Thursday, February 11, 2016

Sách về cuộc đời bà Trần Lệ Xuân phát hành ở Việt Nam


  hoi-ky-ba-tran-le-xuan-phat-hanh-o-viet-nam
Sách của tác giả Mỹ Monique Brinson Demery kể về cuộc đời bà Nhu từ một tiểu thư trở thành người đàn bà quyền lực và kết thúc trong cảnh cô liêu nơi xứ người.
 
Đây là lần đầu tiên sách Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng - về cuộc đời bà Trần Lệ Xuân (bà Nhu, 1924-2011) - ra mắt ở Việt Nam. Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính quyền ở miền nam Việt Nam trước đây.
 
Sách được dịch giả Mai Sơn chuyển ngữ từ tác phẩm đầu tay của tác giả Mỹ Monique Brinson Demery. Tên tiếng Anh của sách là Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu. Sách được Nhà xuất bản PublicAffairs phát hành vào tháng 5/2013. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên về chân dung bà Trần Lệ Xuân phát hành trên thế giới. 
 
Dịch giả Mai Sơn cho biết ông rất vui khi ấn phẩm ra mắt bạn đọc trong nước: "Trong quá trình dịch, tôi thầm cảm phục và ngưỡng mộ bà Trần Lệ Xuân. Bà là người phụ nữ nhỏ bé bị ném vào những biến động lịch sử của dân tộc và đã góp phần quan trọng tạo nên một bi kịch lớn, không chỉ cho gia đình mình mà còn cho cả một thời cuộc. Cuốn sách này đối với nhiều độc giả có thể còn là một luồng sáng xua tan nhiều điều không đúng và chuyện thêu dệt quanh cuộc đời bà Nhu".
 
hoi-ky-ba-tran-le-xuan-phat-hanh-o-viet-nam
Bìa sách về chân dung bà Trần Lệ Xuân. Sách do Công ty Sách Phương Nam liên kết với Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành.
"Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng" dày 360 trang, gồm 16 chương, phản ánh những diễn biến chính trong cuộc đời bà Trần Lệ Xuân từ lúc bà sinh ra từ năm 1924 đến khi bước vào cuộc sống lưu vong.
Bà Trần Lệ Xuân sinh ra khi mẹ bà 14 tuổi. Mẹ bà thuộc dòng dõi hoàng gia quyền quý (công chúa Nam Trân) và cha xuất thân từ gia đình địa chủ quyền thế họ Trần. Ở chương bốn mang tên "Chân dung một tiểu thư", sách kể về giai đoạn bà Nhu lớn lên và trưởng thành tại Hà Nội sau bảy năm ở vùng thôn quê miền Nam với việc: "... học một ngôi trường Pháp cùng với trẻ em Pháp và nói tiếng Pháp với cha mẹ ở nhà…". 
hoi-ky-ba-tran-le-xuan-phat-hanh-o-viet-nam-page-3-5
Chân dung bà Trần Lệ Xuân trong trang phục cô dâu năm 1943. Bà qua đời năm 2011 tại Rome, Italy, thọ 87 tuổi. Ảnh trích từ sách "Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng".
Bà Trần Lệ Xuân gặp ông Ngô Đình Nhu vào năm 1940 khi ông gần 30 tuổi còn bà ở tuổi 15. "… Họ đã gặp nhau trong khu vườn nhà ông Chương (ông Trần Văn Chương - bố bà Trần Lệ Xuân) ở Hà Nội. Ông Nhu vừa trở về Việt Nam sau gần một thập niên học hành ở Pháp…". Mãi cuối đời, bà bộc bạch: "Tôi chưa từng có một tình yêu ngọt ngào" và thẳng thắn thừa nhận rằng cuộc hôn nhân của bà với ông Nhu là một vấn đề thực tế, không phải chuyện yêu đương lãng mạn.
Ở chương bảy mang tên "Một nơi ẩn lánh trên núi", bà Trần Lệ Xuân tâm sự: "Tôi cô đơn trong hầu hết thời gian". Đây là lời tâm sự bà dành nói về cuộc hôn nhân với ông Nhu trong giai đoạn ông đang xây dựng nền tảng chính trị của mình trong khoảng thời gian ở Đà Lạt từ năm 1947 đến 1954.
Lần lượt qua các chương như "Những tấm da cọp", "Những nhà sư tự thiêu", "Cửa đóng", "Đảo chính", "Lưu vong"..., độc giả được tiếp cận với nhiều chi tiết, nhiều tư liệu lịch sử xoay quanh cuộc đời người phụ nữ để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cận đại Việt Nam.
Tác giả Monique Brinson Demery tốt nghiệp Đại học Hobart và William Smith, sau đó lấy bằng Thạc sĩ về Đông Á học tại Đại học Harvard vào năm 2003. Hiện bà sống ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ.
Monique Brinson Demery từng tham gia khóa học tại Hà Nội vào năm 1997 trong chương trình du học của Đại học Hobart và William Smith. Cuộc phỏng vấn đầu tiên của Demery với bà Nhu diễn ra vào năm 2005. Đây cũng là lần đầu tiên bà Nhu tiếp xúc lại với báo chí phương Tây sau gần 20 năm chọn cách im lặng.
Bà Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Time.
Bà Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Time.

Về tác phẩm của Monique, Robert K. Brigham, Shirley Ecker Boskey - giáo sư khoa Lịch sử và Quan hệ Quốc tế Đại học Vassar - nhận xét: "Cuốn sách thật sự là thành tích đáng được ghi nhận và khen ngợi. Demery đã sinh động nắm bắt được bối cảnh không gian và thời gian xoay quanh chân dung của một trong những nhân vật có cá tính hấp dẫn nhất Việt Nam".
nguồn: vnexpress.net


Hoàng Long Phu Nhân
 
Hoàng Hải Thủy

Tôi viết bài này căn cứ trên những trang sách “Finding The Dragon Lady” của Nữ tác giả Monique Brinson Demery. Sách phát hành Tháng 9  năm 2013. Đây là những hàng chữ trên bìa sách và trang 1 của sách:
Finding The Dragon Lady, The Mystery of Vietnam’s, Madame Nhu
Tìm Long Phu Nhân, Bí mật của Việt Nam, Bà Nhu.
nhu1
Tôi thấy cái tít “Tìm Bà Rồng “nôm na, sống sượng, “Tìm Long Phu Nhân “cũng không khá hơn, tôi tạm để tên bài viết này là “Hoàng Long Phu Nhân.” Cái tít có vẻ như tên phim võ hiệp Tài Oăn, nhưng tôi không tìm được cái tên nào hay hơn. Bốn tấm ảnh đi theo bài này lấy trong sách “Finding The Dragon Lady” của bà Monique Brinson Demery.
Finding The Dragon Lady 260 trang. Trong bài viết này tôi chỉ trích những sự kiện về đời công, đời tư bà Trần Lệ Xuân mà tôi chưa từng đọc, chưa từng biết. Tôi muốn tìm trong Finding The Dragon Lady những chứng cứ bà Trần Lệ Xuân có “ngoại tình” hay không, bà có “yêu” ai không.
David Halberstam, ký giả nổi tiếng của Mỹ, tác  giả sách The Best and The Brightest, từng sống, làm việc ở Sài Gòn những năm 1960, 1962, viết về bà Trần Lệ Xuân:
The beautiful but diabolic sex dictatress.”
Tạm dịch: “Bà Độc tài đẹp nhưng dzâm quái quỉ.”
Ký giả Mỹ Malcolm Brownw, hành nghiệp ở Sài Gòn những năm 1960, viết về bà Trần Lệ Xuân:
“The most dangerous enemy a man can have.”
Tạm dịch: “Kẻ thù nguy hiểm nhất mà đàn ông có thể có.”
Bà Demery kể bà ra đời năm 1976. Như có duyên nghiệp với Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà và với riêng bà Trần Lệ Xuân, ngay từ năm 10 tuổi, bà đã chú ý đến Việt Nam và bà Trần Lệ Xuân. Bà kể năm bà 10 tuổi, bà lén mở quyển sách ảnh Vietnam’s War của thân phụ bà. Trong sách bà thấy ảnh “Ông sĩ quan kề súng vào mang tai anh Việt Cộng, ông Sư tẩm xăng tự thiêu, em gái nhỏ bị bom napalm trần truồng chạy trên đường..vv..” Khi mới lên đại học, bà đã biểu lộ ý muốn nghiên cứu về Việt Nam. Bà kể ông bố của bà nói:
“Bố phải mất 20 năm tuổi trẻ của bố để  tránh không đến Việt Nam, Nay con gái của bố lại muốn đến Việt Nam.”
Năm 1997 lần thứ nhất bà Demery đến Việt Nam. Bà được học bổng đến học ba tháng ở nơi bà gọi là Vietnamese Advanced Institute ở Hà Nội. Bà kể khóa học này toàn chuyện vớ vẩn, không giúp cho bà biết gì thêm về nước Việt Nam và người Việt Nam, Năm 2003 bà Demery, sống ở Chicago, tìm cách phỏng vấn bà Trần Lệ Xuân. Bà Demery kể:
Finding The Dragon Lady. Trang 1.
“Paris 2005.
Khi tôi bắt đầu tìm hiểu bà Ngô Đình Nhu – lời bà Demery – bà Nhu đã sống lưu vong hơn bốn mươi năm. Năm 1963 ở đỉnh cao của quyền lực, báo New York Times gọi bà Đệ Nhất Phu Nhân 39 tuổi của Nam Việt Nam – The thirty-nine -year old First Lady of South Viet nam – là “người đàn bà quyền lực nhất Á châu,” bài báo viết bà Nhu  giống như Lucrezia Borgia.”
CTHĐ: Lucrece Borgia là người đàn bà đẹp nổi tiếng dâm đãng trong triều đình La Mã ngày xưa. Chuyện đời của nhân vật Lucrece Borgia được điện ảnh Âu châu làm thành phim xi-nê nhiều lần.
January 2005 bà Demery đến Paris. Chỉ biết mơ hồ là bà Trần Lệ Xuân sống trong một toà nhà lầu có cửa sổ nhìn ra thấy Tháp Effel, bà Demery đến nơi đó. Ở đó bà thấy có 3 toà nhà lầu có cửa sổ mở ra Tháp Effel. Bà Demery vào một toà nhà. Thần Ký Giả giúp bà: bà vào đúng ngay tòa nhà trong có căn phòng của người bà đến tìm. Bà viết sẵn một thư gửi bà Ngô Đình Nhu, thư ngỏ ý muốn được gặp để phỏng vấn, bà tự kể sơ về bà, bà ghi số điện thoại của bà ở Paris, và số điện thoại nhà bà ở Mỹ, bà đưa phong thư cho bà quản gia toà nhà, nhờ đưa giúp cho bà Ngô Đình Nhu. Bà quản gia nhận thư để đưa dùm. Như vậy bà Demery biết bà Nhu ở trong tòa nhà đó. Bà ghi trong sách: Nhà No 24 Avenue de Suffren, Paris.
Trở về Mỹ, bà Demery gửi ba thư đến địa chỉ bà Lệ Xuân, thư viết rõ hơn về ý muốn được gặp và phỏng vấn. Vẫn khóng có thư trả lời. Bà Demery lấy chồng. Một buổi sáng Thứ Bẩy June 2005, khi ông chồng bà Demery còn ngủ nướng, bà Demery nghe tiếng chuông điện thoại reo. Bà Demery kể:

Cô dâu Trần Lệ Xuân. Ảnh năm 1943 ở Hà Nội.
Finding The Dragon Lady, Trang 41, 42, 43, 44, 44.
“Bonjour, “giọng nói trầm vang lên trong ống nghe. “Madame Demery?”
Tôi chỉ có thể thốt ra được tiếng “Oui.” Tôi nghẹn thở, tim tôi đập mạnh. Người gọi tôi có phải là..? Còn là ai nữa! Tôi như đang mơ:
“Thưa bà, có phải bà là bà Nhu? “
Long phu nhân gọi tôi. Một tràng câu hỏi của bà làm tôi choáng váng:
“Bả có phải là viên chức nhà nước không?”
Không, không. Tôi trả lời.
“Ông chồng bà? Hay ông thân của bà? Một người nào trong gia đình bà?”
Tôi trả lời là không có người nào trong gia đình tôi làm nhân viên chính phủ.
“Bà có phải là người được Police mướn, hay bà được New York Times nhờ?”
Những câu hỏi sẽ làm tôi bất bình nếu là người nào đó hỏi, nhưng người hỏi tôi là bà Nhu. Tôi thận trọng trả lời bà từng câu. Bà Nhu tỏ ra hài lòng:
Bon,” she said definitely, “that is behind us. Good.”
Bon,” bà nói quyết định,” cho qua. Tốt.”
Bà Nhu đặt ra những điều lệ căn bản. Bà sẽ gọi phone cho tôi. Bà không cho tôi số phone của bà. Bà sẽ không nói với bất cứ ai ngoài tôi, nếu bà phone đến mà người khác bắt máy, bà cúp ngay. Bà sẽ không để message lại trên answering machine của tôi. Tôi nhất nhất tuân phục bà.
Bà nói lời cuối:
“Tôi sẽ phone ba ngày nữa.”
CTHĐ: Nhiều đoạn tôi trích nguyên Anh văn, để quí vị biết Anh văn dễ hiểu hơn. Nhiều tiếng Anh trong sách của  bà Demery tôi không chuyển được đúng sang tiếng Việt.
Bà Demery kể:
“Từ đó bà Nhu và tôi nói chuyện với nhau qua điện thoại. Tôi biết bà gọi khi caller ID điện thoại của tôi hiện hàng chữ “Unavailable.” Chicago đi sau Paris 7 giờ đồng hồ nên khi bà Nhu gọi tôi vào buổi sáng Chicago là buổi tối ở Paris, và ngược lại, Những lần gọi đầu bà nói với tôi về lịch sử Việt Nam, về Bà Trưng, Bà Triệu đánh giặc Tầu. Tôi biết bà nói thế để thử tôi, bà muốn biết về con người tôi. Xen vào chuyện bà kể là những câu bà hỏi về gia đình tôi, về tôn giáo của tôi, về chuyện tôi biết gì, tôi nghĩ gì về Kinh Thánh. Có vẻ như bà không hài lòng lắm về những câu trả lời của tôi.
Tôi thấy tôi nên để bà Nhu nói. Cứ để bà nói, bà sẽ nói nhiều, bà sẽ nói những chuyện riêng năm xưa của bà mà tôi không cần hỏi. Nếu tôi hỏi bà một câu gì mà bà không ưa, bà cắt đứt ngay cuộc nói chuyện. Như khi tôi hỏi bà người ta đồn vòi nước bồn rửa mặt và bồn tắm của bà bằng vàng, có thật thế không? Bà gọi tôi là “nhỏ ngu.” – a silly child – Khi tôi hỏi bà về chuyện người ta nói bà giam những ông sư và sinh viên trong những chuồng cọp, bà thản nhiên nói đó là những chuyện bọn Cộng bịa đặt.
Tôi kể với bà Nhu chuyện riêng của tôi: vợ chồng tôi muốn có con. Buổi sáng hôm tôi thử và biết tôi có thai chỉ vài phút trước cú điện thoại thứ nhất bà gọi tôi. Bà chào đón nồng nhiệt tin tôi có thai: “Mais c’est merveilleux! Maaaarvelous..” Tôi nói: “Merci.” Bà nói:
“Chị là thiên thần được gửi đến giúp tôi hoàn thành Hồi Ký của tôi. Tất cả mọi chuyện về tôi sẽ có trong Hồi Ký.”
Bà không hứa bà sẽ cho tôi đọc Hồi Ký của bà. Tôi bị bà mê hoặc, bà dẫn dắt tôi, tôi đi theo bà.

Bà Trần Lệ Chi
Finding The Dragon Lady. Trang 68, 69, 70.
“Chúng ta gặp nhau.” Bà Nhu nói ít ngày sau khi tôi sinh cháu trai Tommy. Đây là lần thứ nhất bà nói đến chuyện cho tôi gặp bà. Bà bảo tôi mang Tommy đến Paris. “Được không?” Bà hỏi.
“Thưa được,”
September. Mùa thu Paris. Tôi định đến September tôi sẽ bồng Tommy sang Paris để bà dì tôi ở Paris và các bạn tôi thấy cháu. Đúng lúc bà Nhu bảo tôi sang Paris gặp bà, bà còn dặn tôi đem con tôi theo. Bà cho tôi biết nơi gặp và giờ gặp: 10 giờ sáng ở trước Nhà Thờ  Saint Leon, một nhà thờ cách toà nhà của bà không xa, trong Quận 15. Tôi sẽ đứng với con tôi trong xe nôi dưới Tựợng Thánh Joseph.
Bà nói:
“Chúng ta sẽ đi vào công viên, vừa đi vừa nói chuyện. Sẽ rất kín đáo.”
Tôi chờ bà đến 11 giờ. Bà không đến. Khi tôi về nhà bà dì tôi, có tin bà nhắn tôi trong máy điện thoại. Bà phá lệ không nhắn tin của bà. Bà nói bà không đến gặp tôi được vì bà đau. Bà sẽ phone cho tôi sau.
Hôm sau bà phone cho tôi. Bà xin lỗi đã sai hẹn. Lần này bà bảo tôi đến gặp bà ở nhà bà. Tôi đến trước giờ bà hẹn cho tôi gặp, tôi và Tommy chờ bà hơn một giờ đồng hồ ở phòng khách dưới nhà. Bà không cho tôi lên phòng bà. Lần thứ hai bà sai hẹn. Lần thứ hai tôi không giận bà.
CTHĐ: Bà Demery trở về Chicago. Bà và bà Trần Lệ Xuân lại tiếp tục nói chuyện với nhau qua điện thoại. Bà Lệ Xuân nói khi đi khỏi Sài Gòn sang Mỹ giải độc chính quyền và dân Mỹ bà không mang theo tấm ảnh nào của gia đình bà. Bà nhớ căn phòng ngủ của bà. Bà Demery liên lạc với nhân viên Thư Viện Tổng Thống Lyndon B. Johnson. Bà xin được tấm ảnh bà Phó Tổng Thống Johnson – năm 1961 theo Phó Tổng Thống Johnson đến Sài Gòn – được bà Lệ Xuân tiếp và mời xem những tấm da hổ. Bà Demery gửi tấm ảnh ấy tặng bà Lệ Xuân. Bà Lệ Xuân cảm động vì tấm ảnh.
Ảnh ghi hình bà Lệ Xuân, bà Johnson, bà Smith em gái TT. Kennedy, bà vợ ông Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Bốn bà đứng xem bốn hay năm tấm da hổ đật trên sàn phòng. Nhìn kỹ  thấy ở tấm màn che cuối phòng  có cái đầu anh cà chớn thò ra.  Phòng ngủ của bà Lệ Xuân, bà chủ đang tiếp quốc khách, làm sao có anh cà chớn thập thò sau tấm màn? Ảnh có cái giường ngủ. Không lẽ bà Lệ Xuân bầy thường trực bốn, năm tấm da hổ ngay bên giường ngủ. Không biết có phải những tấm da hổ ấy là da những con hổ do ông Ngô Đình Nhu bắn được hay mua làm collection.  Những năm 1960 ông Nhu thường vào rừng săn cọp.
Khi bà Dân biểu Trần Lệ Xuân đưa ra Luật Bảo Vệ Gia Đình: Cấm Ly Dị, Cấm có Vợ Bé, dư luận cho rằng bà làm luật ấy để ngăn không cho ông Nguyễn Hữu Châu ly dị bà chị ruột ữu Châ của bà là bà Trần Lệ Chi. Bà Demeri kể bà Lệ Chi có chồng là Luật sư Nguyễn Hữu Châu, con nhà giầu miền Nam, từng làm luật sư phụ tá trong văn phòng của Luật sư Trần Văn Chương ở Hà Nội. Chuyện trước năm 1945.
Bà Lệ Chi sau khi có chồng lại yêu một người Pháp tên là Etienne Oggeri, một chuyên viên săn bắn voi lấy ngà voi nổi tiếng. Bà Lệ Chi muốn ly dị chồng để kết hôn với người tình Oggeri. Bà Lệ Xuân làm Luật Cấm Ly Dị để ngăn bà chị ly dị chồng. Bà Lệ Chi cắt mạch máu cổ tay để tự tử nhưng được cứu sống. Bà Lệ Xuân không lý gì đến sự sống chết của bà chị. Luật sư Nguyễn Hữu Châu là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng chính phủ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Sau khi ông Ngô Đình Diện lên làm Tổng Thống, ông NH Châu từ chức, sang Pháp và qua đời ở Pháp.  Bà Demeri kể về sau bà Lệ Chi kết hôn với ông Oggeri, hai người sang sống ở Hoa Kỳ.
Finding The Dragon Lady. Chương 16. Trang 213 đến trang 225.
Bà Nhu và cô con lần lữa ở lại California sau ngày xẩy ra cuộc đảo chính. Ba người con của bà đã được đưa từ Sài Gòn đến Roma nhưng bà Nhu vẫn chưa thể sang đó với các con bà. Bà không sao chấp nhận cái tin Tổng Thống  NĐ Diệm và ông chồng bà đã chết, và chuyện nay mấy ông quân nhân đã nắm chính quyền Nam Việt Nam. Bà Nhu hy vọng chuyện Tổng Thống và ông chồng bà bị giết là do ông NĐ Nhu đặt ra để lừa đám đảo chính. Khi thấy ảnh TT NĐ Diệm và ông NĐ Nhu bị bắn chết bà Nhu vẫn không tin đó là ảnh thật.
Ngày 5 Tháng 11, 4 ngày sau cuộc đảo chính, bà NĐ Nhu mở cuộc họp báo trong một căn phòng khách sạn Beverly Wilshire. Bà mang kính đen, một chuỗi ngọc trai ở cổ, mặc áo dài Việt Nam đen. Bà nghẹn ngào khi bà đọc bản tuyên bố bà đã viết sẵn. trong bản tuyên bố này có câu:
Whoever has the Americans as allies does not need any enemies.”
“Bất cứ ai có người Mỹ là đồng minh sẽ không cần có kẻ thù.”
Bà cáo buộc Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính. Bàn tay nắm chặt tờ giấy lau nước mắt, bà lấy đủ nghị lực để nói lên lời tiên đoán:
“I can predict to you all that the story in Vietnam is only at its beginning.”
“Tôi có thể nói trước với các vị chuyện về Việt Nam chỉ mới bắt đầu.”
(.. .. .. )
Bà Nhu bị bối rối về chuyện tiền bạc. Tiền căn phòng của bà ở  khách sạn là 98 đô-la một ngày. Nhật báo New York Times loan tin bà Nhu đến Hoa Kỳ với số tiền mặt 5.000 đôla, để chi dùng cho 3 tuần lễ bà dự định sẽ ở Hoa Kỳ. Dư luận đã thổi phồng quá đáng số của cải của ông bà NĐ Nhu. Ông bà Nhu không có tiền, không có nhà ở ngoại quốc. Ông Allen Chase, một nhà tài chính, có nhà ở Los Angeles, mời bà Nhu đến ở. Bà Nhu và Lệ Thủy đến. Ông bà Chase nhường phòng ngủ chính cho mẹ con bà khách, ông bà sang ngủ ở phòng ngủ dành cho khách.
Tạp chí National Review loan tin trong thời gian này có một số người Mỹ đến gặp bà Nhu để tính chuyện bà viết Hồi Ký, chuyện làm phim cuộc đời bà.
Nhưng mọi việc đều quá sớm. Bà Nhu phải rời Hoa Kỳ để sang Roma. Số tiền bà không trả Khách sạn Beverly Wilshire là 1.000 đô-la.
Ở phi trường Los Angeles, trước khi cùng Lệ Thủy lên phi cơ, bà Nhu đọc một bản tuyên bố dài. Trong bản văn này có câu:
“Judas bán Chúa Cứu Thế lấy ba mươi đồng tiền bạc, anh em Ngô Tổng Thống bị bán với giá vài đô-la.”
Lời tiên đoán “Chuyện về Việt Nam mới chỉ bắt đầu..” bà Nhu nói trước khi rời Hoa Kỳ cũng đúng. Chỉ ba tuần lễ sau ngày TT. Ngô Đình Diệm bị giết, TT. John F. Kennedy bị bắn chết.
Ngày 24 tháng 11, 1963, từ Roma, bà Nhu gửi một điện tín chia buồn đến bà Jacqueline Kennedy. Trong điện văn, bà Nhu bầy tỏ cảm tình với bà Kennedy và các con của bà. Nhưng bà Nhu cũng không thể không gửi vào điện văn một lời cay đắng: Bà đã phải chịu nỗi đau mất chồng trước bà Kennedy.
“I sympathize the more for I understand that that ordeal might semm to you more unbearable because of your habitually well-shelterd life.” In other words, now you see how it feels.”
Finding The Dragon Lady. Coup d’État. Trang 193 đến trang 211. Trích.

Gần một năm trôi qua từ khi tôi – ( bà Demery ) – và bà Nhu ngừng nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nhưng khi bà lại phone cho tôi, vào mùa hạ 2010, cuộc nói chuyện qua phone giữa bà và tôi tiếp tục như không có chuyện gì xẩy ra. Tôi lại làm theo đúng những gì bà muốn, sự tuân phục bà của tôi làm tôi ngạc nhiên. Đến lúc đó tôi mới biết, mới thấy là tôi thiếu bà, tôi nhớ bà.
Bây giờ giọng nói của bà Nhu trầm xuống. Đây là giọng nói của bà già tám mươi tuổi. Bà nói bà bị đau, bà phải chịu giải phẫu ở chân, bà đã đi khỏi Paris.
“Các con tôi muốn tôi sống gần chúng – bà Nhu nói – Nay tôi ở Rome. “Bà nói bà đã viết xong Hồi Ký của bà – Memoirs – Bà sẽ gửi Hồi Ký cho tôi.
Tôi cảm thấy có việc gì không tốt đã xẩy đến với bà. Bà phone tôi một lần rồi thôi. Ba tháng sau tôi phone đến số phone của bà, người ta cho tôi biết số phone này đã bị hủy bỏ. Tôi sợ bà qua đời. Ngày ngày tôi theo dõi trang Obituaries – Ai Tín – trên nhật báo xem có tin về bà Nhu không.


Bà Trần Lệ Xuân cười lần cuối trong buổi tối Tháng 10 năm 1963 ở Phòng VIP Phi trường Tân Sơn Nhứt. Người complet-veston đứng sau Bà là Ký Phan Nghị, phóng viên Nhật báo Ngôn Luận. Trong ảnh này Bà Trần Lệ Xuân đã đứng lên, áo lạnh và sắc ở tay, để đi ra phi cơ PanAm American.
Bà Trần Lệ Xuân cười lần cuối trong buổi tối Tháng 10 năm 1963 ở Phòng VIP Phi trường Tân Sơn Nhứt. Người complet-veston đứng sau Bà là Ký Phan Nghị, phóng viên Nhật báo Ngôn Luận. Trong ảnh này Bà Trần Lệ Xuân đã đứng lên, áo lạnh và sắc ở tay, để đi ra phi cơ PanAm American.


Bà Trần Lệ Xuân cho bà Johnson, bà em TT. Kennedy và bà Phu nhân Đại Sứ Mỹ xem những tấm da hổ.

Nguyên văn bà Demery viết: Trang 196:
“The last time we talked, Madame Nhu sounded worse, her voice sandpaper in her throat. “There are days when I  want to close my eyes and go in peace. But what wakes  me up is only the feeling that there is something that  have to do and something I have left to say.”
Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện, Bà Nhu có vẻ yếu, giọng bà khàn khàn như cổ họng bà bị rát: “Có những ngày tôi muốn nhắm mắt lại và ra đi trong bình yên. Nhưng cái làm tôi tỉnh lại là cảm nghĩ có cái gì đó tôi phải làm, có lời tôi phải nói.”

Ý muốn cuối cùng của bà Nhu trước khi chết là viết ra những gì bà muốn nói; bà nhờ tôi giúp bà nhưng tôi không biết tôi phải làm sao đế giúp bà.
Ngưng trích Finding The Dragon Lady.

CTHĐ: Tôi gặp khó khăn khi viết bài đọc sách này. Tôi xin lỗi đã không viết lại được sáng, rõ những sự việc trong sách của nữ tác giả Demery. Qua những gì bà Demery kể tôi thấy trước sau bà Demery không một lần được gặp mặt bà Lệ Xuân. Trong năm, sáu năm hai bà chỉ nói với nhau qua điện thoại. Hai lần bà Demery từ Mỹ đến Paris để gặp bà Lệ Xuân nhưng đều không được gặp. Một lần chính bà Lệ Xuân gọi bà Demery sang Paris.
Finding The Dragon Lady. Trang 206, 207, 208.

Bà Nhu gần như tuyệt vọng trong ý muốn đưa ba người con của bà ra khỏi nước sau cuộc chính biến. Bà gọi phone cho Nữ ký giả Marguerite Higgins. Bà Higgins từng đến Sài Gòn và kết thân với bà Nhu. Bà Nhu khóc nghẹn nói với bà Higgins:
“Họ đã giết chồng tôi. Tôi sợ họ giết các con tôi.”
Bà Higgins hứa với bà Nhu bà sẽ nhờ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp. Bà Higgins phone ngay cho ông Roger Hilsman, cố vấn thân cận của TT Kennedy và là Vụ Trưởng  Viễn Đông Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Bà phone lúc 2 giờ sáng:
“Chúc mừng thành công, “– bà Higgins nói – “Anh thấy sao khi hai bàn tay anh dính máu?”

Ông Hillsman nói:
“Thôi mà, Maggie. Cách mạng là bạo động. Phải có người bị hại.”
Bà Higgins hỏi ông Hillsman về tình trạng và số phận của ba người con của bà Nhu hiện ở Nam Việt Nam. Lời hỏi này làm ông Hillsman nhớ đến quyền lực của báo chí truyền thông Mỹ. Ông Hillsman thấy ngay chính phủ Mỹ đã bị mang tiếng vì cái chết của TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, chính phủ Mỹ không thể để cho ba người con nhỏ của ông bà Nhu bị giết nốt. Cần phải đưa ngay ba trẻ nhỏ đó ra khỏi nước.

Fred Flott, nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam , được chỉ định làm việc đưa con ông bà Nhu ra khỏi nuớc. Tướng Nguyễn Khánh đưa Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh và Ngô Đình Lệ Quyên trên phi cơ của ông từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Fred Flott đón anh em Trác ở sân bay Tân Sơn Nhầt, đưa cả ba lên một phi cơ quân sự Mỹ bay sang Thái Lan. Từ Bangkok, Flott đích thân đưa ba anh em Trác bay sang Rome. Ba anh em Trác ngồi ghế hạng nhất trên phi cơ Pan American. Flott kể thái độ anh em Trác rất đàng hoàng, không khóc, không sợ. Flott kể chuyện:
“Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đến đón cháu ở phi trường. Có khoảng 200 phóng viên chờ đón. Ông Thục tỏ ra có ác cảm với tôi. Tôi nói với ông tôi được lệnh của Đại Sứ Lodge làm việc này. Ông không cám ơn tôi, ông không nói với tôi một câu, ông không bắt tay tôi, ông đưa ba cháu ông lên xe, đi mất.”
CTHĐ: Tôi nhắc lại: tôi bị bối rối khi đọc Finding The Dragon Lady. Bà Demery viết : Bà NgôĐình Nhu gửi bà tập Memoirs – Hồi Ký qua Internet. Rồi bà được xem tập Diary – Nhật Ký – từ một người Việt Nam sống ở Mỹ.

Finding The Dragon Lady. Trang 104, 105, 106, 110, 111, 112.
Nguyên văn: The Diary came to my attention in August 2010 when James van Thach, a retired US Army captain, got in touch with me. He was my age, lived in the Bronx, and had found me through a Google search. Like me, James was interested in the history of the Vietnam War, particularly the story of Madame Nhu.”
Phỏng dịch: Tập Nhật Ký đến với tôi Tháng Tám 2012 khi James van Thach, một Đại úy hồi hưu quân đội Mỹ liên lạc với tôi. Ông trạc tuổi tôi, sống ở vùng Bronx, ông tìm ra tôi trên trang Google. Giống tôi, James chú ý đến lịch sử Cuộc Chiến Tranh Việt Nam và đặc biệt chú ý đến Bà Nhu.

Tôi nghi ngờ khi James cho tôi biết ông ta có quyển Nhật Ký của Bà Nhu. Chuyện năm mươi năm sau khi viết một tập Nhật ký xuất hiện trong tay một cựu sĩ quan ở New York là chuyện khó tin. Bà Nhu không một lần nói với tôi về quyển Nhật Ký của bà.
Nhưng tôi cũng đến nhà ba má James ở Queen. Tôi gặp James ở đây. James không nói, hay không thể nói bằng cách nào ông có quyển Nhật ký của Bà Nhu, ngoài việc ông nói ông có người thân làm công an Nam Việt Nam năm 1963. Nhật ký viết chữ Pháp, James không đọc được. James cho tôi xem Nhật ký ở tiệm cà phê Starbuck. Nhật ký ghi trong một sổ tay, bìa cứng, khoảng 300 trang. Tôi thấy đúng đó là chữ viết của Bà Nhu. Trang đầu ghi năm 1959, trang cuối ghi năm 1963. 
(.. .. .. )
Nguyên văn Finding The Dragon Lady. Trích:
3.00 a.m on November 11, 1960.
Diem had already started negotiating with the coup plotters. He had promised them  a new and different government, and by the time Madame Nhu arrived in his office, he had even gone on the radio to prclaim it. “The president is much too sofhearted,” she realized ; someone is going to have to take charge. Concilliation is a sign of weakness. Just like Diem  had stood strong in the face of the Binh Xuyen mobters, he needed to stand firm now.
Madame Nhu strode over to Diem. She did not hide her frustation. In later interviews, she would say that when the preident behaved like a.child, she wanted to slap him. In her diary, she accused Diem of acting like a baby. She also wrote, “I am disgusted with him, he has no confidence in himself and has lowered himselp by talking with the rebels.” One published account of the confrontation that morning maintains that Madame Nhu actually  did slap the president, hard and across the face, before grabbing him by his sloping shoulders and shaking him in a fury. But that sounds like the kind of strory that was embroidered on its way through the café circuit gossip before it landed in the St. Louis Post Dispatch three years later.
Even if Madame Nhu did not slap Diem, her words had a lasting impact. “Keep only the necessary men here to defend the palace.” She instructed. “Send the rest of them to retake the radio.”
Phỏng dịch:  3 giờ sáng ngày 11 háng 11, 1960.
Ông Diệm đã bắt đầu những thảo luận về những điều kiện điều đình với nhóm đảo chính. Ông đã hứa với họ sẽ có một chính phủ mới và khác, khi bà Nhu đi vào văn phòng ông, ông đã tuyên bố trên đài phát thanh về chuyện chính phủ mới. “Tổng Thống mềm lòng quá,” Bà Nhu thấy thế, phải có người đứng ra chịu trách nhiệm ở đây. Điều đình là dấu hiệu của yếu kém. Như ông Diệm từng xử sự cứng rắn với bọn cướp Bình Xuyên,nay ông cũng cần phải tỏ ra cứng rắn.
Bà Nhu rảo bước tới trước ông Diệm. Bà không che dấu sự bực bội. Trong những cuộc phỏng vấn sau đó, bà có nói rằng khi thấy ông Tổng Thống xử sự như đứa trẻ, bà muốn tát vào mặt ông. Trong nhật ký của bà, bà kết tội ông Diệm hành động như đứa trẻ con. Bà cũng viết: “Tôi thấy tởm ông ta, ông ấy không có tự tin, ông ấy tự hạ thấp khi nói chuyện với bọn phản loạn.” Một bản tường thuật cuộc đụng độ sáng hôm ấy thuật rõ bà Nhu quả thực đã tát ông Diệm, tát mạnh vào mặt rồi nắm lấy vai áo ông mà giận dữ lắc mạnh. Nhưng chuyện đó giống loại chuyện được thêu dệt và truyền đồn ở những tiện cà phê trước khi nó lên trang báo St Louis Dispatch ba tháng sau.
Ngay cả khi bà Nhu không tát ông Diệm, những lời nói của bà có hiệu quả lâu dài. “Chỉ giữ số lính cần thiết ở đây để bảo vệ Dinh,” bà ra lệnh. “Phái số lính còn lại đi chiếm lại đài phát thanh.”
Ngưng trích Finding The Dragon Lady.
CTHĐ: Tôi trích đăng nguyên văn chữ Mỹ một số đoạn tôi trích trong tác phẩm của bà Demery để quí vị độc giả thấy bà Semery thực viết như thế, tôi – CTHĐ – không bịa chuyện gán cho bà Demery. Trong bài Hoàng Long Phu Nhân số Một đã đăng, tôi có viết tôi muốn tìm trong tác phẩm của bà Demery những chuyện về bà Trần Lệ Xuân tôi chưa từng đọc thấy, và nhất là tôi muốn tìm biết bà Trần Lệ Xuân có ngoại tình, có yêu ai không.
Trong một đoạn sách Finding The Dragon Lady, tôi thấy bà Demery thuật bà Lệ Xuân ghi về ông Ngô Đình Nhu:
“I love him less and less.”
Tôi yêu ông càng ngày càng ít.
Finding the Dragon Lady. Trang 224, 225.

Nguyên văn: I love him less and less.
She even seems to have tasted love briefly in the form of a few affairs. In the diary she wrote about three men  by their initials only: L, K, and H. The language is vague enough that I have to wonder if she ever acted on her impulse: “Happily have not met anyone yet who has it all,” “it” being a desired combination of sinceririty, admiration and adoration – the qualitiees to match her own. But H seem to have come close, with what she described as his dynamism and extraordinary way of courting her, though she doesn’t provide any details other than to say he was a real Don Juan character. She coyly ask H. “Are you always like thie with women?” and his reply pleases her to no end: “Do you really think women are like you? I had to cross ocean to fine you.”
The anonymous H understood Madame Nhu. I rather sympathize with him, even though I have no idea , beyond the initial, who he was. He loved Le Xuan, Madame Nhu, because of who she was staggered beautiful, proud, willful, a woman who would not be consigned to the place that that the men around her had fenced off for her. She would battle with empire, bandits, and the forces of history before she was  done. She would be in the heart of the sory, the center of the epic in whitch she was cast, and no one would ever forget her. She was indeed worth crossing an ocean for, and  am glad that  I did..

Phỏng dịch: Tôi viết phỏng dịch vì tôi không thể chuyển sang chữ Việt đúng những lời trong tác phẩm của bà Demery.
Bà cũng có vẻ đã có yêu trong vài cuộc tình ngắn. Trong nhật ký, bà viết về ba người đàn ông với chữ thứ nhầt tên của họ: L, K, và H. Lời viết mơ hồ đủ để tôi nghĩ bà chỉ yêu thoáng qua. Bà viết: “May mắn tôi chưa  gặp ai có đủ cái đó, ““Cái đó “đây là sự dung hợp của chân thành, ngưỡng mộ và thờ phụng.- những đức tính như bà có. Riêng nhân vật H đến gần mẫu người đó, với những đức tính bà kể về sự năng động của ông, và lối quyến rũ bà rất đặc biệt của ông. Bà không viết gì về nhân vật H ngoài lời tả ông là một Don Juan chân chính. Bà e lệ hỏi ông H: “Anh làm như vậy với tất cả những người đàn bà ư?” Câu trả lời của ông làm bà hài lòng vô tận: “Nàng cho rằng tất cả đàn bà đều như nàng ư? Tôi phải qua đại dương để tìm nàng.”

Nhân vật H vô danh hiểu Bà Nhu.  Tôi  - ( Bà Demery ) – có cảm tình với ông dù tôi không biết gì về ông ngoài chữ H. Ông yêu Lệ Xuân, bà Nhu, vì bà đẹp ngất, bà kiêu, bà có ý lực, một người đàn bà không chịu ở trong khung mà đàn ông đã đóng rào cho nàng. Nàng sẵn sàng chống những đế quốc, chống đạo tặc, chống những sức mạnh lịch sử trước khi chịu thua. Nàng ở trong tim của câu chuyện, nàng ở trung tâm vở hùng kịch mà nàng phải đóng một vai, sẽ mãi mãi không ai quên nàng.
Nàng quả thật xứng đáng để người ta vượt biển đến tìm, tôi vui vì tôi đã làm việc ấy.
Ngưng trích Finding he Dragon Lady.  ngoài l ngoài việc kể ông là một H
Trang 225 trên đây là trang cuối cùng sách Finding The Dragon Lady.

CTHĐ: Qua lời kể mơ hồ, rối bời của sách Finding The Dragon Lady, chắc quí vị cũng như tôi, ta thấy:  Quả thực có quyển Nhật ký của bà Trần Lệ Xuân. Nhật ký được một người lấy trong phòng ngủ của Bà Nhu và đem sang Mỹ
Nhưng bà Demery không cho ta thấy một cái ảnh nào về quyển Nhật ký, không có trang ảnh chụp trang viết tay của bà Lệ Xuân.
Ta thấy bà Lệ Xuân có yêu một người tên tắt là H. Người này có vẻ là người Âu Mỹ, vì lời ghi trong Nhật ký: “Tôi phải qua đại dương để tìm nàng.”
Tôi – CTHĐ – théc méc: “Don Juan H ở đâu mà không đến với Trần Lệ Xuân những năm 1967, 1968? “
She would be at the heart of David Halberstam, ký giả nổi tiếng của Mỹ, tác  giả sách The Best and The Brightest, từng sống, làm việc ở Sài Gòn những năm 1960, 1962, viết về bà Trần Lệ Xuân:
The beautiful but diabolic sex dictatress.”
Nữ độc tài đẹp nhưng Dzâm Quỉ.
David Halberstam trăm năm hồng lệ trước bà Trần Lệ Xuân. Anh không có dịp thấy người đàn bà Việt Nam bị anh gọi là “Nữ Dzâm Quỉ “sống thanh tịnh không có tai tiếng gì trong 40 năm.
Tôi đọc Finding The Dragon Lady của bà Monique Brinson Demery trong hai đêm, tôi viết bài này trong 8 giờ, mà bài viết không ra làm sao cả. Tôi không hài lòng với bài viết này.
Năm giờ chiều Ngày 31 Tháng 10, 2013. Tôi chấm dzứt ở đây. 
Hoàng Hải Thủy

Vũ Thất
neo

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...