Friday, April 15, 2016

Các Nước Siết Vòng Vây TC by Vi Anh

HoangsaParacels:  Sao không thấy vòng vây cuả nước CHXHCN An Nam Đô Hộ Phủ?

Chỉ trong một tuần đầu của tháng Tư năm 2016, mà cả mấy nước Á châu Thái bình dương và các nước trong nhóm G7 khắp thế giới phản đối chống TC và xích lại gần Mỹ vì vấn đề TC xâm lấn Biển Đông. Với tình hình này anh Khổng Lồ Trung Cộng đơn thân, độc nhãn khó mà chịu nổi.

Trước tiên CSVN đồng chí đồng rận với TC vào ngày 07/04/2016 CSVN công khai lên tiếng phản đối và còn tống đạt công hàm giấy trắng mực đen phản đối cho đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, từ bỏ kế hoạch khoan dầu tại vùng biển mà vấn đề quyền tài phán vẫn chưa được làm rõ. Đây là dấu hiệu căng thẳng thứ hai trong chưa dầy nửa năm, lần thứ nhứt hồi trước đại hội Đảng CS thứ 12 của CSVN, Hà nội cũng phản đối một lần như thế. Và trong năm năm 2014, TQ kéo dàn khoan Hải Dương Thạch Du vào vùng đặc quyền kinh tế VN, khiến dân chúng và công nhân VN biểu tình đánh chết công nhân và đốt nhà xưởng của TC ở hai khu kỹ nghệ Bình Dương và Vũng Áng, TC phải cho tàu qua rước về Tàu.

Ngoài vụ phản đối giàn khoan xâm nhập vùng biển VN vào ngày 07/04/2016, CSVN còn phản đối Trung Quốc đưa vào hoạt động hải đăng trên Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa vi phạm chủ quyền của Việt Nam, «bất hợp pháp và vô giá trị.”

Còn Indonesia hay Nam Dương thì tăng cường quân lực ra đảo Natuna để chống Trung Quốc. Tạp chí quốc phòng Anh IHS Janes ngày 05/07/2016 tiết lộ kế hoạch Indonesia đưa hệ thống phòng không tối tân nhất của Indonesia đến vùng đảo xa này để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Tướng Gatot Nurmantyo, tư lệnh quân đội Indonesia điều trần trước Ủy Ban Quốc Phòng, Tình Báo và Ngoại Vụ Hạ Viện Indonesia, rằng Không Quân Indonesia sắp đưa bốn đơn vị đặc nhiệm trên bộ lên đảo Pulau Natuna Besar. Trong đó có hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield, một dàn cao xạ tự động đa năng 35 ly, có thể bắn 1.000 phát mỗi phút, và sử dụng loại đạn được hướng dẫn chính xác. Quân đội xin Quốc Hội cấp cho ngân khoản để tăng cường đáng kể lực lượng đồn trú tại quần đảo Natuna, bao gồm việc trang bị thêm các hệ thống phòng không tầm trung trên đảo Pulau Natuna Besar, xây thêm cơ sở để đón tám chiến đấu cơ loại Su-27, Su-30 hoặc F-16 sắp được đưa đến căn cứ không quân Ranai ở thủ phủ của quần đảo Natuna. Một phi đội máy bay không người lái cũng sẽ được bố trí tại Natuna, hai căn cứ không quân và hải quân tại chỗ được mở rộng, trong lúc số lính đồn trú sẽ nhân đôi, đạt mức 2.000 quân từ nay đến cuối năm. Natuna là một quần đảo gồm 270 đảo ở phía Nam Biển Đông, nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Chủ quyền quần đảo này thuộc về Indonesia, nhưng một phần vùng đặc quyền kinh tế của Natuna lại bị đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông ăn vào. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã có những hành vi hung hăng nhắm vào Indonesia từ lâu, nhưng Jakarta hầu như không phản ứng để duy trì mối quan hệ hữu hảo về mặt kinh tế. Nhưng hôm 9/04 vừa qua, tàu tuần cảnh Trung Quốc đã đánh tháo cho một tàu cá Trung Quốc bị tuần duyên Indonesia chận bắt ngoài khơi Natuna. Bị Indonesia phản đối, Bắc Kinh đã thản nhiên biện minh: khu vực đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc.

Còn Philippines còn chấp nhận vai trò chống TC tích cực trong chiến lược Mỹ chuyển truc quân sự về Á châu Thái bình dương như VN Cộng hoà chấp nhận vai trò làm tiền đồn chống CS trong thời Chiến Tranh Lạnh ở Á châu Thái bình dương. Philippines đang trở thành nơi then chốt cho hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Thượng Viện Philippines đã thông qua Hiệp Ước Tăng Cường Hợp Tác Quốc Phòng Mỹ-Phi EDCA, ký kết vào tháng 04/2014 và được Tòa Án Tối Cao Philippines tán đồng hồi tháng Giêng vừa qua, cho phép Washington gia tăng đáng kể sự hiện diện trong vùng Đông Nam Á và Biển Đông. Hiệp Định EDCA chính thức mở cửa năm căn cứ trên đất Philippines cho quân đội và vũ khí Mỹ tiêu biểu như cả Subic Bay, một căn cứ hải quân Mỹ trước đây. Mỹ đầu tư “đáng kể” vào các dự án nêu trên để tăng mạnh năng lực, và Mỹ sẽ lập “các cơ sở hậu cần lâu dài để hỗ trợ các đợt triển khai luân phiên”. Các báo Mỹ International Business Times và Air Force Times cho hay Hoa kỳ đã đưa quân đến 5 căn cứ Philippines. Thủy quân Lục chiến Mỹ là quân chủng lo phần chiến sự thuỷ bộ trong vùng Thái bình dương đối diện với TQ này. Ngoài ra Mỹ đã cấp hơn 120 triệu đôla viện trợ quân sự cho Philippines năm nay, con số lớn nhất trong 15 năm qua. Đến nay, Manila đã nhận được 79 triệu đôla trong tổng số vừa kể. 42 triệu đôla còn lại được cấp từ Sáng kiến An ninh Hàng hải Mỹ-Đông Nam Á được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter công bố hồi năm ngoái. Đại sứ Cuisa cũng cho hay Philippines đang đàm phán với Mỹ để mua tàu tuần tra hạng nhẹ lớp Hamilton thứ tư để tăng cường năng lực tuần tra biển của nước này.Theo Sáng kiến An ninh Hàng hải Mỹ-Đông Nam Á với ngân sách 425 triệu đôla, Mỹ sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ cho Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong vài năm.

Thêm một hành động căng thẳng nữa giữa Washington và Bắc Kinh, là Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ô. Ashton Carter huỷ chuyến viếng thăm TQ, thông báo của Ngũ Giác Đài ngày 08/04/2016 cho biết như vậy. Dù Ô. Carter đã chính thức nhận lời mời của đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn và đã lên lịch rồi. Báo The Wall Street Journal nhận định rất có thể là bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ hủy chuyến công du Trung Quốc để bày tỏ thái độ bất đồng tình đối với một loạt hành vi hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông trong những tháng gần đây. Ông chỉ đi Á châu thăm hai nước, Ấn độ để bàn về họp tác quân sự giữa Mỹ và Ấn, và Phi để thị sát cuộc tập trận lớn của Mỹ, Phi được Úc, Nhựt tham dự.

Trong tinh hình các nước Á châu Thái bình dương bị TC xâm lấn biển đảo Philippines đang trở thành ví dụ điển hình cho tiến trình kết nối chặt chẽ hơn giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực.

Tưởng cũng cần nhắc trong chuỗi các nước chống TC ở cực Nam Thái binh dương. Hai nước Nam Dương và Mã Lai lâu nay ít khi can dự hay phản đối hành động TC xâm lấn của các nước như Việt Nam, Phi luật tân. Bây giờ TC thọc mũi dùi sâu xuống gây hấn Nam Dương và Mã Lai. Tức nước phải vỡ bờ, hồi tháng 03 năm 2016 Nam Dương và Mã Lai công khai phản kích TC đã hiếu chiến, gây hấn, xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia Hồi Giáo này ở Đông Nam Á. Tàu tuần duyên Trung Quốc đã xông vào giải cứu tàu cá của TC vào đánh cá trong lãnh hải của Nam dương bị Nam dương bắt.

Còn Mã Lai thì TC dùng chiến thuật “biển tàu” để giành biển chiếm đảo của Mã Lai. Tiêu biểu như ngày 24/03 TC tung cả trăm tàu cá vào vùng biển mà Malaysia tuyên bố chủ quyền gần bãi South Luconia Shoals. Bộ trưởng Quốc Phòng Mã Lai Datuk Seri Hishammuddin Hussein đã phải tuyên bố tại Kuala Lumpur Trung Quốc đã lấn áp Malaysia quá nhiều, đã đến lúc Malaysia phải đẩy lùi sự lấn áp của Trung Quốc.

Còn Mỹ đã công bố trong tháng Tư này sẽ tuần tra lần 3 hệ thống đảo nhân tạo TC đã quân sự hoá để bảo vệ tự do hàng hải và chứng tỏ không thừa nhận chủ quyền TC tuyên xưng trên một số đảo Hoàng sa và Trường sa và 90% Biển Đông.

Không những các nước trong vùng Á châu Thái bình dương phản đối và siết vòng vây TC, mà các nước trong khối G7 họp các ngoại trưởng ở Nhựt, trong thông cáo chung cũng phản đối hành động Trung Quốc tại Biển Đông. Theo nguồn tin từ Chính phủ Nhật, dù Ngoại Trưởng TC phản đối, Tuyên bố chung được thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 lần này nhấn mạnh mối “quan ngại sâu sắc” đối với tình hình Biển Đông, phản đối hành động quân sự hóa mà Trung Quốc đang ngày càng gia tăng tại khu vực này./.(Vi Anh)

No comments:

Tin Nhanh

Nga đưa nhiều tàu chiến và không quân bay lượn gần đó và Đan Mạch bất lực. Sự thật Greenland còn sống sót đến ngày hôm nay còn NATO và Mỹ ở ...