Thursday, April 21, 2016

'Đừng sợ hãi người tị nạn'


Nhà văn Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt), nguyên là người tị nạn gốc Việt lớn lên tại Mỹ, đoạt giải Pulitzer cho hạng mục tiểu thuyết giả tưởng vừa được công bố hôm thứ Hai cho cuốn tiểu thuyết đầu tay, The Sympathizer - Cảm tình viên.

Cuốn tiểu thuyết kể câu chuyện về một điệp viên làm việc cho Việt Cộng, người cuối cùng bỏ chạy sang Hoa Kỳ cùng với những quân nhân lực lượng Việt Nam Cộng hòa. Từ đây ông bí mật báo cáo về cho miền Bắc Việt Nam.

Ông Nguyễn nói với Kasia Madera trên chương trình Newsday của BBC về những gì đã tạo hứng khởi cho ông viết cuốn sách.

Ông miêu tả cuốn sách này là "một lời thú nhận". Vậy thú nhận với ai?

Cuốn sách được kể từ cái nhìn của một điệp viên cộng sản trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng thì chúng ta biết rằng anh ta đang nói lời thú nhận với một người cộng sản khác, người lại chính là gác tù của anh ta.

Bao nhiêu phần trong cuốn sách này là cái nhìn từ cuộc đời ông và từ xuất thân của ông?

Người đọc sẽ vui khi biết rằng đây không phải là một cuốn tiểu thuyết tự sự, vì nhân vật kể chuyện trong tác phẩm của tôi là một điệp viên, một kẻ dối trá, một người nghiện rượu, tán gái và cuối cùng là một kẻ giết người.
Tác giả Viet Thanh Nguyen nói: "Người ta thà quay lưng đi và đổ lỗi cho những người trông khác mình".

Nhưng nó là kết quả của một vài đề tài có tính tự thuật trong cuộc đời tôi. Tôi không phải là người nhập cư. Tôi là người tị nạn. Tôi nghĩ điều rất quan trọng là cần phân biệt điều đó, đặc biệt là vào thời buổi này khi các quốc gia đều e ngại người tị nạn.

Tôi luôn cảm thấy tôi sống giữa hai thế giới - tôi không bao giờ cảm thấy hoàn toàn thoải mái ở trong bất cứ mái nhà nào, dù đó ngay chính trong mái nhà của cha mẹ tôi, hay trong cộng đồng người Mỹ. Và chính cái cảm giác luôn ở giữa, bị giằng xé giữa hai thế giới đã định hình thế giới quan của cuốn tiểu thuyết này và của nhân vật này.

Đây là trường hợp ở mức cực đoan vì anh ta là điệp viên, một kẻ nằm vùng và anh ta bị kẹt cứng giữa hai phía đối lập.

Liệu có bao giờ con người ta có thể thực sự hòa đồng ở đất nước mà họ tới định cư hay không?

Tôi nghĩ tôi là một ví dụ hoàn hảo của điều đó. Nếu bạn không nhìn mặt tôi mà chỉ nghe tôi nói thì có lẽ sẽ tưởng tôi là người Mỹ và hầu hết các đặc điểm cuộc sống của tôi thì tôi phần nhiều là một người Mỹ.

Tôi cho rằng nhiều những sợ hãi của mọi người về người tị nạn là bởi vì nghĩ rằng họ hoàn toàn là người ngoại quốc, rằng họ mang theo đủ các loại lây nhiễm, mà có thể là về thể xác, tinh thần, tôn giáo hay ngôn ngữ. Nhưng tôi nghĩ điều rất nhiều người sợ hãi về người tị nạn đó là họ nhắc nhở công dân của các nước ổn định rằng những đặc lợi mà họ đang có được và vẫn coi là chuyện tất yếu đó có thể cũng thực sự mỏng manh, rằng một ngày nào đó xảy ra thiên tai hay chiến tranh và nó cũng có thể biến họ thành những người tị nạn.


Trên thực tế, khi nhìn vào làn sóng những người tị nạn tới Hoa Kỳ và châu Âu, thường là họ hóa đồng rất thành công. Hoa Kỳ có thể nói là một trong những nước ổn định nhất và đang ở trong giai đoạn vận động tranh cử Tổng thống. Ông nghĩ gì về những điều đang diễn ra trên đất nước mà nay ông nhận là đất nước mình?

Người tị nạn và những người nhập cư các loại khác nhau - như người di trú không có giấy tờ v.v. - đã trở thành vật thế mạng cho nỗi sợ hãi và sự tức giận của một số người. Nhưng nỗi sợ hãi và tức giận không nên nhắm vào người di trú, nó thực sự nên nhắm vào cơ chế của tình trạng bất bình đẳng, điều đã khiến người dân sống tại Hoa Kỳ cảm thấy họ bị tước đoạt.

Và đó là điều tôi cho rằng Donald Trump đang kêu gọi, đó là điều Bernie Sanders đang làm theo cách thức thuyết phục hơn, nó cho thấy rằng sự bất bình đẳng về cấu trúc được xây dựng ngay trong chính chủ nghĩa tư bản đã tước đoạt của người dân với mọi xuất xứ khác nhau.

Nhưng nhìn vào sự bất bình đẳng từ cấu trúc thì quả là một điều đáng sợ vì thế người ta thà quay mặt đi và đổ lỗi cho những người nào trông không giống họ.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160420_pulitzer_fiction_prize_winner_on_refugees

No comments:

Bình luận: Trump nói không để kênh đào Panama rơi vào “tay kẻ xấu” là ám chỉ ĐCSTQ

Quang cảnh khu vực kênh đào Panama, tàu container quá cảnh. (Ảnh: Shutterstock) Không thể để kênh đào Panama rơi vào tay ‘kẻ xấu’ Tổng thống...