tự do hàng hải của Odom như là sự phán xét cuối cùng trên Biển Đông là không đếm xỉa đến những vấn nạn địa chính trị trung tâm đang diễn ra. Cùng kỳ lý, thảo luận của luật gia đặt các biên giới lên điều mà bị gây tranh cãi pháp lý tại Biển Đông trong cách mà nhà chiến lược khó chấp nhận, trong khi chiến lược gia nêu lên những vấn đề mà luật pháp không thể giải đáp. Cả Odom và Bateman đều có đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết về việc công khai hóa hoàn cảnh, dù những tranh cãi của họ chỉ liên quan tới đối phương một cách gián tiếp. Sự thất bại để thông tri nhau phản ảnh không gian co cụm cho sự đối thoại trong chính mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà đôi khi lập đi lập lại cùng những tranh cãi.

Cuộc đối thoại giữa Bateman và Odom mang nhiều bài học đặc biệt. Chính xác bởi vì luật gia và chiến lược gia đều thấy khó để tham gia trực tiếp với nhau, đối thoại của họ có thể giúp chúng ta hiểu về mối quan hệ giữa luật pháp và địa chính trị trong những tranh chấp tại Biển Đông và điều đó có nghĩa là đối với chiến lược và chiến dịch.
 
Luật Pháp Như Là Biên Giới Đối Với Chiến Lược Có Thể Chấp Nhận
  Sự trao đổi này giải thích gì về mối quan hệ của luật pháp và chính trị khi nó liên quan tới Biển và mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc? Bateman hầu như đúng khi ông cho rằng “chính trị chứ không phải luật pháp sẽ giải quyết nhiều tranh chấp” trong Biển Đông. Nhìn chung, điều này khó bác bỏ. Chẳng hạn, không ai quá hy vọng rằng phán xét sắp tới của Tòa Trọng Tài Thường Trực về giá trị của đường 9 đoạn sẽ đưa sự tranh chấp chiến lược tại các vùng biển Đông Nam Á tới chỗ chấm dứt. Nhưng cho dù Bateman đúng khi nói rằng chính trị đi trước trong Biển Đông, ông đã quá tham vọng khi cho rằng chính trị là tất cả. Chắc chắn chính trị sẽ quyết định nhiều về tương lai của Biển Đông, và lãnh vực chính trị, chứ không phải luật pháp, là ưu tiên của kế hoạch ngoại giao và quốc phòng của Hoa Kỳ. Luật pháp là một phần của dạng thức mà trong đó chúng ta hiểu biết các sự kiện, nhưng động lực chiến lược và chính trị sẽ xác định hình ảnh của những kết quả có thể xảy ra.

Nhưng ngay dù là thế, mà nói rằng có sự cạnh tranh chiến lược đang diễn ra mà tách ngoài sự giải thích pháp lý của các sự việc thì cũng không nên có ngụ ý như vậy, như Bateman đã làm thế khi nói rằng không có luật pháp chính thống nào về tình trạng này có thể đóng góp cho cuộc tranh cãi chiến lược. Phần rắc rối là để biết nơi nào là đường ranh giữa những lắc léo luật pháp và chính trị và điều gì nó biểu thị: Phân tích kỹ thuật của luật pháp có thể đạt được gì tại Biển Đông và khi nào? Ngược lại, nơi nào mà sự tham dự của luật pháp đạt tới giới hạn của nó về sự đóng góp khả dĩ chung của nó đối với sự ổn định khu vực? Nếu mối quan hệ giữa luật pháp và chính trị được hiểu như là phạm vi giữa hai cực -- một bên là kỹ thuật, rõ ràng và được miêu tả trong các hiệp ước và luật học, một bên khác là biện pháp tranh cãi, được đặc trưng bởi các quyền lợi mâu thuẫn và sự hiểu biết bất toàn – thách thức là làm sao để biết phần nào của phạm vi này là trội lên với các sự kiện ở vào lúc nào. Điều này thật không phải là việc dễ làm.

Như sự minh bạch rất cần thiết của Odom chỉ ra, nó là luật được thiết lập, không phải chính trị, mà có thể và nên nêu phương cách đưa tới sự phân định có thẩm quyền tối hậu của quyền tài phán trên Biển Đông, với sự báo trước rằng điều này sẽ chỉ có thể một khi các điều kiện chiến lược cho giải pháp cuối cùng được đạt tới. Việc áp dụng các nguyên tắc pháp lý đã được thỏa thuận trong trường hợp này là không có nghĩa là hiển nhiên, ngay cả với chuyên gia, là điều làm cho sự đóng góp của Odom đối với cuộc tranh luận trở nên rất có giá trị. Việc áp dụng dễ dàng của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) đối với Biển Đông chưa bao giờ có thể vì nhiều lý do. Nó được biểu thị qua rất nhiều yếu tố phức tạp, không phải một vị trí địa lý khiêu khích nhất. Tất cả điều khác đều bình đẳng, một “phương thức thuần túy pháp lý” đúng giống như cách Odom phác họa thì chủ yếu để quyết định sự áp dụng tối hậu chính xác luật pháp trong khu vực rất phức tạp này.  Cho rằng luật pháp không đóng vai trò ở đây là đánh giá quá thấp sự thành đạt ấn tượng được thực hiện trong đàm phán về Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, và bỏ qua khung phán quyết có thế lực đối với các vấn đề quốc tế trên biển.

Giả định nền tảng của Bateman về sự không thích hợp của luật là có vấn đề vì lý do khác, điều mà diễn ra trong chính tranh luận của ông ấy. Các luật thường lệ và hiệp ước có vai trò rất quan trọng trong việc định nghĩa hành vi nào là lệ thường và không cần phải tranh cãi, và hành vi nào là leo thang và khiêu khích. Với sự tôn trọng đối với quyền của các lực lượng hải quân trên thế giới để đi lại bất cứ nơi nào bên trong 12 hải lý của bờ biển, Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc và hồ sơ lịch sử thì rất minh bạch. Cả hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đều thi hành quyền đó một cách thường lệ trên khắp thế giới, và điều đó là không thể tranh cãi theo luật. Dù ngôn ngữ của Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc không bảo đảm rõ ràng quyền này, nó cũng không giới hạn rõ điều đó. Nguyên tắc tự do về tình trạng lâu dài và không tranh chấp của hàng hải như thường lệ được thiết lập nghĩa là trọng trách là thuộc về hiệp ước để đạp đổ quyền, nếu sự thay đổi việc thực thi thường lệ là thực sự chủ tâm. Sự thực là hiệp ước không cho thấy rằng ý tưởng về việc giới hạn tự do hàng hải đã không đủ hậu thuẫn trong số những nhà đàm phán được phản ánh trong thỏa thuận sau cùng. Lịch sử ngoại giao được phổ biến về hiệp ước chứng minh trọng điểm của Odom rằng “Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) là sự mặc cả để bảo đảm các quyền liên quan đến tài nguyên kinh tế đối với những nước ven biển, nhưng mặt khác là bảo vệ các quyền tự do đang hiện hữu được hưởng bởi những quốc gia khác.” Những nỗ lực để ban cho các quốc gia ven biển các quyền liên quan tới an ninh trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế được thực hiện và đã thất bại trong thời gian đàm phán hiệp ước. Bateman muốn chúng ta tin rằng điều này vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ trong khi thực sự nó là vấn đề mà đã được tra vấn trước và được trả lời trong những cuộc đàm phán Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.

Chính trị đương thời và những hoàn cảnh địa chiến lược không thể thay đổi luật quốc tế đang thịnh hành. Có vài đồng thuận trên các nguyên tắc đang diễn ra, và Odom hỗ trợ trong việc thừa nhận và áp dụng chúng. Tiến trình Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc lâu dài và gian truân được thực hiện chính xác giúp trả lời những câu hỏi đối với các vấn đề chính trị này. “Chế độ Vùng Đặc Quyền Kinh Tế được cân nhắc cẩn thận” mà Bateman ưu tiên là kết quả được hệ thống hóa của nỗ lực này. Các thay đổi đối với những nguyên tắc dựa trên đồng thuận đòi hỏi đàm phán lại với sự bằng lòng của tất cả các bên. Điều này không thể và cũng không được mong muốn rộng rãi. Sự quân bình -- việc bảo vệ tự do hàng hải (gồm việc đi lại trên biển của quân sự) đối với các quốc gia sử dụng và việc giữ gìn các quyền đặc quyền kinh tế đối với những nước ven biển – là bất khả xâm phạm và được bảo vệ bởi hiệp ước và tục lệ, với sự tôn trọng bình đẳng đối với đôi bên của cuộc thương lượng. Ít nhất, nó là đối với đại đa số cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh khăng khăng cho rằng vấn đề này một cách nào đó không áp dụng được với các vùng biển gần của chính họ, nơi mà họ vui vẻ chấp nhận (và mở rộng) quyền đặc quyền kinh tế được Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc thừa nhận nhưng họ lại bác bỏ các điều khoản tự do đi lại bằng quân sự mà điều đó trong phần kết luận của công ước có thể về mặt chính trị là ưu tiên. Lập trường của Trung Quốc là không thể biện hộ và là điều mà sẽ không được đại đa số các quốc gia trên thế giới chấp nhận. Bateman cứ nhất định cho rằng tình trạng của quyền hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế là ở mọi nơi là không rõ ràng. Đây là lời tuyên bố tương tự không thể được ủng hộ. Có những chỗ bấp bênh chiến lược nơi mà kế hoạch ngoại giao và quốc phòng sẽ là yếu tố quyết định trong kết cuộc của các tranh chấp tại Biển Đông; cũng có những chỗ nơi mà những vấn đề chính trị đã từng được kết tinh thành những điều luật thông qua tục lệ và việc soạn thành luật lệ. Tự do hàng hải quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế rơi vào loại sau như Odom tranh luận, không phải là điều trước như Bateman muốn chúng ta tin. Bất cứ sự nhầm lẫn nào về điểm này đều bất lợi và bên cạnh là làm lu mờ tính cạnh tranh chiến lược.
 
Điều phân tích của Odom cung cấp văn bản chiến lược, Tự Do Hoạt Động Hàng Hải cung cấp phạm vi hoạt động. Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ được thực hiện tốt cho thấy biên giới rõ ràng và phòng thủ giữa điều đã được thiết lập trong luật và điều vẫn còn phạm vi tranh luận chiến lược. Điều trước là đúng mà đã được khẳng định bởi luật. Điều sau là lợi ích mà không thể khẳng định trong bất cứ ý nghĩa khách quan nào, nhưng chỉ có thể được theo đuổi qua sự tương tác địa chính của các bên liên quan. Việc vẽ ra biên giới chắc chắn và đúng giữa luật và chính trị bằng Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ là hành động cần thiết và ắt phải có, mà Washington tin là xứng đáng ở mức độ rủi ro nào đó.  Điều này có vẻ cũng là đường biên giới mà Bắc Kinh sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng, dù tuyên bố chính thức của họ: Sự khoan nhượng của họ đối với Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ vào tháng 10 là do, ít nhất một phần, đối với điều mà Bắc Kinh biết là nó được luật pháp quốc tế thừa nhận. Một số người có thể gọi hoạt động đó là không khôn ngoan về chính trị, nhưng có rất ít người cáo buộc Washington vi phạm luật pháp. Bằng việc nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải bằng quân sự qua việc thực hiện thường xuyên của Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đặt những giới hạn chắc chắn và không thể tranh cãi về điều mà Trung Quốc có thể tuyên bố là thật sự thách thức trong những tranh chấp phức tạp này. Đó là biện pháp cần thiết và bình ổn trong tình hình quân sự hóa nhanh chóng.
 
Chiến Lược Bào Chữa
  Nhưng ngay dù luật pháp là quan trọng trong cuộc tranh chấp này, chúng ta phải nhận thức rằng có những vấn đề chiến lược quan trọng ngoài lãnh vực đó. Bateman, một cách nào đó giống Bắc Kinh, nhầm lẫn kích thước địa chiến lược của vấn đề này bằng cuộc tranh cãi chính trị được bọc trong ngôn ngữ luật pháp. Điều này rõ nhất là trong việc viện dẫn thuật ngữ “quan tâm thích đáng.” Khi Bateman cho rằng Hoa Kỳ có trách nhiệm thực hiện quyền tự do hàng hải của họ với “quan tâm thích đáng đối với các quyền và bổn phận” của quốc gia bờ biển, thì điều này pha trộn các lãnh vực pháp luật và chính trị. Theo pháp lý, Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc chứa đựng yêu cầu các nước hàng hải hoạt động với “quan tâm thích đáng” đối với cả “quyền và bổn phận” của các quốc gia ven biển mà áp dụng cùng với vùng đặc quyền kinh tế của chính họ. Nhưng “quyền và bổn phận” đối với các nước hàng hải cần phải quan tâm thì chắc chắn giới hạn đối với những thứ được thiết lập bởi tục lệ và được soạn thành luật trong chính văn bản công ước. (Thực tế, đòi hỏi “quan tâm thích đáng” của các nước hàng hải xuất hiện trong Điều 58 và “các quyền, các quyền tài phán và bổn phận của các quốc gia ven biển” trong vùng đặc quyền kinh tế thì xuất hiện trong Điều 56. Ở đó cho thấy sự nối kết giữa ngôn ngữ được dùng trong Điều 58 và ngôn ngữ tương tự xuất hiện chỉ vài đoạn trước). Vì Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc chỉ cho phép các quyền đặc quyền kinh tế đối với các nước ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế, không phải quyền an ninh, bảo đảm đối với những thứ đó và chỉ với những thứ đó mà các nước hàng hải phải tính khi họ hoạt động. Ở đó có thể là không có trách nhiệm pháp lý được Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc tạo ra đối với các nước hàng hải để phải quan tâm thích đáng tới các quyền không được lập thành rõ ràng. Bất cứ lập luận nào ngược lại đều không thể chứng minh được.
Tuy nhiên, trong các thuật ngữ chính trị, thuật ngữ “quan tâm thích đáng” chứa đựng ý nghĩa khác. Trong bối cảnh chiến lược đương thời, trong cái mà tài sản trong vùng duyên hải có thể dễ dàng đặt vùng bờ biển tiếp giáp vào nguy cơ nghiêm trọng và ngược lại, các quốc gia ven biển rõ ràng có lợi ích an ninh trong vùng đặc quyền kinh tế.  Trong mối quan hệ địa chính, gồm mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tất cả đều quan trọng, thì không hợp lý để Bắc Kinh thúc giục Washington phải “quan tâm thích đáng” tới “lợi ích” an ninh chính đáng của họ trong Biển Đông. Điều này gồm việc kiềm chế chiến dịch hoạt động mà có thể hàm ý đe dọa, thực sự hay chỉ được cảm nhận. Nhưng điều này lên tới mức yêu sách chính trị (hay cảnh báo) dựa trên các sự kiện chiến lược của tình hình, kêu gọi sự thận trọng của Washington có lẽ, nhưng không phải với luật quốc tế. Điều đó không phải và không thể được diễn dịch như là trách nhiệm luật pháp đối với Hoa Kỳ hay bất cứ lực lượng hải quân nào khác mà có thể xảy ra. Cho rằng bất cứ hoạt động hải quân nào trong vòng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc đều bị bắt buộc phải quan tâm thích đáng đối với lợi ích của Trung Quốc vượt ngoài điều đã được thiết lập một cách hợp pháp bởi tục lệ hay hiệp ước là giống như nói rằng tất cả các hoạt động hải quân tại Biển Đông đều bị bắt buộc phải tuân theo sở thích chiến lược của Trung Quốc. [Điều đó] được đặt ra như là sự khẳng định pháp luật, sự cạnh tranh là vô lý. Nhưng [điều đó] được đặt ra như một vấn đề địa chính trị, thì không phải. Về mặt địa chính trị, điều này nằm trong sự kiện một trong những vấn đề đang nổi cộm đối với các nhà chiến lược ở tất cả các bên có tranh chấp. Cộng đồng quốc tế đi biển đã sẵn sàng để thích ứng với sở thích của một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh cho đến mức nào? Sự thích ứng có nghĩa gì đối với tương lai chiến lược của khu vực? Quan trọng nhất, sự kết hợp gì của thích ứng và khẳng quyết trong chính sách và hoạt động của Hoa Kỳ sẽ mang lại ổn định đối với Đông Nam Á khi mà Trung Quốc chuyển từ cường quốc hải quân khu vực sang toàn cầu?

Do đó, Bateman đúng để nêu vấn đề “quan tâm thích đáng” và Odom đúng để phớt lờ nó vì không phù hợp pháp luật. Không có gì để được và phần nhiều là mất qua việc khoác lên vấn đề địa chính trị như là vấn đề pháp luật. Chúng ta cần rõ ràng về những vấn đề gì được luật pháp trả lời và những vấn đề gì cần chiến lược trả lời. Sự khác nhau giữa 2 điều trên là quan trọng: sự đóng góp của luật pháp đối với vấn đề quan tâm thích đáng này là không đáng chú ý; sự đóng góp của địa chính trị là tối hậu. Bateman thành công trong việc nêu vấn đề địa chính trị trung tâm, nhưng ông ấy đã không thể đưa ra một chọn lựa chiến lược như là trách nhiệm pháp lý. Sự thất bại để phân biệt pháp lý và chính trị ở đây là không hữu ích gì trong phân tích và chính sách.
 
Trò Chơi Nước Đôi: Luật Pháp và Chiến Lược Trong Chính Sách Của Hoa Kỳ
  Không điều nào trong số này nên được rút ra để bào chữa cho tuyên bố của Bateman rằng Odom dùng phương cách “quá pháp lý” hay là rằng luật pháp là không thích hợp đối với những tranh chấp này. Trước tiên, đó chính là phần tiếp theo của tranh chấp này mà không thể được giải quyết bằng việc trông cậy vào luật pháp. Trong khi việc phân xử của Phi Luật Tân có lẽ là cần thiết để tiến tới, thì không ai tin rằng nó sẽ hay có thể cung cấp “giải pháp.” Ngay dù Tòa Trọng Tài phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân, thì tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong Biển Đông sẽ vẫn còn đó, pháp lý thì bị tranh cãi nhưng thực tế thì là chuyện đã rồi.

Thứ hai, có một giới hạn rất lớn về chính sách nào là đáng tin tưởng đối với việc chứng minh nguyên tắc pháp lý có thể đạt được. Nếu không có, thì Hoa Kỳ không cần bất cứ đồng minh hay những đối tác nào ngoài Manila. Vụ phiên tòa xử của Manila hoàn thành điều mà Hoa Kỳ không thể làm: Nó đã công bố sự phi lý của đường 9 đoạn và theo đuổi sự chuẩn nhận trong một trong những phương tiện được chấp nhận rộng rãi nhất của luật quốc tế. Nhưng điều này sẽ không đủ. Một khi được chuẩn nhận, nguyên tắc pháp lý sẽ cần được bảo vệ qua các quan hệ đối tác nhắm tới nỗ lực bằng những cách khác: ngoại giao, sự chấp hành luật hiệu quả, chia xẻ thông tin và tình báo, và, nếu cần, các cuộc tập trận và chiến dịch quân sự. Liên minh Hoa Kỳ-Phi Luật Tân sẽ không trụ vững được những cách nỗ lực đó và do đó, chính họ sẽ không đủ sức để bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ trên Biển Đông. Tất cả chúng ta đều biết rõ chuyện này. Đó là thực tế thúc đẩy Bateman cảnh báo chính xác về sự leo thang và nguy cơ chiến lược, ngay dù ông ấy trút quá nhiều khiển trách về tình trạng này lên Hoa Kỳ. Đó cũng là thực tế nằm trong bối  cảnh của sự bảo vệ mạnh mẽ của Odom đối với Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ. Những chiến dịch này nhằm giảm thiểu nguy cơ: bằng cách vạch một đường đỏ rõ ràng cho Bắc Kinh, cho thấy sự cam kết chiến dịch của Hoa Kỳ đối với các luật lệ đã được thiết lập, và bằng cách ấy ngăn chận các hoạt động của Trung Quốc thêm nữa mà chỉ phá hoại hiện trạng.

Nhưng dù thực tế là chúng ta biết rằng đây không phải là sự tranh chấp luật pháp thuần túy, lại có quá nhiều người trong chúng ta cho nó là như vậy. Điều này đặc biệt vô ích trong lúc những nước tuyên bố chủ quyền khác và các bên liên quan tại Đông Nam Á không có nhiều niềm tin vào luật pháp như chúng ta. Trong bối cảnh chiến lược của họ, luật pháp thường được nhận thức như là không đủ cho công tác mang lại khả năng tiên liệu hay sự ổn định đối với khu vực. Sự không đối xứng này trong nhận thức có nghĩa là khi chúng ta đóng khung những cuộc thảo luận của chúng ta đối với văn bản của luật pháp, thì chúng ta đang nói với chính mình. Các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á sẽ cần chúng ta can dự vào những vấn đề chính trị khó khăn nữa, ngay cả khi Hoa Kỳ tiếp tục bảo vệ Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc và các tiêu chuẩn thường lệ mà nó phản ánh.  

Tranh chấp Biển Đông không chỉ là tranh chấp luật pháp. Chúng còn tiêu biểu cho một cuộc tranh chấp địa chiến lược. Sự áp dụng đúng luật pháp có thể tạo ra và dựng những hàng rào bọc quanh tranh chấp này, nhưng nó không thể giải quyết tất cả các vấn đề trong tầm tay. Đối với sự khác biệt này, những nhà làm chính sách, những nhà ngoại giao và các tư lệnh quân đội Hoa Kỳ cần phải rõ ràng. Trong phân tích cuối cùng, cả Odom và Bateman đều lo ngại về sự leo thang trong một trong những đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới. Họ chỉ không đồng ý về hành vi nào phô bày nguy cơ nhiều nhất, và điều gì nên được làm để tránh nhiều điều hơn nữa như vậy xảy ra trong tương lai. Trong quá trình bất đồng này, Bateman đã chính trị hóa một cách bất công các điều khoản được lập ra của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, và Odom thì điều chỉnh đúng hồ sơ về Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ và Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, nhưng ngừng ngang việc tham gia trực tiếp với những quan tâm địa chiến lược của Bateman. Tuy nhiên, cuộc đối thoại của họ soi sáng vào nơi mà lãnh vực luật pháp và địa chính trị bắt đầu và chấm dứt tại Biển Đông, và những gì nó muốn nói lên tất cả đối với phương thức để điều khiển cách đi tới của chúng ta an toàn.

Nguồn: http://thediplomat.com/2015/12/the-strategist-the-lawyer-and-the-south-china-sea/
https://vietbao.com/p112a249601/chinh-tri-va-luat-phap-tren-bien-dong-nha-chien-luoc-luat-gia-va-bien-dong-de-hieu-ro-luat-phap-va-chinh-tri-tren-vung-bien-tran

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...