Đây là số liệu trong một cuộc khảo sát ở 39 nước trên thế giới về hình ảnh của Mỹ và Trung Quốc, theo đó chỉ có 5% người Nhật tỏ ra thiện cảm với đất nước láng giềng.Báo cáo do Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) thực hiện và công bố vào hôm qua, 18.7, cho thấy người dân thế giới xem Mỹ là một siêu cường đang suy tàn trong khi Trung Quốc đang sẵn sàng để thế chỗ.
Cuộc khảo sát tiết lộ người dân ở nhiều nước đã xem Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu. Trong số 39 nước được khảo sát, có 6 nước, gồm cả Mỹ và Nhật, có đa số người dân nhận xét Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế được Mỹ.
“Bất luận nước nào được xem là quyền lực kinh tế vào lúc này, nhiều người tin Trung Quốc rốt cuộc sẽ thay thế Mỹ ở vị trí siêu cường hàng đầu thế giới, nếu điều này chưa xảy ra trong hiện tại”, báo cáo trong Dự án Thái độ Toàn cầu của Trung tâm nghiên cứu Pew viết.
Những kết luận sâu rộng hơn của Pew được tổng kết trong tựa đề của bản báo cáo: “Hình ảnh toàn cầu của Mỹ vẫn tích cực hơn Trung Quốc song nhiều người đoán Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường hàng đầu”.
Theo Bloomberg, cuộc khảo sát cho thấy trung bình có 63% người có thiện cảm với Mỹ, so với 50% dành cho Trung Quốc. Một số người được khảo sát ở nhiều quốc gia cũng bày tỏ lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, theo các tác giả.
“Trên toàn cầu, người ta thiên về khả năng xem Mỹ là một đối tác với nước họ hơn là Trung Quốc, dù tương đối ít người xem một trong hai nước là kẻ thù”, báo cáo viết.
Tranh chấp lãnh thổ đã gia tăng căng thẳng giữa hai đối thủ lịch sử trong vài năm qua, và 82% người Nhật mô tả các tranh chấp đó là vấn đề lớn hoặc rất lớn”.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc gây lo lắng cho nhiều người ở một số quốc gia láng giềng, gồm Nhật, Hàn Quốc, Úc và Philippines, theo báo cáo.
“Với cách biệt lớn, người Nhật cho Trung Quốc số điểm tệ nhất - chỉ có 5% thể hiện thái độ tích cực. Tranh chấp lãnh thổ đã gia tăng căng thẳng giữa hai đối thủ lịch sử trong vài năm qua, và 82% người Nhật mô tả các tranh chấp đó là vấn đề lớn hoặc rất lớn”.
Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cũng xem quan hệ với Mỹ quan trọng hơn nhiều so với Trung Quốc. Theo tờ Washington Post, có đến 93% người Nhật có thái độ tiêu cực với Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng duy trì lợi thế nhờ vào quyền lực mềm ở Nam Mỹ và khu vực châu Phi hạ Sahara, những nơi mà Trung Quốc đã tăng cường đầu tư kinh tế để xây dựng ảnh hưởng và tìm kiếm nguồn nguyên liệu.
Những yếu tố của quyền lực mềm bao gồm sự chia sẻ các tiến bộ khoa học, âm nhạc, phim ảnh và cách thức kinh doanh.
Các kết luận được đưa ra trong cuộc khảo sát thực hiện với 37.658 người ở 39 nước từ ngày 2.3 đến ngày 1.5, trước khi có những tiết lộ về chương trình do thám gây tranh cãi của Mỹ.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy căng thẳng gia tăng giữa dư luận Mỹ và Trung Quốc.
“Chỉ có 37% người Mỹ có cái nhìn tích cực với Trung Quốc, giảm từ 51% cách đây hai năm. Tương tự, tỷ lệ dành cho Mỹ đã tụt xuống ở Trung Quốc - trong cuộc thăm dò năm 2010 được thực hiện vài tháng sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama, 58% có thiện cảm với Mỹ, so với 40% trong lúc này”, báo cáo viết.
Trung Quốc: Hình ảnh đang ngày càng hoen ố
Không có đồng minh, không có bạn bè thực sự và với một hình ảnh đang xấu đi trên toàn thế giới thì chẳng có cơ sở nào để khẳng định Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc theo đúng nghĩa.
TQ đổ xô đến châu Phi, với lòng tham lam vô độ
“Tất cả châu Phi đều là bạn của Trung Quốc”. Đó là tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Tazania tháng 3/2013. Tuy nhiên, rất đông người dân châu Phi lại không đồng tình với phát biểu này của ông Tập. Thống đốc ngân hàng Trung ương Nigeria Lamido Sanusi là một trong số đó.
Trong bài báo đăng tải trên tờ Financial Times ngày 11/3/2013 với tựa đề: “Châu Phi phải hiểu rõ bản chất quan hệ của Trung Quốc”, Lamido Sanusi viết một cách thẳng thừng: “Trung Quốc lấy đi của chúng tôi những nguyên liệu cơ bản và bán lại cho chúng tôi những hàng hóa do họ sản xuất. Đó là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân”.
Alexis Okeowo, phóng viên gốc Phi của nhiều tạp chí danh tiếng như The New Yorker, Businessweek và Financial Times cũng không ngại ngần vạch trần bộ mặt thật của Bắc Kinh: “Giới đầu tư Trung Quốc thực hiện giao dịch với các chính phủ châu Phi để khai thác tài nguyên thiên nhiên. Người nhập cư Trung Quốc di chuyển tới các thành phố và thị trấn nông thôn. Họ bắt đầu thiết lập các công ty xây dựng, khai thác các mỏ đồng, than và đá quý, xây dựng nhà hàng, khách sạn. Nhưng ngay sau đó là nạn tham nhũng, lạm dụng lao động, che giấu tội phạm bắt đầu bùng phát."
Phóng viên này cũng thẳng thắn cho rằng: "Trung Quốc chiếm dụng tài nguyên thiên nhiên châu Phi bằng việc sử dụng lao động và thiết bị của chính họ mà không chuyển giao lại bất cứ kỹ năng, công nghệ nào.”
Người châu Phi đã không còn tin tưởng vào những ngôn từ hoa mỹ mà Trung Quốc từng cam kết khi tới đầu tư tại đây. Các cuộc thăm dò dư luận của Dự án Thái độ Toàn cầu (Global Attitudes Project) thuộc Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy, ở châu Phi, hình ảnh của Trung Quốc đã xấu đi rất nhiều trong vòng 3 năm qua. Đây là hệ quả từ sự đổ bộ ồ ạt của các doanh nhân Trung Quốc, của các hoạt động khai thác dầu khí và nguyên liệu thô với lòng tham vô độ.
Những kiểu làm ăn vụ lợi như ở châu Phi đã thực sự làm hoen ố đi hình ảnh ban đầu tưởng chừng rất tốt đẹp của Trung Quốc tại Lục địa Đen này. Chẳng thế mà, Joel Brinkley, cựu phóng viên của tờ The New York Times từng viết: “Trung Quốc đang nỗ lực trở thành một nước lớn được tôn trọng trên thế giới nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là nước này có rất ít bạn bè thực sự”.
Quá trình hiện đại hóa quân đội và các động thái “lên gân” của Trung Quốc ở châu Á đã làm hoen ố uy tín của Bắc Kinh với các nước láng giềng. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm bùng phát làn sóng tái sắp xếp địa chính trị nhằm mục đích kiểm soát tham vọng và tầm vươn của Trung Quốc.
Mỹ đã không ngừng mở rộng hợp tác chiến lược với Ấn Độ để New Delhi đủ khả năng đương đầu với Bắc Kinh. Nhật Bản cũng gia tăng trợ giúp kinh tế cho Ấn Độ với cùng mục đích chiến lược. Thậm chí Nga, đối tác dễ chịu nhất của Trung Quốc ít nhất là ở thời điểm hiện nay cũng vẫn cảnh giác với người bạn láng giềng này. Moscow từng từ chối bán cho Bắc Kinh những vũ khí đầu bảng và hạn chế nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc.
Nam Hàn thì xưa nay vẫn dựa vào Mỹ vì lợi ích an ninh và kinh tế của chính mình. Hay Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á cũng tỏ ra nghi ngờ về những ý đồ tương lai của Trung Quốc, rất cẩn trọng trong quan hệ. Mặc dù tất cả các nước này đều cố gắng tránh xúc phạm Trung Quốc một cách công khai nhưng họ đang tích cực cải thiện các quan hệ của mình với Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.
“Liên minh chiến lược hay tình bạn thực sự không phải là một mặt hàng có thể mua bán và trao đổi tình cờ. Nó phải được xây dựng trên những lợi ích an ninh chung, được bổ sung bằng những giá trị tư tưởng và niềm tin bền vững”. Minxin Pei, cựu Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Washington đã viết như vậy trên Tạp chí Foreign Policy tháng 3/2012. Theo góc nhìn của Minxin Pei, Bắc Kinh đang thiếu nghiêm trọng những đồng minh thực sự.
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment