Tuesday, February 9, 2016

Kế hoạch Tự do Hàng hải (FONOP) 2.0: Một Bước Tiến Thẳng ỡ Biển Đông


130815-N-TG831-113 PHILIPPINE SEA (Aug. 15, 2013) The Arleigh Burke-class guided-missile destroyer USS Curtis Wilbur (DDG 54) is underway in the Philippine Sea. Curtis Wilbur is on patrol with the George Washington Carrier Strike Group in the U.S. 7th Fleet area of responsibility supporting security and stability in the Indo-Asia-Pacific region. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Declan Barnes/Released)

Chiến hạm U.S.S. Curtis Wilbur của Hoa Kỳ và các các tàu khu trục và thuỷ thủ đoàn gần đây đã tiến hành một chiến dịch hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, theo một nguồn tin của Chính phủ Hoa Kỳ.

Khu trục Hải quân USS Curtis Wilbur đã hiện diện trong vòng 12 hải lý của đảo Triton, cực nam của quần đảo Hoàng Sa, ngày 30 tháng giêng trong hoạt động lần thứ hai ở biển Nam Trung Quốc trong những tháng gần đây qua Chương trình Tự do của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Bất chấp sự thất vọng đáng kể ở một số khu vực, các hoạt động tự do hàng hải nầy đã được cải thiện đáng kể nối tiếp hoạt độnhg của hạm đội USS Lassen gần Subi Reef trong quần đảo Trường Sa.
Trong sự trỗi dậy của hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP) trước đó, chính phủ Hoa Kỳ có vẻ muốn giảm nhẹ sự chuyển tiếp để tránh bớt căng thẳng không cần thiết cho Bắc Kinh. Vì vậy mà không có một quan chức Hoa Kỳ nào nói lên về các kỷ lục trong hoạt động hàng hải trong những ngày nầy, mặc dù vùng phủ sóng lan rộng trong tất cả các phương tiện truyền thông lớn vẫn có hiệu quả. Như đã được dự kiến, kết quả là đã tạo ra sự nhầm lẫn đáng kể về mục đích xác thực của hoạt động hàng hải của hạm đội Lassen trong chiến dịch tự do hàng hải FONOP của Hoa Kỳ. Trong thực tế, phải mất gần hai tháng trước khi Hoa Kỳ chính thức và công khai giải thích đầy đủ các hoạt động và ý định của mình.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Mỹ đã sẵn sàng tuyên bố về kế hoạch Curtis Wilbur’s FONOP trong vòng vài giờ. Không chỉ Lầu Năm Góc kiểm soát được các tin hiệu nó không thể bị mất kiểm soát hư đã xảy ra sau hoạt động của hạm đội USS Lassen, nhưng nó đã làm như vậy với độ rõ nét tương đối. Các hoạt động diễn ra ở đâu trong vòng 12 hải lý của đảo Triton? Tàu khu trục đã làm gì? Quá cảnh trong đoạn đường vô tư nào? Những đòi hỏi hàng hải quá đáng  được nó phản đối? Các chính sách (của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam) đòi hỏi có sự cho phép trước hoặc thông báo di chuyển trong lãnh hải.
Quan trọng không kém là quy hoạch của FONOP gần đây dường như đã được thực hiện một cách rõ ràng và hợp pháp với tính chất phi chính trị. Tình trạng Triton như một tảng đá hay hải đảo pháp lý theo luật pháp quốc tế là rõ ràng – nó nhô trên mặt nước khi thủy triều cao và không có thứ gì gần đó có các quyền lợi hàng hải có thể làm phức tạp cho kế hoạch Tự do Hàng hải FONOP. Trái lại Subi Reef là bãi đá ngầm nằm trong phạm vi 12 hải lý của một tảng đá bỏ hoang có sự mơ hồ vế pháp luật trong việc có hay không có vấn đề lãnh hải của hòn đá và có yêu cầu pháp lý cho việc đi qua vô hại trong vòng 12 hải lý của nó hay không.
Sự khác biệt rõ nét giữa hai hoạt động là điều hiển nhiên trong những lời giải thích chính thức của mục đích của họ. Hãy so sánh ngôn ngữ trong báo cáo của Lầu Năm Góc về sự chuyển tiếp của chiến hạm Curtis Wilbur để giải thích hoạt động của hạm đội Lassen, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói rằng:
Với sự không chắc chắn thực tế, chúng tôi tiến hành kế hoạch FONOP trong một cung cách hợp pháp trong mọi hoàn cảnh có thể để bảo vệ lựa chọn của Hoa Kỳ trước các sự mơ hồ thực tế cần được giải quyết, tranh chấp được giải quyết, và đạt được sự rõ ràng trong các khiếu nại hàng. Các khiếu nại hàng hải quá mức cụ thể thách thức trong trường hợp này là ít quan trọng hơn sự cần thiết để chứng minh rằng các nước không thể hạn chế quyền và tự do hàng hải xung quanh các đảo và các tính năng khai hoang trái với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển.
Sau những lời chỉ trích nhận được trong bối cảnh hoạt động của hạm đội Lassen, chính quyền Hoa Kỳ đã chọn giải pháp ít gây tranh cãi nhất, đó là kế hoạch Tự do Hàng hải FONOP cùng các bước tiếp theo của nó. So với kế hoạch tiền nhiệm, hoạt động này là một thành công của Hoa Kỳ trong vấn đề tranh chấp biển đông.
https://ndb51.wordpress.com/2016/02/08/ke-hoach-tu-do-hang-hai-fonop-2-0-mot-buoc-tien-thang-o-bien-dong/


 


by TS. Lê Thiện Phúc
(dịch theo Gregory Poling)
Ông Gregory B. poling là Giám đốc của tổ chức sáng tạo hàng hải Á Châu, đồng song với Chủ tịch Sumitro, Học Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại CSIS..
(http://cogitasia.com/south-china-sea-fonop-2-0-a-step-in-the-right-direction)
  

TVQ chuyen

No comments:

Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch chiếm Hoàng Sa 1974 – Trần Trung Đạo

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 Tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của N...