Saturday, April 23, 2016

Gặp Gỡ Hạm Trưởng Khu Trục Hạm USS Kirk, FF 1087, Paul Jacobs Ngày 21/04/2016 Tại San Diego

Những ân nhân cuả người Việt tỵ nạn kể lại chuyện cứu người một cách tha thiết, họ tỏ ra rất hãnh diện về việc làm nhân đạo này vì đó là thành tích hiếm có trong đời hải nghiệp cũng như họ đã từng xả thân cùng đổ máu với quân dân Việt Nam chống lại làn sóng đỏ để bảo vệ tự do cho miền Nam mà không màng sự trả ơn.



HQ Thiếu Tá Nguyễn Thiện Lý, cơ khí trưởng HQ 502 đã theo đoàn tàu đi tản qua Subic Bay

Tờ Giấy bạc 500 đồng do hạm trưởng Paul Jacobs trao tặng 
Khách Việt tham dự gồm gia đình cựu HQ Thiếu Tá Nguyễn Thiện Lý, Thanh Hải và cô Hồng Vân


Cô Hồng Vân qua Mỹ từ năm 1975 khi đó cô mới 3 tuổi, cô rất hào hứng khi tìm hiểu nguyên do cuộc chiến Việt Nam

Lá cờ vàng ba sọc đỏ được trưng bày trong Veteran War Museum

Thuỷ thủ và con tàu bé bỏng PBR, nhớ lại dòng sông Vàm Cỏ Đông


Cô Alayna Stoner, Director cuả Veterans  War Museum thắc mắc về danh từ Trại Cải Tạo - Re-education Camp.

Hải Quân Đại Tá Will Hays, cựu hạm trưởng rất gắn bó với cộng đồng Việt Nam San Diego.

Hải quân Việt Mỹ đề huề.

Cựu Hải Quân Đại Tá Will Hays, Tổng Giám Đốc Veteran War Museum

Paul Jacobs, cựu Hạm Trưởng USS Kirk FF 1087



Hạm trưởng Paul đặc biệt tặng các cưụu quân nhân Hải Quân tờ giấy 500 đồng

Chiếc Giang Tốc Đĩnh PBR thân yêu

Alayna Stoner và Thanh Hải

Mặc dù là dân lái ghe vượt biên năm 1984, không thuộc đoàn tàu di tản vào những ngày cuối tháng tư năm 1975, nhưng khi nghe tin Hạm Trưởng Paul Jacobs chỉ huy Khu Trục Hạm US Kirk FF 1087 đến nói chuyện tại Viện Bảo Tàng Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Balboa Park, blogger HoangsaParacels bàn với facebooker Thanh Hải cùng rủ mấy anh bạn Hải Quân đi tham dự; đồng thời cũng để ngỏ lời cảm ơn hạm trưởng Paul và thủy thủ đoàn đã nhọc công cứu vớt những binh sĩ VNCH cùng thường dân và hướng dẫn hạm đội Hải Quân Việt Nam mang theo trên 30 ngàn người từ Côn Sơn đến Subic Bay an toàn.  Vị hạm trưởng cao niên với đôi chân đi không được cứng cáp khi thấy chúng tôi đã vui vẻ chào đón và tặng mỗi người một tờ giấy bạc 500 đồng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành trên có chữ ký của Hạm Trưởng Paul Jacobs và một số thủy thủ đoàn khác. 

Khu Trục Hạm USS Kirk, FF 1087



 

  Trong khi nói chuyện với cử toạ, Ông tỏ ra  rất căng thẳng  khi nhắc đến quyết định cứu các phi công và gia đình đáp xuống sân bay duy nhất và chỉ có một chỗ đáp bắng cách xô đẩy các trực thăng đã chuyển người xong xuống biển để dành chỗ cho các chiếc khác.  Quyết định này có thể đưa ông ra tòa án quân sự; tuy nhiên vì lý do nhân đạo ông vẫn phải làm.  
Một vấn đề nan giải khác khi một chiếc trực thăng Chinook khổng lồ trên chở đày người bay đến, sân bay chiến hạm không đủ khả năng tiếp nhận loại phi cơ này,nhưng chiếc này đang cạn nhiên liệu nên Hạm Trưởng Paul đã yêu cầu phi công bay lơ lửng tại chỗ và thuỷ thủ đoàn bế vác chuyển từng người xuống tàu. Phi công là người cuối cùng ở lại máy bay, anh ta lái ra xa và nhảy xuống biển, chiếc phi cơ rơi chụp trên đầu anh, mọi người tường là anh ta đã chết, nhưng rồi thuỷ thủ đoàn thấy một cái đầu ngoi lên, mọi người reo mừng và anh ta được một chiếc xuồng nhỏ từ USS Kisk phái ra tiếp cứu.  
Hạm Trưởng Paul không cầm được xúc động khi ông chứng kiến thuỷ thủ đoàn cuả Hạm Đội Hải Quân VNCH làm lễ hạ kỳ lần cuối cùng, mọi người không cầm được nước mắt khi thấy lá cờ vàng bao năm phục vụ từ từ hạ xuống và bị thay thế bằng lá cờ Hiệp Chủng Quốc. 
Bui nói chuyện cuả Hạm Trưởng Paul được xen kẽ bằng những đoạn phim tài liệu trong đó có cuộn phim The Lucky Few.  Cuộn phim tài liệu này do chính tay một thuỷ thủ thân tín cuả Hạm Trưởng Paul quay và anh ta cũng có mặt trong buổi nói chuyện này.  
Kế đến là Air Boss cuả USS Midway, Vern Jumper kể lại chuyện cách đây 41 năm Hàng Không Mẫu Hạm Midway đã cứu thoát hơn 3000 người tỵ nạn cộng sản và ông hào hứng kể lại chi tiết phi công Lý Bửng lần đầu tiên hạ cánh an toàn chiếc L 19 cánh thẳng chở theo gia đình ông trên sân bay cuả một HKMH Hoa Kỳ.  

Những ân nhân cuả người Việt tỵ nạn kể lại chuyện cứu người một cách tha thiết, họ tỏ ra rất hãnh diện về việc làm nhân đạo này vì đó là thành tích hiếm có trong đời hải nghiệp cũng như họ đã từng xả thân cùng đổ máu với quân dân Việt Nam chống lại làn sóng đỏ để bảo vệ tự do cho miền Nam mà không màng sự trả ơn. 

Nhắn tin cùng viên phi công lái chiếc Chinook, một thuỷ thủ tên Bill nhắn lời hỏi thăm ông vì anh ta là một trong những thuỷ thủ lái ca nô cứu vớt ông.
HoangsaParacels

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...