Friday, July 5, 2013

TQ và Nga tập trận ở Biển Nhật Bản

HoangsaParacels: Phải chăng đây là liên minh phục thù mới cuả hai nước Nga Hoa mà lực lượng Hải Quân cuả họ đã bị đánh bại tơi tả bởi Hải Quân Nhật Bản tại Vladivostok năm 1906 và Biển Hoa Đông trong Đại Chiến thứ II???

Cập nhật: 14:09 GMT - thứ sáu, 5 tháng 7, 2013

 
 
Đây là cuộc tập trận Nga - Trung lớn nhất từ trước tới nay
Trung Quốc và Nga mở cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước tới nay ở vùng Biển Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước từng là đối thủ thời Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh Bắc Kinh mở rộng mạng lưới đồng minh.

Số lượng tàu chiến, phi cơ và lực lượng đặc công của hai nước tham gia cuộc tập trận từ 5/7 đến 12/7/2013 được coi là lớn nhất từ trước tới nay.
Tổng cộng có 18 tàu chiến, một tàu ngầm, ba phi cơ, năm trực thăng và hai đơn vị đặc công tham gia cuộc tập trận các thao tác săn tàu ngầm, diễn tập chiếm chiến hạm của địch và phối hợp cận chiến.
Phía Trung Quốc cử các tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải từ cảng Thanh Đảo còn Nga cử tàu của Hạm đội Viễn Đông tham gia.
Hai bên tập kết tàu tại Vịnh Peter Đại đế gần Vladivostok.
Mới hồi tháng 4 năm ngoái, Nga đã cử chiến hạm Nga Varyag đã đến thăm và tham gia cuộc diễn tập ở tầm vóc nhỏ hơn với Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc.

Nga - Trung thắm thiết

Theo nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói chuyện với BBC Tiếng Việt hôm 5/7 qua điện thoại thì vị trí của lần tập trận này khác lần trước ở Hoàng Hải:
"Nhật Bản luôn cảnh giá trước sự lấn chiếm của Trung Quốc"
Nhà báo Đỗ Thông Minh
"Lần tập trận này nằm ở ngay phía Nam Hoàng Hải, ngay cửa ngõ của Nhật Bản, và có thể phản ảnh lo ngại của Trung Quốc trước các lần tập trận gần đây của Hoa Kỳ với Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines."
Ông cũng cho rằng ngôn ngữ thông báo ra của quan chức Nga và Trung Quốc rằng tập trận chỉ "để duy trì hòa bình, chống khủng bố", không khác gì với các cuộc tập trận Mỹ thực hiện với Nhật Bản chẳng hạn.
Ông cũng chú ý rằng không chỉ Trung Quốc "chưa bao giờ tập trận với Nhật Bản" mà Liên bang Nga với Nhật Bản cũng chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình vì "Nga chiếm Kurils sau năm 1945".
Không chỉ chưa bao giờ tập trận chung với Nhật mà vì hận thù trong quá khứ, "Trung Quốc chưa bao giờ mời tuỳ viên quân sự Nhật tham dự mà cố gắng đi tìm đồng minh nơi khác", ông Đỗ Thông Minh đánh giá.
Hiện Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang có tranh chấp ở vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư, nằm xa về phía Nam tính từ Hoàng Hải.
 
 
Hồi tháng 8/2005, hai nước đã tập trận đổ bộ lần đầu ở bán đảo Sơn Đông
"Nhật Bản luôn cảnh giá trước sự lấn chiếm của Trung Quốc và về điểm này, Nhật Bản coi Việt Nam là nút chặn và nếu được thì kéo về phía làm đồng minh ngăn chặn Trung Quốc."
Ông nêu ví dụ Thủ tướng Shinzo Abe sau khi lên nhậm chức nhiệm kỳ hai đã sang thăm Việt Nam và hiện Tokyo đang cung cấp cho Hà Nội và Manila tàu tuần tra biển.
Theo báo chí quốc tế, Trung Quốc đã mua vũ khí hạng nặng từ Nga nhưng chỉ trong thập niên này, hai bên mới bắt đầu tập trận chung, lần đầu năm 2005.
Vào tháng 8/2005, thủy quân lục chiến Nga và Trung Quốc cùng xe tăng đã tập đổ bộ vào bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, mở đầu sự hợp tác.
Sau cuộc tập trận hải quân năm nay, bộ binh Trung Quốc và Nga sẽ có tiếp cuộc diễn tập "chống khủng bố" tại vùng Chelyabinsk của Nga từ 27/7 đến 15/8 năm nay.
Trung Quốc cũng đã diễn tập quân sự chung với Pakistan ở về phía Tây Nam và vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên cả về kinh tế lẫn quân sự.
Nhật Bản hồi tháng 1 năm nay cũng đã tiến hành một cuộc tập trận với mục đích rõ ràng là củng cố khả năng phòng vệ cho một quần đảo hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Itsunori Onodera cho biết đây là lần đầu tiên cuộc tập trận thường niên của họ lấy chủ đề phòng vệ đảo dù địa điểm tổ chức là gần Tokyo, không phải vùng biển phía Nam gần Đài Loan và Trung Quốc. BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/07/130705_china_russia_drills_japan.shtml

China, Russia hold largest-ever joint naval drills

http://www.thehindu.com/news/international/world/china-russia-hold-largestever-joint-naval-drills/article4884968.ece
  • In this July 3, 2013 photo, Chinese destroyer Wuhan leads a fleet of naval ships, heading to take part in a joint exercise with Russia in the Sea of Japan.
    AP In this July 3, 2013 photo, Chinese destroyer Wuhan leads a fleet of naval ships, heading to take part in a joint exercise with Russia in the Sea of Japan.
  • In this photo taken on July 4, 2013, Chinese supply ship Hongzehu, right, refuels the Chinese missile destroyer Shenyang, left, in the Sea of Japan.
    AP In this photo taken on July 4, 2013, Chinese supply ship Hongzehu, right, refuels the Chinese missile destroyer Shenyang, left, in the Sea of Japan.
China and Russia kicked off their largest-ever joint naval drills on Friday in the Sea of Japan, a further sign of the broad-based progress in ties between the former Cold War rivals.
Eighteen surface ships, one submarine, three airplanes, five ship-launched helicopters and two commando units were taking part in the “Joint Sea-2013” exercise that runs through July 12. The drills will cover anti-submarine warfare, close manoeuvring, and the simulated take-over of an enemy ship.
The drills are considerably bigger than anything China’s Navy has previously held with a foreign partner. China’s increasingly formidable Navy is contributing four destroyers, two latest-generation guided missile frigates and a support ship, all of which sailed on Monday from the port of Qingdao, where China’s Northern Fleet is based, to the rallying point in Peter the Great Bay near Vladivostok.
“This is our strongest line-up ever in a joint naval drill,” Rear Admiral Yang Junfei, commander of the Chinese contingent, was quoted as saying by state media.
China has long been a key customer for Russian military hardware, but only in the last decade have their militaries begun training jointly. The Naval drills are to be followed by another round of anti-terrorism joint drills in Russia’s Ural Mountain region of Chelyabinsk from July 27 to Aug. 15.
China’s armed forces are eagerly pursuing stronger links with most regional militaries, with the notable exception of Japan, with which China is embroiled in a strongly emotional spat over control of an uninhabited East China Sea island group north of Taiwan.
China began deploying ships to the anti-piracy flotilla off the coast of Somalia in 2008 and in recent years its Navy has joined in a series of joint drills in the Pacific and Indian oceans. Chinese land units also have taken part in border security and anti-terrorism exercises organized by the six-nation Shanghai Cooperation Organization.
Cooperation with the U.S. Navy, the predominant maritime force in the region, has been more limited, although China will take part next year in the U.S.-organized multinational Rim of the Pacific exercises, the world’s largest maritime exercise.

No comments:

Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây-Elisabeth Braw

Việc cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu cho Houthi đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ của luật hàng hải. Nga – và China dường như đã được hưởng lợi từ ...