Friday, December 20, 2019

Hồi ức về Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 (đã hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974.)




Tôi còn nhớ Khoá 6 OCS (tôi là một thành viên) tốt nghiệp vào ngày 26 tháng giêng D.L năm 1971 (trước Tết VN vài ngày).Vì có phái đoàn văn nghệ từ Việt Nam được gửi sang (Khánh Ly, Ngọc Minh, em của Khánh Ly là Ngọc Anh…)đến trình diễn tại trường OCS vào ngày Tết nên trường giữ K6 lại để vui xuân tại trường, sau đó mới chuyển qua Sanfrancisco huấn luyện về tác chiến sông, rạch khoảng 2 tuần lễ.Khoá 6 OCS về lại VN giữa tháng 2-1971 vào lúc khuya tại phi trường Tân Sơn Nhứt.
Trước khi được BTL Hải Quân làm lễ gắn cấp bực sĩ quan, K6 phải trải qua khóa học một tuần lễ tại Cậu Lạc Bộ Sĩ Quan Hải Quân để thích hợp phong cách sinh hoạt của HQ Việt Nam do lịnh của Tư Lịnh Phó Hải Quân: Phó Để Đó Lâm Ngươn Tánh. Sau khi mãn Khoá học này, tiếp đến lễ gắn cấp bực sĩ quan , ngày hôm sau là chọn đơn vị.

Ngày lễ gắn cấp bực SQ cho K6 vào buổi sáng tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Sài Gòn do TLP HQ Lâm Ngươn Tánh chủ toạ, tháp tùng TLP còn có một số sĩ quan HQ cao cấp. Sau buổi lễ có tiệc trà chúc mừng tân SQHQ K6 OCS, dịp này tôi gặp Tham Mưu Phó Quản Huấn là HQ Đại tá Bùi Hữu Thư, tôi hỏi ông:

Thưa Đại Tá! ngày mai là ngày chọn đơn vị, xin Đtá giúp ý kiến, tôi nên chọn đơn vị nào? 

Đại Tá Thư: Nếu còn PCE (Patrol Craft Escort-Hộ Tống Hạm) thì anh chọn PCE , đây là đơn vi cực khổ nhứt, sau đổi bất cứ đơn vị nào anh cũng không sợ.

Theo lời khuyên của ĐTá Thư, hôm sau là ngày chọn đơn vị trong hội trường của Hải Quân Công Xưởng, theo thứ hạng tốt nghiệp, đến phiên tôi (hạng 25/62), đã chọn: PCE-Hộ Tống Ham Nhựt Tảo HQ10.


Tôi còn nhớ Khoá 6 OCS (tôi là một thành viên) tốt nghiệp vào ngày 26 tháng giêng Dương  Lịch năm 1971 (trước Tết VN vài ngày).Vì có phái đoàn văn nghệ từ Việt Nam được gửi sang (Khánh Ly, Ngọc Minh, em của Khánh Ly là Ngọc Anh..) đến trình diễn tại trường OCS vào ngày Tết nên trường giữ K6 lại để vui xuân tại trường, sau đó mới chuyển qua Sanfrancisco huấn luyện về tác chiến sông, rạch khoảng 2 tuần lễ.Khoá 6 OCS về lại VN giữa tháng 2-1971 vào lúc khuya tại phi trường Tân Sơn Nhứt.


Trước khi được BTL Hải Quân làm lễ gắn cấp bậc sĩ quan, K6 phải trải qua khóa học một tuần lễ tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Hải Quân để thích hợp phong cách sinh hoạt của HQ Việt Nam do lịnh của Tư Lệnh Phó Hải Quân: Phó Để Đó Lâm Ngươn Tánh. Sau khi mãn Khóa học này, tiếp đến lễ gắn cấp bậc sĩ quan , ngày hôm sau là chọn đơn vị.

Ngày lễ gắn cấp bậc SQ cho K6 vào buổi sáng tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Sài Gòn do TLP HQ Lâm Ngươn Tánh chủ tọa, tháp tùng TLP còn có một số sĩ quan HQ cao cấp. Sau buổi lễ có tiệc trà chúc mừng tân SQHQ K6 OCS, dịp này tôi gặp Tham Mưu Phó Quản Huấn là HQ Đại tá Bùi Hữu Thư, tôi hỏi ông:

Thưa Đại Tá! ngày mai là ngày chọn đơn vị, xin Đại tá giúp ý kiến, tôi nên chọn đơn vị nào? 

Đại Tá Thư: Nếu còn PCE (Patrol Craft Escort-Hộ Tống Hạm) thì anh chọn PCE , đây là đơn vị cực khổ nhứt, sau đổi bất cứ đơn vị nào anh cũng không sợ.

Theo lời khuyên của Đại Tá Thư, hôm sau là ngày chọn đơn vị trong hội trường của Hải Quân Công Xưởng, theo thứ hạng tốt nghiệp, đến phiên tôi (hạng 25/62), đã chọn: PCE-Hộ Tống Ham Nhựt Tảo HQ10.


Trước khi tân đáo Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10, tôi phải mặc đại lễ lên trình diện Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, Tư Lệnh Hạm Đội lúc đó là HQ Đại Tá Nguyễn Thanh Châu(cao bồi Châu, sau cùng là Phố Đề Đốc,hiện ở bên Pháp K3NT),Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng là HQ Đại Tá Bùi Kim Nguyệt (K3NT). Sau lễ trình diện các tư lịnh, ngày hôm sau tôi mặc tiểu lễ trình diện Hạm Trưởng HTH Nhựt Tảo HQ 10, là HQ Thiếu Tá Lê Văn Thự (K10NT, sau nảy là HT Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ16 tham dự hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974). HT LVT người ốm, cao trông rất khắc khổ, khó tánh …ông căn dặn tôi là không được đi chơi với hạ sĩ quan và đoàn viên. Ngoài HT Thư ra, HQ10 còn có những SQ sau: HQ Đại Úy Phan Văn Phưởng (Hạm Phó K13NT), ba SQ ngành chỉ huy K19NT, các Thiếu Úy Lê Văn Từ (thủ Khoa K19), Trần Đức Hợp, Lê công Thành, 3 SQ ngành cơ khí:Trung Úy Đặng Văn Quảng (K17NT-Cơ Khí Trưởng) và 2 Thiếu Úy tốt nghiệp Hàng Hải Thương Thuyền: Phạm Văn Giai, Nguyễn văn Siêu.

Ngoài ra có 1 SQ Chiến Binh chưa học hải nghiệp: Thiếu Úy Lê Kim Một (sau này là tùy viên Tư Lệnh Hạm Đội HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn- kể nhiệm Đaị Tá Châu)

Là SQ mới ra trường, cấp bậc nhỏ nhất theo truyền thống Hải Quân tôi được giao chức vụ: Sĩ Quan Ẩm Thực kiêm Phát Hướng Viên của HQ10, khi tàu đi công tác tôi là sĩ quan phụ Tá trưởng phiên hải hành cho Thiếu Úy Lê Công Thành.

Chuyển công tác đầu tiên của tôi trên HQ10 là biệt phái cho Vùng 3 Duyên Hải.

Tư Lệnh HQ Vùng 3 Duyên Hải là HQ Đại Tá Trịnh Xuân Phong (K2 Breast-Pháp). Nhiệm vụ HQ10 là tuấn tiễu trên biển từ Vũng Tàu đến Côn Đảo, cứ 6 ngày trên biển về bến nghỉ 3 ngày (Cát Lở hoặc về Saigon). Đi chuyến công tác đầu tiên này tôi mới biết thế nào sự khó chịu của “say sóng. Sau tôi khoảng 2 tháng có Nguyễn Thanh Hưởng tốt nghiệp Khóa 8 OCS thuyên chuyển xuống HQ10.

Biệt phái cho Vùng 3 Duyên Hải khoảng 2 tháng HQ10 được về bến Sài Gòn để bảo trì, sửa chữa.Trong thời gian này, HQ Đại Úy Trần Mạnh Thường (K14NT) được BTL HQ bổ nhiệm xuống HQ10 làm Hạm Phó thay thế Đại Úy Phuơng (đi làm Hạm Trưởng PGM)

Nghỉ bến khoảng 2 tháng, HQ10 đuoc lịnh biệt phái cho Vùng 5 Duyên Hải.Tư Lịnh Vùng 5 Duyên Hải lúc đó là HQ Đại Tá Phạm Gia Luật(Cao Bồi Luật K4NT), HQ10 tuần tiểu từ Mũi Cà Màu đến Hòn Khoai-Côn Đảo.Giống như chuyến công tác trước ở Vùng 3 Duyên Hải, khoảng 2 tháng công tác ở Vùng 5 Duyên Hải HQ10 về bến Sài Gòn sửa chữa.Trong thời gian này thì HQ Trung Tá Nguyễn Thái Lai(K8NT)đuoc BTL HQ bổ nhiệm xuống làm Hạm Trưởng HQ10 thay thế HQ Thiếu Tá Lê Văn Thư. Khác với HT Thư,HT Lai nói năng nhỏ nhẹ, thích trò chuyện với Sĩ Quan…Sau khoảng 2 tháng nghỉ bến ở Sài Gòn,HQ10 được lịnh biệt phái cho Vùng 1 Duyên Hải.Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải lúc đó là HQ Đại Tá Hồ Văn Kỳ Thoại(cấp bậc sau cùng là Phó Đề Đốc K4NT). 

Chuyển công tác này vì một trong 3 sĩ quan trưởng phiên hải hành là Thiếu Úy Trần Đức Hợp đã thuyên chuyển về Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm(Mỹ Tho)nên tôi được chỉ định thay thế Thiếu Úy Hợp,sĩ quan phụ tá cho tôi là Thiếu Úy Hoàng Công Thành(K21NT).HQ 10 tuần tiểu từ Cù Lao Chàm,Cù Lao Ré (Quảng Ngãi)đến vĩ tuyến 17 (Quảng Trị).Chuyển công tác này,tình hình chiến sự ở Vùng 1 Duyên Hải bình thường,cứ tuấn tiễu 6 ngày trên biển về Đà Nẵng nghỉ bến 3 ngày.Khoảng 3 tháng biệt phái cho Vùng 1 Duyên Hải,HQ10 được lệnh về lại Sài Gòn nghỉ bến,sửa chữa.Tôi nhớ lúc ấy Khoảng tháng 11dl năm 1971, về nghỉ bến kỳ này Tôi nghĩ HQ10 sẽ ăn Tết tại Sài Gòn, nhưng vì nạn bè phái, nên HQ10 được lệnh rời bến Sài Gòn vào chiều ngày 30 Tết năm 1971(khoảng tháng 1 năm 1972 dl) chạy ra Vùng 1 Duyên Hải thay thế một Tuần Dương Hạm(tôi không nhớ rõ là HQ2 hay HQ3?) để chiến hạm này về Sài Gòn ăn Tết.

Sự kiện tiêu cực này tôi chẳng bao giờ quên.Trước khi HQ10 đi công tác,HQ Đại Úy Nguyễn Ngọc Hùng(k15NT)được thuyên chuyển làm Hạm Phó thay HQ Đại Úy Trần mạnh Thường. Ngoài ra còn có HQ Trung Úy CK Nguyễn Kim Chương(K16NT-Cơ Khí Trưởng) và HQ Trung Úy Trần Anh Tuấn(thủ khoa K18NT,cán bộ Trường OCS mới từ Mỹ về) cũng mới tân đáo.Những tháng đầu năm 1972 tình hình chiến sự ở Vùng 1 Duyên Hải vẫn bình thường, cuối tháng 3-1972 thay vì về hậu cứ Sài Gòn,HQ10 nhận lịnh là phải tiếp tục ở lại V1- Duyên Hải vì Công Sản mở chiến dịch tấn công toàn quốc ,trong đó có tính Quảng Trị.HQ10 vào thời điểm này không được nghỉ bến như trước(đi tuần 6 ngày nghỉ bến 3 ngày)mà phải tuần tiễu trên biển 24/24,chỉ được phép vào Đà Nẵng để lấy dầu,đi chợ mua lương thực hoặc sửa chữa ở Căn Cứ Tiếp Vận Đà Nẵng. Khoảng giữa tháng 4(không nhớ ngày-1972) HQ10 vào cặp cầu Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải – Đà Nẵng để Hạm Trưởng HQ Trung Tá Nguyễn Thái Lai đi họp,trước khi đi họp ông căn dặn chúng tôi không được đi xa chiến hạm.Tối về, Hạm Trưởng Lai cho biết Quảng Trị đã bị cộng sản chiếm, Sư Đoàn 3BB và Tiểu Khu Quảng Trị đã đi tản nhưng có lệnh trên là Duyên Đoàn11 và Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt (QuảngTri, sát Vi Tuyến 17) phải tử thủ,không được di tản.Vì thương anh em Hải Quân ở Cửa Việt tôi nhìn gương mặt Hạm Trường Lai lúc đó rất buồn.Sau đó HQ10 tiếp tục ra khơi tuần tiễu, bắn hải pháo yểm trợ các đơn ịì ở trên bờ, đặc biệt là ở Mũi Batangan thuộc tỉnh Quảng Ngãi.Gần 1 tuần sau HQ10 đuoc lịnh ra Cửa Việt để cứu anh em hải quân, người nhái và dân,quân, cán chính … bị kẹt ở Cửa Việt.Khoảng 4 giờ chiều (không nhớ ngày)tháng 4 năm 1972 Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 cùng với 2 chiến hạm bạn:Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ6 (Hạm Trưởng là HQ Trung Tá Nguyễn Văn Hớn K5NT) và Hộ Tổng Hạm Kỳ Hoà HQ 09 (Hạm Trưởng là HQ Thiếu Tá Trần Đức Cử K9NT) đã có mặt tại Vùng Biến Cửa Việt.

Lúc ấy trên bộ có 1 chiếc T54 của CS cháy bụi bay mù mịt, HQ 09(Hạm Trường Cử) hạ nòng súng đại bác 76.2 ly đã bắn cháy chiếc 54 này,HQ 09 và HQ 10 tương đối nhỏ vào gần sát bờ để di tản người, kể cả tài sản của dân. Gần khuya , cuộc di tản ở Cửa Việt đã thành công tốt đẹp,gần 2.000 người đã được đưa về Đà Nẵng. Sau đó HQ10 vẫn tiếp tục đi tuần ở Vùng 1 Duyên Hải,vào lúc này các chiến hạm Hoa Kỳ vào hải phận VN rất nhiều, nhất là khi nhìn trên mảnh ảnh radar của chiến hạm thì mới biết rõ.Tiếp đến,khoảng tháng 5(không nhớ ngày)năm 1972,HQ10 nhận lệnh rời Vùng1 chạy vào Cam Ranh trình diện BTL Vùng 2 Duyên Hải,Hạm Trường Lai cho biết ông trình diện HQ Đại Tá Nguyễn Phổ để nhận chỉ thị kế hoạch cứu Trung Đoàn 40 BB thuộc Sư Đoàn 22(Tư Lệnh là Đại Tá Lê Đức Đạt đã tử trận ở Tân Cảnh),Trung Đoàn này đang bị CS bảo vây tại Căn Cứ Đệ Đức, phía Bắc tỉnh Bình Định-Qui Nhơn.Vào lúc đó,để cứu Trung Đoàn 40 thoát chết chỉ có lực lượng Hải Quân thôi(vị Bộ Bình và Không Quân không đủ điều kiện để cứu).Tôi còn nhớ tham gia kế hoạch này có 3 Chiến Hạm:Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10(Hạm Trường là HQ Trung Tá Nguyễn Thái Lai,có 4 sĩ quan OCS gồm tôi(K6), Nguyễn Thanh Hưởng(K8)2 Sĩ quan mới tân đáo Nguyễn Hồng Hà(K12), Son Lunsadi(K12), Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ11 (Hạm Trường là HQ Thiếu Tá Vũ Hữu San(K11NT) sau được thằng Trung Tá là Hạm Trường Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974, sĩ quan OCS có Nguyễn Hữu Lộc(K7),Dương Vận Hạm Cam Ranh HQ500 (Hạm Trường là HQ Trung Tá Nguyễn Văn Dinh (K8NT),có 2 Sĩ quan OCS: Phạm Ngọc Kính (K6), Lệ Đinh Đăng (K10).Trong Căn Cứ Đệ Đức lúc đó có một sĩ quan Hải Quân OCS là HQ Thiếu Úy Nguyễn Văn Sang(K12), trước đó BTL Vùng 2 Duyên Hải biệt phái anh làm Sĩ Quan Liên lạc nên anh cũng bị kẹt cùng Trung Đoàn 40BB.
Theo kế hoạch, khoảng giữa khuya 3 chiến hạm trên với các khẩu đại bác 76.2 ly, 40ly…cơ hữu đã bắn dọn đường từ căn cứ Đệ Đức chạy dài đến biến, Trung Đoàn 40BB đã theo “con đường máu trên đã “di tản chiến thuật” ra đến bờ biển an toàn.Tại đây đã có những chiếc chiến đỉnh loại LCM chờ sẵn sát bờ biển để “bốc” Trung Đoàn chuyến họ lên Dương Vận Hạm Cam Ranh HQ500. Kế hoạch giải cứu thành công tốt đẹp trong đêm, HQ500 chở Trung Đòan 40BB về Qui Nhơn. Sau đó HQ10 vẫn đi tuần ở Vùng 2 Duyên Hải, khi thì cặp cảng Qui Nhon, khi thì vào lấy dầu,sửa chữa ở Cam Ranh.Mãi đến tháng 10(không nhớ ngày)1972, HQ10 được lệnh về hậu cứ Sài Gòn vì sắp đến ngày sửa chữa”đại kỳ”. HQ10 về bến đuoc lịnh cặp ở cầu E.Trước khi cho phép thuỷ thủ đoàn về thăm gia đình,Hạm Trường Lai triệu tập họp sĩ quan, nhìn những đàn em gầy gò,xanh xao,hốc hác…có người chỉ còn da bọc xương (Cơ Khí Trưởng HQ Trung Úy CK Nguyễn Kim Chưởng).Gương mặt HT Lai lúc đó trông rất buồn,đến nay tôi còn nhớ một câu nói của ông đầy tình chiến hữu của một đàn anh trong phiên họp như sau”Trong lịch sử Hải Quân từ ngày thành lập đến nay và cho đến mãi về sau,tôi nghĩ sẽ không có một chiến hạm nào đi công tác dài lâu như HQ10 chúng ta,tôi mong tất cả các anh nên hãnh diện điều này”.Sau khi HQ10 về bến khoảng 1 tháng, tiếp đến HQ10 vào ụ lớn sửa chữa, Hạm Trưởng HQ Tr Tá Nguyễn Thái Lai và Hạm Phó HQ Đại Úy Nguyễn Ngọc Hùng được lịnh đi học về tham mưu, HQ Trung Uý Trần Anh Tuấn được chỉ định XLTV Hạm Trưởng. Riêng tôi tháng 12-1972 được lệnh thuyên chuyển về Giang Đoàn 47NC(Chỉ huy Tởng là HQ Đại Úy Ninh Duy Định K14NT)hoạt động ở Vùng Mộc Hoá-Tuyên Nhơn.Đầu năm 1973 Giang Đoàn 47NC giải tán,tôi chuyển về Giang Đòan 44NC(Chỉ Huy Trưởng HQThiếu Tá Đặng Kìm Lê KQ/TĐ )hoạt động vùng Long An-Bến Lức.

Tháng 1-1974 đang ở hậu cứ Bến Lức bất ngờ tôi có đọc công điện Hải Quân báo: Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 đã hy sinh tại Hoàng Sa (19-1-1974), tôi rất đau lòng ,chảy nước mắt vì có quá nhiều kỷ niệm buồn vui gần 2 năm trên chiến hạm này, sau khi đã phục vụ trải qua 2 đời Hạm Trường và 3 đời Hạm Phó, HQ 10 là khúc ruột của tôi, là nơi đã học hỏi được rất nhiều. Sau đó tôi có đến Bệnh Xá Hải Quân thăm những anh em HQ10 sống sót(nhờ tàu Hoà Lan cứu), anh em rất cảm động, Trung Sĩ BT Nguyễn Văn Bằng (người đánh máy chữ ,kế toán giúp tôi trong Ban Ẩm Thực) vừa khóc vừa kể cho tôi nghe chi tiết trận hải chiến Hoàng Sa,vừa nhắc tên những người đã chết.Trong số những anh hùng hy sinh trong Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974, suốt đời còn lại tôi sẽ không bao giờ quên hai người lính già Hải Quân đã từng chia sẻ vui buồn với tôi khi còn phục vụ trên Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10, đó là:

1-Thượng Sĩ Nhứt Trọng Pháo NGUYỄN HỒNG CHÂU (Quản Nội Trưởng)

2-Thượng Sĩ Nhứt Vận Chuyển HOÀNG NGỌC LỄ (Phụ Tá Sĩ Quan Vận Chuyển)

Hôm nay, nhân Đại Hội OCS 16-2016, năm thứ 41 tưởng niệm HQ 10 đã hy sinh, tôi xin đóng góp vài kỷ niệm về HQ 10, là chút tình chiến hữu cùng màu cờ sắc áo.Vì thời gian khá lâu, nay đã bước vào lớp cao niên, chắc chắn bài viết này có nhiều thiếu sót mong quý niên trưởng, các chiến hữu và quý anh, chị cảm thông. THÂN.

NGUYỄN THÀNH TRẠNG U6 

Ghi chú:

*** Mỗi chiến hạm đều có mẹ đỡ đầu: Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 Mẹ đỡ đầu là phu nhân Tống Trưởng Công Chánh Kỹ Sư Trần Ngọc Oành.

***Thời gian phục vụ trên HQ10 (tháng 2-1971 đến tháng 12-1972) tôi đã trải qua hai vị Hạm Trường và ba vị Hạm Phó như sau:
Hạm Trưởng Lê Văn Thư và Nguyễn Thái Lai.
Hạm Phó Phan Văn Phưởng, Trần Mạnh Thường và Nguyễn Ngọc Hùng.

*** Phụ lục: Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10. 

Không biết Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10, có phải vì mang con số 10 định mệnh (!) mà đã có những sự việc xảy ra trùng lặp với số 10. Theo lịch sử chiến hạm, tôi đã đọc cách nay 45 năm (1971-2016), xin tóm lược như sau:

I-Tuổi thọ HQ10 là đúng 10 năm (1964-1974)

Hạm Trưởng đầu tiên của HQ 10 là HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Ánh lãnh tàu từ Mỹ về năm 1964 đến năm 1974 thì tàu hy sinh tại Hoàng Sa (Hạm Trưởng thứ mười cuối cùng là HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà) 

II-Hạm Trưởng HQ10 từ (1964-1974) có 10 sĩ quan chỉ huy theo thứ tự:

1-HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Ánh, (chức vụ sau cùng: Đại Tá)

2-HQ Đại Úy Bùi Hữu Thư, (chức vụ sau cùng: Đại Tá)

3-HQ Đại Úy Vũ Trọng Đệ, (chức vụ sau cùng: Đại Tá)

4-HQ Đại Úy Lưu Đình Phú, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

5-HQ Đại Úy Nguyên Địch Hùng, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

6-HQ Thiếu Tá Vũ Nhân, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

7-HQ Thiếu Tá Lê Văn Thự, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

8-HQ Trung Tá Nguyễn Thái Lai, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

9-HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Đức, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

10-HQ Thiếu Tá Nguy Văn Thà, (chức vụ sau cùng: cố Trung Tá)

III-Chuyển công lâu dài nhứt: 10 tháng (Từ tháng 1-1972 đến tháng 10-1972 )

———-

** * Mùa Xuân California, Năm Bính Thân 2016.

Posted on September 24, 2017, By Nhan Hoa

Loi Chau chuyen


Trước khi tân đáo Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10, tôi phải mặc đại lễ lên trình diện Bộ Tư Lịnh Hạm Đội, Tư Lịnh Hạm Đội lúc đó là HQ Đại Tá Nguyễn Thanh Châu(cao bồi Châu, sau cùng là Phố Đề Đốc,hiện ở bên Pháp K3NT),Tư Lịnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng là HQ Đaị Tá Bui Kim Nguyệt (K3NT). Sau lễ trình diện các tư lịnh, ngày hôm sau tôi mặc tiếu lễ trình diện Hạm Trưởng HTH Nhựt Tảo HQ10, là HQ Thiếu Tá Lê Văn Thư (K10NT, sau nảy là HT Tuần Dương Hạm Lý Thuờng Kiệt HQ16 tham dự hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974). HT LVT người ốm, cao trông rất khắc khổ, khó tánh …ông căn dặn tôi là không được đi chơi với hạ sĩ quan và đoàn viên. Ngòai HT Thư ra, HQ10 còn có những SQ sau: HQ Đại Úy Phan Văn Phưởng (Hạm Phó K13NT), ba SQ ngành chỉ huy K19NT, các Thiếu Úy Lê Văn Từ (thủ Khoa K19), Trần Đức Hợp, Lê công Thành, 3 SQ ngành cơ khí:Trung Úy Đặng Văn Quảng (K17NT-Cơ Khí Trưởng) và 2 Thiếu Úy tốt nghiệp Hàng Hải Thương Thuyền: Phạm Văn Giai, Nguyễn văn Siêu.

Ngoài ra có 1 SQ Chiến Binh chưa học hải nghiệp: Thiếu Úy Lê Kim Một (sau này là tùy viên Tư Lịnh Hạm Đội HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn- kể nhiệm ĐTá Châu)

Là SQ mới ra trường, cấp bậc nhỏ nhất theo truyền thống Hải Quân tôi được giao chức vụ: Sĩ Quan Ẩm Thực kiêm Phát Hướng Viên của HQ10, khi tàu đi công tác tôi là sĩ quan phụ Tá trưởng phiên hải hành cho Thiếu Úy Lê Công Thành.

Chuyển công tác đầu tiên của tôi trên HQ10 là biệt phái cho Vùng 3 Duyên Hải.

Tư Lịnh HQ Vùng 3 Duyên Hải là HQ Đại Tá Trịnh Xuân Phong (K2 Breast-Pháp). Nhiệm vụ HQ10 là tuấn tiễu trên biển từ Vũng Tàu đến Côn Đảo, cứ 6 ngày trên biển về bến nghỉ 3 ngày (Cát Lở hoặc về Saigon). Đi chuyến công tác đầu tiên này tôi mới biết thế nào sự khó chịu của “say sóng. Sau tôi khoảng 2 tháng có Nguyễn Thanh Hưởng tốt nghiệp Khoá 8 OCS thuyên chuyển xuống HQ10.

Biệt phái cho Vùng 3 Duyên Hải khoảng 2 tháng HQ10 được về bến Sai Gon để bảo trì, sửa chữa.Trong thời gian này, HQ Đại Úy Trần Mạnh Thường (K14NT) đuoc BTL HQ bổ nhiệm xuống HQ10 làm Hạm Phó thay thế Đại Úy Phuơng (đi làm Hạm Trưởng PGM)

Nghí bến khoảng 2 tháng, HQ10 đuoc lịnh biệt phái cho Vùng 5 Duyên Hải.Tư Lịnh Vùng 5 Duyên Hải lúc đó là HQ Đại Tá Phạm Gia Luật(Cao Bồi Luật K4NT), HQ10 tuần tiểu từ Mũi Cà Màu đến Hòn Khoai-Côn Đảo.Giống như chuyến công tác trước ở Vùng 3 Duyên Hải, khoảng 2 tháng công tác ở Vùng 5 Duyên Hải HQ10 về bến Sài Gòn sửa chữa.Trong thời gian này thì HQ Trung Tá Nguyễn Thái Lai(K8NT)đuoc BTL HQ bổ nhiệm xuống làm Hạm Trưởng HQ10 thay thế HQ Thiếu Tá Lê Văn Thư. Khác với HT Thư,HTLai nói năng nhỏ nhẹ, thích trò chuyện với Sĩ Quan…Sau khoảng 2 tháng nghỉ bến ở Sài Gòn,HQ10 đuoc lịnh biệt phái cho Vùng 1 Duyên Hải.Tư Lịnh Vùng 1 Duyên Hải lúc đó là HQ Đại Tá Hồ Văn Kỳ Thoại(cấp bực sau cùng là Phó Để Đốc K4NT).

Chuyển công tác này vì một trong 3 sĩ quan trưởng phiên hải hành là Thiếu Úy Trần Đức Hợp đã thuyên chuyển về Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm(Mỹ Tho)nên tôi được chỉ định thay thế Thiếu Úy Hợp,sĩ quan phụ tá cho tôi là Thiếu Úy Hoàng Công Thành(K21NT).HQ10 tuần tiểu từ Cù Lao Chàm,Cụ Lao Ré (Quảng Ngãi)đến vĩ tuyến 17 (Quảng Trị).Chuyển công tác này,tình hình chiến sự ở Vùng 1 Duyên Hải bình thường,cứ tuấn tiễu 6 ngày trên biển về Đà Nẵng nghỉ bến 3 ngày.Khoảng 3 tháng biệt phái cho Vùng 1 Duyên Hải,HQ10 đuoc lịnh về lại Sài Gòn nghỉ bến,sửa chữa.Tôi nhớ lúc ấy Khoảng tháng 11dl năm1971, về nghỉ bến kỳ nầy Tôi nghĩ HQ10 sẽ ăn Tết tại Sài Gòn, nhưng vì nạn bè phái, nên HQ10 đuoc lịnh rời bến Sài Gòn vào chiều ngày 30 Tết năm 1971(khoảng tháng 1 năm 1972 dl) chạy ra Vùng 1 Duyên Hải thay thế một Tuần Dương Hạm(tôi không nhớ rõ là HQ2 hay HQ3?) để chiến hạm này về Sài Gòn ăn Tết.

Sự kiện tiêu cực này tôi chẳng bao giờ quên.Trước khi HQ10 đi công tác,HQ Đại Úy Nguyễn Ngọc Hùng(k15NT)được thuyên chuyển làm Hạm Phó thay HQ Đại Úy Trần mạnh Thường. Ngoài ra còn có HQ Trung Úy CK Nguyễn Kim Chương(K16NT-Cơ Khí Trưởng) và HQ Trung Úy Trần Anh Tuấn(thủ khoa K18NT,cán bộ Trường OCS mới từ Mỹ về) cũng mới tân đáo.Những tháng đầu năm 1972 tình hình chiến sự ở Vùng 1 Duyên Hải vẫn bình thường, cuối tháng 3-1972 thay vì về hậu cứ Sài Gòn,HQ10 nhận lịnh là phải tiếp tục ở lại V1- Duyên Hải vì Công Sản mở chiến dịch tấn công toàn quốc ,trong đó có tính Quảng Trị.HQ10 vào thời điểm này không được nghỉ bến như trước(đi tuần 6 ngày nghỉ bến 3 ngaỳ)mà phải tuần tiễu trên biến 24/24,chỉ được phép vào Đà Nẵng để lấy dầu,đi chợ mua lương thực hoặc sửa chữa ở Căn Cứ Tiếp Vận Đã Nằng. Khoảng giữa tháng 4(không nhớ ngày-1972) HQ10 vào cặp cầu Bộ Tư Lịnh Vùng1 Duyên Hải – Đà Nẵng để Hạm Trưởng HQ Trung Tá NguyễnThái Lai đi họp,trước khi đi họp ông căn dặn chúng tôi không được đi xa chiến hạm.Tối về, Hạm Trưởng Lai cho biết Quảng Trị đã bị công sản chiếm, Sư Đoàn 3BB và Tiểu Khu Quảng Trị đã đi tản nhưng có lịnh trên là Duyên Đoàn11 và Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt (QuảngTri, sát Vi Tuyến 17) phải tử thủ,không được di tản.Vì thương anh em Hải Quân ở Cửa Việt tôi nhìn gương mặt Hạm Trường Lai lúc đó rất buồn.Sau đó HQ10 tiếp tục ra khơi tuần tiễu, bắn hải pháo yểm trợ các đơn ịì ở trên bờ, đặc biệt là ở Mũi Batangan thuộc tỉnh Quảng Ngãi.Gần 1 tuần sau HQ10 đuoc lịnh ra Cửa Việt để cứu anh em hải quân, người nhái và dân,quân, cán chính … bị kẹt ở Cửa Việt.Khoảng 4 giờ chiều (không nhớ ngày)tháng 4 năm 1972 Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 cùng với 2 chiến hạm bạn:Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ6 (Hạm Trưởng là HQ Trung Tá Nguyễn Văn Hớn K5NT) và Hộ Tổng Hạm Kỳ Hoà HQ 09 (Hạm Trưởng là HQ Thiếu Tá Trần Đức Cử K9NT) đã có mặt tại Vùng Biến Cửa Việt.

Lúc ấy trên bộ có 1 chiếc T54 của CS cháy bụi bay mù mịt, HQ 09(Hạm Trường Cử) hạ nòng súng đại bác 76.2 ly đã bắn cháy chiếc 54 này,HQ 09 và HQ 10 tương đối nhỏ vào gần sát bờ để di tản người, kể cả tài sản của dân. Gần khuya , cuộc di tản ở Cửa Việt đã thành công tốt đẹp,gần 2.000 người đã được đưa về Đà Nẵng. Sau đó HQ10 vẫn tiếp tục đi tuần ở Vùng 1 Duyên Hải,vào lúc này các chiến hạm Hoa Kỳ vào hải phận VN rất nhiều, nhất là khi nhìn trên mảnh ảnh rada của chiến hạm thì mới biết rõ.Tiếp đến,khoảng tháng 5(không nhớ ngày)năm 1972,HQ10 nhận lịnh rời Vùng1 chạy vào Cam Ranh trình diện BTL Vùng 2 Duyên Hải,Hạm Trường Lai cho biết ông trình diện HQ Đại Tá Nguyễn Phổ để nhận chỉ thị kế hoạch cứu Trung Đoàn 40 BB thuộc Sư Đoàn 22(Tư Lịnh là Đại Tá Lê Đức Đạt đã tử trận ở Tân Cảnh),Trung Đoàn này đang bị CS bảo vây tại Căn Cứ Đệ Đức, phía Bắc tỉnh Bình Định-Qui Nhơn.Vào lúc đó,để cứu Trung Đoàn 40 thoát chết chỉ có lực lượng Hải Quân thôi(vị Bộ Bình và Không Quân không đủ điều kiện để cứu).Tôi còn nhớ tham gia kế hoạch này có 3 Chiến Hạm:Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10(Hạm Trường là HQ Trung Tá Nguyễn Thái Lai,có 4 sĩ quan OCS gồm tôi(K6), Nguyễn Thanh Hưởng(K8)2 Sĩ quan mới tân đáo Nguyễn Hồng Hà(K12), Son Lunsadi(K12), Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ11 (Hạm Trường là HQ Thiếu Tá Vũ Hữu San(K11NT) sau được thằng Trung Tá là Hạm Trường Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974, sĩ quan OCS có Nguyễn Hữu Lộc(K7),Dương Vận Hạm Cam Ranh HQ500 (Hạm Trường là HQ Trung Tá Nguyễn Văn Dinh (K8NT),có 2 Sĩ quan OCS: Phạm Ngọc Kính (K6), Lệ Đinh Đăng (K10).Trong Căn Cứ Đệ Đức lúc đó có một sĩ quan Hải Quân OCS là HQ Thiếu Úy Nguyễn Văn Sang(K12), trước đó BTL Vùng 2 Duyên Hải biệt phái anh làm Sĩ Quan Liên lạc nên anh cũng bị kẹt cùng Trung Đoàn 40BB.
Theo kế hoạch, khoảng giữa khuya 3 chiến hạm trên với các khẩu đại bác 76.2 ly, 40ly…cơ hữu đã bắn dọn đường từ căn cứ Đệ Đức chạy dài đến biến, Trung Đoàn 40BB đã theo “con đường máu trên đã “di tản chiến thuật” ra đến bờ biển an toàn.Tại đây đã có những chiếc chiến đỉnh loại LCM chờ sẵn sát bờ biển để “bốc” Trung Đoàn chuyến họ lên Dương Vận Hạm Cam Ranh HQ500. Kế hoạch giải cứu thành công tốt đẹp trong đêm, HQ500 chở Trung Đòan 40BB về Qui Nhơn. Sau đó HQ10 vẫn đi tuần ở Vùng 2 Duyên Hải, khi thì cặp cảng Qui Nhon, khi thì vào lấy dầu,sửa chữa ở Cam Ranh.Mãi đến tháng 10(không nhớ ngày)1972, HQ10 đuoc lịnh về hậu cứ Sài Gòn vì sắp đến ngày sửa chữa”đại kỳ”. HQ10 về bến đuoc lịnh cặp ở cầu E.Trước khi cho phép thuỷ thủ đoàn về thăm gia đình,Hạm Trường Lai triệu tập họp sĩ quan, nhìn những đàn em gậy gò,xanh xao,hốc hác…có người chỉ còn da bọc xương (Cơ Khí Trưởng HQ Trung Úy CK Nguyễn Kim Chưởng).Gương mặt HTLai lúc đó trông rất buồn,đến nay tôi còn nhớ một câu nói của ông đầy tình chiến hữu của một đàn anh trong phiên họp như sau”Trong lịch sử Hải Quân từ ngày thành lập đến nay và cho đến mãi về sau,tôi nghĩ sẽ không có một chiến hạm naò đi công tác dài lâu như HQ10 chúng ta,tôi mong tất cả các anh nên hãnh diện điều này”.Sau khi HQ10 về bến khoảng 1tháng, tiếp đến HQ10 vào ụ lớn sửa chữa, Hạm Trưởng HQTrTá Nguyễn Thái Lai và Hạm Phó HQ Đại Úy Nguyễn Ngọc Hùng đuoc lịnh đi học về tham mưu, HQTrung Uý Trần Anh Tuấn được chỉ định XLTV Hạm Trưởng. Riêng tôi tháng 12-1972 được lịnh thuyên chuyển về Giang Đoàn 47NC(Chỉ huy Trường là HQ Đại Úy Ninh Duy Định K14NT)hoạt động ở Vùng Mộc Hoá-Tuyên Nhơn.Đầu năm 1973 Giang Đoàn 47NC giải tán,tôi chuyển về Giang Đòan 44NC(Chỉ Huy Trưởng HQThiếu Tá Đặng Kìm Lê KQ/TĐ )hoạt động vùng Long An-Bến Lức.

Tháng 1-1974 đang ở hậu cứ Bến Lức bất ngờ tôi có đọc công điện Hải Quân báo: Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 đã hy sinh tại Hoàng Sa (19-1-1974), tôi rất đau lòng ,chảy nước mắt vì có quá nhiều kỷ niệm buồn vui gần 2 năm trên chiến hạm này, sau khi đã phục vụ trải qua 2 đời Hạm Trường và 3 đời Hạm Phó, HQ10 là khúc ruột của tôi, là nơi đã học hỏi được rất nhiều. Sau đó tôi có đến Bệnh Xá Hải Quân thăm những anh em HQ10 sống sót(nhờ tàu Hoà Lan cứu), anh em rất cảm động, Trung Sĩ BT Nguyễn Văn Bằng (người đánh máy chữ ,kế toán giúp tôi trong Ban Ẩm Thực) vừa khóc vừa kể cho tôi nghe chi tiết trận hải chiến Hoàng Sa,vừa nhắc tên những người đã chết.Trong số những anh hùng hy sinh trong Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974, suốt đời còn lại tôi sẽ không bao giờ quên hai người lính già Hải Quân đã từng chia sẻ vui buồn với tôi khi còn phục vụ trên Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10, đó là:

1-Thượng Sĩ Nhứt Trọng Pháo NGUYỄN HỒNG CHÂU (Quản Nội Trưởng)

2-Thượng Sĩ Nhứt Vận Chuyển HOÀNG NGOC LỄ (Phụ Tá Sĩ Quan Vận Chuyển)

Hôm nay, nhân Đại Hội OCS 16-2016, năm thứ 41 tưởng niệm HQ 10 đã hy sinh, tôi xin đóng góp vài kỷ niệm về HQ 10, là chút tình chiến hữu cùng màu cờ sắc áo.Vì thời gian khá lâu, nay đã bước vào lớp cao niên, chắc chắn bài viết này có nhiều thiếu xót mong quý niên trưởng, các chiến hữu và quý anh, chị cảm thông. THÂN.

NGUYỄN THÀNH TRẠNG U6 

Ghi chú:

*** Mỗi chiến hạm đều có mẹ đỡ đầu: Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 Mẹ đỡ đầu là phu nhân Tống Trưởng Công Chánh Kỹ Sư Trần Ngọc Oành.

***Thời gian phục vụ trên HQ10 (tháng 2-1971 đến tháng 12-1972) tôi đã trải qua hai vị Hạm Trường và ba vị Hạm Phó như sau:
Hạm Trưởng Lê Văn Thư và Nguyễn Thái Lai.
Hạm Phó Phan Văn Phưởng, Trần Mạnh Thường và Nguyễn Ngọc Hùng.

*** Phụ lục: Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10. 

Không biết Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10, có phải vì mang con số 10 định mệnh (!) mà đã có những sự việc xảy ra trùng lắp với số 10. Theo lịch sử chiến hạm, tôi đã đọc cách nay 45 năm (1971-2016), xin tóm lược như sau:

I-Tuổi thọ HQ10 là đúng 10 năm (1964-1974)

Hạm Trường đầu tiên của HQ10 là HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Ánh lãnh tàu từ Mỹ về năm 1964 đến năm 1974 thì tàu hy sinh tại Hoàng Sa (Hạm Trưởng thứ mười cuối cùng là HQ Thiếu Tá Nguỵ Văn Thà) 

II-Hạm Trưởng HQ10 từ (1964-1974) có 10 sĩ quan chỉ huy theo thứ tự:

1-HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Ánh, (chức vụ sau cùng: Đại Tá)

2-HQ Đại Úy Bùi Hữu Thư, (chức vụ sau cùng: Đại Tá)

3-HQ Đại Úy Vũ Trọng Đệ, (chức vụ sau cùng: Đại Tá)

4-HQ Đại Úy Lưu Đình Phú, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

5-HQ Đại Úy Nguyên Địch Hùng, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

6-HQ Thiếu Tá Vũ Nhân, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

7-HQ Thiếu Tá Lê Văn Thự, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

8-HQ Trung Tá Nguyễn Thái Lai, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

9-HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Đức, (chức vụ sau cùng: Trung Tá)

10-HQ Thiếu Tá Nguy Văn Thà, (chức vụ sau cùng: cố Trung Tá)

III-Chuyển công lâu dài nhứt: 10 tháng (Từ tháng 1-1972 đến tháng 10-1972 )

———-

** * Mùa Xuân California, Năm Bính Thân 2016.

Posted on September 24, 2017, By Nhan Hoa

Loi Chau chuyen

No comments:

Hai đánh giá về việc ông Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu gì và lý do bị bắt lúc này

Vụ bắt giữ Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng “gây chấn động dư luận" và “có màu sắc chính trị”, hai nhà quan sát từ Vi...