Saturday, April 27, 2013

Đông, Vui Ở Biển Đông


http://www.lib.utexas.edu/maps/middle_east_and_asia/chinas_import_transit_routes_and_proposed_routes_for_bypassing_slocs-2012.png

Tác giả : Trần Khải

Tình hình Biển Đông có vẻ sẽ vui hơn, vì tự nhiên đông hơn, nghĩa là sẽ chật hơn.

Nhà phân tích John C.K. Daly trên báo Oil Price hôm Thứ Tư 24-4-2013 cho biết rằng công ty khí đốt quốc doanh Nga Gazprom cho biết sẽ khởi sự khai thác mỏ khí đốt ngoài khơi việt Nam vào tháng 6-2013.

Phó Tổng Quản Trị Vitaly Markelov của Gazprom nói với tạp chí Gazprom rằng công ty dự tính khoan 16 giếng thăm dò để khai thác, và “hút khí đốt lên dự kiến khởi sự từ tháng 6-2013.”

Bài của Daly nói vị trí các mỏ mà Gazprom khai thác sẽ nằm 189.8 dặm cách bờ biển Vũng Tàu của VN.

Và vì Trung Quốc đã khoanh lãnh hải chín đoạn ở Biển Đông, nên Daly nêu câu hỏi, rằng tại sao Gazprom “lại đi câu khí đốt ở vùng biển đầy sóng gió này?”

Phải chăng, chúng ta nên nói theo kiểu Việt Nam: hoặc “tấp nập đông vui,” hoặc “đông vui nhộn nhịp” -- đằng nào thì, đỡ hơn là vắng vậy.

http://www.foreignpolicy.com/files/fp_uploaded_images/130405_maplarge.png
Trong khi đó, báo Gulf News hôm Thứ Tư 24-4-2013 cho biết  Bộ Trưởng Ngoại Giao Albert Del Rosario của Philippines đã hoan hỷ nói rằng Philippines đã được Quốc Hội Châu Âu ủng hộ việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế, trong khi Quốc Hội Châu Âu kêu gọi Trung Quốc “hãy giữ đúng các điều luật trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và hãy tôn trọng luật quôc tế đối với các mục tiêu hải ngoại.”

Thực tế, như thế chỉ là thắng điểm dư luận, cũng tạm được là có điểm.

Bản văn Quốc Hội Châu Âu kêu gọi cả TQ và Philippines hãy tự chế và hãng sử dụng luật quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông.

Như thế, có tiếng nói Châu Âu cũng là đông vui rồi.

Nhưng chưa hết, báo South China Morning Post ghi lời Phó Đô Đốc Hải Quân Song Xue, cũng là Phó Tư Lệnh Hải Quân TQ, nói rằng Trung Quốc sẽ đóng thêm hàng không mẫu hạm trong dịp lễ 64 năm thành lập Hải quân TQ.

Xue nói, hàng không mẫu hạm sắp tới sẽ lớn hơn chở nhiều phi cơ tác chiến hơn, và hỏa lực mạnh hơn...

Hiện thời chiếc đương hữu là hàng không mẫu hạm Liaoning có sức chở 50,000 tấn, thiết kế nguyên thủy có thể chở 30 phi cơ nhưng hiện nay chủ yếu chỉ dùng để huấn luyện, chưa có khả năng tác chiến vì chiến đấu cơ J-15 của TQ cần thêm nhiều chuyến bay thử trước khi cho hoạt động trên mẫu hạm.

Thế cũng là đông vui nhé.

Trong khi đó, bản tin RFI cho biết vào hôm Thứ Tư  24/04/2013, các lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN tham dự cuộc họp thượng đỉnh thường niên trong hai ngày ở Brunei, với mục tiêu hàn gắn những bất hòa do vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
http://www.lib.utexas.edu/maps/middle_east_and_asia/chinas_import_transit_routes_and_proposed_routes_for_bypassing_slocs-2012.png
Năm ngoái, tại cuộc họp thượng đỉnh thường niên của ASEAN ở Phnom Penh, những nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm thống nhất lập trường của khối này trước thái độ xác quyết chủ quyền ngày càng hung hãn của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông đã không thành công, do sự chống đối của Cam Bốt, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh, mà năm ngoái giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN.

RFI nhắc rằng, căng thẳng nội bộ do vấn đề này đã lên đến mức mà, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh tháng 7 năm ngoái đã không đưa ra được một thông cáo chung.

RFI ghi nhận:

“Trước cuộc họp thượng đỉnh hôm nay ở Brunei, các quan chức cao cấp của ASEAN đã nhấn mạnh rằng hiệp hội ASEAN, một tổ chức vẫn vận hành dựa trên sự đồng thuận, sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt đến một lập trường chung trên vấn đề Biển Đông.

Theo bản dự thảo tuyên bố kết thúc hội nghị thượng đỉnh, mà hãng tin AFP có được, các lãnh đạo ASEAN sẽ ra một lời kêu gọi đàm phán với Trung Quốc trên vấn đề này, nhưng sẽ tránh sử dụng ngôn từ quá cứng rắn.”

Mặt khác, bản tin từ thông tấn TTXVN từ Hà Nội ghi nhận:

“Ngày 24/4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12,” trong đó có những nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việc Trung Quốc lưu hành bản đồ và công bố quy hoạch nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông. Bản đồ và quy hoạch trên là hoàn toàn vô giá trị.”(hết trích)

Đúng là đông vui, khi Gazprom chịu vào biển VN kinh doanh, khi Liên Âu góp tiếng, khi Khối ASEAN chịu bàn chung về Biển Đông...

Nhưng đông mà trái ý là phiền lắm, khi TQ đưa thêm hàng không mẫu hạm vào...

Biển Đông thật sự là khó lường vậy.
Nam Yết chuyển

No comments: