Sunday, February 21, 2016

Những Tân Binh Gốc Việt Trong Hải Quân Hoa Ky by Trần Du Sinh



Thống kê dân số Hoa Kỳ năm 2010 cho thấy sắc dân Châu Á chỉ chiếm 6% dân số, trong số đó, người Việt xấp xỉ người Phi Luật Tân với dân số trên dưới một triệu rưỡi người, đứng sau người Ấn Độ và Trung Hoa.

Thế nhưng, người Phi Luật Tân đứng đầu trong số sắc dân Á Châu trong Hải Quân Hoa Kỳ. So với người Hoa thì người Việt vẫn có nhiều quân nhân hơn. Có thể nói nôm na là vì người Phi Luật Tân có mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ vững mạnh nhất, kế đến là miền Nam Việt Nam, còn người Hoa thì chưa bao giờ là đồng minh của Mỹ. Một trong những yếu tố góp phần làm tăng lực lượng quân nhân gốc Á là cách cộng đồng nhìn nhận về nghề tuyển mộ viên quân đội và kiến thức của các cộng đồng thiểu số Á Châu về quân đội Hoa Kỳ. Có nhiều người Việt vẫn tưởng đi lính Mỹ sẽ nghèo như "bộ đội" Việt Nam.

Vì là dân gốc Châu Á nên tôi được điều về Phố Tàu của Los Angeles. Có thể hiểu đây là cách phân bổ hiệu quả, bởi dù sao một tuyển mộ viên gốc Á cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với di dân Á Châu hơn, nhất là thế hệ di dân thứ nhất. Người tiền nhiệm của tôi là một anh Tàu gốc Đại Lục nói tiếng Phổ Thông. Anh này không hoàn thành "chỉ tiêu", dù anh nói tiếng Phổ Thông rất chuẩn. Vào cái ngày bàn giao địa bàn, anh thú nhận với tôi một tin khá bất ngờ. Anh nói: "Người Hoa ở đây toàn là Hoa gốc Việt và người Hoa tị nạn chiến tranh. Đa số họ không muốn con cái mình đi lính vì bị ám ảnh cuộc chiến Việt Nam. Rất khó để thuyết phục họ cho con cái gia nhập quân đội. Nhưng biết đâu anh làm được, vì anh đến từ Việt Nam. Tôi chúc anh may mắn."

Một bầu trời u ám phủ đầy cửa sổ văn phòng suốt tuần lễ đầu tiên. Cái thị trường sắc dân Châu Á đang từ màu vàng bỗng chuyển sang màu xám xỉn. Tôi cứ tưởng được về đây là tôi sẽ tuyển mộ lính hơn dễ hơn khu Mỹ trắng, ai ngờ sự thật không phải vậy. Tôi chỉ bám vào cái hi vọng là Phố Tàu này có liên quan tới người Hoa Chợ Lớn và những người tị nạn từ miền Nam Việt Nam. Tôi hi vọng có chút tình đồng hương ở đây để công việc được suôn sẻ. Theo lệ thì người tuyển mộ viên mới thường được cho du di vài tháng chưa có hợp đồng quân ngũ vì chưa có kinh nghiệm và cũng vì họ cần thời gian để áp dụng kỹ năng bán hàng đặc biệt học được từ giáo trình của hãng tư vấn nhân sự Achieve Global nổi tiếng. 

Những ngày đầu trong quân ngũ...

Tuần đầu tiên, sếp đưa cho tôi danh sách học sinh trung học năm cuối để gọi làm quen, tôi chỉ chọn những cái họ Châu Á. Kết quả là, cứ một chục cú phôn gọi đi là có hết chín cú bị cúp ngang hông một cách thô lỗ và khiếm nhã với đại loại mấy câu trả lời nhát gừng như "No English", "Sorry I don't speak English" hay "No Navy", "No Army". Đa số người bắt phôn là người lớn tuổi đang ở nhà, thường là phụ huynh hay ông bà. Có một mẫu số chung là những người gốc tị nạn rất sợ chữ quân đội, vì nó gợi lại quá khứ tị nạn chiến tranh và chính trị của họ.

Nản quá, tôi lục tìm danh sách những người đã từng được liên lạc bởi người tiền nhiệm nhưng không ghi danh đi lính. Tôi chọn một người mang họ Trần của tôi với lời ước thầm may mắn, tôi gọi anh là Lucky Trần. Lucky tốt nghiệp một trường trung học, đang học đại học ngành kỹ sư. Lucky đã từng có ý định đi lính nhưng vì lí do nào đó mà người tiền nhiệm gốc Hoa của tôi không thuyết phục anh đặt bút ký cái khế ước bốn năm. Tôi nghĩ mình nên quên đi những kỹ năng chiêu dụ học được từ trường dạy tuyển mộ để làm quen với anh như một đồng hương Việt Nam.




... trong thời gian huấn luyện

Tôi gọi điện cho Lucky và may mắn là Lucky bắt máy. Tôi bắt đầu tìm hiểu những quan tâm của anh và nguyên nhân vì sao anh chưa đủ động lực để nhập ngũ và tại sao anh tiền nhiệm của tôi bỏ cuộc. Chúng tôi bắt đầu làm bạn, và tuần sau đó Lucky thi đậu kỳ thi tuyển và ký hợp đồng quân ngũ với nghề điện tử trong tàu ngầm. Tình cờ tôi lại phá được kỷ lục tuyển mộ trong toàn khu vực khi có hợp đồng đầu tiên trong vòng hai tuần kể từ ngày vào nghề, khi còn trong giai đoạn học việc.

Lucky Trần chính là ngôi sao may mắn của tôi. Nhưng chưa hẳn là vậy vì vẫn có đồng nghiệp Mỹ nghi ngờ tôi đem họ hàng người thân vào để đạt chỉ tiêu, vì chúng tôi cùng mang họ Trần. Họ đâu có biết là ở Việt Nam có hàng triệu người mang họ Trần hay họ Nguyễn, vì người Việt không có nhiều họ dù dân số lên tới 90 triệu người.

Dần dà rồi tôi cũng hiểu thêm về cái nghề tuyển quân này. Từ sau năm 1973, quân đội Hoa Kỳ bãi bỏ trát nhập ngũ và chiêu mộ tân binh trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Để cổ võ lòng tự nguyện quân đội có nhiều cam kết quyền lợi để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Một trong những quyền lợi thu hút tân binh gốc Á Châu là học bổng Post 9/11 GI Bill dành cho quân nhân sau khi phục vụ một khế ước tối thiểu 4 năm. Trường hợp phải giải ngũ vì lí do nhân đạo hay y tế thì người cựu binh vẫn được nhận học bổng này. Số tiền học bổng này bảo đảm cựu quân nhân được học miễn phí ở các trường đại học công, và nếu học ở đại học tư thục thì Bộ Cựu Chiến Binh (Department of Veteran Affairs- VA) sẽ trả học phí tương đương với trường đại học công đắt nhất trong cùng thành phố. Thí dụ, nếu cựu chiến binh đi học ở đại học tư danh giá và đắt đỏ nhất nhì miền Nam Cali là USC (University of Southern California) thì chính phủ sẽ trả số tiền ngang với đại học công hàng đầu trong khu vực là UCLA (University of California in Los Angeles).

Đó là chưa kể nhiều trường tư thục danh giá hàng đầu còn có chương trình Giải Lụa Vàng (Yellow Ribbon). Theo chương trình này, trường đại học đó chỉ nhận số tiền bên VA trả và không lấy một xu nào của cựu quân nhân. Một đồng nghiệp sĩ quan của tôi mới giải ngũ được Harvard nhận vào học MBA theo chương trình Yellow Ribbon này. Bên cạnh chuyện miễn hay bao học phí, cựu binh Mỹ còn được chu cấp hàng tháng số tiền học bổng trung bình từ 1500-2500 USD mỗi tháng, số tiền này thay đổi tuỳ vào mức sống xung quanh trường đại học. Thí dụ nếu học ở UCLA trên Los Angeles thì sẽ nhận trên dưới 2000 đô, nhưng nếu học ở New York thì có thể nhận từ 2500 tới 3000 đô. Cựu binh được nhận 36 tháng khi ghi danh học, nếu ngưng một học kỳ hay ngưng học thì học bổng này sẽ ngưng nhưng không mất đi mà chờ cựu binh trở lại trường.

Điểm đặc biệt của học bổng Post 9/11 GI Bill này là nếu phục vụ quân ngũ được 6 năm, quân nhân có thể sang tên học bổng này cho người phối ngẫu, và nếu phục vụ sau 10 năm, học bong có thể chuyển cho con cái. Đặc điểm này nhằm để đáp ứng thực tế là sau khi phục vụ quân ngũ 20 năm, quân nhân sẽ được nhận lương hưu cả đời. Có những quân nhân không muốn đi học đại học nên sẽ lãng phí cái học bổng này, vì thế chương trình cho phép chuyển quyền lợi giáo dục này cho con cái quân nhân. Thực tế cho thấy, có nhiều quân nhân tham gia quân ngũ lúc 18 tuổi, sau khi tham gia quân ngũ 20 năm đã đủ tiêu chuẩn nhận lương hưu trọn đời bắt đầu từ tuổi 38. Người này có lựa chọn đi làm bên dân sự cho tới tuổi về hưu là 65, tức nhận hai đầu lương cho tới tuổi hưu bình thường. Suốt thời gian này, nhiều người không có nhu cầu đi học đại học nên cơ hội chuyển cho vợ con cũng chính là điểm hấp dẫn của binh nghiệp. 

Không biết có phải vì cách giải thích rõ ràng như vậy mà tôi có rất nhiều khách hàng Châu Á ghi danh nhập ngũ. Nhiều người vẫn thích cái ý tưởng "hi sinh đời bố củng cố đời con", dù mới ở tuổi đôi mươi. Có lẽ đây là một đặc tính của người Việt tin vào "nước mắt chảy xuôi" mà lo cho thế hệ sau. 

Nghề nào cũng có những vui buồn, và nghề tuyển mộ quân đội cũng không ngoại lệ. Vui khi đi đón tân binh mới tuyên thệ sau khi ký hợp đồng về. Vui khi người tân binh hân hoan với cái nghề được chọn cùng với những háo hức của tuổi trẻ. Nhưng đôi khi niềm vui không che lấp nhiều nỗi buồn, mà nỗi buồn tê tái nhất là khi nhìn gương mặt tuyệt vọng của những em háo hức ghi danh nhưng rớt phần sức khoẻ vì bệnh tật hay cơ địa không phù hợp. Có rất nhiều lí do để loại ứng viên ở mặt sức khoẻ, từ bệnh mãn tính, tim mạch, tiểu đường, tiền sử bệnh, tiền sử giải phẫu cho đến cân nặng. Có một em Việt Nam có lồng ngực mất cân bằng, dân gian gọi là ngực gà, bị loại nên khóc tức tưởi vì đứa bạn thân cùng lớp đã đậu sức khoẻ và đã tuyên thệ cùng ngày. Em đâu có biết là thống kê của quân đội cho thấy, chưa tới 30% dân số Mỹ từ độ tuổi 18 đến 35 đủ tiêu chuẩn gia nhập quân đội vì lí do sức khoẻ, trong đó trở ngại nhiều nhất là sự béo phì. 

lễ tuyên thệ của tân binh

Nỗi buồn kế tiếp là khi chứng kiến sự tuyệt vọng của các em trẻ gốc Á Châu khi không được phép cha mẹ cho đăng lính. Có em lén ba mẹ đăng ký rồi cũng bị cha mẹ ép bỏ. Các em phải đến văn phòng với nét xấu hổ gượng gạo với những lí do vì sao em không đi. Đôi khi có em phải viện lí do nói xạo với vẻ xấu hổ không giấu được. Thường thì các bậc cha mẹ Á Châu chỉ muốn con mình vào đại học để trở thành bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, luật sư, kỹ sư hay cái gì nghe cho danh giá với bạn bè. Có nhiều tân binh Việt với gia cảnh và đặc điểm cá nhân khiến tôi không thể nào quên cho tới tận bây giờ. Có một em mà khi tôi đưa về văn phòng nói chuyện, đồng nghiệp tôi nhìn nhau cười tủm tỉm vì không tin vào phép màu. Em là một thanh niên Việt nhỏ con, da dẻ xanh xao, ốm yếu, đeo kiếng cận, và đặc biệt e thẹn, ăn nói nhỏ nhẹ mà anh sếp tôi lúc đó không hiểu em nói gì khi tới chào hỏi. Đồng nghiệp tôi đặt cho em cái tên "The quiet Vietnamese" (Người Việt thầm lặng). Còn tôi thì gọi em với cái tên Vinny, cái tên gợi liên tưởng tới chữ "winning" (chiến thắng). Đây cũng là cái tên mà em muốn đổi qua một mai khi vào quốc tịch Hoa Kỳ. Vinny mới qua định cư được khoảng 3-4 năm, học rất giỏi nhưng là học sinh cá biệt ở trường trung học vì nhà trường ngại em không hòa nhập được nên có tư vấn thường xuyên gặp em. Khi tới gặp cố vấn của trường, tôi còn được nghe thêm chữ "autism" (tự kỷ). Nhiều thầy cô giáo Mỹ tin là là em có bệnh tự kỷ. Tìm hiểu kỹ tôi biết em sống nội tâm, ít giao tiếp với bạn bè, nói năng lại quá nhỏ nhẹ làm mọi người xung quanh nghĩ em có vấn đề về hội nhập vào trường học Mỹ. Riêng khi nói chuyện với tôi, em rất sắc nét với vẻ bình thường, dĩ nhiên là tôi phải tìm câu hỏi thích hợp để hỏi, và đương nhiên là phải dùng tiếng Việt để giao tiếp.

Vinny thi đậu vào quân ngũ với điểm Toán và Anh Văn vào loại khá. Nhưng đó mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ phải là sức khoẻ, cái mà đồng nghiệp tôi không tin vào phép lạ. Lúc đó tôi có thử nói em hít đất vài cái thì em chỉ hít được hai cái, và cái tướng đi của em có dấu hiệu về xương vì dáng đi không quân bình, nghiêng về một bên vai. Trong suốt ba năm tuyển mộ của tôi, Vinny là một ca khó, nói theo ngôn ngữ y khoa, vì em rớt kỳ kiểm tra y tế tới hai lần. Lần đầu là bị chân ngắn chân dài vì tướng đi của em quá rõ ràng là em lê chân về một phía. Tôi gần như bỏ cuộc, nhưng rồi đêm đó tôi cứ băn khoăn kiểu còn nước còn tát, vừa không muốn mất một hợp đồng, vừa muốn giúp em gặp bác sĩ chuyên về xương miễn phí vì gia cảnh của em lúc đó hơi khó khăn. Nhà có ba mẹ con, mẹ Vinny đi làm bán thời gian nên cần kiệm rất nhiều để nuôi em và em trai. Vậy là tôi làm hẹn bác sĩ xương cho Vinny. Ngày Vinny đi khám xương, tôi mừng hết lớn khi nghe bác sĩ xương nói trường hợp của em có thể miễn loại (waiver) vì chiều dài của hai chân không chênh lệch nhiều lắm, sau này nếu tập thể dục nhiều hơn và tập đi thẳng người thì sẽ "khắc phục" được. Vinny có bộ khung xương yếu nên mới đi nghiêng qua một bên, tạo cảm giác chân ngắn chân dài. Thế nhưng niềm vui chẳng dài bằng gang tay khi lần thứ hai đi khám sức khoẻ, em lại bị đánh rớt vì vẹo cột sống. Tới đây là chấm hết, có thể đóng hồ sơ ở đây. Lúc đó đã gần qua năm mới, vừa lúc chúng tôi nghỉ phép, nên tôi đành tạm gác hồ sơ của em qua một bên.

Qua Tết, bẵng đi một thời gian tôi cũng quên mất Vinny cho đến một tháng khi chúng tôi có nguy cơ trượt chỉ tiêu vì chỉ còn vài ngày làm việc nữa mà lại thiếu một hợp đồng. Tôi rà soát lại hồ sơ ứng viên bị trượt sức khoẻ nhưng chưa chấm hết thì cái tên của em lại đứng đầu danh sách. Không hiểu tại sao tôi vẫn tin là cột sống của em bình thường, có lẽ tướng đi của em làm bác sĩ nghi em bị vẹo cột sống, biết đâu bác sĩ chuyên về cột sống lại cho là bình thường thì sao. Mà đi bác sĩ chuyên môn thường là bác sĩ ngoài nhưng quân đội trả tiền, còn bác sĩ khám sức khoẻ đi lính thường chỉ là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình. Vậy là tôi lấy hẹn bác sĩ cột sống cho em. Và đúng là phép lạ, Vinny được chứng nhận bình thường và cuối cùng đã ký được hợp đồng đi lính, làm nghề kỹ thuật viên điện máy tàu, sau ba lần ra vào phòng khám sức khoẻ trong nhiều tháng. Đúng là phải tin vào phép lạ, cái mà đồng nghiệp tôi đã từ chối để tin. 

Còn nữa, một tuần trước khi em lên đường đi huấn luyện, tôi hỏi em thử hít đất cho tôi coi. Em lặng lẽ nghe lời và gây sững sờ cho tôi và đồng nghiệp khi em hít đất được sáu chục cái. Con số 60 đi lên từ con số 2 trong một thời gian khá ngắn đã khiến sống lưng tôi lành lạnh lúc đó. Hình như trong em có một sức mạnh về tinh thần và niềm tin. 


Lễ tốt nghiệp

Giờ đây Vinny đã là một trung sĩ khoẻ mạnh, giỏi nghề, thăng tiến nhanh và đã gia hạn thêm quân ngũ sau khi hoàn thành bốn năm đầu tiên. Em cũng đã trở thành huyền thoại của văn phòng tuyển mộ ở trung tâm thành phố Los Angeles. Một năm trải nghiệm vui buồn ở văn phòng ghi dấu một kỷ niệm khó quên. Có quá nhiều ngày tôi bước ra khỏi nhà lúc bảy giờ sáng nhưng về lại nhà chưa bao giờ trước bảy giờ tối. Có những ngày chở ứng viên đi vào khách sạn lúc mười giờ tối rồi đi đón một ứng viên khác lúc năm giờ sáng ở xa hàng trăm cây số để hai người kịp khám sức khỏe trước bảy giờ sáng. Nhiệm vụ bất khả thi đôi khi cũng phải biến nó thành khả thi để hoàn thành chỉ tiêu. Đó mới chính là đặc điểm của nhiệm vụ khó hàng đầu quân đội này. 

Mùa lễ Tạ Ơn năm nay, tôi được lời tạ ơn của Vinny. Em giờ đây đã có thu nhập ngang với một kỹ sư điện mới ra trường. Em khoe là đã giúp đỡ được cho mẹ và em trai nhiều. Em cũng khoe là được nhận nhiều huy chương và đang ôn bài để thi lên cấp Thượng Sĩ. Âu thì cũng an ủi cho cái nghề chiêu dụ nhiều bạc bẽo này. Đôi khi để tự làm vui mình, tôi lại nhớ tới câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Kennedy nói về thời gian phục vụ Hải Quân của ông trước khi trở thành tổng thống: "I can imagine no more rewarding a career. And any man who may be asked in this century what he did to make his life worthwhile, I think can respond with a good deal of pride and satisfaction: 'I served in the United States Navy." (Tôi không thể tưởng tượng ra một sự nghiệp nào tưởng thưởng hơn. Và trong thế kỷ này nếu một người được hỏi anh ta đã làm gì để cuộc sống của mình có ý nghĩa, tôi nghĩ anh ấy có thể trả lời với niềm tự hào và thỏa mãn: Tôi đã phục vụ trong binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ).


Đây là câu nói mà hàng trăm ngàn quân nhân Hải Quân Mỹ đều thuộc nằm lòng. Và cũng như các quân nhân Hải Quân Hoa Kỳ gốc Việt khác, tôi tự hào khi cộng đồng có Đại Tá Hải Quân gốc Việt Lê Bá Hùng, người đã phủ đầy trang báo lề phải của Việt Nam khi trở về cố hương trong vai trò Hạm Trưởng Khu Trục Hạm USS Lassen và gần đây là Tư Lệnh Hải Đội Khu Trục Hạm của Đệ Thất Hạm Đội. Riêng tôi, nếu được hỏi rằng tôi đã làm gì để cuộc sống của mình có ý nghĩa, tôi sẽ ngẩng cao đầu để nói rằng: "Tôi đã đưa những con người tốt từ mọi ngóc ngách của xã hội đa sắc tộc vào Hải Quân Hoa Kỳ, trong đó có những người trẻ gốc Việt. Họ đã trở thành những người hùng của nước Mỹ."

* Mời quý độc giả xem video 8 sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ(22.5.2015) do đài Á Châu tự do (RFA) thực hiện:



         ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~












Thế nhưng, người Phi Luật Tân đứng đầu trong số sắc dân Á Châu trong Hải Quân Hoa Kỳ. So với người Hoa thì người Việt vẫn có nhiều quân nhân hơn. Có thể nói nôm na là vì người Phi Luật Tân có mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ vững mạnh nhất, kế đến là miền Nam Việt Nam, còn người Hoa thì chưa bao giờ là đồng minh của Mỹ. Một trong những yếu tố góp phần làm tăng lực lượng quân nhân gốc Á là cách cộng đồng nhìn nhận về nghề tuyển mộ viên quân đội và kiến thức của các cộng đồng thiểu số Á Châu về quân đội Hoa Kỳ. Có nhiều người Việt vẫn tưởng đi lính Mỹ sẽ nghèo như "bộ đội" Việt Nam.

Vì là dân gốc Châu Á nên tôi được điều về Phố Tàu của Los Angeles. Có thể hiểu đây là cách phân bổ hiệu quả, bởi dù sao một tuyển mộ viên gốc Á cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với di dân Á Châu hơn, nhất là thế hệ di dân thứ nhất. Người tiền nhiệm của tôi là một anh Tàu gốc Đại Lục nói tiếng Phổ Thông. Anh này không hoàn thành "chỉ tiêu", dù anh nói tiếng Phổ Thông rất chuẩn. Vào cái ngày bàn giao địa bàn, anh thú nhận với tôi một tin khá bất ngờ. Anh nói: "Người Hoa ở đây toàn là Hoa gốc Việt và người Hoa tị nạn chiến tranh. Đa số họ không muốn con cái mình đi lính vì bị ám ảnh cuộc chiến Việt Nam. Rất khó để thuyết phục họ cho con cái gia nhập quân đội. Nhưng biết đâu anh làm được, vì anh đến từ Việt Nam. Tôi chúc anh may mắn."

Một bầu trời u ám phủ đầy cửa sổ văn phòng suốt tuần lễ đầu tiên. Cái thị trường sắc dân Châu Á đang từ màu vàng bỗng chuyển sang màu xám xỉn. Tôi cứ tưởng được về đây là tôi sẽ tuyển mộ lính hơn dễ hơn khu Mỹ trắng, ai ngờ sự thật không phải vậy. Tôi chỉ bám vào cái hi vọng là Phố Tàu này có liên quan tới người Hoa Chợ Lớn và những người tị nạn từ miền Nam Việt Nam. Tôi hi vọng có chút tình đồng hương ở đây để công việc được suôn sẻ. Theo lệ thì người tuyển mộ viên mới thường được cho du di vài tháng chưa có hợp đồng quân ngũ vì chưa có kinh nghiệm và cũng vì họ cần thời gian để áp dụng kỹ năng bán hàng đặc biệt học được từ giáo trình của hãng tư vấn nhân sự Achieve Global nổi tiếng. 

Những ngày đầu trong quân ngũ...

Tuần đầu tiên, sếp đưa cho tôi danh sách học sinh trung học năm cuối để gọi làm quen, tôi chỉ chọn những cái họ Châu Á. Kết quả là, cứ một chục cú phôn gọi đi là có hết chín cú bị cúp ngang hông một cách thô lỗ và khiếm nhã với đại loại mấy câu trả lời nhát gừng như "No English", "Sorry I don't speak English" hay "No Navy", "No Army". Đa số người bắt phôn là người lớn tuổi đang ở nhà, thường là phụ huynh hay ông bà. Có một mẫu số chung là những người gốc tị nạn rất sợ chữ quân đội, vì nó gợi lại quá khứ tị nạn chiến tranh và chính trị của họ.

Nản quá, tôi lục tìm danh sách những người đã từng được liên lạc bởi người tiền nhiệm nhưng không ghi danh đi lính. Tôi chọn một người mang họ Trần của tôi với lời ước thầm may mắn, tôi gọi anh là Lucky Trần. Lucky tốt nghiệp một trường trung học, đang học đại học ngành kỹ sư. Lucky đã từng có ý định đi lính nhưng vì lí do nào đó mà người tiền nhiệm gốc Hoa của tôi không thuyết phục anh đặt bút ký cái khế ước bốn năm. Tôi nghĩ mình nên quên đi những kỹ năng chiêu dụ học được từ trường dạy tuyển mộ để làm quen với anh như một đồng hương Việt Nam.




... trong thời gian huấn luyện

Tôi gọi điện cho Lucky và may mắn là Lucky bắt máy. Tôi bắt đầu tìm hiểu những quan tâm của anh và nguyên nhân vì sao anh chưa đủ động lực để nhập ngũ và tại sao anh tiền nhiệm của tôi bỏ cuộc. Chúng tôi bắt đầu làm bạn, và tuần sau đó Lucky thi đậu kỳ thi tuyển và ký hợp đồng quân ngũ với nghề điện tử trong tàu ngầm. Tình cờ tôi lại phá được kỷ lục tuyển mộ trong toàn khu vực khi có hợp đồng đầu tiên trong vòng hai tuần kể từ ngày vào nghề, khi còn trong giai đoạn học việc.

Lucky Trần chính là ngôi sao may mắn của tôi. Nhưng chưa hẳn là vậy vì vẫn có đồng nghiệp Mỹ nghi ngờ tôi đem họ hàng người thân vào để đạt chỉ tiêu, vì chúng tôi cùng mang họ Trần. Họ đâu có biết là ở Việt Nam có hàng triệu người mang họ Trần hay họ Nguyễn, vì người Việt không có nhiều họ dù dân số lên tới 90 triệu người.

Dần dà rồi tôi cũng hiểu thêm về cái nghề tuyển quân này. Từ sau năm 1973, quân đội Hoa Kỳ bãi bỏ trát nhập ngũ và chiêu mộ tân binh trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Để cổ võ lòng tự nguyện quân đội có nhiều cam kết quyền lợi để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Một trong những quyền lợi thu hút tân binh gốc Á Châu là học bổng Post 9/11 GI Bill dành cho quân nhân sau khi phục vụ một khế ước tối thiểu 4 năm. Trường hợp phải giải ngũ vì lí do nhân đạo hay y tế thì người cựu binh vẫn được nhận học bổng này. Số tiền học bổng này bảo đảm cựu quân nhân được học miễn phí ở các trường đại học công, và nếu học ở đại học tư thục thì Bộ Cựu Chiến Binh (Department of Veteran Affairs- VA) sẽ trả học phí tương đương với trường đại học công đắt nhất trong cùng thành phố. Thí dụ, nếu cựu chiến binh đi học ở đại học tư danh giá và đắt đỏ nhất nhì miền Nam Cali là USC (University of Southern California) thì chính phủ sẽ trả số tiền ngang với đại học công hàng đầu trong khu vực là UCLA (University of California in Los Angeles).

Đó là chưa kể nhiều trường tư thục danh giá hàng đầu còn có chương trình Giải Lụa Vàng (Yellow Ribbon). Theo chương trình này, trường đại học đó chỉ nhận số tiền bên VA trả và không lấy một xu nào của cựu quân nhân. Một đồng nghiệp sĩ quan của tôi mới giải ngũ được Harvard nhận vào học MBA theo chương trình Yellow Ribbon này. Bên cạnh chuyện miễn hay bao học phí, cựu binh Mỹ còn được chu cấp hàng tháng số tiền học bổng trung bình từ 1500-2500 USD mỗi tháng, số tiền này thay đổi tuỳ vào mức sống xung quanh trường đại học. Thí dụ nếu học ở UCLA trên Los Angeles thì sẽ nhận trên dưới 2000 đô, nhưng nếu học ở New York thì có thể nhận từ 2500 tới 3000 đô. Cựu binh được nhận 36 tháng khi ghi danh học, nếu ngưng một học kỳ hay ngưng học thì học bổng này sẽ ngưng nhưng không mất đi mà chờ cựu binh trở lại trường.

Điểm đặc biệt của học bổng Post 9/11 GI Bill này là nếu phục vụ quân ngũ được 6 năm, quân nhân có thể sang tên học bổng này cho người phối ngẫu, và nếu phục vụ sau 10 năm, học bong có thể chuyển cho con cái. Đặc điểm này nhằm để đáp ứng thực tế là sau khi phục vụ quân ngũ 20 năm, quân nhân sẽ được nhận lương hưu cả đời. Có những quân nhân không muốn đi học đại học nên sẽ lãng phí cái học bổng này, vì thế chương trình cho phép chuyển quyền lợi giáo dục này cho con cái quân nhân. Thực tế cho thấy, có nhiều quân nhân tham gia quân ngũ lúc 18 tuổi, sau khi tham gia quân ngũ 20 năm đã đủ tiêu chuẩn nhận lương hưu trọn đời bắt đầu từ tuổi 38. Người này có lựa chọn đi làm bên dân sự cho tới tuổi về hưu là 65, tức nhận hai đầu lương cho tới tuổi hưu bình thường. Suốt thời gian này, nhiều người không có nhu cầu đi học đại học nên cơ hội chuyển cho vợ con cũng chính là điểm hấp dẫn của binh nghiệp. 

Không biết có phải vì cách giải thích rõ ràng như vậy mà tôi có rất nhiều khách hàng Châu Á ghi danh nhập ngũ. Nhiều người vẫn thích cái ý tưởng "hi sinh đời bố củng cố đời con", dù mới ở tuổi đôi mươi. Có lẽ đây là một đặc tính của người Việt tin vào "nước mắt chảy xuôi" mà lo cho thế hệ sau. 

Nghề nào cũng có những vui buồn, và nghề tuyển mộ quân đội cũng không ngoại lệ. Vui khi đi đón tân binh mới tuyên thệ sau khi ký hợp đồng về. Vui khi người tân binh hân hoan với cái nghề được chọn cùng với những háo hức của tuổi trẻ. Nhưng đôi khi niềm vui không che lấp nhiều nỗi buồn, mà nỗi buồn tê tái nhất là khi nhìn gương mặt tuyệt vọng của những em háo hức ghi danh nhưng rớt phần sức khoẻ vì bệnh tật hay cơ địa không phù hợp. Có rất nhiều lí do để loại ứng viên ở mặt sức khoẻ, từ bệnh mãn tính, tim mạch, tiểu đường, tiền sử bệnh, tiền sử giải phẫu cho đến cân nặng. Có một em Việt Nam có lồng ngực mất cân bằng, dân gian gọi là ngực gà, bị loại nên khóc tức tưởi vì đứa bạn thân cùng lớp đã đậu sức khoẻ và đã tuyên thệ cùng ngày. Em đâu có biết là thống kê của quân đội cho thấy, chưa tới 30% dân số Mỹ từ độ tuổi 18 đến 35 đủ tiêu chuẩn gia nhập quân đội vì lí do sức khoẻ, trong đó trở ngại nhiều nhất là sự béo phì. 

lễ tuyên thệ của tân binh

Nỗi buồn kế tiếp là khi chứng kiến sự tuyệt vọng của các em trẻ gốc Á Châu khi không được phép cha mẹ cho đăng lính. Có em lén ba mẹ đăng ký rồi cũng bị cha mẹ ép bỏ. Các em phải đến văn phòng với nét xấu hổ gượng gạo với những lí do vì sao em không đi. Đôi khi có em phải viện lí do nói xạo với vẻ xấu hổ không giấu được. Thường thì các bậc cha mẹ Á Châu chỉ muốn con mình vào đại học để trở thành bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, luật sư, kỹ sư hay cái gì nghe cho danh giá với bạn bè. Có nhiều tân binh Việt với gia cảnh và đặc điểm cá nhân khiến tôi không thể nào quên cho tới tận bây giờ. Có một em mà khi tôi đưa về văn phòng nói chuyện, đồng nghiệp tôi nhìn nhau cười tủm tỉm vì không tin vào phép màu. Em là một thanh niên Việt nhỏ con, da dẻ xanh xao, ốm yếu, đeo kiếng cận, và đặc biệt e thẹn, ăn nói nhỏ nhẹ mà anh sếp tôi lúc đó không hiểu em nói gì khi tới chào hỏi. Đồng nghiệp tôi đặt cho em cái tên "The quiet Vietnamese" (Người Việt thầm lặng). Còn tôi thì gọi em với cái tên Vinny, cái tên gợi liên tưởng tới chữ "winning" (chiến thắng). Đây cũng là cái tên mà em muốn đổi qua một mai khi vào quốc tịch Hoa Kỳ. Vinny mới qua định cư được khoảng 3-4 năm, học rất giỏi nhưng là học sinh cá biệt ở trường trung học vì nhà trường ngại em không hòa nhập được nên có tư vấn thường xuyên gặp em. Khi tới gặp cố vấn của trường, tôi còn được nghe thêm chữ "autism" (tự kỷ). Nhiều thầy cô giáo Mỹ tin là là em có bệnh tự kỷ. Tìm hiểu kỹ tôi biết em sống nội tâm, ít giao tiếp với bạn bè, nói năng lại quá nhỏ nhẹ làm mọi người xung quanh nghĩ em có vấn đề về hội nhập vào trường học Mỹ. Riêng khi nói chuyện với tôi, em rất sắc nét với vẻ bình thường, dĩ nhiên là tôi phải tìm câu hỏi thích hợp để hỏi, và đương nhiên là phải dùng tiếng Việt để giao tiếp.

Vinny thi đậu vào quân ngũ với điểm Toán và Anh Văn vào loại khá. Nhưng đó mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ phải là sức khoẻ, cái mà đồng nghiệp tôi không tin vào phép lạ. Lúc đó tôi có thử nói em hít đất vài cái thì em chỉ hít được hai cái, và cái tướng đi của em có dấu hiệu về xương vì dáng đi không quân bình, nghiêng về một bên vai. Trong suốt ba năm tuyển mộ của tôi, Vinny là một ca khó, nói theo ngôn ngữ y khoa, vì em rớt kỳ kiểm tra y tế tới hai lần. Lần đầu là bị chân ngắn chân dài vì tướng đi của em quá rõ ràng là em lê chân về một phía. Tôi gần như bỏ cuộc, nhưng rồi đêm đó tôi cứ băn khoăn kiểu còn nước còn tát, vừa không muốn mất một hợp đồng, vừa muốn giúp em gặp bác sĩ chuyên về xương miễn phí vì gia cảnh của em lúc đó hơi khó khăn. Nhà có ba mẹ con, mẹ Vinny đi làm bán thời gian nên cần kiệm rất nhiều để nuôi em và em trai. Vậy là tôi làm hẹn bác sĩ xương cho Vinny. Ngày Vinny đi khám xương, tôi mừng hết lớn khi nghe bác sĩ xương nói trường hợp của em có thể miễn loại (waiver) vì chiều dài của hai chân không chênh lệch nhiều lắm, sau này nếu tập thể dục nhiều hơn và tập đi thẳng người thì sẽ "khắc phục" được. Vinny có bộ khung xương yếu nên mới đi nghiêng qua một bên, tạo cảm giác chân ngắn chân dài. Thế nhưng niềm vui chẳng dài bằng gang tay khi lần thứ hai đi khám sức khoẻ, em lại bị đánh rớt vì vẹo cột sống. Tới đây là chấm hết, có thể đóng hồ sơ ở đây. Lúc đó đã gần qua năm mới, vừa lúc chúng tôi nghỉ phép, nên tôi đành tạm gác hồ sơ của em qua một bên.

Qua Tết, bẵng đi một thời gian tôi cũng quên mất Vinny cho đến một tháng khi chúng tôi có nguy cơ trượt chỉ tiêu vì chỉ còn vài ngày làm việc nữa mà lại thiếu một hợp đồng. Tôi rà soát lại hồ sơ ứng viên bị trượt sức khoẻ nhưng chưa chấm hết thì cái tên của em lại đứng đầu danh sách. Không hiểu tại sao tôi vẫn tin là cột sống của em bình thường, có lẽ tướng đi của em làm bác sĩ nghi em bị vẹo cột sống, biết đâu bác sĩ chuyên về cột sống lại cho là bình thường thì sao. Mà đi bác sĩ chuyên môn thường là bác sĩ ngoài nhưng quân đội trả tiền, còn bác sĩ khám sức khoẻ đi lính thường chỉ là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình. Vậy là tôi lấy hẹn bác sĩ cột sống cho em. Và đúng là phép lạ, Vinny được chứng nhận bình thường và cuối cùng đã ký được hợp đồng đi lính, làm nghề kỹ thuật viên điện máy tàu, sau ba lần ra vào phòng khám sức khoẻ trong nhiều tháng. Đúng là phải tin vào phép lạ, cái mà đồng nghiệp tôi đã từ chối để tin. 

Còn nữa, một tuần trước khi em lên đường đi huấn luyện, tôi hỏi em thử hít đất cho tôi coi. Em lặng lẽ nghe lời và gây sững sờ cho tôi và đồng nghiệp khi em hít đất được sáu chục cái. Con số 60 đi lên từ con số 2 trong một thời gian khá ngắn đã khiến sống lưng tôi lành lạnh lúc đó. Hình như trong em có một sức mạnh về tinh thần và niềm tin. 


Lễ tốt nghiệp

Giờ đây Vinny đã là một trung sĩ khoẻ mạnh, giỏi nghề, thăng tiến nhanh và đã gia hạn thêm quân ngũ sau khi hoàn thành bốn năm đầu tiên. Em cũng đã trở thành huyền thoại của văn phòng tuyển mộ ở trung tâm thành phố Los Angeles. Một năm trải nghiệm vui buồn ở văn phòng ghi dấu một kỷ niệm khó quên. Có quá nhiều ngày tôi bước ra khỏi nhà lúc bảy giờ sáng nhưng về lại nhà chưa bao giờ trước bảy giờ tối. Có những ngày chở ứng viên đi vào khách sạn lúc mười giờ tối rồi đi đón một ứng viên khác lúc năm giờ sáng ở xa hàng trăm cây số để hai người kịp khám sức khỏe trước bảy giờ sáng. Nhiệm vụ bất khả thi đôi khi cũng phải biến nó thành khả thi để hoàn thành chỉ tiêu. Đó mới chính là đặc điểm của nhiệm vụ khó hàng đầu quân đội này. 

Mùa lễ Tạ Ơn năm nay, tôi được lời tạ ơn của Vinny. Em giờ đây đã có thu nhập ngang với một kỹ sư điện mới ra trường. Em khoe là đã giúp đỡ được cho mẹ và em trai nhiều. Em cũng khoe là được nhận nhiều huy chương và đang ôn bài để thi lên cấp Thượng Sĩ. Âu thì cũng an ủi cho cái nghề chiêu dụ nhiều bạc bẽo này. Đôi khi để tự làm vui mình, tôi lại nhớ tới câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Kennedy nói về thời gian phục vụ Hải Quân của ông trước khi trở thành tổng thống: "I can imagine no more rewarding a career. And any man who may be asked in this century what he did to make his life worthwhile, I think can respond with a good deal of pride and satisfaction: 'I served in the United States Navy." (Tôi không thể tưởng tượng ra một sự nghiệp nào tưởng thưởng hơn. Và trong thế kỷ này nếu một người được hỏi anh ta đã làm gì để cuộc sống của mình có ý nghĩa, tôi nghĩ anh ấy có thể trả lời với niềm tự hào và thỏa mãn: Tôi đã phục vụ trong binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ).


Đây là câu nói mà hàng trăm ngàn quân nhân Hải Quân Mỹ đều thuộc nằm lòng. Và cũng như các quân nhân Hải Quân Hoa Kỳ gốc Việt khác, tôi tự hào khi cộng đồng có Đại Tá Hải Quân gốc Việt Lê Bá Hùng, người đã phủ đầy trang báo lề phải của Việt Nam khi trở về cố hương trong vai trò Hạm Trưởng Khu Trục Hạm USS Lassen và gần đây là Tư Lệnh Hải Đội Khu Trục Hạm của Đệ Thất Hạm Đội. Riêng tôi, nếu được hỏi rằng tôi đã làm gì để cuộc sống của mình có ý nghĩa, tôi sẽ ngẩng cao đầu để nói rằng: "Tôi đã đưa những con người tốt từ mọi ngóc ngách của xã hội đa sắc tộc vào Hải Quân Hoa Kỳ, trong đó có những người trẻ gốc Việt. Họ đã trở thành những người hùng của nước Mỹ."

* Mời quý độc giả xem video 8 sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ(22.5.2015) do đài Á Châu tự do (RFA) thực hiện:



         ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
































No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...