LỜI GIỚI THIỆU: Phạm
Thị Bích Vân là Phu Nhân của Anh Phạm Ngọc Ấn Khóa 13 SQHQ/NT. Chị Bích
Vân đã viết nhiều bài về các hoạt động và đời sống của những người Thủy
Thủ. Những bài viết của Chị đã được đăng trên các Đặc San Lươt Sóng, Xa
Biển, Tuyển Tập Hải Sử, một vài Tuần San, Đặc San Việt ngữ ở Úc và Hoa
Kỳ. Nhân ngày tưởng niệm Tháng Tư Đen, xin mời các Bạn đọc “Giã Từ Sông
Biển” để biết thêm một phần nào những giờ phút cuối cùng của HQ. Dù đã
34 năm qua nhưng lối viết của Chị làm cho độc giã cảm thấy như sự việc
đang xảy ra trong những ngày tang thương của đất nước.
Hiện
Chị Bích Vân đang trải qua một cơn bệnh hiểm nghèo, xin cùng cầu nguyện
Ơn Trên cho chị sớm bình phục để chị còn có dịp đóng góp thêm những bài
viết về HQVN, sưởi ấm lòng một chút cho những người Lính Biển đang đi
vào tuổi hoàng hôn của cuộc đời.
Tôi
nghĩ, lẽ ra cái tựa đề ‘Giã Từ Sông, Biển’ nên để dành cho những người
đã từng một thời thực sự mài miệt ngược xuôi trên sông, trên biển. Tôi
là vợ của một thủy thủ, dù đã đôi lần theo chồng qua lại vài vùng sông,
biển, cũng không nên dùng cái tựa đề có vẻ ‘nhà nghề’ đó.
Rạng sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi đã ‘hải hành’ lần chót rời Việt Nam, từ đó đến nay, tôi không còn có dịp qua lại trên vùng sông nước quê hương một lần nào nữa. Tôi đã thực sự bỏ sông, bỏ biển, vì vậy tôi xin mạo muội dùng tựa đề ‘Giã Từ Sông, Biển’ cho bài viết này.
Bài này tôi viết với sự trợ giúp ‘nghề nghiệp và kỹ thuật’ rất nhiều của chồng tôi. Tuy tôi có đi sông đi biển đôi chút nhưng đi toàn giang đỉnh hoặc ghe duyên đoàn, sức mấy mà tôi biết tới mấy tiếng nhà nghề như tả hạm, hữu hạm, sân trước, sân sau, biển 1, biển 2, thượng dòng, hạ dòng….
Đã 34 năm rồi, tôi đã quên đi nhiều chi tiết xảy ra trong chuyến hải hành cuối cùng đó, nhưng tôi nghĩ trong đời vẫn còn có những điều không thể quên được, có lẽ đến chết cũng không quên…. Có ai quên hẳn được chuyến đi u buồn, tức tưởi rời bỏ quê hương?
Rạng sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi đã ‘hải hành’ lần chót rời Việt Nam, từ đó đến nay, tôi không còn có dịp qua lại trên vùng sông nước quê hương một lần nào nữa. Tôi đã thực sự bỏ sông, bỏ biển, vì vậy tôi xin mạo muội dùng tựa đề ‘Giã Từ Sông, Biển’ cho bài viết này.
Bài này tôi viết với sự trợ giúp ‘nghề nghiệp và kỹ thuật’ rất nhiều của chồng tôi. Tuy tôi có đi sông đi biển đôi chút nhưng đi toàn giang đỉnh hoặc ghe duyên đoàn, sức mấy mà tôi biết tới mấy tiếng nhà nghề như tả hạm, hữu hạm, sân trước, sân sau, biển 1, biển 2, thượng dòng, hạ dòng….
Đã 34 năm rồi, tôi đã quên đi nhiều chi tiết xảy ra trong chuyến hải hành cuối cùng đó, nhưng tôi nghĩ trong đời vẫn còn có những điều không thể quên được, có lẽ đến chết cũng không quên…. Có ai quên hẳn được chuyến đi u buồn, tức tưởi rời bỏ quê hương?
Cuối
năm 1973, chồng tôi đổi về làm Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 91 Trục Lôi ở
Cát Lái. Gần cuối năm 1974 Giang Đoàn 91 đình động, anh được đổi qua làm
CHT Giang Đoàn 93 Trục Lôi, cũng đồn trú tại Cát Lái. Căn nhà mục nát
chúng tôi mua ở Sài Gòn cũng vừa sửa chữa vá víu xong vào đầu năm 1975,
vừa dọn vô nhà mới thì tôi vào nhà thương đập bầu đứa con thứ hai.
Từ
đầu năm 1975, tình hình chiến sự càng ngày càng sôi động, nhất là ở
miền Trung và Cao nguyên. Vài ba hôm anh mới về Sài Gòn một lần, tôi
thuộc loại sợ ma hạng nặng, hàng xóm lại xầm xì là căn nhà tôi đang ở có
cốt chôn ở dưới, tôi sợ qúa nên đêm nào cũng phải có mẹ hay bà ngoại
tôi ở lại với tôi. Vừa đầy tháng, tôi đã cuốn gói theo anh về Cát Lái.
Đi đi, về về Cát Lái – Sài Gòn được vài ba tháng thì tình hình trở nên
hết sức khẩn trương, nhiều đơn vị HQ ở vùng 1, vùng 2 Duyên hải rút về
tạm trú tại Cát Lái trong đó có Duyên Đoàn 21 rút từ Degi về. Tôi gặp
lại vài chị bạn cũ, những người tôi đã thường chuyện trò từ ngày tôi còn
ở Degi, tôi thật mừng được gặp lại họ nhưng trong lúc hàn huyên thì mấy
chị bạn tôi đều tỏ ra rất lo lắng cho cha, mẹ, anh chị em còn kẹt lại ở
miền Trung. Riêng chồng tôi thì lại bắt đầu trông ngóng Má anh từ Nha
Trang, hy vọng bà theo tàu về Sài Gòn. Một buổi tối vào đầu tháng 4 năm
1975, HQ 401, Hạm Trưởng là HQ Thiếu Tá Hoàng Tri Lễ, bạn cùng Khóa với
anh từ Nha Trang về ủi bãi ở Cát Lái, khoảng 10 giờ đêm, trời đang mưa,
anh vội vàng đội mưa chạy xuống tàu để mong đón Má hay ít ra cũng biết
chút ít tin tức về Nha Trang. Nha Trang đã vô cùng hỗn loạn trong những
ngày cuối cùng, bạn anh không ai có thể chạy ra đón Má anh vào TTHL/HQ
để di tản. Anh tỏ ra bối rối và thất vọng.
Cát Lái trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975 rất nhộn nhịp; giang đỉnh, ghe thuyền của các đơn vị từ vùng 1, vùng 2 Duyên hải rút tạm về đây hàng hàng lớp lớp, cầu tàu đông nghẹt, căn cư xá của chúng tôi lúc nào cũng chật ních, các Sĩ quan GĐ 21, các bạn cùng khóa với anh từ miền trung rút về đã dùng căn cư xá của chúng tôi làm chỗ tạm trú.
Tôi ở Cát Lái được vài hôm thì anh hối tôi về Sài Gòn để lo đăng báo bán căn nhà. Tuy cái vụ có cốt chôn dưới nền nhà đã làm cho tôi rét lắm nhưng nay anh định bán đi lại làm cho tôi cảm thấy tiêng tiếc làm sao ấy, nghĩ tới cái công vừa mang bầu vừa trông coi sửa nhà suốt mấy tháng của tôi, tôi không đành lòng. Anh thuyết phục tôi: ‘Tình hình càng ngày càng nghiêm trọng, có lẽ anh phải ở luôn lại Cát Lái, em với con cùng ở lại với anh, nếu ngại có con nhỏ bên cạnh chạy núp pháo khó khăn thì gởi tạm thằng Luân về Sài Gòn cho ông bà ngoại (Luân là tên đứa con thứ hai của chúng tôi)’.
Khoảng 10 tháng 4 năm 1975, tôi về Sài Gòn đăng báo bán nhà trên báo Chính Luận, suốt 1 tuần lễ không có ma nào hỏi đến cả. Tôi chạy qua nhà bố mẹ trong cư xá Sĩ Quan truyền tin, gần Tân Sơn Nhất, nhờ điện thoại gọi xuống Cát Lái cho anh biết…. Hôm sau anh về, mang theo một tấm bùa dán ngay trên cây đà ngang cửa ra vào; không đăng báo nữa. Vài ba hôm sau 5, 6 người vào hỏi mua nhà, rốt cuộc chúng tôi đã bán được căn nhà đúng với cái giá mình đã đưa ra, không bớt một xu. Anh lại hối tôi nhờ bà chị họ đưa đi mua vàng ngay, hôm đó là ngày 22 tháng 4 năm 1975, tôi mang mấy triệu tiền bán nhà, theo bà chị đi gõ cửa mấy tiệm vàng quen của chị, năn nỉ muốn hụt cả hơi mới mua được mấy lạng vàng.
Chiều ngày 23 tháng 4 năm 1975, tôi vừa về lại tới Cát Lái thì bố tôi gọi điện thoại cho hay là ông đã xin được 6, 7 chỗ máy bay đi di tản qua Mỹ vào ngày 25 tháng 4, nếu tôi mang thằng Chinh (con lớn của chúng tôi) về kịp thì cùng đi, nếu không thì mẹ và các em tôi sẽ mang thằng Luân đi, sau đó bố tôi sẽ xuống ở lại Cát Lái cùng với chồng tôi. Là quân nhân, bố và chồng tôi không thể bỏ đi trước được. Chỉ nghe nói tới mẹ định đem thằng Luân đi trước tôi đã cuống cuồng lên rồi, tôi muốn dắt Chinh về ngay nhưng anh không cho vì đã sắp chạng vạng, sợ đường không được an ninh. Suốt đêm tôi không chợp mắt được, cứ nghĩ tới việc mẹ tôi ẵm thằng Luân đi; tôi nằm trông cho trời mau sáng mà sao lâu quá vậy không biết!!!
Rạng sáng ngày 24 tháng 4 anh tự lái xe đưa tôi và con về Sài Gòn. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau trong đêm và anh đã đồng ý cho tôi mang 2 con đi trước cùng với mẹ và 3 em của tôi, phần anh với bố thì vào giờ chót tùy cơ ứng biến, xem chừng bố tôi rất tin tưởng vào khả năng ứng biến của anh. Điểm hẹn ở Mỹ là nhà của một người bạn Mỹ của bố tôi ở tiểu bang New Jersey. Bố tôi còn cẩn thận trao cho chúng tôi mỗi người một mảnh giấy có ghi tên, địa chỉ, và số điện thoại của người bạn ở Mỹ.
Trưa ngày 25 tháng 4 anh từ Cát Lái về để đưa cả nhà vô phi trường. Đường vô phi trường Tân Sơn Nhất đông ngút ngàn, xe du lịch dân sự bỏ đầy hai bên vệ đường, cổng phi trường đầy ắp người chen chúc nhau, cảnh sát, quân cảnh đứng canh gác đầy rẫy. Chúng tôi lọt vào bên trong phi trường không mấy khó khăn, lác đác dọc đường vào khu của cố vấn Mỹ tôi nhìn thấy vài ba chiếc xe jeep có dấu hiệu mỏ neo của Hải quân bỏ lại.
Thủ tục giấy tờ xong khoảng 4 giờ chiều, anh, một tay ẵm Luân, tay kia kéo Chinh vào lòng hôn cả hai con. Không bút mực nào có thể giúp tôi diễn tả lại được cái giây phút đó, nước mắt tôi ràn rụa, anh trao lại thằng Luân cho tôi, hôn Chinh một lần nữa rồi quay lưng, cùng bố tôi lật đật rời khu tập trung để chờ máy bay Mỹ trong phi trường. Tôi ràn rụa ôm con nhìn theo anh, lòng đau như xé, không thốt được một lời.
Khu tập trung đông như kiến, tôi phải ra ngoài hiên trải khăn bông cho con nằm, mẹ tôi và các em cũng ra ngồi ngoài hiên. Đêm xuống buồn bã, chậm chạp, lòng tôi rối bời, nặng trĩu. Nhìn hai con ngủ say, vô tư trong cảnh màn trời chiếu đất, tôi vừa ngồi đuổi muỗi cho con vừa lo lắng khôn nguôi, không biết mai đây tôi sẽ đi về đâu, cả mẹ và các em tôi nữa, toàn là đàn bà con gái, cậu em trai duy nhất của tôi mới 14 tuổi, Chinh, Con đầu lòng của tôi chưa được 6 tuổi, Luân chưa tròn 3 tháng.
Càng về khuya, tôi càng cảm thấy bấn loạn, bao nhiêu câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu, sao tự nhiên mình tôi lại đem hai con đi khỏi nước trong khi chồng tôi ở lại? Đi như thế này biết có còn gặp lại nhau không? Lỡ mai mốt anh kẹt lại thì sao? Tôi một mình với hai con thơ dại nơi đất lạ quê người… trời ơi! Tôi cố không nghĩ tới nhưng sao cái ám ảnh sẽ xa nhau vĩnh viễn làm cho tôi xốn xang, sợ sệt đến độ tôi không còn chịu đựng thêm được nữa. ‘Không, tôi phải ẵm con quay trở về với anh dù có ra sao thì ra, tôi không thể nào xa anh được, nhất là trong lúc này’. Từ đầu hôm tôi đã cố viết cho anh đôi dòng, định bụng sẽ nhờ ai đó trao lại cho anh khi tôi lên máy bay hoặc qua đến Mỹ sẽ gởi cho anh, tôi rút trang thư ra viết thêm ‘em nhất định ẵm con quay về, không đi nữa, có đi đâu thì đi với anh’ (bức thư ngắn ngủi này tôi vẫn còn giữ cho đến ngày nay). Tôi nhờ mẹ tôi trông hộ hai cháu, tôi vào lại trong văn phòng xin người nhân viên trực cho tôi mượn điện thoại gọi xuống Cát Lái. Đã 1 giờ sáng mà điện thoại vừa reng 1 tiếng tôi đã nghe giọng anh trả lời. Tôi vừa mở miệng: ‘em đây’… là anh đã nói ngay:
– Sáng sớm ngày mai anh sẽ vào đón em và con về, nếu có đi đâu thì cùng đi….’
– Em cũng muốn gọi cho anh biết là em muốn đem con trở về, có đi đâu thì đi cùng với anh, em nhất định không đi một mình đâu, sáng sớm mai anh vào đón em nghe….
– Vậy ngày mai em cứ ở lại đó chờ anh lên đón, đừng đi nữa, anh sẽ lên sớm….
Tôi gác máy, cảm ơn ông nhân viên trực điện thoại rồi quay ra ngoài hiên chỗ các con tôi. Tôi nói lại với mẹ tôi cái quyết định của tôi, mẹ tôi cũng muốn quay trở về nhưng chưa gọi nói cho bố tôi biết. Tôi lại quay vào nhờ điện thoại một lần nữa để gọi cho bố tôi. Gọi cho bố xong, lòng tôi thanh thản lại một chút, nhìn hai con say ngủ, vô tư dưới sương đêm, tôi lầm thầm tự trách mình: ‘rõ khùng, tự nhiên lại mang con ra đây cho muỗi đốt, ngấm sương suốt đêm’.
Hai em tôi lên máy bay sáng sớm ngày 26 tháng 4, mẹ tôi, cô em kế, tôi và hai con ở lại chờ anh vào đón. Khoảng chín giờ sáng anh với bố đã vào tới. Mới xa nhau có một đêm mà sao thấy anh vào tôi mừng quá đỗi, cứ y như là đã xa nhau từ đời thuở nào rồi! Trong đời tôi chưa có đêm nào dài và căng thẳng cùng cực như cái đêm 25 tháng 4 năm 1975! Thằng Luân ở lại Sài Gòn với ông bà ngoại, tôi và Chinh theo anh về Cát Lái. Đến tối Chinh bắt đầu lên cơn sốt rồi lên sởi, anh nhờ y tá cho uống thuốc nhưng không bớt mà coi bộ càng nặng thêm. Qua ngày 28 tháng 4, đường bộ về Sài Gòn bị cắt, nghe nói Việt cộng đang chiếm chùa Kỳ Quang gần xa lộ chỗ kho hàng Mỹ kế bên Tân cảng. Anh cho hai chiếc giang đỉnh đưa tôi về Sài Gòn để đưa Chinh đi bác sĩ, anh nhờ một ông thượng sĩ đi cùng với tôi (tôi nhớ hình như anh Hoàng Đình Thanh và anh chị Hoàng Đình Tân cùng về Sài Gòn trong chuyến này). Anh dặn đi dặn lại tôi là phải đón cả nhà vô cư xá HQ ngay.
Về đến Sài Gòn tôi đưa Chinh vô bệnh viện Hải Quân ngay, may sao lại được bác sĩ khám và cho thuốc uống liền, chừng nửa tiếng sau thằng bé đã bớt nóng, tôi mang con qua gởi nhà anh chị Khoa (khóa 13) bên cư xá HQ rồi tức tốc ra đón taxi về nhà bố mẹ tôi. Vừa bước vô nhà tôi đã hối thúc bố mẹ và cô em chuẩn bị chạy vào cư xá HQ ngay bây giờ.
Chúng tôi vào đến cư xá khoảng 4 giờ chiều. Quang, em họ anh Khoa cho biết, vì ngại pháo kích nên anh Khoa đã đưa gia đình ra nhà bà con ở ngoài. Tôi sợ qúa nhưng đã lỡ đưa cả nhà vào đây rồi, đành chịu vậy, nhớ lại cái câu ‘trời kêu ai nấy dạ’ hồi còn ở Degi, tôi đâm lì ra. Gia đình cậu Lộc và anh Nga, bà con bên chồng tôi, cũng vào cư xá khoảng 5 giờ chiều, căn cư xá của anh chị Khoa đông ngẹt người.
Cát Lái trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975 rất nhộn nhịp; giang đỉnh, ghe thuyền của các đơn vị từ vùng 1, vùng 2 Duyên hải rút tạm về đây hàng hàng lớp lớp, cầu tàu đông nghẹt, căn cư xá của chúng tôi lúc nào cũng chật ních, các Sĩ quan GĐ 21, các bạn cùng khóa với anh từ miền trung rút về đã dùng căn cư xá của chúng tôi làm chỗ tạm trú.
Tôi ở Cát Lái được vài hôm thì anh hối tôi về Sài Gòn để lo đăng báo bán căn nhà. Tuy cái vụ có cốt chôn dưới nền nhà đã làm cho tôi rét lắm nhưng nay anh định bán đi lại làm cho tôi cảm thấy tiêng tiếc làm sao ấy, nghĩ tới cái công vừa mang bầu vừa trông coi sửa nhà suốt mấy tháng của tôi, tôi không đành lòng. Anh thuyết phục tôi: ‘Tình hình càng ngày càng nghiêm trọng, có lẽ anh phải ở luôn lại Cát Lái, em với con cùng ở lại với anh, nếu ngại có con nhỏ bên cạnh chạy núp pháo khó khăn thì gởi tạm thằng Luân về Sài Gòn cho ông bà ngoại (Luân là tên đứa con thứ hai của chúng tôi)’.
Khoảng 10 tháng 4 năm 1975, tôi về Sài Gòn đăng báo bán nhà trên báo Chính Luận, suốt 1 tuần lễ không có ma nào hỏi đến cả. Tôi chạy qua nhà bố mẹ trong cư xá Sĩ Quan truyền tin, gần Tân Sơn Nhất, nhờ điện thoại gọi xuống Cát Lái cho anh biết…. Hôm sau anh về, mang theo một tấm bùa dán ngay trên cây đà ngang cửa ra vào; không đăng báo nữa. Vài ba hôm sau 5, 6 người vào hỏi mua nhà, rốt cuộc chúng tôi đã bán được căn nhà đúng với cái giá mình đã đưa ra, không bớt một xu. Anh lại hối tôi nhờ bà chị họ đưa đi mua vàng ngay, hôm đó là ngày 22 tháng 4 năm 1975, tôi mang mấy triệu tiền bán nhà, theo bà chị đi gõ cửa mấy tiệm vàng quen của chị, năn nỉ muốn hụt cả hơi mới mua được mấy lạng vàng.
Chiều ngày 23 tháng 4 năm 1975, tôi vừa về lại tới Cát Lái thì bố tôi gọi điện thoại cho hay là ông đã xin được 6, 7 chỗ máy bay đi di tản qua Mỹ vào ngày 25 tháng 4, nếu tôi mang thằng Chinh (con lớn của chúng tôi) về kịp thì cùng đi, nếu không thì mẹ và các em tôi sẽ mang thằng Luân đi, sau đó bố tôi sẽ xuống ở lại Cát Lái cùng với chồng tôi. Là quân nhân, bố và chồng tôi không thể bỏ đi trước được. Chỉ nghe nói tới mẹ định đem thằng Luân đi trước tôi đã cuống cuồng lên rồi, tôi muốn dắt Chinh về ngay nhưng anh không cho vì đã sắp chạng vạng, sợ đường không được an ninh. Suốt đêm tôi không chợp mắt được, cứ nghĩ tới việc mẹ tôi ẵm thằng Luân đi; tôi nằm trông cho trời mau sáng mà sao lâu quá vậy không biết!!!
Rạng sáng ngày 24 tháng 4 anh tự lái xe đưa tôi và con về Sài Gòn. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau trong đêm và anh đã đồng ý cho tôi mang 2 con đi trước cùng với mẹ và 3 em của tôi, phần anh với bố thì vào giờ chót tùy cơ ứng biến, xem chừng bố tôi rất tin tưởng vào khả năng ứng biến của anh. Điểm hẹn ở Mỹ là nhà của một người bạn Mỹ của bố tôi ở tiểu bang New Jersey. Bố tôi còn cẩn thận trao cho chúng tôi mỗi người một mảnh giấy có ghi tên, địa chỉ, và số điện thoại của người bạn ở Mỹ.
Trưa ngày 25 tháng 4 anh từ Cát Lái về để đưa cả nhà vô phi trường. Đường vô phi trường Tân Sơn Nhất đông ngút ngàn, xe du lịch dân sự bỏ đầy hai bên vệ đường, cổng phi trường đầy ắp người chen chúc nhau, cảnh sát, quân cảnh đứng canh gác đầy rẫy. Chúng tôi lọt vào bên trong phi trường không mấy khó khăn, lác đác dọc đường vào khu của cố vấn Mỹ tôi nhìn thấy vài ba chiếc xe jeep có dấu hiệu mỏ neo của Hải quân bỏ lại.
Thủ tục giấy tờ xong khoảng 4 giờ chiều, anh, một tay ẵm Luân, tay kia kéo Chinh vào lòng hôn cả hai con. Không bút mực nào có thể giúp tôi diễn tả lại được cái giây phút đó, nước mắt tôi ràn rụa, anh trao lại thằng Luân cho tôi, hôn Chinh một lần nữa rồi quay lưng, cùng bố tôi lật đật rời khu tập trung để chờ máy bay Mỹ trong phi trường. Tôi ràn rụa ôm con nhìn theo anh, lòng đau như xé, không thốt được một lời.
Khu tập trung đông như kiến, tôi phải ra ngoài hiên trải khăn bông cho con nằm, mẹ tôi và các em cũng ra ngồi ngoài hiên. Đêm xuống buồn bã, chậm chạp, lòng tôi rối bời, nặng trĩu. Nhìn hai con ngủ say, vô tư trong cảnh màn trời chiếu đất, tôi vừa ngồi đuổi muỗi cho con vừa lo lắng khôn nguôi, không biết mai đây tôi sẽ đi về đâu, cả mẹ và các em tôi nữa, toàn là đàn bà con gái, cậu em trai duy nhất của tôi mới 14 tuổi, Chinh, Con đầu lòng của tôi chưa được 6 tuổi, Luân chưa tròn 3 tháng.
Càng về khuya, tôi càng cảm thấy bấn loạn, bao nhiêu câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu, sao tự nhiên mình tôi lại đem hai con đi khỏi nước trong khi chồng tôi ở lại? Đi như thế này biết có còn gặp lại nhau không? Lỡ mai mốt anh kẹt lại thì sao? Tôi một mình với hai con thơ dại nơi đất lạ quê người… trời ơi! Tôi cố không nghĩ tới nhưng sao cái ám ảnh sẽ xa nhau vĩnh viễn làm cho tôi xốn xang, sợ sệt đến độ tôi không còn chịu đựng thêm được nữa. ‘Không, tôi phải ẵm con quay trở về với anh dù có ra sao thì ra, tôi không thể nào xa anh được, nhất là trong lúc này’. Từ đầu hôm tôi đã cố viết cho anh đôi dòng, định bụng sẽ nhờ ai đó trao lại cho anh khi tôi lên máy bay hoặc qua đến Mỹ sẽ gởi cho anh, tôi rút trang thư ra viết thêm ‘em nhất định ẵm con quay về, không đi nữa, có đi đâu thì đi với anh’ (bức thư ngắn ngủi này tôi vẫn còn giữ cho đến ngày nay). Tôi nhờ mẹ tôi trông hộ hai cháu, tôi vào lại trong văn phòng xin người nhân viên trực cho tôi mượn điện thoại gọi xuống Cát Lái. Đã 1 giờ sáng mà điện thoại vừa reng 1 tiếng tôi đã nghe giọng anh trả lời. Tôi vừa mở miệng: ‘em đây’… là anh đã nói ngay:
– Sáng sớm ngày mai anh sẽ vào đón em và con về, nếu có đi đâu thì cùng đi….’
– Em cũng muốn gọi cho anh biết là em muốn đem con trở về, có đi đâu thì đi cùng với anh, em nhất định không đi một mình đâu, sáng sớm mai anh vào đón em nghe….
– Vậy ngày mai em cứ ở lại đó chờ anh lên đón, đừng đi nữa, anh sẽ lên sớm….
Tôi gác máy, cảm ơn ông nhân viên trực điện thoại rồi quay ra ngoài hiên chỗ các con tôi. Tôi nói lại với mẹ tôi cái quyết định của tôi, mẹ tôi cũng muốn quay trở về nhưng chưa gọi nói cho bố tôi biết. Tôi lại quay vào nhờ điện thoại một lần nữa để gọi cho bố tôi. Gọi cho bố xong, lòng tôi thanh thản lại một chút, nhìn hai con say ngủ, vô tư dưới sương đêm, tôi lầm thầm tự trách mình: ‘rõ khùng, tự nhiên lại mang con ra đây cho muỗi đốt, ngấm sương suốt đêm’.
Hai em tôi lên máy bay sáng sớm ngày 26 tháng 4, mẹ tôi, cô em kế, tôi và hai con ở lại chờ anh vào đón. Khoảng chín giờ sáng anh với bố đã vào tới. Mới xa nhau có một đêm mà sao thấy anh vào tôi mừng quá đỗi, cứ y như là đã xa nhau từ đời thuở nào rồi! Trong đời tôi chưa có đêm nào dài và căng thẳng cùng cực như cái đêm 25 tháng 4 năm 1975! Thằng Luân ở lại Sài Gòn với ông bà ngoại, tôi và Chinh theo anh về Cát Lái. Đến tối Chinh bắt đầu lên cơn sốt rồi lên sởi, anh nhờ y tá cho uống thuốc nhưng không bớt mà coi bộ càng nặng thêm. Qua ngày 28 tháng 4, đường bộ về Sài Gòn bị cắt, nghe nói Việt cộng đang chiếm chùa Kỳ Quang gần xa lộ chỗ kho hàng Mỹ kế bên Tân cảng. Anh cho hai chiếc giang đỉnh đưa tôi về Sài Gòn để đưa Chinh đi bác sĩ, anh nhờ một ông thượng sĩ đi cùng với tôi (tôi nhớ hình như anh Hoàng Đình Thanh và anh chị Hoàng Đình Tân cùng về Sài Gòn trong chuyến này). Anh dặn đi dặn lại tôi là phải đón cả nhà vô cư xá HQ ngay.
Về đến Sài Gòn tôi đưa Chinh vô bệnh viện Hải Quân ngay, may sao lại được bác sĩ khám và cho thuốc uống liền, chừng nửa tiếng sau thằng bé đã bớt nóng, tôi mang con qua gởi nhà anh chị Khoa (khóa 13) bên cư xá HQ rồi tức tốc ra đón taxi về nhà bố mẹ tôi. Vừa bước vô nhà tôi đã hối thúc bố mẹ và cô em chuẩn bị chạy vào cư xá HQ ngay bây giờ.
Chúng tôi vào đến cư xá khoảng 4 giờ chiều. Quang, em họ anh Khoa cho biết, vì ngại pháo kích nên anh Khoa đã đưa gia đình ra nhà bà con ở ngoài. Tôi sợ qúa nhưng đã lỡ đưa cả nhà vào đây rồi, đành chịu vậy, nhớ lại cái câu ‘trời kêu ai nấy dạ’ hồi còn ở Degi, tôi đâm lì ra. Gia đình cậu Lộc và anh Nga, bà con bên chồng tôi, cũng vào cư xá khoảng 5 giờ chiều, căn cư xá của anh chị Khoa đông ngẹt người.
Độ
6 giờ chiều Việt cộng bắt đầu pháo kích, đạn nổ nghe sát rạt. Cả nhà
chui xuống căn hầm núp pháo có chút xíu trong nhà anh chị Khoa, thằng
Luân ngộp thở, la khóc rùm trời, bố tôi phải bế nó lên đứng trên miệng
hầm. Suốt đêm 28 tháng 4 không một ai chợp mắt được, phần sợ pháo, phần
quá chật chội, chỉ có trẻ con ngủ ngon lành, người lớn ngồi dựa vách chờ
sáng; suốt đêm hôm đó không bị pháo kích nữa.
Mới tảng sáng, Thiếu Úy Tính – Sĩ quan của Giang đoàn 93 đặc trách chỉ huy các giang đỉnh biệt phái rà mìn cho Ty Quân Cảng – đã ghé lại cho tôi biết là anh vừa liên lạc máy về dặn tôi là cứ ở trong cư xá chờ anh, nếu anh chưa về thì đừng đi đâu cả. Tôi cảm thấy an tâm lắm, nói lại lời nhắn của anh cho cả nhà, cả cậu Lộc và anh Nga.
Suốt ngày 29 tháng 4 tôi thấp thỏm trông anh về, mãi đến 6 giờ chiều vẫn bặt tin, tôi nóng ruột vô cùng, thêm vào đó anh Hoàng Đình Thanh lại chạy tới chạy lui hối tôi nhờ Thiếu Úy Tính cho giang đỉnh đưa cả nhà ra Nhà Bè vì ‘thằng Ấn đã ra Nhà Bè rồi’. Tôi chỉ biết trả lời anh Thanh là ‘nhà tôi đã dặn nếu ảnh chưa về thì tôi cứ ở đây chờ, không được đi đâu cả’. Trông anh Thanh như gà mắc đẻ tôi càng nóng ruột thêm.
Anh về tới cư xá khoảng 7 giờ chiều, có Thiếu Tá Qúy (khóa 14), CHT GĐ-91 và 3, 4 nhân viên cùng về với anh, anh cho biết là xa lộ đã khai thông nhưng đường đi vào Sài Gòn kẹt cứng, không nhúc nhích được, anh phải chạy ngược bừa trên đường đi ra, kho hàng Mỹ bị phá, hàng Mỹ đủ mọi thứ được bày bán đầy đường, anh đã ghé mua vài thùng beer và mấy con gà. Anh cho người tài xế đưa Th. T Qúy về nhà và dặn chờ đưa gia đình Th. T Qúy vào cư xá, anh cũng cho mấy người vừa theo anh về Sài Gòn, về nhà đem gia đình vào cư xá ngay, còn dặn nhân viên đem gà xuống giang đỉnh nấu để tối nhậu. Xong đâu đó rồi anh chạy qua nhà anh chị An (anh Nguyễn An, cùng Khóa 13, ở ngay trước nhà anh chị Khoa), chị An cho anh biết là anh An đang ở bên BTL Hạm Đội từ chiều đến giờ chưa thấy về. Anh lấy xe Honda của anh An chạy qua BTL/HĐ, hơn tiếng đồng hồ sau mới thấy anh chở anh An về. Anh cho biết là chiếc cầu từ cư xá qua BTL/HĐ đóng cả hai đầu, không cho ai qua lại cả, anh tưởng bị kẹt lại bên BTL/HĐ, may sao gặp xe của Đô Đốc Minh đi qua, anh níu theo xe Jeep của Đô Đốc Minh, xe của anh Nguyễn Quang Thái (khóa 13) cũng bám sát theo, qua lọt.
(Sau này anh nói lại tôi mới biết là anh An, anh Thái, anh Khoa, anh Sâm, và anh đã bàn bạc, chuẩn bị một kế hoạch di tản, phối hợp với Trung Tá Diệp (khóa 10), CHT Ty Quân Cảng, vào giờ chót, sẽ dùng 2 chiếc tàu dòng xuyên đại dương của Ty Quân Cảng, anh An chạy 1 chiếc, anh chạy 1 chiếc, anh Sâm làm Sĩ Quan hải hành, anh Khoa, anh Thái lo an ninh tình báo, Trung Tá Diệp chỉ huy toàn diện. Anh Nga (Thiếu Tá, TĐT/BĐQ) đã đem về 4, 5 bao bố lương khô tích trữ sẵn trên tàu. Đến giờ phút cuối, nếu sông Sài Gòn bị chận thì anh sẽ dùng giang đỉnh của GĐ-93 đánh mở đường máu để đi ra. Cũng vào giờ chót, kế hoạch bị hủy bỏ, sông Sài Gòn vẫn bình yên nhưng vì một lý do nào đó Trung Tá Diệp đã quyết định ở lại, không đi nữa. Những toan tính ‘lớn lao’ như thế không bao giờ anh cho tôi biết, ‘cho em biết thì em càng lo thêm chớ có ích gì đâu?’, anh vẫn có cái lối lập luận như vậy).
Người tài xế đưa anh Qúy về nhà đã quay trở lại, cho biết gia đình Th. T Qúy không đi. Anh hỏi tài xế:
– Còn mày? Mày có muốn đi với tao không? Hay là mày muốn tan hàng bây giờ?
– Dạ em xuống giang đỉnh ngủ lại đêm nay, ngày mai kiếm xe về nhà, nhà em trên Thủ Đức.
– Tụi nó nướng gà xong rồi, mày làm vài lon bia với gà nướng rồi chạy qua nhà.
Th. T Thái chở giùm mấy cái vali của ổng qua đây.
– Dạ, em mới dứt ổ bánh mì thịt lúc đưa Th. T Qúy về nhà, em ở đây cho tới khi CHT lên tàu rồi đi kiếm chỗ ngủ cũng được, em chạy qua nhà Th. Tá Thái ngay bây giờ.
– Mày nói với Th. T Thái là tao vô Ty Quân Cảng gặp Tr. T Diệp chút xíu, khi nào xong tao sẽ gọi ổng.
Người tài xế chở 2 cái vali của anh Thái về, chị Thái còn gởi theo cho tôi một miếng phó mát lớn hơn bàn tay, nhìn ngon quá, tôi cắt ngay ra để trên bàn nhưng người lớn chẳng ai động tới, bụng dạ đâu còn nữa mà ăn với uống!
Anh từ trong Ty Quân Cảng (Ty QC cách nhà anh chị Khoa vài trăm thước) về khoảng 10:30giờ tối, có vẻ thất vọng, anh cho mọi người biết là Tr. T Diệp không đi nữa, nghĩa là phải hủy bỏ cái kế hoạch đã định trước. Anh An cũng bỏ ý định ra đi vì cháu lớn đang bệnh. Anh lái xe qua anh Thái, độ vài phút anh quay về ngay và bảo tài xế chở 2 cái vali trả lại nhà Th. T Thái. Anh lại chạy qua nhà anh Sâm, cũng chỉ vài phút anh quay về, anh Sâm cũng quyết định ở lại, anh Khoa thì đã ra khỏi cư xá từ xế chiều. Anh mở lon bia, vừa uống vừa dặn tài xế: ‘mày chạy xuống giang đỉnh gọi 4 nhân viên – trang bị đầy đủ – lên đây, mời Thiếu Úy Tính lên đây luôn’. Khi người tài xế đi rồi anh quay lại nói cho cả nhà biết là cái kế hoạch do anh cùng các bạn anh dự trù đã hỏng rồi nhưng anh đã có cách khác, xin mọi người cứ bình tĩnh.
Thiếu Úy Tính cùng 4 nhân viên lên trình diện, anh dặn ông Tính: ‘anh đưa bà già với bà xã anh xuống giang đỉnh ngay, cho nhân viên đưa gia đình xuống luôn rồi cho 2 chiếc rời cầu qua yểm trợ 2 bên đầu cầu Avalanche (cây cầu đi qua BTL/HĐ), tôi sẽ cho 2 nhân viên dùng xe tôi qua bắn khóa, mở cổng cầu, 2 nhân viên còn lại hô lớn lên là ‘cầu đã mở cửa’, cho dân chúng chạy qua bên kia, anh yểm trợ xong quay lại chờ tôi liên lạc máy là cho ủi bãi, ngay ngã ba trước Ty Quân Cảng để đón gia đình phe ta lên. Nếu có gì trở ngại ở 2 đầu cầu thì bắn chỉ thiên để ‘hù’ thôi, không được bắn ẩu vào dân chúng, chờ lệnh tôi. Đúng 12 giờ, 2 giang đỉnh phải có mặt ở 2 đầu cầu, anh có thắc mắc gì không?’
– Dạ, CHT có tin tức gì của anh Trung tôi không? (HQ Thiếu Tá Trần Văn Trung, K11, cựu CHT GĐ-93, anh ruột của Thiếu Úy Tính).
– Anh Trung và gia đình đã rời Nhà Bè xuống HQ 5 rồi, tôi đã liên lạc được với anh Trung, anh cho bà già hay để cụ yên tâm.
Ông Tính đi rồi, anh quay qua hỏi mấy nhân viên: ‘tụi mày nghe rõ hết chưa? Có thắc mắc gì không?’
– Dạ không, một nhân viên trả lời.
– Tụi mày đưa gia đình lên giang đỉnh chưa?
– Tụi em độc thân hết, gia đình ở xa, bọn em đi với CHT.
– Được, vậy tụi mày sẵn sàng đi, đúng 12:00giờ, 2 thằng mang súng đi với thằng Hiếu (tên người tài xế), 2 thằng trà trộn vào đám đông đang tập trung trước Ty Quân Cảng, nhớ làm đúng như tao đã dặn, khi dân chúng qua hết bên BTL Hạm Đội kiếm tàu, tụi mày quay lại đây vác giùm tao mấy cái vali xuống giang đỉnh.
– Dạ, tụi em nghe rõ.
– Beer với gà nướng còn nhiều quá trời, tụi mày lai rai đi, còn hơn 20 phút nữa mới tới nửa đêm, không hết thì đem xuống giang đỉnh, tí nữa ra khỏi Nhà Bè rồi tiếp tục.
Thiệt tình tôi cũng hơi bực mình vì cho tới giờ phút này mà anh vẫn còn có thể nhậu nhoẹt được, trong khi mọi người đều thấp thỏm, bất an. Khi mấy người nhân viên vừa ra khỏi cửa, tôi cằn nhằn: ’sao lúc nào anh cũng nhậu nhoẹt được hết vậy, bao nhiêu người đang lo muốn đứng tim đây anh có biết không?’. Anh cười: ‘anh đang cố gắng bình tĩnh được chừng nào tốt chừng nấy, đừng để cho nhân viên thấy mình bối rối, họ có thể bỏ đi hết trước khi mình leo được lên tàu’. Anh Thanh im hơi lặng tiếng từ lúc cùng đi vào Ty Quân Cảng với anh, bây giờ mới lại lên tiếng:
– Tư Lệnh HQ đã cho lệnh tàu rời bến hết rồi, chỉ còn lại mấy chiếc bất khiển dụng, mày định đi bằng giang đỉnh ra Vũng Tàu luôn hay sao?
– Anh trả lời anh Thanh: anh đừng lo, cứ bốc hết gia đình lên đã, xong chạy ngang qua Hạm Đội, có chiếc nào sắp đi thì mình lên, không thì mình chạy luôn ra sông Soài Rạp rồi chận tàu lại leo lên, vài chiến hạm còn ở Nhà Bè chờ cho tàu ra hết rồi mới đi đoạn hậu, tôi nghe chiến hạm gọi nhau ơi ới trên máy 25 để trên xe kia kìa.
– Tần số ở đâu mầy có vậy?
– Thì anh Diệp cho, bao nhiêu tàu nhờ Ty Quân Cảng đẩy, bắt buộc ảnh phải có tần số chớ, HQ-502 còn nằm trong cầu cũng đã gọi nhờ Ty QC đẩy khoảng 1, 2 giờ khuya nay, mình bốc hết gia đình lên rồi ra cập HQ-502 leo lên cũng được, anh bình tĩnh đi, tôi đã nói chuyện với anh Diệp rồi, ảnh giao cho tôi luôn cái đặc lệnh truyền tin của chiến hạm nữa.
– Vậy mà từ tối tới giờ mày làm tao lên ruột, mà chắc ai ở đây cũng lên ruột hết chứ không riêng gì tao đâu.
– Thì tại anh cứ như gà mắc đẻ, chạy lăng xăng, chỉ tổ cho lính nó cười mình nhát.
Tôi se sẽ nhìn qua mọi người một loạt thấy ai cũng có vẻ yên tâm trở lại, cả tôi cũng thế. Hai loạt đạn nổ dòn tan phía cầu qua Hạm Đội, tôi nhìn đồng hồ, đúng nửa đêm, tôi mặc thêm áo ấm cho thằng Chinh, mẹ tôi ẵm thằng Luân, cả nhà sẵn sàng. Anh đang đứng đàng trước dùng máy truyền tin trên xe để liên lạc. Chừng 10 phút sau anh hối mọi người chất hết vali lên mấy chiếc xe jeep (1 chiếc của anh Nga, 1 của cậu Lộc, 1 chiếc của bố tôi), chở xuống bờ ngã ba trước Ty Quân Cảng, mọi người đi bộ, chỉ có bố tôi ẵm thằng Chinh ngồi theo xe. Một chiếc giang đỉnh đã ủi vào bãi, chiếc kia đang bập bềnh giữa dòng. Anh dặn tài xế de xe sát vào trước mũi tàu rồi khuân vali chuyền qua. Không đầy 10 phút đã chuyển xong hết vali lên giang đỉnh, tiếp theo đó là đàn bà và trẻ con lần lượt lên tàu, sau cùng mới tới đàn ông. Nhờ hai nhân viên của giang đỉnh giúp nên chỉ một thoáng là mọi người đã lên được tàu, an toàn. Bãi vắng tênh, trong ánh sáng nhạt nhòa từ Ty Quân Cảng hắt ra, tôi loáng thoáng thấy chú Hiếu tài xế vẫy tay chào vĩnh biệt.
Chiếc giang đỉnh ì à ì ạch mãi một lúc mới ra khỏi bãi, có lẽ vì nặng qúa. Anh dặn Thiếu úy Tính gọi chiếc kia kè theo sau, còn hai chiếc đang cập cầu lập tức tháo dây ra bập bềnh giữa dòng chờ lệnh. Hai chiếc giang đỉnh từ từ ra khỏi ngã ba Ty Quân Cảng chạy về phía hạ dòng sông Sài Gòn. Bấy giờ tôi mới ghé mắt coi lại đồ đạc, tôi hơi ngạc nhiên vì không thấy cái thùng sữa quân tiếp vụ mới mua đem theo cho con ăn. Tôi hỏi anh, anh cho biết là lúc nãy lên tàu thùng sữa bị xoạt đáy lọt hết xuống sông rồi. Tôi sững sờ! Hai đứa con, một đứa 5 tuổi đang lên sởi, đứa kia vừa đầy 3 tháng, thùng sữa lọt hết xuống
sông rồi! Trời đất ơi! Ngày mai con tôi khát sữa tôi biết làm sao đây? Tôi chưa hề cho con bú sữa mẹ… tôi khô rang có giọt sữa nào đâu! Nước mắt trào ra tôi cũng chẳng cần lau, anh an ủi tôi: ‘em đừng lo, ngày mai anh sẽ lo vụ sữa cho con, bây giờ lo chuẩn bị leo lên tàu lớn đã’.
Mới tảng sáng, Thiếu Úy Tính – Sĩ quan của Giang đoàn 93 đặc trách chỉ huy các giang đỉnh biệt phái rà mìn cho Ty Quân Cảng – đã ghé lại cho tôi biết là anh vừa liên lạc máy về dặn tôi là cứ ở trong cư xá chờ anh, nếu anh chưa về thì đừng đi đâu cả. Tôi cảm thấy an tâm lắm, nói lại lời nhắn của anh cho cả nhà, cả cậu Lộc và anh Nga.
Suốt ngày 29 tháng 4 tôi thấp thỏm trông anh về, mãi đến 6 giờ chiều vẫn bặt tin, tôi nóng ruột vô cùng, thêm vào đó anh Hoàng Đình Thanh lại chạy tới chạy lui hối tôi nhờ Thiếu Úy Tính cho giang đỉnh đưa cả nhà ra Nhà Bè vì ‘thằng Ấn đã ra Nhà Bè rồi’. Tôi chỉ biết trả lời anh Thanh là ‘nhà tôi đã dặn nếu ảnh chưa về thì tôi cứ ở đây chờ, không được đi đâu cả’. Trông anh Thanh như gà mắc đẻ tôi càng nóng ruột thêm.
Anh về tới cư xá khoảng 7 giờ chiều, có Thiếu Tá Qúy (khóa 14), CHT GĐ-91 và 3, 4 nhân viên cùng về với anh, anh cho biết là xa lộ đã khai thông nhưng đường đi vào Sài Gòn kẹt cứng, không nhúc nhích được, anh phải chạy ngược bừa trên đường đi ra, kho hàng Mỹ bị phá, hàng Mỹ đủ mọi thứ được bày bán đầy đường, anh đã ghé mua vài thùng beer và mấy con gà. Anh cho người tài xế đưa Th. T Qúy về nhà và dặn chờ đưa gia đình Th. T Qúy vào cư xá, anh cũng cho mấy người vừa theo anh về Sài Gòn, về nhà đem gia đình vào cư xá ngay, còn dặn nhân viên đem gà xuống giang đỉnh nấu để tối nhậu. Xong đâu đó rồi anh chạy qua nhà anh chị An (anh Nguyễn An, cùng Khóa 13, ở ngay trước nhà anh chị Khoa), chị An cho anh biết là anh An đang ở bên BTL Hạm Đội từ chiều đến giờ chưa thấy về. Anh lấy xe Honda của anh An chạy qua BTL/HĐ, hơn tiếng đồng hồ sau mới thấy anh chở anh An về. Anh cho biết là chiếc cầu từ cư xá qua BTL/HĐ đóng cả hai đầu, không cho ai qua lại cả, anh tưởng bị kẹt lại bên BTL/HĐ, may sao gặp xe của Đô Đốc Minh đi qua, anh níu theo xe Jeep của Đô Đốc Minh, xe của anh Nguyễn Quang Thái (khóa 13) cũng bám sát theo, qua lọt.
(Sau này anh nói lại tôi mới biết là anh An, anh Thái, anh Khoa, anh Sâm, và anh đã bàn bạc, chuẩn bị một kế hoạch di tản, phối hợp với Trung Tá Diệp (khóa 10), CHT Ty Quân Cảng, vào giờ chót, sẽ dùng 2 chiếc tàu dòng xuyên đại dương của Ty Quân Cảng, anh An chạy 1 chiếc, anh chạy 1 chiếc, anh Sâm làm Sĩ Quan hải hành, anh Khoa, anh Thái lo an ninh tình báo, Trung Tá Diệp chỉ huy toàn diện. Anh Nga (Thiếu Tá, TĐT/BĐQ) đã đem về 4, 5 bao bố lương khô tích trữ sẵn trên tàu. Đến giờ phút cuối, nếu sông Sài Gòn bị chận thì anh sẽ dùng giang đỉnh của GĐ-93 đánh mở đường máu để đi ra. Cũng vào giờ chót, kế hoạch bị hủy bỏ, sông Sài Gòn vẫn bình yên nhưng vì một lý do nào đó Trung Tá Diệp đã quyết định ở lại, không đi nữa. Những toan tính ‘lớn lao’ như thế không bao giờ anh cho tôi biết, ‘cho em biết thì em càng lo thêm chớ có ích gì đâu?’, anh vẫn có cái lối lập luận như vậy).
Người tài xế đưa anh Qúy về nhà đã quay trở lại, cho biết gia đình Th. T Qúy không đi. Anh hỏi tài xế:
– Còn mày? Mày có muốn đi với tao không? Hay là mày muốn tan hàng bây giờ?
– Dạ em xuống giang đỉnh ngủ lại đêm nay, ngày mai kiếm xe về nhà, nhà em trên Thủ Đức.
– Tụi nó nướng gà xong rồi, mày làm vài lon bia với gà nướng rồi chạy qua nhà.
Th. T Thái chở giùm mấy cái vali của ổng qua đây.
– Dạ, em mới dứt ổ bánh mì thịt lúc đưa Th. T Qúy về nhà, em ở đây cho tới khi CHT lên tàu rồi đi kiếm chỗ ngủ cũng được, em chạy qua nhà Th. Tá Thái ngay bây giờ.
– Mày nói với Th. T Thái là tao vô Ty Quân Cảng gặp Tr. T Diệp chút xíu, khi nào xong tao sẽ gọi ổng.
Người tài xế chở 2 cái vali của anh Thái về, chị Thái còn gởi theo cho tôi một miếng phó mát lớn hơn bàn tay, nhìn ngon quá, tôi cắt ngay ra để trên bàn nhưng người lớn chẳng ai động tới, bụng dạ đâu còn nữa mà ăn với uống!
Anh từ trong Ty Quân Cảng (Ty QC cách nhà anh chị Khoa vài trăm thước) về khoảng 10:30giờ tối, có vẻ thất vọng, anh cho mọi người biết là Tr. T Diệp không đi nữa, nghĩa là phải hủy bỏ cái kế hoạch đã định trước. Anh An cũng bỏ ý định ra đi vì cháu lớn đang bệnh. Anh lái xe qua anh Thái, độ vài phút anh quay về ngay và bảo tài xế chở 2 cái vali trả lại nhà Th. T Thái. Anh lại chạy qua nhà anh Sâm, cũng chỉ vài phút anh quay về, anh Sâm cũng quyết định ở lại, anh Khoa thì đã ra khỏi cư xá từ xế chiều. Anh mở lon bia, vừa uống vừa dặn tài xế: ‘mày chạy xuống giang đỉnh gọi 4 nhân viên – trang bị đầy đủ – lên đây, mời Thiếu Úy Tính lên đây luôn’. Khi người tài xế đi rồi anh quay lại nói cho cả nhà biết là cái kế hoạch do anh cùng các bạn anh dự trù đã hỏng rồi nhưng anh đã có cách khác, xin mọi người cứ bình tĩnh.
Thiếu Úy Tính cùng 4 nhân viên lên trình diện, anh dặn ông Tính: ‘anh đưa bà già với bà xã anh xuống giang đỉnh ngay, cho nhân viên đưa gia đình xuống luôn rồi cho 2 chiếc rời cầu qua yểm trợ 2 bên đầu cầu Avalanche (cây cầu đi qua BTL/HĐ), tôi sẽ cho 2 nhân viên dùng xe tôi qua bắn khóa, mở cổng cầu, 2 nhân viên còn lại hô lớn lên là ‘cầu đã mở cửa’, cho dân chúng chạy qua bên kia, anh yểm trợ xong quay lại chờ tôi liên lạc máy là cho ủi bãi, ngay ngã ba trước Ty Quân Cảng để đón gia đình phe ta lên. Nếu có gì trở ngại ở 2 đầu cầu thì bắn chỉ thiên để ‘hù’ thôi, không được bắn ẩu vào dân chúng, chờ lệnh tôi. Đúng 12 giờ, 2 giang đỉnh phải có mặt ở 2 đầu cầu, anh có thắc mắc gì không?’
– Dạ, CHT có tin tức gì của anh Trung tôi không? (HQ Thiếu Tá Trần Văn Trung, K11, cựu CHT GĐ-93, anh ruột của Thiếu Úy Tính).
– Anh Trung và gia đình đã rời Nhà Bè xuống HQ 5 rồi, tôi đã liên lạc được với anh Trung, anh cho bà già hay để cụ yên tâm.
Ông Tính đi rồi, anh quay qua hỏi mấy nhân viên: ‘tụi mày nghe rõ hết chưa? Có thắc mắc gì không?’
– Dạ không, một nhân viên trả lời.
– Tụi mày đưa gia đình lên giang đỉnh chưa?
– Tụi em độc thân hết, gia đình ở xa, bọn em đi với CHT.
– Được, vậy tụi mày sẵn sàng đi, đúng 12:00giờ, 2 thằng mang súng đi với thằng Hiếu (tên người tài xế), 2 thằng trà trộn vào đám đông đang tập trung trước Ty Quân Cảng, nhớ làm đúng như tao đã dặn, khi dân chúng qua hết bên BTL Hạm Đội kiếm tàu, tụi mày quay lại đây vác giùm tao mấy cái vali xuống giang đỉnh.
– Dạ, tụi em nghe rõ.
– Beer với gà nướng còn nhiều quá trời, tụi mày lai rai đi, còn hơn 20 phút nữa mới tới nửa đêm, không hết thì đem xuống giang đỉnh, tí nữa ra khỏi Nhà Bè rồi tiếp tục.
Thiệt tình tôi cũng hơi bực mình vì cho tới giờ phút này mà anh vẫn còn có thể nhậu nhoẹt được, trong khi mọi người đều thấp thỏm, bất an. Khi mấy người nhân viên vừa ra khỏi cửa, tôi cằn nhằn: ’sao lúc nào anh cũng nhậu nhoẹt được hết vậy, bao nhiêu người đang lo muốn đứng tim đây anh có biết không?’. Anh cười: ‘anh đang cố gắng bình tĩnh được chừng nào tốt chừng nấy, đừng để cho nhân viên thấy mình bối rối, họ có thể bỏ đi hết trước khi mình leo được lên tàu’. Anh Thanh im hơi lặng tiếng từ lúc cùng đi vào Ty Quân Cảng với anh, bây giờ mới lại lên tiếng:
– Tư Lệnh HQ đã cho lệnh tàu rời bến hết rồi, chỉ còn lại mấy chiếc bất khiển dụng, mày định đi bằng giang đỉnh ra Vũng Tàu luôn hay sao?
– Anh trả lời anh Thanh: anh đừng lo, cứ bốc hết gia đình lên đã, xong chạy ngang qua Hạm Đội, có chiếc nào sắp đi thì mình lên, không thì mình chạy luôn ra sông Soài Rạp rồi chận tàu lại leo lên, vài chiến hạm còn ở Nhà Bè chờ cho tàu ra hết rồi mới đi đoạn hậu, tôi nghe chiến hạm gọi nhau ơi ới trên máy 25 để trên xe kia kìa.
– Tần số ở đâu mầy có vậy?
– Thì anh Diệp cho, bao nhiêu tàu nhờ Ty Quân Cảng đẩy, bắt buộc ảnh phải có tần số chớ, HQ-502 còn nằm trong cầu cũng đã gọi nhờ Ty QC đẩy khoảng 1, 2 giờ khuya nay, mình bốc hết gia đình lên rồi ra cập HQ-502 leo lên cũng được, anh bình tĩnh đi, tôi đã nói chuyện với anh Diệp rồi, ảnh giao cho tôi luôn cái đặc lệnh truyền tin của chiến hạm nữa.
– Vậy mà từ tối tới giờ mày làm tao lên ruột, mà chắc ai ở đây cũng lên ruột hết chứ không riêng gì tao đâu.
– Thì tại anh cứ như gà mắc đẻ, chạy lăng xăng, chỉ tổ cho lính nó cười mình nhát.
Tôi se sẽ nhìn qua mọi người một loạt thấy ai cũng có vẻ yên tâm trở lại, cả tôi cũng thế. Hai loạt đạn nổ dòn tan phía cầu qua Hạm Đội, tôi nhìn đồng hồ, đúng nửa đêm, tôi mặc thêm áo ấm cho thằng Chinh, mẹ tôi ẵm thằng Luân, cả nhà sẵn sàng. Anh đang đứng đàng trước dùng máy truyền tin trên xe để liên lạc. Chừng 10 phút sau anh hối mọi người chất hết vali lên mấy chiếc xe jeep (1 chiếc của anh Nga, 1 của cậu Lộc, 1 chiếc của bố tôi), chở xuống bờ ngã ba trước Ty Quân Cảng, mọi người đi bộ, chỉ có bố tôi ẵm thằng Chinh ngồi theo xe. Một chiếc giang đỉnh đã ủi vào bãi, chiếc kia đang bập bềnh giữa dòng. Anh dặn tài xế de xe sát vào trước mũi tàu rồi khuân vali chuyền qua. Không đầy 10 phút đã chuyển xong hết vali lên giang đỉnh, tiếp theo đó là đàn bà và trẻ con lần lượt lên tàu, sau cùng mới tới đàn ông. Nhờ hai nhân viên của giang đỉnh giúp nên chỉ một thoáng là mọi người đã lên được tàu, an toàn. Bãi vắng tênh, trong ánh sáng nhạt nhòa từ Ty Quân Cảng hắt ra, tôi loáng thoáng thấy chú Hiếu tài xế vẫy tay chào vĩnh biệt.
Chiếc giang đỉnh ì à ì ạch mãi một lúc mới ra khỏi bãi, có lẽ vì nặng qúa. Anh dặn Thiếu úy Tính gọi chiếc kia kè theo sau, còn hai chiếc đang cập cầu lập tức tháo dây ra bập bềnh giữa dòng chờ lệnh. Hai chiếc giang đỉnh từ từ ra khỏi ngã ba Ty Quân Cảng chạy về phía hạ dòng sông Sài Gòn. Bấy giờ tôi mới ghé mắt coi lại đồ đạc, tôi hơi ngạc nhiên vì không thấy cái thùng sữa quân tiếp vụ mới mua đem theo cho con ăn. Tôi hỏi anh, anh cho biết là lúc nãy lên tàu thùng sữa bị xoạt đáy lọt hết xuống sông rồi. Tôi sững sờ! Hai đứa con, một đứa 5 tuổi đang lên sởi, đứa kia vừa đầy 3 tháng, thùng sữa lọt hết xuống
sông rồi! Trời đất ơi! Ngày mai con tôi khát sữa tôi biết làm sao đây? Tôi chưa hề cho con bú sữa mẹ… tôi khô rang có giọt sữa nào đâu! Nước mắt trào ra tôi cũng chẳng cần lau, anh an ủi tôi: ‘em đừng lo, ngày mai anh sẽ lo vụ sữa cho con, bây giờ lo chuẩn bị leo lên tàu lớn đã’.
Ra
tới giữa dòng, giang đỉnh bị trở ngại, thả bập bềnh một lúc rồi cả 2
chiếc mới cập vào được HQ-502. Leo lên HQ-502 là cả một ‘công trình’.
Tàu 502 cao nghều, giang đỉnh lại thấp lè tè sát mặt nước, cái thang dây
cứ đong đưa không ngừng. Anh nhờ mấy nhân viên lên trước để kéo người
và đồ lên, kế đến là bố mẹ tôi, mợ Cửu (mẹ anh Nga), sau đó đến trẻ con,
đàn bà, đàn ông lên sau cùng sau khi đã chuyển hết đồ đạc lên. Nhờ đi
bằng giang đỉnh cập vào tả hạm HQ-502 từ phía ngoài sông nên không bị
chen lấn. Anh chờ cho đồ đạc và mọi người lên được hết trên 502 rồi móc
túi lấy ra 1 gói giấy trao cho người Trung sĩ thuyền trưởng, tôi còn
nghe anh dặn lớn tiếng ‘ngày mai tụi mày ráng kiếm đồ civil thay rồi tìm
đường về quê, đừng về lại Cát Lái nữa nghe’.
– ‘Dạ, Chỉ Huy Trưởng đi mạnh giỏi’.
Anh leo lên tàu HQ-502, 2 chiếc giang đỉnh tháo dây tách ra, anh đứng nhìn theo, nước mắt chảy dài.
Trên boong tàu 502 đông nghẹt người. Anh ‘tả xung hữu đột’ mới đưa được cả nhà lên khu bên trái của phòng lái, thằng Chinh đang sốt li bì nên anh ẵm con tìm 1 chỗ kín gió cho nó nằm, rốt cục anh chiếm được 1 khoảng trong phòng truyền tin, sát cửa ra vào. Tôi loay hoay lo trải khăn cho 2 con nằm, thằng Chinh nóng hầm hập lại phải nằm trong góc kín bưng vì sợ gió, bố tôi ngồi cạnh trông cháu, thằng Luân nằm ngay bên cửa ra vào cho thoáng một chút, tội nghiệp thằng bé từ tối tới giờ ngủ vùi không hề khóc một tiếng. Xong đâu đấy rồi tôi mới yên tâm lại một chút, vén tay áo xem đồng hồ, hơn 1 giờ sáng rồi, cái ý nghĩ sáng mai con sẽ đói trở lại với tôi, may mà trong cái xách tay của tôi còn 2 chai sữa tôi đã pha từ tối để phòng hờ nhỡ chưa nấu được nước sôi trên tàu.
Nhờ tàu nhỏ đẩy ra khỏi cầu, HQ-502 rời bến khoảng 2:30giờ rạng sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Vì chỉ còn có 1 máy, con tàu rời Sài Gòn chậm chạp như không muốn chia tay, anh lặng lẽ nhìn qua phía Thủ Thiêm một lúc rồi quay lại nói với anh Nga: ‘nếu tụi nó kích 2 bên bờ sông từ đây ra tới Nhà Bè, nã B40 thì cả tàu lãnh thẹo đủ hết, không riêng gì mình, trời kêu ai nấy dạ, anh dặn cả nhà cứ bình tĩnh, có chết thì chết chìm hết cũng mát mẻ, không sao cả, mình có lo lắng cũng không ăn thua gì, từ chiều tới giờ tàu đi ra nườm nượp mà không có chiếc nào bị bắn hết, chắc không sao đâu’. Tôi thấy anh Nga rất tỉnh táo, có lẽ là do anh đã quen với trận mạc quá rồi, riêng tôi lúc này B40 hay B50 gì cũng mặc kệ, tôi chỉ nghỉ tới cơn khát sữa của hai con tôi ngày mai thôi!
Tàu tắt đèn tối om, lầm lì, chậm chạp rời thành phố, không khí trên tàu mỗi lúc một thêm ngột ngạt khi tàu ra ngang kho 5. Lúc tôi vừa leo lên, boong tàu như một cái chợ vỡ, có lẽ hàng 3, 4 ngàn người, bây giờ im phăng phắc, tôi có cảm tưởng như nếu có một cây kim rơi xuống sàn tàu cũng nghe được nữa. Khi tàu ra khỏi khu kho hàng ở Khánh Hội, hai bên bờ sông lửa cháy sáng rực, căn cứ Nhà Bè cũng rực lửa.
Ta ra đi đêm Sài Gòn rực sáng
Dòng sông quen lửa hực cháy đôi bờ
Vĩnh biệt Thủ Thiêm, Nhà Bè, Khánh Hội
Sài Gòn ơi! Ngoảnh lại mắt hoen mờ
– ‘Dạ, Chỉ Huy Trưởng đi mạnh giỏi’.
Anh leo lên tàu HQ-502, 2 chiếc giang đỉnh tháo dây tách ra, anh đứng nhìn theo, nước mắt chảy dài.
Trên boong tàu 502 đông nghẹt người. Anh ‘tả xung hữu đột’ mới đưa được cả nhà lên khu bên trái của phòng lái, thằng Chinh đang sốt li bì nên anh ẵm con tìm 1 chỗ kín gió cho nó nằm, rốt cục anh chiếm được 1 khoảng trong phòng truyền tin, sát cửa ra vào. Tôi loay hoay lo trải khăn cho 2 con nằm, thằng Chinh nóng hầm hập lại phải nằm trong góc kín bưng vì sợ gió, bố tôi ngồi cạnh trông cháu, thằng Luân nằm ngay bên cửa ra vào cho thoáng một chút, tội nghiệp thằng bé từ tối tới giờ ngủ vùi không hề khóc một tiếng. Xong đâu đấy rồi tôi mới yên tâm lại một chút, vén tay áo xem đồng hồ, hơn 1 giờ sáng rồi, cái ý nghĩ sáng mai con sẽ đói trở lại với tôi, may mà trong cái xách tay của tôi còn 2 chai sữa tôi đã pha từ tối để phòng hờ nhỡ chưa nấu được nước sôi trên tàu.
Nhờ tàu nhỏ đẩy ra khỏi cầu, HQ-502 rời bến khoảng 2:30giờ rạng sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Vì chỉ còn có 1 máy, con tàu rời Sài Gòn chậm chạp như không muốn chia tay, anh lặng lẽ nhìn qua phía Thủ Thiêm một lúc rồi quay lại nói với anh Nga: ‘nếu tụi nó kích 2 bên bờ sông từ đây ra tới Nhà Bè, nã B40 thì cả tàu lãnh thẹo đủ hết, không riêng gì mình, trời kêu ai nấy dạ, anh dặn cả nhà cứ bình tĩnh, có chết thì chết chìm hết cũng mát mẻ, không sao cả, mình có lo lắng cũng không ăn thua gì, từ chiều tới giờ tàu đi ra nườm nượp mà không có chiếc nào bị bắn hết, chắc không sao đâu’. Tôi thấy anh Nga rất tỉnh táo, có lẽ là do anh đã quen với trận mạc quá rồi, riêng tôi lúc này B40 hay B50 gì cũng mặc kệ, tôi chỉ nghỉ tới cơn khát sữa của hai con tôi ngày mai thôi!
Tàu tắt đèn tối om, lầm lì, chậm chạp rời thành phố, không khí trên tàu mỗi lúc một thêm ngột ngạt khi tàu ra ngang kho 5. Lúc tôi vừa leo lên, boong tàu như một cái chợ vỡ, có lẽ hàng 3, 4 ngàn người, bây giờ im phăng phắc, tôi có cảm tưởng như nếu có một cây kim rơi xuống sàn tàu cũng nghe được nữa. Khi tàu ra khỏi khu kho hàng ở Khánh Hội, hai bên bờ sông lửa cháy sáng rực, căn cứ Nhà Bè cũng rực lửa.
Ta ra đi đêm Sài Gòn rực sáng
Dòng sông quen lửa hực cháy đôi bờ
Vĩnh biệt Thủ Thiêm, Nhà Bè, Khánh Hội
Sài Gòn ơi! Ngoảnh lại mắt hoen mờ
(Trích: 30 năm – Thơ Phạm N. Ấn)
Tàu ra đến cửa sông Soài Rạp khoảng 11:00giờ sáng, một số giang đỉnh đã nằm chờ để chuyển người lên. HQ-502 ngừng lại đón hết dù trên boong đã không còn chỗ chen chân. Tiếng loa phóng thanh vang lên từ đài chỉ huy, yêu cầu đồng bào dọn bớt xuống hầm chiến xa để có chỗ cho 2 chiếc trực thăng đáp xuống sân trước, tôi ngước mắt nhìn lên, 2 chiếc trực thăng đông nghẹt đang quần thật thấp chờ hạ cánh. Độ 10 phút sau 2 chiếc trực thăng đã đáp an toàn xuống sàn tàu. Tôi đứng bên hông phòng lái nhìn xuống sân trước, ngoài người và đồ đạc còn có cả xe Vespa từ trên trực thăng mang xuống nữa. Tội nghiệp cho chiếc vespa, vừa xuống được trên sàn tàu một lúc thì 5, 6 nhân viên đã khiêng ném luôn xuống biển.
Sĩ quan cơ hữu của chiến hạm không còn đủ để đi ca, vài Sĩ quan quá giang phải thay nhau đi ca theo yêu cầu của Hạm Trưởng. Tàu đã ra khỏi cửa Soài Rạp khá xa, anh đi ca trên đài chỉ huy, tôi đang cho con bú chai sữa cuối cùng, lòng lo lắng, rối bời vì nghĩ tới cơn đói của hai con chiều nay, chợt anh chạy xuống nói vội với tôi: ‘anh đã liên lạc được với Trung Úy Tư quân tiếp vụ ở căn cứ Cát Lái rồi, ông ấy đang đi trên chiếc tàu của người nhái, chừng 30 phút nữa sẽ cập vào để chuyển người qua, ổng sẽ cho mình 1 thùng sữa, tàu mình đang ngừng máy chờ ở đây’. Trời ơi! Tôi mừng qúa đỗi, tôi như chết đi sống lại, bao nỗi lo con đói, con khát phút chốc đã tan biến, tôi lầm thầm tạ ơn trời phật, tạ ơn ông Trung Úy Tư nào đó mà hình như tôi chưa hề gặp trong thời gian tôi ở Cát Lái.
Chiếc LCU cập vào tả hạm HQ-502, chúng tôi đứng chờ trên boong, trẻ con, đàn bà leo lên tàu trước, Trung Úy Tư với thùng sữa hộp còn nguyên si và 2 cây thuốc lá quân tiếp vụ lên gần sau chót. Tôi mừng qúa, mồm lí nhí cám ơn; tôi không còn nhớ tôi đã nói gì nhưng dù tôi có nói ngàn lời hôm đó cũng vẫn không bao giờ đủ để cảm ơn Trung Úy Tư. Anh Tư, nếu anh có đọc được bài này thì xin anh biết cho rằng trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên cái ơn của anh trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tàu ra đến cửa sông Soài Rạp khoảng 11:00giờ sáng, một số giang đỉnh đã nằm chờ để chuyển người lên. HQ-502 ngừng lại đón hết dù trên boong đã không còn chỗ chen chân. Tiếng loa phóng thanh vang lên từ đài chỉ huy, yêu cầu đồng bào dọn bớt xuống hầm chiến xa để có chỗ cho 2 chiếc trực thăng đáp xuống sân trước, tôi ngước mắt nhìn lên, 2 chiếc trực thăng đông nghẹt đang quần thật thấp chờ hạ cánh. Độ 10 phút sau 2 chiếc trực thăng đã đáp an toàn xuống sàn tàu. Tôi đứng bên hông phòng lái nhìn xuống sân trước, ngoài người và đồ đạc còn có cả xe Vespa từ trên trực thăng mang xuống nữa. Tội nghiệp cho chiếc vespa, vừa xuống được trên sàn tàu một lúc thì 5, 6 nhân viên đã khiêng ném luôn xuống biển.
Sĩ quan cơ hữu của chiến hạm không còn đủ để đi ca, vài Sĩ quan quá giang phải thay nhau đi ca theo yêu cầu của Hạm Trưởng. Tàu đã ra khỏi cửa Soài Rạp khá xa, anh đi ca trên đài chỉ huy, tôi đang cho con bú chai sữa cuối cùng, lòng lo lắng, rối bời vì nghĩ tới cơn đói của hai con chiều nay, chợt anh chạy xuống nói vội với tôi: ‘anh đã liên lạc được với Trung Úy Tư quân tiếp vụ ở căn cứ Cát Lái rồi, ông ấy đang đi trên chiếc tàu của người nhái, chừng 30 phút nữa sẽ cập vào để chuyển người qua, ổng sẽ cho mình 1 thùng sữa, tàu mình đang ngừng máy chờ ở đây’. Trời ơi! Tôi mừng qúa đỗi, tôi như chết đi sống lại, bao nỗi lo con đói, con khát phút chốc đã tan biến, tôi lầm thầm tạ ơn trời phật, tạ ơn ông Trung Úy Tư nào đó mà hình như tôi chưa hề gặp trong thời gian tôi ở Cát Lái.
Chiếc LCU cập vào tả hạm HQ-502, chúng tôi đứng chờ trên boong, trẻ con, đàn bà leo lên tàu trước, Trung Úy Tư với thùng sữa hộp còn nguyên si và 2 cây thuốc lá quân tiếp vụ lên gần sau chót. Tôi mừng qúa, mồm lí nhí cám ơn; tôi không còn nhớ tôi đã nói gì nhưng dù tôi có nói ngàn lời hôm đó cũng vẫn không bao giờ đủ để cảm ơn Trung Úy Tư. Anh Tư, nếu anh có đọc được bài này thì xin anh biết cho rằng trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên cái ơn của anh trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tàu
tiếp tục chạy ra khơi khoảng hơn 1 tiếng đồng thì ngừng lại, thả 1
chiếc tàu con xuống để vớt hai phi công từ 1 máy bay quan sát nhảy dù
xuống biển. Hết ca, anh xuống cho biết phi công là 2 anh em ruột bay từ
Cần Thơ ra, tàu chỉ vớt được người em, người anh chìm mất xác, không tìm
được.
Nguyên ngày 30 tháng 4, tàu 502 không có cơm cháo gì cả, tôi cũng không hề nghe ai than đói than khát, có lẽ cái bàng hoàng, thất thần khi rời bỏ quê hương đã làm cho mọi người tê điếng, không còn nhớ tới đói khát nữa. Dù không nấu nướng, cửa bếp của chiến hạm vẫn mở, nhân viên qúa giang tình nguyện vô bếp nấu nước sôi phân phát cho những ai có con nhỏ và những người có đem theo mì gói. Nhờ những nhân viên GĐ-93 tiếp tế nước sôi đầy đủ, thùng sữa 24 lon mới được Tr. úy Tư tặng nên cả nhà tôi có thể uống sữa cầm hơi được.
Đêm xuống chậm chạp, con tàu càng có vẻ chậm chạp hơn, cơn đói hình như đã bắt đầu hành hạ nên người nào cũng có vẻ mệt mỏi, suốt từ tối qua đến giờ không có một hột cơm trong bụng, ngoại trừ trẻ con, người lớn chỉ có 1 ly sữa cầm hơi. Anh mãn ca
xuống khoảng 8, 9 giờ đêm, biển êm, tàu im vắng, anh hút thuốc liên miên, 2 cây thuốc lá quân tiếp vụ của Tr. úy Tư cho anh đã đem phân phối cho nhân viên, chỉ còn lại năm ba gói, tôi cảm thấy dường như anh đang mang trong lòng một nỗi buồn bực gì đó, có lẽ vì đông người nên anh không tiện tâm sự với tôi. Anh quay qua nói chuyện với anh Nga, anh Nga là người anh bà con cô cậu mà có lẽ anh thấy gần gũi hơn cả vì dù anh Nga đi hành quân hoài nhưng anh em vẫn thỉnh thoảng có dịp gặp nhau ở Sài Gòn.
– Hồi tôi mới ra trường, sau khi đi thực tập về, đơn vị đầu đời HQ của tôi là tàu HQ-502 này, làm Sĩ Quan ẩm thực, lo chuyện ăn uống, bây giờ tôi kết thúc cuộc đời hải quân cũng trên con tàu này, mà không chừng lại đói dài, trong khi kho gạo, nhà bếp… tôi đều biết hết, tôi nghĩ có lẽ cũng do một sự sắp xếp vô hình nào đó…, đúng 10 năm…. Giọng anh xa vắng, xót xa….
– Tôi không biết HQ tính đi tới đâu nhưng nếu đói thêm một, hai ngày nữa có thể sẽ có lộn xộn, chú nên bàn với BCH của tàu để đề phòng trước.
– Anh nói đúng lắm, tôi đã nói chuyện với Hạm Trưởng, ngày mai tôi sẽ nhờ mấy thằng em giúp nấu cơm phát cho mọi người, gạo còn cả trăm bao trong kho, trong khi đó lính cơ hữu của tàu này chỉ còn lại chừng 10 người, chia phiên nhau lái tàu còn chưa đủ…. Tất cả chiến hạm của HQVN đã có lệnh tập trung tại Côn Sơn rồi sau đó sẽ quyết định đi đâu. Có lẽ qua vịnh Subic ở Phi Luật Tân, ngày mai có thể chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tế.
Đêm trôi qua nặng nề, chậm chạp; biển phẳng lì không một gợn sóng, âm u đến rợn người. Tôi ngồi dựa lưng vào cánh cửa phòng truyền tin, không đói nhưng những căng thẳng, mệt mỏi đã làm cho mắt tôi cay sè, nặng trĩu; tôi nhắm mắt cố ngủ một chút mà vẫn không ngủ được. Đêm ngoài khơi mát rượi, biển tối om không một bóng ghe tàu qua lại, trên boong tàu 502 im vắng lạ lùng, có lẽ mọi người đều đang đói, mệt, và đang nghĩ tới Sài Gòn. Trưa nay, khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, mọi người đều sửng sốt và tuyệt vọng nhưng có lẽ đến bây giờ, đêm xuống, trên con tàu cô đơn ngoài trùng khơi không còn bến bờ để quay trở lại nữa, cái nỗi đớn đau nước mất, nhà tan mới bắt đầu thấm vào từng thớ thịt, thấm vào từng hơi thở. Hơn 4, 5 ngàn người đang rời bỏ quê hương trên con tàu này và còn biết bao nhiêu người đang bỏ nước ra đi trong đêm nay, biết bao nhiêu cặp mắt đang âm thầm rơi lệ khóc cho chuyến đi lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, biết bao nhiêu nước mắt đã đổ xuống biển Đông trong đêm nay! Đêm đen kịt, tàu lại tắt đèn, tôi không nhìn được nét mặt của bố tôi, của chồng tôi, của những người lính chiến đã một thời đổ máu để bảo vệ quê hương nhưng tôi cũng biết chắc rằng không những mắt họ đang đổ lệ, mà lòng họ cũng đang nát tan vì cuộc bỏ chạy tức tưởi này.
Tôi đang chợp mắt thiu thiu ngủ thì như có một thứ linh tính nào đó chợt đánh thức tôi dậy, như một thói quen của bất cứ người mẹ nào, tôi quơ tay thăm chừng con tôi thì cũng vừa gạc lệch đi được một bàn chân mang giày đang giẫm xuống ngực con tôi, tôi la toáng lên, anh đang ngồi bên ngoài cửa vội vàng chạy vào với cây đèn pin, tôi bù lu bù loa: ’có người đạp trúng lên thằng Luân rồi!’, thằng bé lại nín thinh không la khóc gì cả làm tôi càng điếng hồn thêm, cái ý nghĩ ‘thằng bé tắt thở rồi nên mới im ru như vậy’ làm xương sống tôi lạnh ngắt. Anh rọi đèn pin, bật điện trong phòng truyền tin, tôi ẵm con dậy, thằng bé vẫn ngủ vùi, lại thoáng nét cười trên môi, tôi muốn chắc ăn, để tay trên mũi thăm xem con còn thở không, thằng bé vẫn thở đều, tôi nhìn xuống ngực con, chiếc áo trắng in rõ cái dấu giày trên ngực, anh lại nói đùa: ‘thằng nhỏ mới 3 tháng mà cũng biết chịu đựng gian khổ khi chạy giặc, từ hôm qua đến nay không nghe nó khóc một tiếng’.
Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, biển êm đềm không một gợn sóng, trời trong vắt không một chút mây nhưng tôi chắc chắn trong lòng của những người vượt biển hôm nay đang dậy sóng. Tôi nhìn bố mẹ tôi, nhìn chồng tôi, nhìn những người thân… sao ai ai trông cũng hốc hác, ai ai trông cũng già hẳn đi cả 10 tuổi. Không, không phải tại đói, mới có 1 đêm, mà lại có uống sữa, đâu đến nỗi nào…. Cái nỗi đau mất nước đã làm cho mọi người bơ phờ, tan nát… những cặp mắt sâu hoắm còn vướng vất nước mắt đã khóc từ đêm qua, tự nhiên nước mắt tôi muốn trào ra, tôi cúi xuống đưa tay sờ trán để thăm nhiệt độ của đứa con lớn, vừa cũng để che dấu hai dòng nước mắt đang ròng ròng đổ xuống. Thấy tôi khóc anh lại tưởng bệnh tình thằng Chinh nguy ngập hơn, anh cúi xuống ôm con: ‘để anh đưa con xuống phòng ăn sĩ quan, sáng nay có bác sĩ khám bệnh, cho thuốc khẩn cấp tại đó’. Tôi gởi thằng Luân cho mẹ, đi theo anh xuống phòng ăn sĩ quan của tàu HQ-502. Một Đại úy bác sĩ bộ binh đang khám bệnh trong phòng ăn, chúng tôi chờ khoảng 10 phút đã được gọi vào, BS khám qua loa và dặn cứ tiếp tục cho uống thuốc cũ, không có gì nguy kịch đâu. Tôi bước ra khỏi phòng ăn sĩ quan lòng nhẹ đi được một chút vì con tôi đã qua được cơn ngặt nghèo. Anh quay qua tôi: ‘lúc nãy em khóc làm anh tưởng thằng Chinh qua không khỏi chuyến đi này’. Tôi nhỏ nhẹ: ‘em không ngờ mà cũng không tưởng tượng nổi là chỉ trong phút chốc bao nhiêu thứ đã mất hết, em nhìn bố, nhìn anh, nhìn bao nhiêu người lính… trong một buổi đã biến thành những kẻ lưu vong không còn đường về. Phần anh, em cũng không thể ngờ là anh đã bắt đầu và kết thúc đời thủy thủ của anh một cách lạ lùng, tức tưởi trên cùng con tàu này.’ Tôi ngẩng lên nhìn anh, nước mắt anh lưng tròng. Anh cũng khóc chứ phải riêng gì tôi đâu!
Xế trưa ngày 1 tháng 5, toán người nhái và nhân viên các giang đoàn đi quá giang đã phối hợp nấu cơm và phân phát cho mọi người, mỗi người được 1 vắt cơm cỡ bằng ba quả trứng, ăn với chút muối bột. Nguyên ngày 30 tháng 4 và gần trọn ngày 1 tháng 5 nhịn đói nên mọi người đã hân hoan đón nhận phần cơm ‘cao lương mỹ vị’ đó.
Chiều ngày 1 tháng 5 tàu đến ngoài khơi Côn Sơn, tôi nhìn chung quanh trên mặt biển, hàng mấy chục con tàu của HQ đang ngưng máy bập bềnh, chùm đảo Côn Sơn lờ mờ xa xa bên hữu hạm. Anh từ trên đài chỉ huy xuống hối thúc mọi người chuẩn bị để đổi tàu. Anh cho biết là anh vừa liên lạc được với HQ-228, Hạm Trưởng là bạn thân cùng quê Quảng nam, trước anh 1 khóa, chừng 20 phút nữa HQ-228 sẽ cập vào đón.
Nguyên ngày 30 tháng 4, tàu 502 không có cơm cháo gì cả, tôi cũng không hề nghe ai than đói than khát, có lẽ cái bàng hoàng, thất thần khi rời bỏ quê hương đã làm cho mọi người tê điếng, không còn nhớ tới đói khát nữa. Dù không nấu nướng, cửa bếp của chiến hạm vẫn mở, nhân viên qúa giang tình nguyện vô bếp nấu nước sôi phân phát cho những ai có con nhỏ và những người có đem theo mì gói. Nhờ những nhân viên GĐ-93 tiếp tế nước sôi đầy đủ, thùng sữa 24 lon mới được Tr. úy Tư tặng nên cả nhà tôi có thể uống sữa cầm hơi được.
Đêm xuống chậm chạp, con tàu càng có vẻ chậm chạp hơn, cơn đói hình như đã bắt đầu hành hạ nên người nào cũng có vẻ mệt mỏi, suốt từ tối qua đến giờ không có một hột cơm trong bụng, ngoại trừ trẻ con, người lớn chỉ có 1 ly sữa cầm hơi. Anh mãn ca
xuống khoảng 8, 9 giờ đêm, biển êm, tàu im vắng, anh hút thuốc liên miên, 2 cây thuốc lá quân tiếp vụ của Tr. úy Tư cho anh đã đem phân phối cho nhân viên, chỉ còn lại năm ba gói, tôi cảm thấy dường như anh đang mang trong lòng một nỗi buồn bực gì đó, có lẽ vì đông người nên anh không tiện tâm sự với tôi. Anh quay qua nói chuyện với anh Nga, anh Nga là người anh bà con cô cậu mà có lẽ anh thấy gần gũi hơn cả vì dù anh Nga đi hành quân hoài nhưng anh em vẫn thỉnh thoảng có dịp gặp nhau ở Sài Gòn.
– Hồi tôi mới ra trường, sau khi đi thực tập về, đơn vị đầu đời HQ của tôi là tàu HQ-502 này, làm Sĩ Quan ẩm thực, lo chuyện ăn uống, bây giờ tôi kết thúc cuộc đời hải quân cũng trên con tàu này, mà không chừng lại đói dài, trong khi kho gạo, nhà bếp… tôi đều biết hết, tôi nghĩ có lẽ cũng do một sự sắp xếp vô hình nào đó…, đúng 10 năm…. Giọng anh xa vắng, xót xa….
– Tôi không biết HQ tính đi tới đâu nhưng nếu đói thêm một, hai ngày nữa có thể sẽ có lộn xộn, chú nên bàn với BCH của tàu để đề phòng trước.
– Anh nói đúng lắm, tôi đã nói chuyện với Hạm Trưởng, ngày mai tôi sẽ nhờ mấy thằng em giúp nấu cơm phát cho mọi người, gạo còn cả trăm bao trong kho, trong khi đó lính cơ hữu của tàu này chỉ còn lại chừng 10 người, chia phiên nhau lái tàu còn chưa đủ…. Tất cả chiến hạm của HQVN đã có lệnh tập trung tại Côn Sơn rồi sau đó sẽ quyết định đi đâu. Có lẽ qua vịnh Subic ở Phi Luật Tân, ngày mai có thể chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tế.
Đêm trôi qua nặng nề, chậm chạp; biển phẳng lì không một gợn sóng, âm u đến rợn người. Tôi ngồi dựa lưng vào cánh cửa phòng truyền tin, không đói nhưng những căng thẳng, mệt mỏi đã làm cho mắt tôi cay sè, nặng trĩu; tôi nhắm mắt cố ngủ một chút mà vẫn không ngủ được. Đêm ngoài khơi mát rượi, biển tối om không một bóng ghe tàu qua lại, trên boong tàu 502 im vắng lạ lùng, có lẽ mọi người đều đang đói, mệt, và đang nghĩ tới Sài Gòn. Trưa nay, khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, mọi người đều sửng sốt và tuyệt vọng nhưng có lẽ đến bây giờ, đêm xuống, trên con tàu cô đơn ngoài trùng khơi không còn bến bờ để quay trở lại nữa, cái nỗi đớn đau nước mất, nhà tan mới bắt đầu thấm vào từng thớ thịt, thấm vào từng hơi thở. Hơn 4, 5 ngàn người đang rời bỏ quê hương trên con tàu này và còn biết bao nhiêu người đang bỏ nước ra đi trong đêm nay, biết bao nhiêu cặp mắt đang âm thầm rơi lệ khóc cho chuyến đi lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, biết bao nhiêu nước mắt đã đổ xuống biển Đông trong đêm nay! Đêm đen kịt, tàu lại tắt đèn, tôi không nhìn được nét mặt của bố tôi, của chồng tôi, của những người lính chiến đã một thời đổ máu để bảo vệ quê hương nhưng tôi cũng biết chắc rằng không những mắt họ đang đổ lệ, mà lòng họ cũng đang nát tan vì cuộc bỏ chạy tức tưởi này.
Tôi đang chợp mắt thiu thiu ngủ thì như có một thứ linh tính nào đó chợt đánh thức tôi dậy, như một thói quen của bất cứ người mẹ nào, tôi quơ tay thăm chừng con tôi thì cũng vừa gạc lệch đi được một bàn chân mang giày đang giẫm xuống ngực con tôi, tôi la toáng lên, anh đang ngồi bên ngoài cửa vội vàng chạy vào với cây đèn pin, tôi bù lu bù loa: ’có người đạp trúng lên thằng Luân rồi!’, thằng bé lại nín thinh không la khóc gì cả làm tôi càng điếng hồn thêm, cái ý nghĩ ‘thằng bé tắt thở rồi nên mới im ru như vậy’ làm xương sống tôi lạnh ngắt. Anh rọi đèn pin, bật điện trong phòng truyền tin, tôi ẵm con dậy, thằng bé vẫn ngủ vùi, lại thoáng nét cười trên môi, tôi muốn chắc ăn, để tay trên mũi thăm xem con còn thở không, thằng bé vẫn thở đều, tôi nhìn xuống ngực con, chiếc áo trắng in rõ cái dấu giày trên ngực, anh lại nói đùa: ‘thằng nhỏ mới 3 tháng mà cũng biết chịu đựng gian khổ khi chạy giặc, từ hôm qua đến nay không nghe nó khóc một tiếng’.
Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, biển êm đềm không một gợn sóng, trời trong vắt không một chút mây nhưng tôi chắc chắn trong lòng của những người vượt biển hôm nay đang dậy sóng. Tôi nhìn bố mẹ tôi, nhìn chồng tôi, nhìn những người thân… sao ai ai trông cũng hốc hác, ai ai trông cũng già hẳn đi cả 10 tuổi. Không, không phải tại đói, mới có 1 đêm, mà lại có uống sữa, đâu đến nỗi nào…. Cái nỗi đau mất nước đã làm cho mọi người bơ phờ, tan nát… những cặp mắt sâu hoắm còn vướng vất nước mắt đã khóc từ đêm qua, tự nhiên nước mắt tôi muốn trào ra, tôi cúi xuống đưa tay sờ trán để thăm nhiệt độ của đứa con lớn, vừa cũng để che dấu hai dòng nước mắt đang ròng ròng đổ xuống. Thấy tôi khóc anh lại tưởng bệnh tình thằng Chinh nguy ngập hơn, anh cúi xuống ôm con: ‘để anh đưa con xuống phòng ăn sĩ quan, sáng nay có bác sĩ khám bệnh, cho thuốc khẩn cấp tại đó’. Tôi gởi thằng Luân cho mẹ, đi theo anh xuống phòng ăn sĩ quan của tàu HQ-502. Một Đại úy bác sĩ bộ binh đang khám bệnh trong phòng ăn, chúng tôi chờ khoảng 10 phút đã được gọi vào, BS khám qua loa và dặn cứ tiếp tục cho uống thuốc cũ, không có gì nguy kịch đâu. Tôi bước ra khỏi phòng ăn sĩ quan lòng nhẹ đi được một chút vì con tôi đã qua được cơn ngặt nghèo. Anh quay qua tôi: ‘lúc nãy em khóc làm anh tưởng thằng Chinh qua không khỏi chuyến đi này’. Tôi nhỏ nhẹ: ‘em không ngờ mà cũng không tưởng tượng nổi là chỉ trong phút chốc bao nhiêu thứ đã mất hết, em nhìn bố, nhìn anh, nhìn bao nhiêu người lính… trong một buổi đã biến thành những kẻ lưu vong không còn đường về. Phần anh, em cũng không thể ngờ là anh đã bắt đầu và kết thúc đời thủy thủ của anh một cách lạ lùng, tức tưởi trên cùng con tàu này.’ Tôi ngẩng lên nhìn anh, nước mắt anh lưng tròng. Anh cũng khóc chứ phải riêng gì tôi đâu!
Xế trưa ngày 1 tháng 5, toán người nhái và nhân viên các giang đoàn đi quá giang đã phối hợp nấu cơm và phân phát cho mọi người, mỗi người được 1 vắt cơm cỡ bằng ba quả trứng, ăn với chút muối bột. Nguyên ngày 30 tháng 4 và gần trọn ngày 1 tháng 5 nhịn đói nên mọi người đã hân hoan đón nhận phần cơm ‘cao lương mỹ vị’ đó.
Chiều ngày 1 tháng 5 tàu đến ngoài khơi Côn Sơn, tôi nhìn chung quanh trên mặt biển, hàng mấy chục con tàu của HQ đang ngưng máy bập bềnh, chùm đảo Côn Sơn lờ mờ xa xa bên hữu hạm. Anh từ trên đài chỉ huy xuống hối thúc mọi người chuẩn bị để đổi tàu. Anh cho biết là anh vừa liên lạc được với HQ-228, Hạm Trưởng là bạn thân cùng quê Quảng nam, trước anh 1 khóa, chừng 20 phút nữa HQ-228 sẽ cập vào đón.
Khi
HQ-228 cập vào, người quá giang trên HQ-502 nhảy qua ào ào, gia đình
anh Nga, cậu Lộc cùng 5, 7 nhân viên GĐ-93 cũng qua được, riêng chúng
tôi, một đứa con bị bệnh, một đứa mới 3 tháng nên chỉ có bố mẹ, em tôi
và 1 con tôi qua được, chúng tôi và đứa con lớn chưa kịp qua thì HQ-228
đã tháo dây tách ra khỏi HQ-502, Hạm Trưởng HQ-228 (HQ Th. T Nguyễn
Hoàng Be) đứng trên đài chỉ huy nói vọng qua với anh: ‘mày chờ bên đó,
tao sẽ tìm cách đón mày qua sau, bây giờ người qúa giang nhảy qua đông
qúa, tàu tao lo không xuể, tao phải tách ra ngay’. Tôi đâm lo, tôi với
anh và 1 đứa con lại kẹt lại bên này…. Chừng 20 phút sau, một chiếc tàu
nhỏ cập vào để chuyển đồ tiếp tế từ tàu Mỹ cho HQ-502, anh đã liên lạc
máy trước nên sau khi tiếp tế xong, chiếc tàu này đã đưa chúng tôi qua
HQ-228.
So với HQ-502, HQ-228 là 1 thiên đường nổi. Con tàu tuy nhỏ hơn nhiều nhưng cả người quá giang và thủy thủ đoàn chỉ có khoảng 150 người, tàu đang đi công tác vùng Cần Thơ, vừa tiếp tế xong là trực chỉ ra khơi, nước ngọt, gạo, thực phẩm đầy đủ, khi ra đến biển rồi HQ-228 lại còn đón ghe lưới mua thêm hơn 100,000 đồng cá tươi (những chi tiết này do HT HQ-228 cho chồng tôi biết).
Đại gia đình tôi được Hạm trưởng HQ-228 dành cho 1 khu phòng ngủ hạ sĩ quan, giường nệm hai tầng, nước non không bị giới hạn khắt khe như bên HQ-502. Bữa cơm tối hôm đó có cá chiên, rau, canh… chạy tỵ nạn kiểu này có lẽ tôi đi cả tháng cũng không sao.
Khoảng 9 giờ tối ngày 1 tháng 5 năm 1975, Hải Quân cho 1 vài chiếc tàu nhỏ quay về Sài Gòn chở theo số người không muốn đi tỵ nạn. Vì đang đi công tác rồi đi luôn, không đem được gia đình theo nên trên HQ-228 có nhiều người đã quay về, cái phút từ biệt, kẻ ở người đi của những người lính đã từng phục vụ cùng đơn vị thật đau lòng, tôi đứng chết lặng bên cạnh chồng tôi, nước mắt cứ tuôn ra…. Khi chiếc dây cuối cùng của con tàu đưa những người trở về được tháo ra, Hạm trưởng HQ-228 mắt đẫm lệ nói với chồng tôi: ‘mày lên đài chỉ huy với tao một chút’….
Hơn 11:00giờ đêm anh trở về cho biết là Hạm trưởng nhờ anh cho nhân viên Giang Đoàn 93 chia nhau đi ca lái tàu, anh thay thế giúp anh Be trên đài chỉ huy, anh Be sẽ lo an ninh và vận động tinh thần binh sĩ để ngăn ngừa lộn xộn và đừng có ai đòi trở về giữa đường nữa; 12:00giờ đêm nay đoàn tàu của HQ/VNCH sẽ lên đường trực chỉ vịnh Subic ở Phi Luật Tân.
Đèn trong phòng ngủ sáng trưng, tôi lặng lẽ nhìn thoáng qua từng người, từ bố tôi, chồng tôi, anh Nga, cậu Lộc… nước mắt như chực tuôn ra từ những cặp mắt nghẹn ngào tức tưởi đó. Còn ít phút nữa là nửa đêm, tôi sắp thực sự vĩnh viễn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, rời đi trong đêm tối mịt mùng, đến nỗi hòn đảo chót của quê hương cũng mờ mịt không còn nhìn được một lần cuối cùng; vĩnh biệt Sài Gòn, vĩnh biệt quê hương, vĩnh biệt… tất cả…! Thế là hết! Sáng mai chung quanh tôi là trùng khơi, không bờ không bến, những con tàu ra đi trong đêm nay sẽ không còn có dịp tới lui trên vùng sông biển của quê hương một lần nào nữa. Lòng của những người thủy thủ, như chồng tôi, hiện giờ ra sao? Có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất quê hương, mất sông, mất biển, mất cả bến bờ để quay về…? Anh lặng thinh nhưng tôi biết lòng anh đang chết điếng, tôi muốn an ủi anh vài câu nhưng chính tôi cũng có khá hơn gì đâu, tôi cũng đang đớn đau cùng cực, tôi biết phải nói gì đây? Nói gì để an ủi anh, để tự an ủi mình; mắt tôi mở thao láo, nhìn sững vô hồn vào tấm vải bố giường tầng trên, nước mắt cứ tuôn….
Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1975, trời quang đãng không một gợn mây, biển êm ru không có chút sóng, những con tàu của HQVN sắp thành hai hàng chạy song song nhau, tôi đứng đàng sau lái nhìn ngược lại hướng tàu đang đi tới để cố mong còn nhìn được một chút gì của quê hương, một hòn đảo nhỏ, một chiếc ghe câu… một chút gì để tôi còn có thể bám víu với cái ý nghĩ ‘mình vẫn còn ở Việt Nam’; nhưng không! Chỉ có biển với trời và những con tàu mệt mỏi, não nề, chậm chạp tiến về phía trước, mỗi lúc một xa… quê hương đã mất hút, đã xa ngàn trùng ở phía sau rồi!!!
Trên tàu HQ-228 có một Đại úy Bác sĩ thuộc binh chủng nhảy dù qúa giang (BS Tô Phạm Liệu), ông Bác sĩ này không đem được vợ con theo mà lại đem được mấy chai rượu Pháp, HT HQ-228 cũng còn vài chai cognac, thế là đêm đêm mấy ông tụ lại trên đài chỉ huy để nhậu, HT HQ-228 nói là uống rượu để tiêu sầu vì vợ con anh ấy còn kẹt lại ở Sài Gòn, BS Liệu cũng thế. Thằng Chinh, con lớn của tôi cũng nhờ BS Liệu săn sóc mỗi ngày nên cũng đã khá ra nhiều lắm, vài ngày sau khi qua HQ-228 tôi đã có thể dắt con đi dạo ở sân sau của chiến hạm để cho con hong chút nắng buổi sáng theo lời khuyên của BS Liệu. (Thân mẫu và một người em ruột của BS Liệu sau này định cư tại Escondido, CA, một thành phố chỉ cách San Diego 12 miles, năm 1993 BS Liệu qua thăm mẹ và em, gặp lại chồng tôi, hai người đã nhậu suốt một đêm. Khi ở trên tàu 228 thì uống rượu tiêu sầu, gặp lại nhau thì uống mừng hội ngộ, mấy ông ‘dân nhậu’ luôn luôn có 1001 lý do để nhậu).
So với HQ-502, HQ-228 là 1 thiên đường nổi. Con tàu tuy nhỏ hơn nhiều nhưng cả người quá giang và thủy thủ đoàn chỉ có khoảng 150 người, tàu đang đi công tác vùng Cần Thơ, vừa tiếp tế xong là trực chỉ ra khơi, nước ngọt, gạo, thực phẩm đầy đủ, khi ra đến biển rồi HQ-228 lại còn đón ghe lưới mua thêm hơn 100,000 đồng cá tươi (những chi tiết này do HT HQ-228 cho chồng tôi biết).
Đại gia đình tôi được Hạm trưởng HQ-228 dành cho 1 khu phòng ngủ hạ sĩ quan, giường nệm hai tầng, nước non không bị giới hạn khắt khe như bên HQ-502. Bữa cơm tối hôm đó có cá chiên, rau, canh… chạy tỵ nạn kiểu này có lẽ tôi đi cả tháng cũng không sao.
Khoảng 9 giờ tối ngày 1 tháng 5 năm 1975, Hải Quân cho 1 vài chiếc tàu nhỏ quay về Sài Gòn chở theo số người không muốn đi tỵ nạn. Vì đang đi công tác rồi đi luôn, không đem được gia đình theo nên trên HQ-228 có nhiều người đã quay về, cái phút từ biệt, kẻ ở người đi của những người lính đã từng phục vụ cùng đơn vị thật đau lòng, tôi đứng chết lặng bên cạnh chồng tôi, nước mắt cứ tuôn ra…. Khi chiếc dây cuối cùng của con tàu đưa những người trở về được tháo ra, Hạm trưởng HQ-228 mắt đẫm lệ nói với chồng tôi: ‘mày lên đài chỉ huy với tao một chút’….
Hơn 11:00giờ đêm anh trở về cho biết là Hạm trưởng nhờ anh cho nhân viên Giang Đoàn 93 chia nhau đi ca lái tàu, anh thay thế giúp anh Be trên đài chỉ huy, anh Be sẽ lo an ninh và vận động tinh thần binh sĩ để ngăn ngừa lộn xộn và đừng có ai đòi trở về giữa đường nữa; 12:00giờ đêm nay đoàn tàu của HQ/VNCH sẽ lên đường trực chỉ vịnh Subic ở Phi Luật Tân.
Đèn trong phòng ngủ sáng trưng, tôi lặng lẽ nhìn thoáng qua từng người, từ bố tôi, chồng tôi, anh Nga, cậu Lộc… nước mắt như chực tuôn ra từ những cặp mắt nghẹn ngào tức tưởi đó. Còn ít phút nữa là nửa đêm, tôi sắp thực sự vĩnh viễn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, rời đi trong đêm tối mịt mùng, đến nỗi hòn đảo chót của quê hương cũng mờ mịt không còn nhìn được một lần cuối cùng; vĩnh biệt Sài Gòn, vĩnh biệt quê hương, vĩnh biệt… tất cả…! Thế là hết! Sáng mai chung quanh tôi là trùng khơi, không bờ không bến, những con tàu ra đi trong đêm nay sẽ không còn có dịp tới lui trên vùng sông biển của quê hương một lần nào nữa. Lòng của những người thủy thủ, như chồng tôi, hiện giờ ra sao? Có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất quê hương, mất sông, mất biển, mất cả bến bờ để quay về…? Anh lặng thinh nhưng tôi biết lòng anh đang chết điếng, tôi muốn an ủi anh vài câu nhưng chính tôi cũng có khá hơn gì đâu, tôi cũng đang đớn đau cùng cực, tôi biết phải nói gì đây? Nói gì để an ủi anh, để tự an ủi mình; mắt tôi mở thao láo, nhìn sững vô hồn vào tấm vải bố giường tầng trên, nước mắt cứ tuôn….
Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1975, trời quang đãng không một gợn mây, biển êm ru không có chút sóng, những con tàu của HQVN sắp thành hai hàng chạy song song nhau, tôi đứng đàng sau lái nhìn ngược lại hướng tàu đang đi tới để cố mong còn nhìn được một chút gì của quê hương, một hòn đảo nhỏ, một chiếc ghe câu… một chút gì để tôi còn có thể bám víu với cái ý nghĩ ‘mình vẫn còn ở Việt Nam’; nhưng không! Chỉ có biển với trời và những con tàu mệt mỏi, não nề, chậm chạp tiến về phía trước, mỗi lúc một xa… quê hương đã mất hút, đã xa ngàn trùng ở phía sau rồi!!!
Trên tàu HQ-228 có một Đại úy Bác sĩ thuộc binh chủng nhảy dù qúa giang (BS Tô Phạm Liệu), ông Bác sĩ này không đem được vợ con theo mà lại đem được mấy chai rượu Pháp, HT HQ-228 cũng còn vài chai cognac, thế là đêm đêm mấy ông tụ lại trên đài chỉ huy để nhậu, HT HQ-228 nói là uống rượu để tiêu sầu vì vợ con anh ấy còn kẹt lại ở Sài Gòn, BS Liệu cũng thế. Thằng Chinh, con lớn của tôi cũng nhờ BS Liệu săn sóc mỗi ngày nên cũng đã khá ra nhiều lắm, vài ngày sau khi qua HQ-228 tôi đã có thể dắt con đi dạo ở sân sau của chiến hạm để cho con hong chút nắng buổi sáng theo lời khuyên của BS Liệu. (Thân mẫu và một người em ruột của BS Liệu sau này định cư tại Escondido, CA, một thành phố chỉ cách San Diego 12 miles, năm 1993 BS Liệu qua thăm mẹ và em, gặp lại chồng tôi, hai người đã nhậu suốt một đêm. Khi ở trên tàu 228 thì uống rượu tiêu sầu, gặp lại nhau thì uống mừng hội ngộ, mấy ông ‘dân nhậu’ luôn luôn có 1001 lý do để nhậu).
Xế
trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975 đoàn tàu của HQVN đã dừng lại trước cửa
vịnh Subic, bập bềnh suốt 2, 3 tiếng đồng hồ không thấy động tịnh gì cả.
Hạm Trưởng HQ-228, chồng tôi, BS Liệu cùng một số Sĩ quan tụ tập trên
đài chỉ huy, có lẽ để chờ một lệnh gì đó. Mãi đến gần 5:00giờ chiều anh
mới xuống cho cả nhà biết là chính phủ Phi Luật Tân không đồng ý cho các
chiến hạm của HQVN tiến vào vịnh Subic với quốc kỳ VN mà phải đổi qua
treo cờ của Hoa Kỳ. Một buổi lễ hạ kỳ tập thể cuối cùng cho tất cả chiến
hạm HQVN đang được các ông lớn của HQVN bàn thảo, đồng thời ông Trần
Văn Phú (Richard Armitage) sẽ liên lạc với các giới chức của HQHK để nhờ
họ chuẩn bị mọi thứ (như cầu tàu, tàu đẩy (nếu cần), cờ HK, trật tự
trên bờ khi đổ người tỵ nạn lên…) cho các chiến hạm của HQVN vào cập bến
Subic. ( Ông Richard Armitage là một Sĩ Quan HQHK đã phục vụ 4, 5 nhiệm
kỳ cạnh HQ Việt Nam, năm 1971-1972 ông là Cố vấn của chồng tôi ở Duyên
đoàn 21; Trần Văn Phú là tên VN do ông tự đặt…). Sau lễ hạ kỳ Việt Nam,
chiến hạm VNCH sẽ neo bên ngoài vịnh Subic đêm nay, sáng mai thượng cờ
Mỹ vào cập cầu Subic, dân tỵ nạn sẽ được sang qua tàu dân sự Mỹ ngay để
đi qua đảo Guam.
Vậy là chỉ còn đêm nay thôi! Đêm cuối cùng của những người tỵ nạn trên những con tàu đã mang quốc kỳ VNCH từ bao nhiêu năm nay, bây giờ sắp sửa vĩnh viễn hạ xuống, những con tàu đã bao nhiêu năm ngang dọc trên sông nước quê hương, những con tàu đã một thời ôm ấp, nuôi nấng cuộc đời thủy thủ của chồng tôi, của bao nhiêu người thủy thủ ôm mộng hải hồ…, và cả tôi nữa trong chuyến hải hành cuối cùng vĩnh viễn xa lìa sông nước Việt Nam này. Ngày mai tôi sẽ chuyển qua tàu Mỹ, con tàu lạ hoắc sẽ đưa tôi đi qua một vùng biển cũng lạ hoắc, không còn một mảy may hơi hướm quê hương.
Sáu giờ chiều, lễ hạ kỳ tập thể cuối cùng của các chiến hạm đã đến. Tôi ôm con đứng đằng sân sau cùng với những người dân sự quá giang, tất cả quân nhân, không phân biệt binh chủng, xếp thành nhiều hàng ngang, mắt hướng về phía quốc kỳ. Khi lệnh hạ kỳ ban ra từ hệ thống phóng thanh của chiến hạm, những người lính nghiêm chỉnh chào kiểu nhà binh, quốc ca Việt Nam vang lên, tôi đã nhận ngay được giọng ca mang đầy nghẹn ngào, đầy nước mắt. Bài quốc ca chấm dứt, mắt tôi đẫm lệ, vẫn ôm con đứng chết lặng đàng sau tàu HQ-228, anh quay lại bên tôi, tháo cặp lon trên cầu vai, tháo luôn cái huy hiệu Hạm trưởng trên nắp túi bên trái, bỏ tất cả vào chiếc nón lưỡi trai, mắt đầm đìa nhìn một lần cuối cùng rồi ném nón xuống biển; tôi quay nhìn xuống biển, bao nhiêu lon, nón bập bềnh chưa chịu trôi xa, như còn luyến lưu tội nghiệp cho những đôi vai đã bao năm cưu mang nhọc nhằn, quen thuộc của những người thủy thủ. Tôi nhìn quanh, chung quanh tôi bây giờ không còn một đôi mắt nào ráo lệ.
Lon nón ngập ngừng ta giã biệt
Trả đời thủy thủ lại biển Đông
Sóng ơi xin cuốn về bến Việt
Bao dòng nước mắt khóc non sông
Vậy là chỉ còn đêm nay thôi! Đêm cuối cùng của những người tỵ nạn trên những con tàu đã mang quốc kỳ VNCH từ bao nhiêu năm nay, bây giờ sắp sửa vĩnh viễn hạ xuống, những con tàu đã bao nhiêu năm ngang dọc trên sông nước quê hương, những con tàu đã một thời ôm ấp, nuôi nấng cuộc đời thủy thủ của chồng tôi, của bao nhiêu người thủy thủ ôm mộng hải hồ…, và cả tôi nữa trong chuyến hải hành cuối cùng vĩnh viễn xa lìa sông nước Việt Nam này. Ngày mai tôi sẽ chuyển qua tàu Mỹ, con tàu lạ hoắc sẽ đưa tôi đi qua một vùng biển cũng lạ hoắc, không còn một mảy may hơi hướm quê hương.
Sáu giờ chiều, lễ hạ kỳ tập thể cuối cùng của các chiến hạm đã đến. Tôi ôm con đứng đằng sân sau cùng với những người dân sự quá giang, tất cả quân nhân, không phân biệt binh chủng, xếp thành nhiều hàng ngang, mắt hướng về phía quốc kỳ. Khi lệnh hạ kỳ ban ra từ hệ thống phóng thanh của chiến hạm, những người lính nghiêm chỉnh chào kiểu nhà binh, quốc ca Việt Nam vang lên, tôi đã nhận ngay được giọng ca mang đầy nghẹn ngào, đầy nước mắt. Bài quốc ca chấm dứt, mắt tôi đẫm lệ, vẫn ôm con đứng chết lặng đàng sau tàu HQ-228, anh quay lại bên tôi, tháo cặp lon trên cầu vai, tháo luôn cái huy hiệu Hạm trưởng trên nắp túi bên trái, bỏ tất cả vào chiếc nón lưỡi trai, mắt đầm đìa nhìn một lần cuối cùng rồi ném nón xuống biển; tôi quay nhìn xuống biển, bao nhiêu lon, nón bập bềnh chưa chịu trôi xa, như còn luyến lưu tội nghiệp cho những đôi vai đã bao năm cưu mang nhọc nhằn, quen thuộc của những người thủy thủ. Tôi nhìn quanh, chung quanh tôi bây giờ không còn một đôi mắt nào ráo lệ.
Lon nón ngập ngừng ta giã biệt
Trả đời thủy thủ lại biển Đông
Sóng ơi xin cuốn về bến Việt
Bao dòng nước mắt khóc non sông
(Trích: Cảm Tác-Thơ Phạm N. Ấn)
Không biết những lượn sóng đêm nay ngoài vịnh Subic có cuốn về nổi bao nhiêu dòng nước mắt đang đổ xuống biển Đông khóc cho non sông Việt Nam chăng?
Phạm Thị Bích-Vân
Không biết những lượn sóng đêm nay ngoài vịnh Subic có cuốn về nổi bao nhiêu dòng nước mắt đang đổ xuống biển Đông khóc cho non sông Việt Nam chăng?
Phạm Thị Bích-Vân
lhccshtd.org
No comments:
Post a Comment