Monday, February 1, 2016

Việt Nam 'mạnh bạo hơn' nhờ Mỹ?

HoangsaParacels: Cộng sản Hà Nội không có chính sách tự chủ về các cuộc xung đột lợi ích trên Biển Đông với China và các nước trong khu vực , mà họ chỉ tùy thuộc vào phản ứng và ăn theo các nước liên hệ, như Philippines và nhất là của Hoa Kỳ.

Image copyrightGetty
Image captionKhu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur
Hà Nội lần đầu tiên có thái độ rõ ràng trước hoạt động "tự do hàng hải" của Hoa Kỳ.
Hôm 30/1, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong điều mà Hoa Kỳ gọi là "chiến dịch tự do hàng hải" (FONOP).

Hải quân Mỹ cho hay tàu này đã vào trong khu vực lãnh hải 12 hải lý của đảo Tri Tôn, đảo lớn thứ ba trong quần đảo Hoàng Sa, và khi đó không có hiện diện của tàu Trung Quốc trong khu vực.
Ngày 31/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố "Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải" của tàu chiến Mỹ theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
FONOP hôm 30/1 không phải là lần đầu tiên.
Ngày 27/10/2015, một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác của Hoa Kỳ - USS Lassen, đã đi qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa. Bãi đá này Trung Quốc đã tiến hành cơi nới xây dựng thành đảo nhân tạo.
Khi đó, Người phát ngôn Việt Nam chỉ nói chung chung là Việt Nam "tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông" và "kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định" ở Biển Đông.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do vậy không thể không lên tiếng phản ứng trước các sự kiện liên quan tới chủ quyền ở khu vực này.
Tuy nhiên dường như lần này Việt Nam đã mạnh bạo hơn khi ngỏ ý 'tôn trọng quyền đi qua không gây hại của hải quân Hoa Kỳ'.

Không báo trước

Luật biển của Việt Nam quy định: "Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam".
Trung Quốc, nước cũng tuyên bố chủ quyền và đang nắm kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) còn đòi hỏi tàu chiến nước ngoài phải xin phép trước.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 30/1 thừa nhận không báo trước cho các bên về hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur.
Thế nhưng phía Việt Nam không đề cập chi tiết này, vì FONOP của hải quân Mỹ trước hết nhằm thách thức Trung Quốc.
Học giả Hoàng Việt, chuyên gia luật quốc tế, cho rằng hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur đã "gây bất ngờ" và "cho thấy quyết tâm của Mỹ" trong thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Cần phải chú ý, trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa có nhiều bên tham gia. Chủ quyền tại Hoàng Sa chỉ có Trung Quốc và Việt Nam.
Sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này, kể cả đảo Tri Tôn mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến đảo.
Bắc Kinh cũng vẽ một đường cơ sở giả tưởng không được quốc tế công nhận quanh quần đảo Hoàng Sa, từ đó đưa ra các yêu sách chủ quyền khác.
Theo ông Hoàng Việt, "Mỹ đã thách thức Trung Quốc về việc chỉ có các quốc gia quần đảo như Philippines hay Indonesia mới có thể vạch đường cơ sở theo cách đó".
FONOP của tàu Mỹ trước hết là nhằm vào yêu sách của Trung Quốc và do vậy, nó nhận được ủng hộ của Việt Nam.

No comments:

Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch chiếm Hoàng Sa 1974 – Trần Trung Đạo

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 Tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của N...