Sunday, April 7, 2013

Liệu Trung Hoa có thể trở thành cường Quốc Lãnh đạo thế giới trong thế kỷ 21 không? Có thể rằng không !

Gary Stanley Becker



Cali Today News - vài nét về 2 tác giả bài viết:Becker & Posner :
Gary Stanley Becker là kinh tế gia Hoa kỳ . Ông sinh năm 1930 là giáo sư Kinh tế và xã hội dạy tại đại học Chicago và cùng dạy tại trường Thuơng Mãi Booth. Ông nhận giải Nobel về khoa học kinh tế năm 1992, và Huân chương tự do của tổng thống Hoa kỳ 2007

Richard Allen Posner sinh năm 1939 nhà kinh tế và lý thuyết gia về luật Tòa Phúc Thẩm khu vực 7 Hoa kỳ tại Chicago , giảng sư kỳ cựu tại đại học Luật Chicago . Ông hiện nay là hình ảnh sáng giá của ngành luật và kinh tế tại Mỹ
*****************************************************
Posner và tôi tin rằng giờ đây chúng ta nên đặt trọng tâm vào sự tăng trưởng hiện nay của cộng đồng thế giới. Đó là lý do chúng ta bàn đến các vấn đề quốc tế mà nổi bật là Trung hoa. Tiến độ tăng trưởng kinh tế của Trung hoa thấy rõ từ lúc chính phủ họ tự do hóa nền kinh tế nông nghiệp của họ với tỷ lệ tăng trưởng 7-10 phần trăm hàng năm trên tổng thu nhập quốc dân GDP (1) của nước này kể từ 1980 kể bình quân tính luôn cả sự lạm phát theo chỉ số chính thức của nhà nước. Trung hoa rõ ràng là điểm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất và nước xuất cảng lớn nhất trong số các cường quốc hiện nay chủ yếu đang tiêu thụ dầu vào các tài nguyên thiên nhiên trên thế giới.Điều rõ ràng rằng một quốc gia qua bao thế kỷ bị đè nén đang trổi dậy với sức bật vô bờ đến nỗi có người cho rằng nước này sẽ thay mặt Hoa kỳ suốt thế kỷ 21 về sức mạnh kinh tế..

Và rẳng những tiên đoán này sẽ cho  tiên tri của tôi không lấy gì  tinh tường  lắm chăng ? Nhưng chúng ta hãy lấy một thí dụ điển hình trước đây, phép mầu trổi dậy của 1 nước Đức sau Thế chiến thứ 2- thiên hạ cho rằng nó sẽ qua mặt Hoa kỳ một cách nhanh chóng !  chuyện 1 nước Đức có một phương án quá mới cho xã hội kinh tế của họ: đó là 1 thứ hợp đồng mới giữa công nhân và xí nghiệp rằng hình thức này sẽ tăng tốc qua mặt Hoa kỳ một đất nước theo hình thức tư bản cổ điển- già nua. Thế nhưng kinh tế Đức vào thập niên 1980 bắt đầu gập ghềnh và càng tồi tệ hơn khi bước sang thập niên 1990 - người ta coi nước Đức như anh chàng bệnh tật trong liên hiệp kinh tế Châu Âu hiện nay . Chính Ông Krushchev của Sô Viết  từng tiên đoán Liên xô sẽ chôn vùi Hoa kỳ không phải bằng quân sự mà bằng sự ưu việt về kinh tế của Liên xô đó mà !
Điều tự phụ của họ tạo thành bằng những biểu đồ báo cáo cho sự tăng trưởng kinh tế siêu nhanh của Sô Viết , như là phép mầu để chứng minh với các nhà kinh tế học như Joseph Schumpeter và Paul Samelson biết rằng nền kinh tế tập trung đã vượt xa hẳn sức mạnh kinh tế phân quyền của tư bản chủ nghĩa.
Lấy thêm một thí dụ trước khi nói đến Trung hoa là Nhật bản. Nhật bản có sự tăng vọt kinh tế thật ấn tượng trong thập niên 1950 và đến thập niên 1980 thì Nhật bản đã vươn mình đứng hẳn vào vị trí các siêu cường kinh tế thế giới. Nhật bản đã vội cho rằng họ đã phát kiến ra một phương pháp kết hợp giữa tư bản chủ nghĩa cùng phát triển buôn bán đường dài và nó sẽ vượt xa hẳn thứ lý thuyết cổ xưa của Adam Smith về tính cạnh tranh đa dạng của nền kinh tế tư bản.
Cái vọng tưởng về một siệu cường đứng đầu về kinh tế đã kích động kinh tế gia loại có hạng như Alan Blinder viết trong vài cuốn sách của ông để ca tụng như "Nước Nhật Họ Có Thể Nói Không ". Thế mà bước vào thập niên 1990 kinh tế Nhật bắt đầu đình đốn . Cho đến nay sự lo lắng của họ làm sao thoát ra khỏi sự trì trệ vừa nêu kể cả chuyện giảm phát( tôi dám chắc nó tiếp tục xảy đến ). Mô hình kinh tế bây giờ của Nhật coi bộ đang chịu sự thách đố với nhiều thách thức từ thiếu hiệu năng cùng sự thụt lùi , và rõ ràng không phải là thứ gọi là làn sóng tư bản kiểu mới như họ đã từng tuyên bố nữa rồi !
Trung hoa không thoát ra khỏi tiền lệ như vừa nêu ! tiếp tục phát triển vượt bực xa hơn các nước khác. Nhưng các thí dụ vừa nêu trên đang cảnh báo Trung hoa khi nền kinh tế của họ đã vươn được chặng đường khoảng 50 năm. Lịch sử từng trọng vọng tri thức cùng khoa bảng của một nước Trung hoa giờ đang sống lại. Ngay cả các gia đình nghèo khó hiện nay cũng chắt chiu mọi thứ để lo cho con cái học hành tới nơi tới chốn và giới khác thì đầu tư vào vốn con người  [human capital ]. Mới hai thập niên trước đây thôi, giới lãnh đạo nước họ đã có tầm nhìn xa là tự do hóa nền kinh tế căn bản của nước họ. Đầu tiên họ cho giới nông dân có quyền chọn lựa thứ họ trồng trên mảnh đất của họ và tự do bán nông phẩm đó trên thị trường tự do . Sau khi nhận ra sự thành công của bước một , dần dà họ tự do hóa các thành phần kinh tế còn lại , cho phép giới công nhân tự do chọn việc, giới chủ tự do quyết định thuê mướn hay thôi việc công nhân . Thị trường tự do tự quyết định lấy mức lương cùng giá cả , doanh nhân ngoại quốc đầu tư và mở xí nghiệp , hợp tác với chính quyền địa phương , trao đổi chứng khoán phát triển Thuợng hải cùng nhiều nơi khác .Trong khi kinh tế Hồng Kông vẫn giữ đặc quyền tự trị về kinh tế. Sự trổi dậy nhanh chóng của nền kinh tế Trung hoa đã cho lợi nhuận đến Hoa kỳ và vài nền kinh tế giàu có khác. Trung hoa xuất cảng nhiều về áo quần , đồ chơi, đồ điện tử đơn giản và những thứ hàng hóa cần nhiều công lao động với giá rẻ mạt. Sự phát triển của trung hoa cùng cho chúng ta thị trường rộng lớn về mặt hàng trí tuệ cùng các dịch vụ sản xuất từ các nước giàu có khác như xe hơi, máy tính , thuốc men , dụng cụ y khoa , vật dụng bếp núc cùng bao thứ khác nữa.
Sự phát triển của Trung hoa đi đến những vấn nạn về kinh tế - những vấn nạn không nhằm vào các nước đã phát triển mà lại nhằm vào các nước đang mở mang chuyên sản xuất các mặt hàng làm từ sức con người như Trung hoa từng làm. Những quốc gia này gồm Mexico, Pakistan, Brazil và một số quốc gia khác tại Châu phi chẳng hạn. Chuyện này cũng thuờng tình nhưng có đôi khi họ đã bỏ qua hệ quả từ lý thuyết thuơng mãi từng cho rằng sự phát triển của một quốc gia phải biết làm sao tăng lợi tức bình quân đầu người [ GDP per capita]nhưng lại làm tổn hại các nước đang vươn lên. Những quốc gia giàu có hơn sẽ bị tổn hại về sau nếu Trung hoa tiếp tục làm nhiều thêm sản phẩm, sẽ xuất cảng thêm nhiều thành phẩm xử dụng nhiều trí tuệ nhung nước này hay bỏ ngoài tai quyền sở hữu, và quyền sở hữu trí tuệ, và luật bảo vệ bản quyền . Nhưng dù sao , tôi tin rằng các nước giàu có rồi đây cũng huởng lợi từ sự phát triển của Trung hoa vì các nước giàu có này đặc biệt khác nhau về chủng loại sản phẩm cùng dịch vụ kể trên. Thêm vào đó , khi Trung hoa giàu lên các nước giàu này sẽ có một thị trường rộng lớn mà xuất cảng sang Trung hoa như NGa,Đức Nhật hiên nay .
Điều khó mà không xảy ra là trung hoa sẽ tiếp tục theo đà  phát triển quá nhanh- bằng- hay qua mặt lợi tức đầu người của Hoa kỳ và Tây Âu ! Giống như trường hợp các quốc gia khác khi không kìm hãm lại đà này - Trung hoa sẽ đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng . Nhiều biến nạn khác sẽ trồi mặt khi nước này trở nên giàu hơn. Hiện Trung hoa đang có một thị trường tư bản tiềm tàng một thảm họa đáng sợ - với một hệ thống ngân hàng của nhà nước đang 'đè đầu' bắt buôc các công ty quốc doanh vay mượn làm ăn. Cái hậu quả tai hại phải xảy đến khi hàng trăm tỷ đô la nợ không còn hoàn lại được và hiện nay phải xem như 'xí xóa'. Đúng ra các nợ xấu như vậy phải nhanh chóng thu hồi lại, như nước Nhật đã chịu đựng tình trạng hơn một thập niên khi cung cấp một số lượng khổng lồ về nợ xấu khó có khả năng đòi lại  trên. Đúng vậy! chính nhà nước đã thủ vai chính trong chuyện" liên tù tì "khuyến khích sự tạo thành nợ xấu. Trung hoa là điển hình về hình ảnh một lực lượng kinh tế quốc doanh "bất khiển dụng" cao nhất hiện nay mà hiện nay nhà nước họ đang lay hoay không biết tính sao về chuyện đóng cửa các loại hình kinh tế quốc doanh này vì họ e sợ sự bất bình từ giới công nhân.
Các xí nghiệp còn mãi "trị vì" nhờ vào các món nợ không kinh tế chút nào từ tổ hợp quốc doanh; nói trắng ra, đó là các ngân hàng nhà nước . Trung hoa thật ra không tạo dựng được một bộ luật về thuơng mãi , và họ tỏ ra coi khinh về tác quyền về trí tuệ. Cũng đúng thôi , vì đây chính là hệ quả của một quốc gia phát triển nhờ vào sự phát triển trí tuệ ở nơi khác , nhưng kịch bản này phải đến lúc chịu sự đáp trả khi quốc gia thuộc loại như vầy trở nên giàu có, và phải đến lúc họ phải dự phần vào vai trò cùng nhau phát triển tri thức mới. Các chế độ chuyên chế họ có khả năng làm tốt về kinh tế nếu họ có lãnh đạo tốt , nhưng các chế độ này mặc nhiên trở thành đại nạn khi giới lãnh đạo là tập thể ngu dốt về các lý thuyết kinh tế. Chính bước nhảy vọt kinh tế của Mao đã giết hàng triệu nông dân Trung hoa là bằng chứng về điều này.
Trong khi những bằng chứng hiển nhiên cho chúng ta thấy các chế độ chuyên chế trung bình phát triển chậm hơn các chế độ dân chủ , những chế độ đó có tỷ lệ phát triển không ổn định hơn chế độ dân chủ. Tôi tin rằng Trung hoa sẽ trở thành nền tảng dân chủ nếu họ biết tiếp tục phát triển nhanh như thế- nhưng khi họ chọn giới lãnh đạo yếu kém chuyên có những ý tưởng lạ đời về mô hình kinh tế thì sự phát triển kinh tế đó sẽ lệch lạc cùng yếu đi.
Trung hoa đã hạ giảm sinh xuất một cách quá nhanh dưới mức thay thế hơn cả các quốc gia đang phát triển khác , đó là chính sách một con. Đây là điều làm đất nước này trở nên già nua quá sớm và đang tạo thành một gánh nặng cho hệ thống y tế và an sinh xã hội cho một số ít hơn giới trẻ phải nghiêng vai gánh cái gánh nặng về tài chánh cho lớp người già đang gia tăng nhanh chóng này. Sự giảm sinh xuất quá nhanh cũng làm chậm lại quá mức cho gia tăng dân số , điều này chỉ khích lệ cho lý thuyết kém cõi về chuyện nhân mãn của lý thuyết kinh tế Malthus thôi ! Nhưng , kiến thức căn bản hiện nay về kinh tế nó còn nhờ số đông của dân số điều mà các kinh tế gia gọi là kiến thức mới về gia tăng mức độ tái tục sản xuất , và gia tăng mức độ phong phú cho nguồn vốn con người(human capital). Khi xuất cảng con người sang nước khác, thì các nước này đươc đền bù với sự giảm dân số nội địa cho họ , nhưng dân số nội địa đúng ra rất quan trọng nếu nước họ biết đánh giá đúng mức khi biết đầu tư về tri thức cùng đầu tư vào nguồn vốn con người [human capital]. Có điều quan trọng chúng ta thấy rõ là khi càng giàu có , các nước hay có những chính sách lơ là về phát triển điều trên. Luật pháp nước Đức cũng xảy ra điều này -nó làm công lao động trở thành quá cao, làm cứng ngắt về công lao động và khu vực dưỡng hưu. Điều này cũng xãy đến với Nhật bản khiến họ tiếp tục giữ nguyên sự hạn chế điều chỉnh về dịch vụ, về đầu tư ra nước ngoài cùng nhập cư, họ phải giữ nguyên hệ thống bảo hộ ngân hàng đầy yếu kém. Sự kiện này chắc chắn phải xảy đến với Trung hoa với những hình thức khó tiên đoán sớm hơn với đà phát triển đương thời của họ. Tôi không nói rằng Trung hoa sẽ không trở thành một cường quốc dẩn đầu về kinh tế , nhưng thật ra tôi muốn nói chúng ta đoán quá sớm.
Đã có nhiều tiên đoán sai về Nhật bản hay các quốc gia khác khiến chúng ta dè chừng hơn khi có tiên đoán về lâu về dài. Có khả năng là Ấn độ một nước có những mặt mạnh mà Trung hoa đang thiếu. Có khả năng là Ba Tây nếu nước này chịu khó cùng hành động. Có lẽ rằng chính Hoa kỳ sẽ tiếp tục vẫn là một nền kinh tế năng động nhất. Nhiều kinh tế gia trong thập niên 70 và 80 đã vội bi quan khi tăng trưởng của Hoa kỳ chậm lại và nền kinh tế đang yếu đi. Tôi không tin rằng đất nước không nhất thiết phải mau già đi như sinh vật , Hoa kỳ còn khả năng tiếp tục phát triển tốt , với mức tăng xã hội nhanh trở lại từ 10 năm trước--Nếu biết cung cấp môi trường thuận lợi hơn cho các công ty, linh động về lao động và thị trường sản phẩm , cùng đầu tư đúng mức về kỹ thuật cùng vốn  con người - thái độ cởi mở hơn về phát kiến cùng chính sách nhập cư cùng nhiều điều khác nữa. Trong vòng 20 -30 năm nếu quý bạn còns sống  sẽ thấy chuyện xảy ra sẽ đúng với những bi quan hay phân tích của tôi.
Gary Stanley Becker
Note:
(1)  tổng thu nhập quốc dân GDP(Gross Domestic Production) gồm tổng sản phẩm trí tuệ cùng vật chất cùng dịch vụ trong phạm vi biên giới của 1 nước trong 1 năm
tổng thu nhập quốc gia GNP(Gross National Production) gồm tổng sản phẩm trí tuệ cùng vật chất gồm cả dịch vụ trong và ngoài biên giới 1 nước trong 1 năm
human capital: vốn con người: thí dụ đầu tư vào chuyện học hành cũng là 1 hình thức về human capital
source: http://www.becker-posner-blog.com/2005/04/will-china-become-the-leading-nation-of-the-21st-century-perhaps-not-becker.html
Đinh Hoa Lư

No comments: