Thursday, February 4, 2016

Vùng IV Duyên Hải Những Ngày Cuối by Nguyễn Hữu Duyệt




https://farm4.staticflickr.com/3875/14437206740_e146d7c35c_b.jpg
Tình cờ đọc lại bài “Tưởng nhớ một người anh: HQ Đại úy Ngô Minh Dương” của HQ Đại úy Trần Minh Chánh, khoá 24 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt viết hồi năm ngoái trên báo Lướt Sóng, có nhắc nhở đến những người bạn cùng khoá với tôi như HQ Đại úy Nguyễn Văn Định đã mãn phần năm 2000, Trương Tấn Lạc đã theo giúp Tướng Hoàng Cơ Minh, MTTNGPVN, cho đến giờ anh em cùng Khoá cũng không biết anh ở đâu, còn sống hay đã chết, và Trần Minh Lộc vẫn vui vẻ “đẹp lão” và chịu chơi như thuở nào hiện đang ở thành phố mệnh danh là Windy City, v..v… nên tôi cũng muốn ghi lại vài chi tiết nhằm chia sẽ những nỗi xót xa trong chuyến hải hành cuối cùng của tôi và để tỏ lòng thuơng tiếc các anh em HQ đã quá vãng, nhất là anh Ngô Minh Dương khoá 15 SQHQ Nha Trang.
***
Sau hơn hai năm phục vụ trên chiến hạm HQ401, Bệnh Viện Hạm Hàn Giang LSMH, tôi nhận được công điện thuyên chuyển về Hải Đội 5 Duyên Phòng tại Năm Căn. Chưa kịp đi nhận nhiệm sở mới thì lại nhận được công điện thứ hai đi học khóa hai Trung Cấp Chỉ Huy Tham Mưu 1974 tại Sài Gòn. Không vui gì cho lắm vì tôi chưa phục vụ ở Hải Đội 5ZP (HĐ5ZP) được trên sáu tháng nên khi học xong tôi lại phải trở về đơn vị “cũ.” Tôi không có cảm tình với vùng Năm Căn vì tôi đã có một vài kỹ niệm không hay. Vào khoảng tháng 5 năm 1970, tôi xuống Năm Căn coi ba Đơn vị tăng phái cho chiến dịch Trần Hưng Đạo, đó là Duyên Đoàn 35 – Đơn vị tôi đang phục vụ, Duyên Đoàn 33 và Duyên Đoàn 36, gồm có khoảng 9 chiếc yabuta do chính Hải Quân Công Xưởng chế đóng, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải Cát Lở, Vũng Tàu. Buổi sáng của ngày ngay trước khi tôi hoàn tất nhiệm vụ tăng phái để trở về Duyên Đoàn 35 thuc tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh cũ), khi đang khai thông trên kinh Cái Nháp cùng với hai chiếc yabuta, chiếc tàu của tôi, trong lúc tôi và cố vấn Mỹ ngồi trên nóc đã bị lãnh nguyên một loạt B-40 khi gần đến ngã ba Đầm Cùng. Một anh bạn cùng khoá 19 SQHQ Nha Trang (*) với tôi và một Hạ Sĩ Quan (*) của HQ401 thuc chiếc tàu đang công tác Dân Sự Vụ tại Năm Căn, vì buồn nên muốn đi theo Toán của tôi qua bên chợ gần ngã ba Đầm Cùng chơi, đều bị thương. Vết thương cắt ngang đầu gối nên sau đó anh bạn cùng khoá đã phải giải ngũ. Đáng lẽ có cả bác sĩ của HQ401 đi theo chuyến khai thông này, nhưng vào giờ chót, anh đã không đi được như đã dự tính vì quá bận với công việc khám bệnh sáng hôm đó.
https://farm4.staticflickr.com/3875/14437206740_e146d7c35c_b.jpg
Sau khi học xong khoá Trung Cấp Tham Mưu và chuẩn bị mãn khoá thì Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh lên thay thế Tư Lệnh HQ Trần Văn Chơn. Ông muốn tất cả sĩ quan khoá Trung Cấp Tham Mưu được ưu tiên chọn tàu. Thế là tôi có cơ may không phải về HĐ5ZP Năm Căn và đã chọn HQ330, Giang Pháo Hạm Lôi Công LSIL làm nơi phục vụ cho đến ngày cuối của cuc chiến. Sau này tôi được biết là Tân Tư Lệnh muốn tất cả các sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ HQ các cấp không hoặc chưa đủ hải vụ đều phải thuyên chuyển xuống tàu.
Hạm Trưởng HQ330, HQ Thiếu Tá HĐT, khoá 13 SQHQ Nha Trang, đáo nhiệm, HQ Thiếu Tá NVA. cũng khoá 13 từ Giang Đoàn về thay thế. Tân Hạm Trưởng là một người rất cương trực nên đôi khi những quyết định của ông khi tàu về bến Sài Gòn đã làm nhiều sĩ quan buồn lòng và bất mãn. Họ đã nhiều lần nhờ tôi chuyển những đề nghị lên ông, nhưng hầu hết đều bị ông khước từ. Theo ông: quân đi là kỷ luật, lệnh trên đã ban hành thì phải được tuân theo.
Sau khi tàu công tác dọc theo sông Nhà Bè, tàu về bến để tiểu kỳ, thường là một tháng. Thời gian đó là vào khoảng một tháng trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Vừa về bến được một ngày thì ngày hôm sau Hạm Trưởng (HT) nói với tôi là chuẩn bị trong vòng hai ngày để đi công tác tiếp. Tôi hỏi Hạm Trưởng là tàu về tiểu kỳ tại sao lại phải đi công tác ngay. Ông trả lời là với tình thế bất ổn như thế này e rằng nhân viên sẽ hoang mang, có thể gây ra hỗn loạn nên ông đã xin Tư Lệnh Hạm Đi đi công tác tiếp. Ông cũng chưa biết là sẽ công tác Vùng nào. Ngày 24 tháng 3 Huế thất thủ. Ngày 29 tháng 3 Đà Nẵng rơi vào tay quân cộng sản. Cộng sản đã xé hiệp định Ba Lê và mở các mũi dùi tấn công vào Sài Gòn.
Lệnh công tác HQ330 ban hành, mỗi Ban lo chuẩn bị phần vụ để sẵn sàng đi công tác khẩn cấp. Tôi không bao giờ quên là Ban Ẩm Thực đã mua hai tạ cá khô với lý do là nếu công tác Vùng I hoặc II thì có thể là cả tháng hoặc hơn nữa sẽ không vào bờ vì tình hình hỗn loạn ở miền Trung và dân chúng đang di tản vào Nam. Nhưng rồi tàu nhận công tác Vùng 4 Phú Quốc đem theo hai tạ cá khô đầy mùi khó ngửi vì cá chưa khô hẳn.
Khi tàu tăng phái cho ộB Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải (BTL/V4ZH), có nhiều biến chuyển liên tục đến với Phú Quốc như tiếp nhận người tỵ nạn từ miền Trung đổ về, xử tử những thành phần cướp bóc giết người hoặc bị chỉ điểm mà Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 được tự quyền phân xử.
Trong bốn tuần lễ ở Phú Quốc, HQ330 có nhiệm vụ tuần tiễu vùng biển phía tây bắc Kiên Giang, phía bắc Phú Quốc và bên kia bờ Phú Quốc, vùng núi do quân Khờ Me Đỏ chiếm đóng. Cứ khoảng sau ba cho dến năm ngày hải tuần, tàu lại về bến nghỉ một hoặc hai ngày rồi lại tiếp tục ra vùng tuần tiễu. Tàu được lệnh yểm trợ hải pháo đêm cho Dương Đông khi bị địch quân tấn công vào các đồn lính Cộng Hoà khi được yêu cầu. Thỉnh thoảng Hạm Trưởng cũng ban hành nhiệm sở thực tập vận chuyển chiến thuật, tu bổ các ụ súng lớn nhỏ, v..v… để phòng khi hữu sự.
Qua tuần lễ thứ hai, trong khi đang công tác tuần tiễu đêm vùng đông bắc thì chúng tôi nhận được công điện mật là phải lên ngay vùng bắc giáp ranh giới ngọn núi do quân Khờ Me Đỏ chiếm đóng để tiếp cứu cho một toán quân thuộc một Duyên Đoàn thộuc BTLV4ZH bị kẹt ở ngay chân núi vì sau khi đổ bộ thì quân Khờ Me Đỏ tấn công bằng hoả lực quá mạnh nên tàu chở toán quân đổ bộ phải rút ra ngay.
HQ330 được lệnh tiến sát và chỉ cách chân núi hai dặm, mực nước nơi này sâu thẳm nên không trở ngại cho việc vận chuyển. Tàu đã sẵn sàng trong tư thế tác chiến từ nửa đêm. Trục tuần tiễu dọc theo dãy núi do quân Khờ Me Đỏ chiếm đóng. Có lẽ chúng đã theo dõi sát lộ trình tàu nên vừa chập sáng từ trên đỉnh núi chúng bắn hàng loạt đạn đại bác 105 ly về phía tàu. Đạn rơi lõm bõm quanh tàu. Với hai máy tiến FULL, tàu chạy uốn éo zig zag để cố tránh tầm đạn của địch. Đạn liên tục đuổi theo con tàu cho đến khi tàu vượt ra khỏi tầm bắn của chúng. Cảm thấy may mắn là đã thoát nạn, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm nhưng mọi người đều im lặng. Im lặng đến nỗi có thể nghe được cả nhịp tim đập mạnh của chính mình.
Tàu lại được lệnh công tác về phía bắc Phú Quốc. Vào buổi gần trưa trong khi đang đi tuần, một chiếc PCF (Duyên Tốc Đĩnh) mang cờ Kampuchia chạy từ phía đông nhắm ngay con tàu đi đến. Tàu chuẩn bị trong tư thế tác chiến để phòng hờ sự tấn công. Chiếc PCF cặp cạnh tàu. Tôi thấy trên tàu thật đông người. Được biết ra họ toàn là nhân viên của tàu và thân nhân. Sĩ quan Thuyền Trưởng chiếc PCF nói tiếng Việt Nam rất rành, lên tàu gặp và cho hay Kampuchia đã thất thủ nên ông và nhân viên muốn sang tỵ nạn ở Thái Lan. Trước khi vị sĩ quan này rời tàu, tôi hỏi ông có muốn xin tỵ nạn ở Việt Nam không, chúng tôi sẽ giúp. Ông lắc đầu không nhìn tôi, từ chối. Câu hỏi này làm tôi sau này cứ hổ thẹn với sự ngờ nghệch của mình vì có lẽ vị sĩ quan PCF này đã cười về câu hỏi ngây ngô của tôi vì ông đã biết sớm muộn gì thì Việt Nam cũng chung một số mệnh như nước của ông vậy!!! Thực sự lúc bấy giờ tôi không bao giờ nghĩ đất nước VN lại mất vào tay cộng sản một cách dễ dàng và nhanh chóng đến như vậy.
Một tuần trước ngày 30 tháng 4 năm 1975:
Tàu không được lệnh đi tuần tiễu và đậu tại cầu tàu BTL/HQV4ZH. Tàu được BTL Vùng nhắc nhở luôn sẵn sàng tiếp liệu vật liệu để nếu có chuyện gì thì tàu có thể hải hành một thời gian dài mà không cần tiếp tế. Những thùng mì khô, gạo, đồ khô tàu cũng được nhận lãnh tối đa.
Ngày 21 tháng 4, TT Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức, trao quyền Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương. Vị giáo sư thanh liêm và khả kính này lên nắm chính quyền được đúng bảy ngày thì bị Quốc Hội làm áp lực nên phải trao quyền lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh.
Ngày 26 tháng 4, trước khi Hạm Trưởng đi họp trên BTL/HQ Vùng, ông nói với tôi là nếu có chuyện gì và không thấy ông trở về thì cứ việc mang tàu ra đi. Vẫn ngu ngơ, tôi hỏi HT là đi đâu? Ông chỉ cười. Tôi nghĩ là nếu vì một bất trắc nào như trọn B Tham Mưu BTL kể cả Đơn vị Trưởng tăng phái bị bắt thì chúng tôi cứ việc đưa tàu ra hải phận quốc tế để tái phối trí lại lực lượng hay liên lạc với tàu thuc Đệ Thất Hạm Đội. Trong những ngày này, tôi thường hay đi lên trại ty nạn để tìm kiếm thân nhân và bạn bè từ miền Trung vào, nhưng mỏi chân rồi cũng chẳng tìm gặp được ai.
Tôi không rõ sự việc xảy ra cho Bộ Tư Lệnh Hạm Đội từ lúc nào, mà chỉ biết một vị sĩ quan thâm niên khác đã thay thế HQ Đại Tá NXS trong chức vụ Tư Lệnh Hạm Ðội
Sáng ngày 28 tháng 4, sau khi họp từ BTL/HQ Vùng về, Hạm Trưởng tập họp nhân viên. Ông phân tách tình hình lúc bấy giờ và thăm dò ý kiến của nhân viên xem ai muốn ở, ai muốn theo tàu đi ra hải phận quốc tế nếu Sài Gòn thất thủ. Đa số nhân viên lưỡng lự về quyết định này. Trước khi chấm dứt buổi họp, HT nhắc nhở nhân viên nên suy nghĩ kỹ về quyết định của mình.
Tối ngày 28 tháng 4, nhân viên trên BTL/HQ Vùng có vẻ hoang mang, bối rối. HQ330 trong tình trạng tác chiến sẵn sàng chờ lệnh từ BTLHQV, nhưng không nghe tin gì từ BTL cả. Một lúc sau thì thấy trên BTL im lặng trở lại như không có gì xảy ra.
http://i0.wp.com/vnafmamn.com/untoldpage/HQVN_75.jpg?resize=640%2C442
Sáng ngày 29 tháng 4, được biết sở dĩ có sự hhoảng hốt là do tin đồn Tư Lệnh Vùng lên chiếc HQ230, Trợ Chiến Hạm Nguyễn Ngọc Long LSSL (HQ Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Long khoá 11 SQHQ Nha Trang đã bị Việt ộcng sát hại cùng với một Niên Trưởng khoá 10, sau khi ông nhận bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 35) để đi nước ngoài. BTL Vùng có hai cầu tàu cho các chiến hạm lớn cặp để lấy tiếp liệu hay nghỉ bến. HQ330 cặp cầu phía Nam và HQ230 cặp cầu phía Bắc.

Ngày hôm sau, thấy tình hình trên BTL/HQ Vùng yên lặng, tôi đi bộ ra khu phố sát cạnh BTL để nghe ngóng tin tức, tình cờ gặp lại người bạn làm cho đài “Gươm Thiêng Ái Quốc.” Chúng tôi vào quán Bò Vàng ăn phở và bàn chuyện đang xảy ra ở Sài Gòn, việc Quân Đi Mỹ được lệnh rút ra khỏi Việt Nam nội trong ngày hôm nay. Các quân dân cán chính có liên hệ hoặc liên quan đến Mỹ đều nằm trong kế hoạch di tản này. Anh cho biết là Mỹ đã bốc nguyên toán của anh ra Phú Quốc để chờ lệnh nên bây giờ chỉ chờ cấp trên, họ cũng không biết phải làm gì bây giờ. Trước khi từ giã, tôi cho anh biết chỗ tàu tôi cặp hàng ngày, nếu có tin tức gì thì liên lạc.
Tôi trở lại tàu đúng lúc Hạm Trưởng đi họp trên BTL/HQ Vùng về. Ông cho hay là tình hình vẫn không có gì thay đổi. Tôi nghĩ là ông biết một vài tin quan trọng trong cuộc họp nhưng không cho tôi hay. Quản Nội Trưởng cho tôi biết là sáng qua ông đã cho ba nhân viên đi đường biển lên Kiên Giang về Sài Gòn với dụng ý gì tôi không được biết. Thực ra, tuần trước tôi đã đề nghị với HT nên cho vài nhân viên về Sài Gòn nhắn các thân nhân ở Sài Gòn và vùng lân cận biết là tàu đang công tác cho BTL/HQ Vùng 4, dặn họ nên ra Phú Quốc. Còn ở xa thì dùng thư gửi ngay Sài Gòn để nếu có chuyện gì thì ít ra cũng đỡ ân hận. Ông đã bác bỏ đề nghị này.
Chiều tối, đài phát thanh loan những tin tức như quân ộcng sản đang tiến vào Sài Gòn, pháo kích vào toà Đại Sứ Mỹ, Mỹ đang dùng trực thăng di tản nhân viên Mỹ và liên hệ ra Đệ Thất Hạm Đội. Các tàu Hải Quân VNCH ở các bến đang di tản hàng trăm ngàn người từ Sài Gòn hướng về Vũng Tàu để ra hải phận quốc tế v..v… Lúc đó đầu óc tôi choáng váng, mất hẳn bình tĩnh, không biết mình sẽ phải đương đầu như thế nào nếu cuộc chiến đến lúc tàn và tính mạng mình sẽ ra sao!
Đêm đó, viên sĩ quan cơ khí trưởng tàu khoá 22 SQHQ Nha Trang(*) có trong tay khoảng 30 nhân viên cơ-điện khí, đến gặp tôi tại phòng ngủ và đưa ý kiến là nếu có chuyện gì mong muốn tôi đưa tàu về Sài Gòn. Tôi đã khẳng định là tôi không đưa tàu về Sài Gòn được nếu tàu còn đủ cấp số nhân viên lái tàu vì gia đình tôi là người Bắc di cư nên Việt cộng sẽ không để yên cho tôi. Rút từ kinh nghiệm của chính cá nhân của ba tôi, ông biết là tình hình không được ổn nên trước khi tôi đi công tác lần này, ba tôi đã căn dặn rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì đi đâu thì đi, đừng bao giờ ở lại. Ông đã sống, đã từng bị tù đày ngoài Bắc trong Chiến khu Tư nhưng đã may mắn vượt thoát khỏi ách cng sản nên biết chắc chúng sẽ không tha cho những thành phần đã chống lại chúng. Anh có vẻ thất vọng và bỏ đi ra.
Tôi xin mở một dấu ngoặc ở đây, trong những năm đi biển ở HQ401, chức vụ chính của tôi là Sĩ Quan Đệ Tam, Hành Quân Hải Hành kiêm SQ Chiến Tranh Chánh Trị vì tôi có bằng Đại Đội Phó CTCT khi còn là Chỉ Huy Phó Duyên Đoàn 35. Tôi đã từng xử lý Hạm Phó HQ401 cả sáu tháng sau khi HQ Đại Uý ĐĐT Hạm Phó khoá 16 rời tàu để chuẩn bị du học Hoa Kỳ. HQ Đại uý NVT. khoá 17 về thay thế. Đó là một truyền thống của Hải Quân Việt Nam, khoá đàn anh đi thì có khoá đàn em hoặc Sĩ Quan Hàng Hải Thương Thuyền thâm niên tương đương về nối tiếp chức vụ và do chính Bộ Tư Lệnh Hải Quân ban hành lệnh Thuyên Chuyển cho cấp Trưởng và Phó. Tôi là khoá 19, tôi rất được HQ Thiếu Tá TNH khoá 10 tín nhiệm vào khả năng khi phục vụ HQ401, nên thay vì tôi phải thuyên chuyển đơn vị sau 18 tháng, ông đã giữ tôi thêm sáu tháng nữa nhưng cũng chỉ giữ vai trò xử lý mà thôi. Vì vậy nên khi về HQ330, tôi đã quen thuộc với con tàu này một cách dễ dàng sau vài lần công tác trong sông Vùng Nhà Bè, Lòng Tảo và Vũng Tàu. Tân Hạm Trưởng rất tin cậy về kinh nghiệm và khả năng cặp cầu cũng như quán xuyến về hải hành của tôi. Được nhiều người tín nhiệm và có uy tín nên tôi cũng không lấy làm lạ khi vị Sĩ Quan Cơ Khí Trưởng này đến gặp tôi.
Tình hình vẫn có vẻ bình thường như mọi khi cho đến khoảng 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4 thì có tiếng nhân viên trên tàu la hét, tiếng súng bắn chỉ thiên trên BTL/HQVùng liên hồi làm tôi hốt hoảng chạy lên boong tàu. DươngVăn Minh tuyên bố đầu hàng. Nhiệm sở vận chuyển và tác chiến được ban hành cùng một lúc. Ngay lúc đó, từ phía BTL Vùng, hàng loạt người lũ lượt chạy về phía những tàu đậu bến. Rồi tiếng súng đủ loại vang dậy. Tàu rời cầu tách bến thật gấp rút để tránh đổ máu cho người trên cầu lẫn kẻ dưới tàu. Hạm Trưởng đã dùng tần số mật mà ông đã có sẵn trong những lần đi họp trên BTL/HQ Vùng để liên lạc với HQ230, HQ331 Giang Pháo Hạm Tầm Sét LSIL, và HQ602 Tuần Duyên Hạm Minh Hoa PGM. Lúc đó, tôi không biết Tư Lệnh HQ/V4ZH Đại Tá NVT., khoá 7 SQHQ Nha Trang và gia đình đã có mặt trên chiếc HQ230. Hạm Trưởng cho hay là chỉ nhận chỉ thị từ ông.Bo Tu Lenh Hai Quan Vung 4 Duyen Hai.TVQ Collection
Sau khi tách bến, tàu HQ330 chạy vòng quanh phía Nam Phú Quốc để nhận lệnh phối trí với một số tàu bạn và điểm hẹn là Hòn Khoai (Duyên Đoàn 41) gần cửa Bồ Đề vào BTL Vùng 5 Duyên Hải. Trong thời gian này, tàu đã vớt một số lính Hải Quân và gia đình thuộc BTL/HQ Vùng trên các ghe, PCF, LCM, v..v… Cho đến gần tối thì tổng cng khoảng 400 hải quân và gia đình được cứu lên tàu. Một lần nữa, Hạm Trưởng cho họp khẩn cấp nhân viên và tuyên bố những nhân viên kể cả sĩ quan nếu ai muốn về đất liền thì tối nay sẽ nhờ ghe đánh cá Kiên Giang đưa họ về, còn ai đi thì tiếp tục cuc hành trình. Ông cũng không quên trấn an anh em là Tư Lệnh HQ Vùng 4 ZH có hứa là với những kinh nghiệm của TL, TL sẽ đưa anh em đến nơi đến chốn an toàn, v..v… Buổi họp không đầy năm phút thì tan hàng. Mọi người trở về với phận vụ của mình. Không ai nói với ai một lời nhưng có lẽ mọi người đều tự hỏi: ĐI hay VỀ !!!
Nửa đêm, tàu chặn được một chiếc ghe đánh cá Kiên Giang loại lớn để cho những ai muốn về lại đất liền thì có thể lên chiếc ghe đánh cá này. Không ngờ là tất cả nhân viên cơ-điện khí đều rời tàu, chỉ còn mỗi một sĩ quan phụ tá cơ khí trưởng. Vừa chập sáng, Quản Nội Trưởng đã phải tập họp tất cả nhân viên kể cả những Hải Quân trên BTL/HQV4ZH vừa được bốc lên tàu. Tất cả nhân viên thuc cơ-điện khí được chia làm ba ca ngay, thiếu thì bổ xung từ các thành phần thuộc nghề khác. Cùng ngày, hầm máy báo cáo lên đài chỉ huy, một giàn máy tả bất khiển dụng và chỉ còn một giàn máy hữu hoạt động. Thế là tàu còn chạy được có một chân vịt.
Một chuyện tình buồn mà tôi cũng không thể nghĩ là có thể xảy ra. Vài tuần trước ngày 30 tháng 4, một anh thủy thủ thuc HQ330 lâu ngày tôi không nhớ tên anh, đang đi phiên trên đài chỉ huy với tôi. Anh kể là anh có người yêu ở Phú Quốc và chuẩn bị làm đám cưới, dù bất cứ biến chuyển gì anh cũng phải đi theo tàu vì gia đình vợ tương lai của anh đã bàn là cũng tìm mọi cách để đi ra nước ngoài chứ không ở lại. Tôi có nói với anh là “Em là người may mắn nhất tàu.” Anh cười nói rất vui vẻ. Nhưng khi tàu đánh cá Kiên Giang cặp tàu vào nửa đêm để cho nhân viên về lại đất liền, anh đã bị lung lạc tinh thần và theo nhóm cơ-điện khí về Kiên Giang. Sáng sớm ngày hôm sau, gia đình và người vợ sắp cưới của anh được tàu vớt. Người vợ sắp cưới xin đài chỉ huy cho phép được gặp anh. Biết anh đã theo chiếc ghe đánh cá mới hồi đêm về đất liền, cô đã bật khóc nức nở. Thật đáng thương thay!
http://i0.wp.com/vnafmamn.com/NAVYphoto/HQVN98.jpg?resize=640%2C378
Tàu vẫn chạy quanh từ đảo Phú Quốc đến hòn Thổ Châu nằm về phía Nam. HQ331 bị cháy cả hai giàn máy, bất khiển dụng 100%, không thể sửa chữa, và trên tàu có khoảng trên 300 người. HQ330 quyết định sẽ kéo chiếc HQ331 với dự tính là khi liên lạc được đoàn tàu di tản theo kế hoạch cho BTLV5ZH ở Hòn Khoai, sẽ chuyển người trên HQ331 sang một chiếc Dương Vận Hạm, rồi hai đoàn tàu sẽ nhập lại đi Côn Sơn, nơi điểm hẹn của các tàu Hải Quân QLVNCH. Cuối cùng, không liên lạc được với nhóm tàu này. HQ230, HQ330, HQ331, và HQ602 quyết định đi Singapore ngay lập tức. HQ330 vẫn kéo HQ331 và là chiếc dẫn đầu toán.
Trên đường đi, thỉnh thoảng thấy bóng dáng những chiếc máy bay lượn xa xa hoặc những chiếc tàu buôn hay tàu của Đệ Thất Hạm Đi đi lại trên hải phận Quốc tế – tôi chỉ đoán như vậy vì cách nhau quá xa nên không thể thấy rõ lá cờ của họ thuc quốc gia nào. Nhiệm sở tác chiến luôn thi hành mỗi khi thấy những chiếc máy bay hay các chiếc tàu xuất hiện để tránh những bất trắc có thể xảy ra.
Khi đoàn tàu tiến vào phía trong cửa sông Singapore thì tàu Hải Quân Singapore đến cặp và đoàn tàu quyết định xin ty nạn nước này. Họ dẫn đoàn tàu đến một địa điểm và yêu cầu thả neo để chờ họ liên lạc với chính quyền về việc xin tỵ nạn. Hai ngày hôm sau, khi trời vừa chập tối, hai chiếc LCM của Quân Vận VNCH cặp lại xin chuyển người qua HQ330 vì e rằng tàu nhỏ không thể vượt biển nếu không được Singapore tiếp nhận. Trong số những người lên tàu tôi nhận ra ngay một anh bạn AET Nguyễn Viết Chiến ra trường sau tôi một năm và ở Tam Hiệp thuộc tỉnh Biên Hòa. Anh về Quân Vận và mới cưới vợ được đúng có một tháng; vợ cùng đi với anh. Được biết họ từ Tân Cảng Sài Gòn đi ngày 30 tháng 4. Vị Sĩ Quan Giang Đoàn Trưởng Quân Vận cũng là một AET tên Xung, tôi quên họ, là người đầu đàn của hai chiếc này cùng gia đình đi theo.
Vị Tư Lệnh Phó Vùng 4 ZH là HQ Trung Tá MML, khóa 8 SQHQ Nha Trang, là Thày dạy khoá tôi về Vận Chuyển Chiến Thuật sau mđt thời gian phục vụ đơn vị Hải Tuần, lúc đó ông còn mang lon Đại úy. Tôi luôn nhớ ông vì sau những giờ học nhàm chán, ông thường kể cho khóa sinh về những lần Bắc phạt đầy nguy hiểm của ông bằng PT chạy nhanh lướt sóng hùng dũng, hoả lực mạnh với hai dàn phóng chống tàu địch hai bên, v..v… Mỹ giao sĩ quan HQVN điều khiển, nhưng sau này thì Mỹ đã lấy lại những chiếc PT này. Ông đã chuyển sang tàu tôi từ HQ230 trong thời gian chờ đợi quyết định của chính phủ Singapore.
Chờ đợi rồi đợi chờ…… Mđt giờ mà tưởng như cả tuần so với thời gian đi công tác tuần tiễu. Khá lâu mà vẫn không thấy bóng nhân viên thuộc chính quyền Singapore trở lại cho biết kết quả là có cho tỵ nạn hay không, mọi người càng nóng lòng và lo lắng vì nếu neo ở đây lâu mà họ không tiếp nhận thì phải đối phó với nghịch cảnh hay sóng biển như thế nào! Lúc bấy giờ tinh thần anh em thật xuống dốc. Hạm Trưởng có lẽ cũng đã bàn với các vị có thẩm quyền của các tàu bạn cho tôi hay là sẽ đi Úc nếu Singapore không nhận tỵ nạn. Tôi hỏi Hạm Trưởng là HQ230 có bản đồ hàng hải để đi Úc hay không. Ông liên lạc với HQ230 rồi các tàu trong toán. Tất cả trả lời là “không.” Không có hải đồ thì khó mà định hướng một cách chính xác để đi đến Úc, tôi vội vã xuống phòng Hành Quân Hải Hành tìm lục trong các ngăn tủ. May thay, có một tấm hải đồ tổng quát vùng Đông Nam Á cũ rích với tỷ lệ xích 1/1000 (nếu tôi nhớ không lầm). Có lẽ tấm bản đồ đã nằm trong đó từ khi Mỹ bàn giao tàu này cho Hải Quân Việt Nam hay cũng có thể là từ thời đệ nhị thế chiến.
Đến ngày thứ năm, tàu Hải Quân Singapore cho hay họ không nhận tỵ nạn, cung cấp thêm nước và yêu cầu chúng tôi rời hải cảng càng sớm càng tốt. Thế là mọi người dều thất vọng và chuẩn bị cho chuyến hải hành không định hướng rõ rệt. Đoàn tàu chia phận vụ. Tôi nghĩ HQ230 phải là chiếc dẫn đầu vì có vị Tư Lệnh Vùng 4 ZH trên đó và ông đã hứa là “sẽ dẫn dắt đoàn tàu đến nơi đến chốn với kinh nghiệm của ông” nhưng HQ330 vẫn được chỉ định dẫn đầu chạy dù với một chân vịt nhưng lại kéo theo HQ331, kế đó đến HQ230, và sau cùng là HQ602.
Ngoài vấn đề liên lạc bằng hệ thống truyền tin, HQ602 là chiếc tàu nhỏ vận chuyển dễ dàng nên dùng làm “taxi” chạy qua chạy lại cặp cạnh với các tàu hàng ngày hoặc khi cần. Hạm Trưởng HQ602 là HQ Đại úy Ngô Minh Dương thuc khóa 15 SQHQ Nha Trang. Anh Dương vừa du học Mỹ về và mới cưới vợ được ít tháng. Thỉnh thoảng khi chiếc tàu của anh cặp cạnh HQ330, chúng tôi có dịp trao đổi những lời chào hỏi và một số tin tức. Anh cho biết Hạm Phó của anh là một Sĩ Quan khóa 2X SQHQ Nha Trang (*).
Một hiện tượng thật lạ lùng, có thể nói là một phép mầu mà ơn Trên đã thương và che chở cho đoàn tàu chúng tôi trong suốt thời gian lênh đênh trên biển vì với hơn ba năm đi biển tôi chưa từng thấy khi nào mà biển thật êm ả như đi sông dù đoàn tàu đang hải hành trên vĩ tuyến “zero độ” từ tây qua đông hướng về Úc Đại Lợi. Nhờ vậy HQ330 đã kéo HQ331 mà không gặp bất cứ một trở ngại nào về cấp sóng hay bão tố.
Vào buổi xế trưa sau hai ngày lênh đênh hải hành, như thường lệ HQ602 cặp cạnh tàu tôi. HQ Thiếu Tá NVA khoá 10 và gia đình chuyển qua tàu tôi vì trên HQ602 đông người và quá chật chi cho gia đình đông con của ông. Ông là Sĩ Quan huấn luyện của Trường Chỉ Huy Tham Mưu Sài Gòn. Tôi nhận ra ông ngay vì ông huấn luyện khoá Chỉ Huy Tham Mưu mà tôi thụ huấn năm 1974. Ông cho hay là các SQ khóa sinh đang thụ huấn ở Sài Gòn phải ra Phú Quốc công tác giúp dân tỵ nạn trong mấy tháng qua; bây giờ thì mạnh ai nấy chạy…
Thường thì mỗi buổi sáng hay trưa HQ602 hay cặp tàu tôi để đưa tin vì không muốn liên lạc bằng máy vô tuyến hoặc để tán gẫu, trò chuyện cho vui cho quên bớt buồn lo. Anh Dương lên HQ330 gặp anh em như thường lệ. Tôi đang đứng gần mũi HQ602 khi cặp cạnh tàu tôi, thì thấy Hạm Phó của HQ602 đến ngồi ngay phía dưới đài chỉ huy HQ602. Tôi đoán là anh vì trông anh quen quen nên đến chào hỏi. Gương mặt anh rất buồn và tôi hỏi gì anh chỉ trả lời cho qua chuyện. Anh không nhìn thẳng mặt tôi và hình như muốn né tránh tôi. Cái nhìn như muốn che dấu một mưu tính gì. Thường thì khi đàn anh đàn em cạnh khóa gặp nhau tay bắt mặt mừng, nhưng anh vẫn ngồi bó gối trong một tư thế tư lự buồn chán và uể oải. Bắt chuyện với anh nhưng dường như anh không muốn nói chuyện. Tôi đứng thêm một vài phút nữa rồi bỏ đi lên đài chỉ huy, thỉnh thoảng tôi vẫn theo dõi cử chỉ của anh: anh vẫn trong thế ngồi với hai tai tay vẫn ôm trọn hai đầu gối. Một lúc sau anh cũng đi vào tàu. Hạm Trưởng Dương trở về tàu. HQ602 tách ra và quay lại vị trí cuối của mình.
http://i2.wp.com/vnafmamn.com/untoldpage/HQVN_55.jpg?resize=640%2C418
Sáu giờ sáng ngày hôm sau tôi lên ca hải hành. Trời đã sáng tỏ, không thấy bóng dáng HQ602 đâu như tôi thường thấy vào mỗi sáng. Gọi máy cũng không thấy trả lời. Sĩ quan đương phiên trên HQ 230 cho biết cũng không thấy HQ602 đâu. Tôi báo cáo cho Hạm Trưởng về việc này. Vì chiếc tàu của tôi hiện đang kéo HQ331, không thể dễ dàng quay trở lại tìm kiếm HQ602, tôi đề nghị HT là yêu cầu HQ 230 vòng trở lại tìm kiếm xem HQ602 có bị trở ngại kỹ thuật hay bất trắc gì không. Chiếc HQ230 vòng trở lại tìm vài tiếng nhưng rồi cũng bó tay, không thấy bóng dáng HQ602 ở đâu. Cho đến gần trưa, đoàn tàu quyết định tiếp tục di chuyển theo đi hình.
Đến sáng ngày hôm sau, đài BBC Luân Đôn cho hay “một chiếc Tuần Duyên Hạm HQ602 của Hải Quân VNCH do một sĩ quan (*) lái về sau khi đã giết Hạm Trưởng bỏ trôi dưới biển … đã được mặt trận GPMN tuyên dương công trạng.” Nghe tin HT HQ602 Ngô Minh Dương bị giết, anh em trên tàu đều bàng hoàng xúc động. Cũng trong ngày này, đài BBC Luân Đôn cho biết “Úc gửi công điện công nhận mặt trận giải phóng miền Nam…” Thế là hết hy vọng đi Úc.
Chỉ còn một con đường là đi Phi Luật Tân, không còn giải pháp nào hơn. Sau 17 ngày lênh đênh trên biển cả, đoàn tàu đã đến Subic Bay vào một buổi sáng. Một nhóm nhân viên chiếc DE của Hải Quân Mỹ như đã dự trù sẵn, lên các chiến hạm và yêu cầu vứt bỏ tất cả súng đạn trên tàu xuống biển. Một buổi lễ hạ Quốc Kỳ VNCH lần cuối cùng, không ai bảo ai nước mắt tự dưng tuôn chảy, cất cao tiếng hát bài Quốc Ca trong nghẹn ngào, nức nở, buồn tủi cho cảnh những người lính chiến ngã ngựa. Quốc Kỳ VNCH bị tháo ra khỏi thân cờ. Cờ Mỹ được kéo lên thay thế. Đoàn tàu nối đuôi chiếc DE vào vịnh Subic. Vẫn chiếc HQ330 què một chân kéo theo HQ331, HQ230 nối theo sau.
Mãi cho đến nay, mỗi lần nhớ lại chuyến di tản đau thương trên đường biển từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải đến Phi Luật Tân, tôi vẫn không khỏi bùi ngùi.
Xin được thắp một nén hương lòng hướng về biển cả để tưởng nhớ đến HQ Đại úy Ngô Minh Dương, Hạm Trưởng HQ602 nói riêng và quân dân cán chính Việt Nam Cng Hoà đã vị quốc vong thân trên khắp nẻo đường đất nước vào những tháng của năm 1975 nói chung. Nguyện cầu vong linh của đồng bào rut thịt thân yêu an nghỉ trong cõi bao la của Đất Việt.
Nguyễn Hữu Duyệt, AET2767 
Ngày 29 tháng 4 năm 2002
Ghi Chú:
*Người viết không nhớ tên hoặc không muốn nhắc đến.
Ghi Chú Đặc Biệt:
Viết thể theo lời yêu cầu của Sư Cô Chủng Từ, Florida.
PHỤ CHÚ
Sau khi bài hồi ý này được phổ biến, tác giả nhận được khá nhiều ý kiến của bằng hữu trong và ngoài HQ , đặc biệt là anh em cùng khóa với Hạm Phó HQ 602. Tôi thành thật xin lỗi anh em, nếu sự kiện tôi kể lại đã vô tình gây thương tổn đến bất cứ cá nhân nào. Với sự đồng ý của anh CV Th., Ðại Diện K.20, để rộng đường dư luận, tôi đã yêu cầu các Webistes đăng tải câu chuyện dưới đây của Hạm Phó HQ 602.
“Trên hải trình di tản, Hạm Trưởng HQ 602 đã tập họp nhân viên và thông báo tình hình chiến sự, một số gồm cả một SQHQ 24 đã rời chiến hạm xuống PCF để trở về.

HQ 602 tiếp tục hải hành và nhập đoàn cùng các chiến hạm khác ra hải phận quốc tế.
Người Hạm Trưởng đã cương quyết ra đi, không đầu hàng Cộng sản, mặc dù phải bỏ lại gia đình.
Trên chiến hạm còn có thêm hai Sĩ quan cơ hữu khác, thuộc những khóa sau của người Hạm Phó, và hai người này đã cùng một vài HSQ khác đã âm mưu chủ chốt cướp chiến hạm để trở về vì đổi ý sau đó.
Một Hạ sĩ CK đã dùng búa phòng tai chém chết Hạm Trưởng trên đài chỉ huy và bỏ xác xuống biển.
Thấy động tĩnh, Hạm Phó từ phòng ngủ chạy lên, liền bị một HSQ khác uy hiếp bằng súng M-16 và sau đó hai người Sĩ quan đàn em đã bắt Hạm Phó lái tầu về BTL/HQ đầu hàng.
Người Hạm Phó khóa 20 SQHQ/NT đã bị đi tù cải tạo hơn 5 năm, hai người SQ chủ mưu cướp chiến hạm cũng cùng chung số phận.”
hung-viet.org
Quang van Truong chuyển

No comments:

TẤN THẢM KỊCH 1975

Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt N...