Tuesday, April 19, 2016

‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma

HoangsaParacels: Hòn đảo nhân tạo này xây trên máu xương của con dân nước Việt. Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ nghĩ gì về hậu quả của quyết định không nổ súng trong biến cố Gạc Ma xảy ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Mức độ rộng lớn của công trình trái phép mà Trung Quốc xây dựng trên Gạc Ma lớn gấp nhiều lần so với Huy Gơ
Mức độ rộng lớn của công trình trái phép mà Trung Quốc xây dựng trên Gạc Ma lớn gấp nhiều lần so với Huy Gơ.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên vào những ngày giữa tháng 4.2016, Trung Quốc đã xây xong tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) hình khối cao khoảng 8 tầng trên bãi Gạc Ma.
Bao quanh tòa nhà phi pháp này là hàng rào và những dãy nhà xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội. Các dãy nhà này che chắn hết hai tầng phía dưới của tòa nhà trung tâm để các tàu bè đi ngoài biển không thể quan sát được các hoạt động bên trong tòa nhà.

 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 1
Toàn cảnh công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma (Việt Nam)


Nhìn từ ngoài vào, ngoài cùng bên phải tòa nhà là trạm kiểm soát không lưu, rồi đến ngọn hải đăng cao chót vót giữa biển với hai màu đỏ, trắng. Ngoài cùng bên trái là chảo và cột ăng ten thu phát sóng, rồi đến đài quan sát. Phía trước tòa nhà có một đống cát khá lớn và các xe cẩu, xe cơ giới vẫn đang hoạt động để hoàn thành nốt những công trình còn lại.



Gạc Ma là bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng ngày 14.3.1988. Ngay sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc xây dựng căn cứ gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Từ năm 2014, phía Trung Quốc tập trung tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu từ bờ, tiến hành đào đắp để xây nhà công trình, đường sá, bến tàu và các hạng mục kiên cố khác tại Gạc Ma.
Thời kỳ cao điểm, bên cạnh hàng chục tàu vận tải chuyên chở máy móc thiết bị - vật liệu xây dựng, phía Trung Quốc còn huy động các tàu cá bọc sắt, tàu hộ vệ tên lửa làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đá Gạc Ma, xua đuổi các tàu thuyền khác đi gần bãi đá.

Cũng như những công trình khác ở biển, công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma đều được sơn màu trắng, rất dễ nhận dạng khi cách xa hơn 10 hải lý (gần 20 km). Trên bãi Gạc Ma hầu như không có cây cối. Trung Quốc cũng cho lắp một số công trình quạt gió để sản xuất điện.
Các công trình trên bãi Gạc Ma được Trung Quốc bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Tại thời điểm PV Thanh Niên có mặt gần bãi đá, hai bên bãi có một tàu hộ vệ tên lửa cập sát ngay bãi đá, phía bên kia bãi là một tàu dịch vụkhá lớn.
Đáng chú ý ở thời điểm PV Thanh Niên có mặt gần bãi đã có tàu vận tải đổ bộ số hiệu 998 và tàu khu trục số hiệu 168 lướt sóng quẩn quanh bãi Gạc Ma.
Tàu vận tải đổ bộ 998 trọng tải gần 20.000 tấn có nhiệm vụ vận chuyển quân và đánh chiếm các mục tiêu đảo. Tàu 998 có sức chở 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ khoảng 270 người với đầy đủ trang bị vũ khí, 4 xuống đổ bộ đệm khí LCAC, 3 xe tăng lội nước kiểu 63A hoặc 6 xe thiết giáp kiểu 90. Tàu còn được trang bị 1 bệ 8 ống phóng tên lửa đối không HQ-7 tầm bắn 13 km, 1 khẩu pháo 76 mm, 2 bệ 4 khẩu pháo 30 mm.
Tàu 998 thuộc biện chế Hạm đội Nam Hải và con tàu này từng tham gia chiến dịch hạ đặt giàn khoan 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam năm 2014.
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 2
Con tàu đổ bộ 998 này từng tham gia chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam năm 2014.Tàu đổ bộ 998 (tới năm 2008, Trung Quốc mới chỉ có 1 chiếc duy nhất thuộc loại tàu này) đang lượn lờ thị uy và xua đuổi các tàu đến gần Gạc Ma. Gần đó là thuyền bè đánh cá của ngư dân

Còn tàu khu trục 168 là tàu tác chiến trên biển và có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, trên bờ và chức năng phòng không tầm gần. Tàu có trọng tải 7.000 tấn, vận tốc tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý, quân số 280 người. Tàu có 4 bệ với 16 tên lửa đối hải YJ-83 tầm bắn 150 km, pháo 100 mm, máy bay trực thăng…
Một số hình ảnh về các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam do PV Thanh Niên thực hiện:
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 3
Tòa nhà trung tâm. Phía trước tòa nhà còn được xây dựng
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 4
Hải đăng và đài quan sát
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 5
Hải đăng trên Gạc Ma được Trung Quốc xây rất lớn, từ xa trên 10 hải lý (gần 20 km) có thể nhìn thấy
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 6
Đài quan sát
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 7
Ngoài tòa nhà trung tâm, trên Gạc Ma còn có rất nhiều công trình khác
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 8
Tàu chiến có mặt thường trực để bảo vệ Gạc Ma và xua đuổi, không cho tàu bè đến gần
 ‘Thành phố nổi’ trái phép của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma - ảnh 9
Đi cùng với tàu 998 là tàu khu trục 168 có thể đánh chiếm các mục tiêu trên biển
Trung HiếuTrung Hiếu 

09:45 AM - 19/04/2016 Thanh Niên Online

No comments:

Bình luận: Trump nói không để kênh đào Panama rơi vào “tay kẻ xấu” là ám chỉ ĐCSTQ

Quang cảnh khu vực kênh đào Panama, tàu container quá cảnh. (Ảnh: Shutterstock) Không thể để kênh đào Panama rơi vào tay ‘kẻ xấu’ Tổng thống...