Friday, April 5, 2013

Từ Hiệp định Paris 01/1973 đến sự bức tử Việt Nam Cộng Hòa 04/1975

tuongniems

Sau gần 5 năm đàm phán với 204 lần công khai và 24 lần mật đàm giữa Mỹ và Cộng sản Bắc Việt để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris ra đời gồm có chữ ký của Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Rogers, Ngoại trưởng Cộng sản Bắc Việt Nguyễn duy Trinh, Ngoại trưởng Chính Phủ Lâm Thời Cộng hòa Miền Nam Nguyễn thị Bình tức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm.BE057003
Hòa đàm 4 bên
Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, ngày 29/3/73, tại Bộ Tư Lệnh MAC-V trong phi trường Tân Sơn Nhứt, 42 quân nhân Mỹ đại diện cho các quân binh chủng từng tham chiến tại VN làm lễ cuốn cờ dưới sự có mặt của Đại sứ Bunker và tướng Weyand, Tự Lệnh Quân Lực Mỹ tại VN. Và trong buổi chiều cùng ngày người quân nhân cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời Việt Nam dưới sự chứng kiến của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến. Thế là vài trò quânsự của Mỹ tại VN đã chấm dứt.
U1763163A
Đi đêm Kiss & Thọ
Trong bản Hiệp Định Paris ký ngày 27/1/73, có ghi rõ: “Nhằm mục đích tái lập hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam góp phần củng cố hòa bình ở Châu Á và thế giới “.U1763278
Ký Kết ?
Trong chương 4 điều 10 bản Hiệp Định viết: “Hai bên Miền Nam cam kết tôn trọng ngưng bắn và giữ hòa bình ở Miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực”. Ấy vậy! Mà chỉ vài ngày sau khi ký kết cộng quân đã mở những cuộc tấn công nhắm vào các đơn vị QLVNCH và chiếm nhiều khu vực để lấn quyền kiểm soát buộc lòng QLVNCH phải đánh trả, đã tạo nên tình trạng phi hòa – phi chiến. Chính phủ của TT. Nguyễn văn Thiệu đòi CSBV phải rút quân về Bắc – không Liên Hiệp với Chính Phủ Lâm Thời VC – không hợp tác với hành phần thứ ba. Cộng sản Bắc Việt chẳng những không rút quân mà còn gởi thêm vũ khí và chiến cụ tối tân vào Nam bằng đường mòn Hồ chí Minh một cách trắng trợn vì
không còn sợ bị phi cơ Mỹ oanh kích.
BE021537
Việc hòa hợp, hòa giải giữa Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không thành. Chiến tranh lại tiếp diễn. Nguyên do, một phần do thái độ cứng rắn của ông Thiệu, nhưng phần lớn là do quyết tâm phải nuốt trọn miền Nam của CSBV theo lệnh của quan thầy Nga -Tàu.
Trước tình trạng Hiệp Định Ba Lê bị vi phạm nghiêm trọng, tháng 6/1973, Kissingers và Lê đức Thọ lại gặp nhau tại Paris tìm biện pháp cải thiện việc thi hành. Nhưng từ đó trở về sau thì việc thi hành Hiệp Định Paris không còn được CSBV quan tâm đến khi biết chắc chắn Hoa Kỳ đã phủi tay.
Đến cuối năm 73, áp lực quân sự của cộng quân mỗi ngày mỗi đè nặng lên VNCH, viện trợ quân sự Hoa Kỳ dành cho VNCH từ 1,126 triệu đô la giảm xuống còn 900 triệu. Tính đến tháng 4/74 thì số đạn đại bác – vũ khí nồng cốt của QLVNCH tồn kho chỉ còn đủ dùng không đầy 60 ngày với điều kiện cuộc chiến không gia tăng cường độ. Trong khi ấy chiến cụ của QLVNCH có khoảng 35% quân xa, 50% thiết giáp và phi cơ bất khiển dụng vì thiếu phụ tùng thay thế. Trong khi VNCH gặp khó khăn, thì CSBV lại được Nga -Tàu viện trợ tối đa. Cán cân lực lượng quân sự giữa hai bên đã nghiêng phần bất lợi cho VNCH một cách rõ rệt.
Vào năm 1974, thì chiến cụ và tiếp liệu của QLVNCH đã bắt đầu thiếu thốn. Lợi dụng tình trạng đó cộng quân gia tăng các hoạt cộng tấn công, phá hoại, khiến nhiều khu vực VNCH lâm vào tình trạng mất an ninh.
Về mặt chính trị thì các phong trào trong nước rần rộ nổi lên tố cáo TT. Thiệu bè phái và tham nhũng. Nhiều đoàn thể, đảng phái, tôn giáo trước đó ủng hộ ông Thiệu cũng lên tiếng phản đối, đồng thời họ kêu gọi hai bên Quốc gia cũng như Cộng sản hãy ngưng chiến và thi hành Hiệp Định Ba Lê một cách đứng đắn.
Lợi dụng tình hình chính trị rối loạn tại Sài Gòn, cộng quân đã mở trận đánh thăm dò trên quốc lộ 14, cắt đứt con đường nối liền tỉnh Phước Long với Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB đóng tại Lai Khê. Sau đó đến ngày 6/1/75, cộng quân huy động 2 sư đoàn cùng với chiếc xa, pháo binh, súng phòng không đánh chiếm tỉnh Phước Long. Đó là lần đầu tiên cộng sản Bắc Việt chiếm trọn một tỉnh của VNCH kể từ khi phát động chiến tranh xâm lược.
Ngày 8/1/75, trong diễn văn đọc bế mạc đại hội tại Hà Nội, Lê Duẫn công khai tuyên bố thời cơ chiếm miền Nam đã đến vì: “quân Mỹ đã rút ra rồi, quân đội ta có sẵn trong Nam và cuộc chiến đấu ở miền Nam được thực lực mạnh ở miền Bắc dấy lên thành sức mạnh cả nước”. (Văn tiến Dũng, Đại Thắng
Mùa Xuân, NXB/QĐND, Hà nội,1976, tr.39)
.3178465091_d181668a1e_o
Trước việc cộng quân chiếm tỉnh Phước Long, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lê, chính phủ VNCH đã lên tiếng phản đối, nhưng Ủy Hội Quốc tế và Hoa Kỳ vẫn im hơi lặng tiếng. Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford, người thay thế TT. Nixon sau vụ Watergate vẫn không có phản ứng gì, trái với lời hứa lúc nhậm chức là không bỏ rơi Việt Nam. Lúc ấy, ông Ford chỉ yêu cầu quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn gấp để viện trợ cho VNCH 300 triệu.
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, cộng quân tấn công Ba Mê Thuộc. Cộng sản Bắc Việt đã dùng 3 sư đoàn chính quy tấn công Bộ Tư Lênh sư đoàn 23 BB và Bộ chỉ huy Tiểu khu Darlac mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên.
Để tìm biện pháp ngăn chận cuộc tiến quân của cộng sản Bắc Việt. Ngày 14/3/75, TT. Nguyễn văn Thiệu ra Cam Ranh họp với 4 tướng Tư lệnh 4 Vùng chiến thuật với sự có mặt của 3 cố vấn cật ruột là các tướng Trần thiện Khiêm, Cao văn Viên và Đặng văn Quang. Buổi họp đã đi đến quyết định bỏ ngỏ cao nguyên vì TT. Thiệu cho rằng, trong tình trạng thiếu quân viện QLVNCH không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ lãnh thổ nên phải bỏ bớt những vùng kém trù phú, gom lực lượng về bảo vệ vùng duyên hải và đồng bằng. Sau buổi họp, tướng Phạm văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II nhận chỉ thị lo việc di tản quân dân VNCH khỏi vùng cao nguyên, tướng Phú ủy thác nhiệm vụ lại cho Đại tá Tất vừa được vinh thăng chuẩn tướng. Cuộc di tản do thiếu tổ chức, không có kế hoạch chu đáo đã diễn ra một cách hỗn loạn trên đường bộ. Đoàn người di tản kẹt cứng tại bến phà sông Ba làm mồi cho những trận mưa pháo của quân thù. Rốt cuộc chỉ có 1/6 trong số 260 ngàn dân và 3 tiểu đoàn trong số 8 tiểu đoàn chạy thoát được về vùng duyên hải.89-image_large3
Thừa thắng, cộng quân xua quân chiếm Quảng Trị ngày 19/3/75, dân chúng cố đô Huế hốt hoảng ùn ùn chạy về Đà Nẳng. TT. Thiệu cho rút toàn bộ Sư Đoàn Dù và Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến về bảo vệ thủ đô vì sợ bị đảo chính. Không đủ lực lượng phòng thủ, tướng Ngô quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I Chiến thuật phải lui binh về cố thủ Đà Nẵng. Cuộc thoái quân cũng không kém phần hỗn loạn. Chừng khi tướng Trưởng được lệnh phải trở lại cố thủ Huế thì đã muộn, không dễ dàng, vì gặp khó khăn bởi làn sóng người di tản ào ào như nước chảy đang đổ về phương Nam.
Ngày 30/3/75, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn lọt vào quyền kiểm soát của cộng quân. Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà sụp đổ. Năm sư đoàn bộ binh và các lực lương Không quân, Hải quân, Địa phương quân, Nghĩa quân và nhiều lực lượng Tổng Trừ Bị, tổng cộng gần 300 ngàn quân đã tan rã. Một tỷ đô la vũ khí đạn dược, 16 tỉnh, 5 thành phố lớn của VNCH chỉ trong vòng 15 ngày 1/3 lãnh thổ đã lọt vào tay kẻ thù vì cuộc triệt thoát quân vô tổ chức, thiếu kế hoạch của ông Thiệu và tập đoàn tham mưu bất tài. Với chiến thắng bất ngờ không đổ nhiều xương máu, không tốn nhiều gian khổ, cộng sản Bắc Việt quyết định mở chiến dịch Hồ chí Minh tiến đánh Sài Gòn sớm hơn kế hoạch chúng dự trù là đến năm 1976.545014068_5edba1e57d
Tính đến trung tuần tháng 4/75 thì Vùng I và Vùng II chiến thuật, các vùng duyên hải trung phần đã hoàn toàn lọt vào tay cộng quân. Từ cao nguyên Trung phần cộng quân tiến về Sài Gòn. Khi đến phòng tuyến Xuân Lộc quân CSBV phải khựng lại vì chạm phải sức kháng cự mãnh liệt, anh dũng của các chiến sĩ QLVNCH. Phòng tuyến Xuân Lộc đã đứng vững vàng trong suốt một tuần lễ từ 9-15/4/75. Chính tướng Homer Smith, Tùy viên Quân sự sứ quán Hoa Kỳ đã gởi thơ cho tướng George S. Brown Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ ca ngợi lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu của các quân nhân QLVNCH trong tình thế vô cùng bất lợi về hỏa lực cũng như quân số. (Nguyễn tiến Hưng, Hồ sơ mật Dinh Độc Lập, C&K Promotion, Los Angeles, 1987, tr. 568).
Ngày 21/4/75, TT. Nguyễn văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó TT. Trần văn Hương theo quy định của hiến pháp, chấm dứt thời kỳ quân đội điều hành quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng. Vào chiều ngày 25/4/75, ông Thiệu, ông Khiêm với gia đình và đoàn tùy tùng rời Việt Nam đi Đài Loan an toàn với sự hộ tống trùm CIA Sàigòn Thomas Polar, tướng Charles Times và đại sứ Martin.3195964702_811745c01f_o
Sau khi nhận chức TT. Trần văn Hương mời Dương văn Minh đứng ra thành lập chính phủ để nói chuyện với phía cộng sản, nhưng Dương văn Minh đòi TT. Hương phải bàn giao trọn quyền tổng thống thì ông ta mới có uy thế nói chuyện với phía bên kia. Tổng thống Hương biết Dương văn Minh là kẻ bất tài, thiển cận về chính trị nên đã không làm theo ý của ông Minh. Tổng thống Hương đành phải tự giải quyết việc thương thuyết với CSBV, nhưng CSBV trả
lời rằng họ chỉ muốn nói chuyện với Dương văn Minh.
tongthongtranvanhuong1
Ngày 24 tháng 4/75, tổng thống Pháp D’Estaing gọi điện thoại cho ông Merillon ra lệnh phải giải quyết gấp việc hòa giải giữa Sàigòn và Hà Nội mà Pháp đang làm vai trò trung gian. Được lệnh TT. Pháp, đại sứ Merillon đã vào Dinh Độc Lập thuyết phục TT. Trần văn Hương rút lui và bàn giao chức vụ cho Dương văn Minh, nhưng ông Hương không đồng ý. Ông cho biết theo hiến pháp ông sẵn sàng trao quyền lại cho Chủ tịch quốc hội là ông Trần văn Lắm.di-tan31
Sáng ngày 26/4/75, TT. Trần văn Hương điều trần trước lưỡng viện quốc hội đã đưa ra hai vấn đề:
- Nếu quốc hội đồng ý, ông sẽ trao quyền cho Dương văn Minh.
- Nếu quốc hội đồng ý ông sẽ chỉ định thành lập chính phủ thương thuyết với CSBV trong tinh thần hòa giải – hòa hợp để vãn hồi hòa bình cho đất nước.
Trong ngày điều trần, TT. Hương đã nhấn mạnh: ”Nếu cộng sản đưa ra điều kiện của kẻ thắng cho người bại trận, thì không còn cách gì hơn là nếu được, chúng ta cứ việc chiến đấu đến cùng… Chừng đó dẫu Sài Gòn này có biến thành biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam vì thể diện mình không thể nào mà từ chối được, trừ một số người mới chấp nhận cái chuyện đó… VNCH có thể phải chịu một vài điều kiện khó khăn đau đớn, nhưng điều kiện đó không phải là những bước hoàn toàn để đầu hàng. Nếu thương thuyết để đầu hàng thì thương thuyết gì nữa, thà là chết, chiến đấu đến cùng…chớ không thể
chấp nhận đầu hàng được”. ( trong diễn văn của TT. Trần văn Hương đọc trước quốc hội ngày 26/4/75).
U1835604
Vào ngày 27/4/75 trong lúc quốc hội đang thảo luận nên trao quyền lãnh đạo cho ai thì một phái đoàn gồm có ông Nguyễn văn Hảo Phó thủ tướng, Trần văn Đôn Phó thủ tướng (thay thế ông Nguyễn bá Cẩn Thủ tướng đã bỏ đi hôm trước), và tướng Cao văn Viên đến quốc hội thúc giục biểu quyết trao quyền tổng thống cho ông Dương văn Minh. Cuối cùng quốc hội đã biểu quyết với số phiếu 134 thuận và 2 chống. Chiều ngày 28/4/75, Dương văn Minh lên nhậm chức tổng thống VNCH. Sau khi Dương văn Minh lên nắm quyền, các ông Trần văn Đôn, Cao văn Viên và nhiều tướng lãnh cao cấp khác thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH mạnh ai nấy tìm đường cao bay xa chạy trong khi các chiến sĩ QLVNCH đang bảo vệ thủ đô, và những phần đất còn lại không hay biết gì hết nên vẫn tiếp tục kiên cường chiến đấu. Riêng TT. Trần văn Hương mặc dù được Hoa Kỳ đặc biệt cung cấp phương tiện để rời nước, nhưng
ông từ chối không đi. Ông ở lại đối đầu với VC cho tới giờ phút Sài Gòn thất thủ và mãi mãi.
bdqmt0021
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại sứ Martin và những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, bốn quân đoàn Cộng sản Bắc Việt từ từ siết chặt vòng vây quanh thủ đô Sài Gòn với những đợt pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt, Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập. 10 giờ sáng ngày hôm đó, Dương văn Minh lên đài phát thanh kêu gọi toàn thể quân nhân QLVNCH ngưng bắn, nằm yên tại chỗ để bàn giao chính quyền cho chính phủ của MTGPMN. Đến11 giờ 30, hai xe tăng đầu tiên của CSBV tiến vào ủi sập cổng Dinh Độc Lập.
Một tên cộng quân trên xe tăng nhảy xuống đất hét to: “Minh lớn đâu? Minh lớn đâu?… ra đây quỳ xuống”. Khi tên thượng tá VC Bùi văn Tùng bước vào phòng khánh tiết của Dinh Độc Lập, toàn thể nội các của ông Vũ văn Mẫu và ông Dương văn Minh đã có mặt sẵn tại đó. Dương văn Minh đứng dậy nói ngay: “Sáng hôm nay chúng tôi sốt ruột quá. Chúng tôi chờ các ngài đến bàn giao”. Bùi văn Tùng trả lời: “Chính quyền của các anh từ trung ương đến cơ sở đã sụp đỗ tan tành thì còn có cái gì để bàn giao? Có lẽ nào người ta có thể bàn giao những cái người ta không còn nữa. Các anh đã bại trận và chỉ có đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó Tùng đưa Dương văn Minh và Vũ văn Mẫu đến đài phát thanh đọc lệnh đầu hàng nguyên văn như sau: “Nhân danh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, tôi đại tướng Dương văn Minh, kêu gọi toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hãy bỏ súng và đầu hàng vô điều kiện với Quân Đội Giải Phóng Miền Nam. Tôi tuyên bố giải tán tất cả các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương”.(Saigon, the Historic Hours, 1975- VNTVB, Lê quế Lâm, NXB Ngọc Thu, Sydney 93).
Lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh đã giết chết nền Cộng Hòa Việt Nam và giết chết Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – một đơn vị thiện chiến –
dũng cảm trong lịch sử chiến tranh thế giới đã làm cộng quân khiếp sợ.
buttichduongvanminh
Năm 1982, khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam, học giả Hoa Kỳ Norman Podheretz, người từng lên án Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam đã nói: “Chế độ tự do ở Miền Nam Việt Nam sụp đổ không phải “trước những du kích quân mặc áo bà ba đen” thực hiện cuộc chiến tranh nổi dậy của nhân dân Miền Nam Việt Nam, mà họ đã thua trước một đội quân xâm lăng được trang bị khí giới tối tân. Thua một đạo quân như thế thì không thể nói là Miền Nam Việt Nam tồi tệ như nước Pháp đã thua Đức Quốc Xã như hồi năm 1940”. (Norman Podheretz, Why We Were In Vietnam, Simon &Schuster, NY 1982,p.117-Bản dịch Phạm Kim Vinh, Nước Mắt Việt nam ,Tr.740)

thuongtiec_latdoc

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bất tử trong dòng sử Việt
Mấy chục năm đã trôi qua, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam Việt Nam lọt vào tay bạo quyền Việt cộng, bọn chúng đã tìm đủ mọi cách để chà đạp lên ý nghĩa cuộc chiến đấu bảo vệ tự do của người lính VNCH. Nhưng chắc chắn bây giờ và cho mãi đến ngàn sau, chúng sẽ không bao giờ đạt thành ý nguyện.
Điều này, được chứng minh hùng hồn qua hiện tượng hàng năm người Việt tha hương khắp mọi nơi trên thế giới đã long trọng tổ chức ngày quốc hận 30 tháng 4, ngày Quân Lực 19/6, để nói lên tinh thần chiến đấu bảo vệ tự do của một dân tộc và một quân lực hào hùng, dũng cảm.
Trong các ngày lễ này quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa, quân kỳ của các quân binh chủng trong QLVNCH bay phất phới giữa lòng các thành phố nơi hải ngoại. Tới nay, hình ảnh này đã là một thực tế làm Cộng sản Việt Nam nhức nhối, điên đầu, khó chịu, không vui.

Việt cộng nhức nhối, điên đầu, khó chịu, không vui vì hình ảnh ngày 30 tháng 4 là hình ảnh của sự xâm lăng, chà đạp nhân quyền. Đây cũng là biểu tượng của sự tham lam, nghèo đói, chết chóc, đau khổ, bịnh tật và ngục tù mà cộng sản Bắc Việt đã gieo rắc lên nhân dân hai miền Nam Bắc khi chúng cam tâm hiến đất, dâng biển chịu làm thân trâu, ngựa cho Tàu Cộng. Đặng thiên Sơn
(ĐĐ1/Trinh Sát/SĐND/QLVNCH)
Nam Yết chuyển

No comments: