Obama cần đề cập tới tình trạng đang ngày một xấu hơn về đàn áp giới bất đồng chính kiến
(Washington,
ngày 23 tháng Bảy năm 2013) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát
biểu rằng việc Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận phải được
đặt thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cuộc gặp thượng đỉnh tuần này
giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama. Chuyến thăm Hoa Kỳ
của Chủ tịch Nước Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 26 tháng Bảy
và Obama sẽ tiếp ông Sang tại Tòa Bạch ốc vào
thứ Năm, ngày 25 tháng Bảy, 2013.
Nguyên
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết từng đến thăm Washington vào
tháng Sáu năm 2007, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Sáu năm 2008.
Số người
bất đồng chính kiến, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị bỏ tù đã gia tăng
liên tiếp kể từ sau những chuyến thăm đó. Số người bị truy tố chỉ trong
sáu tháng đầu năm 2013 đã vượt quá tổng số của cả năm 2012, vốn đã cao
hơn so với năm 2011 và 2010.
Chính
quyền Việt Nam thường xuyên áp dụng bộ luật hình sự hà khắc để bắt giữ
những người bất đồng chính kiến theo các tội danh như “tuyên truyền,”
“lật đổ
chính quyền nhân dân,” “phá rối đoàn kết dân tộc,” hay “lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Những người bất đồng
chính kiến thường bị giam giữ không cho liên hệ với bên ngoài trong một
thời gian dài, không được tiếp xúc với gia
đình hay luật sư, thường phải chịu tra tấn hay các hình thức ngược đãi
khác, và bị xét xử trong các tòa án bị chính trị chi phối, để rồi bị kết
các mức án tù ngày càng nặng nề hơn.
“Nếu
phê phán chính quyền Việt Nam là một tội, thì Tổng thống Obama nên thể
hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến bằng cách tự mình
phạm cái
tội ấy,” ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền nói. “Chủ tịch Sang không thể biện minh cho chính sách
đàn áp của chính phủ Việt Nam trước dư luận toàn thế giới, và nên nhân
cơ hội này chấm dứt việc đó.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề nghị chính quyền Obama phát biểu công khai về các trường hợp bất đồng chính kiến đặc biệt, như
nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, blogger
Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), và luật sư
Lê Quốc Quân, người đang chờ ra tòa với tội danh “trốn thuế” ngụy tạo.
Trước
đây, ông Obama đã từng nhắc đến Nguyễn Văn Hải trong một bài phát biểu
về Ngày Tự do Báo chí Thế giới trong tháng Năm năm 2012, với lời khen
ngợi lòng
can đảm của ông bất chấp một “đợt đàn áp rộng khắp nhằm vào báo chí
công dân ở Việt Nam.” Một số thượng nghị sĩ, trong đó có ông John
McCain, đã lên án việc bắt giữ Lê Quốc Quân, một người phê bình chính
phủ Việt Nam rất kiên định và từng bị chính quyền bắt
nhiều lần.
Ông Obama cũng cần nêu quan ngại về trường hợp của nhà lãnh đạo tôn giáo đang bị tù đày,
Cha Nguyễn Văn Lý, và xu hướng bắt giữ và đàn áp đang gia tăng nhằm vào
giới blogger và những nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi như
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi
và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), những người từng bị đàn áp
trong nhiều đợt khác nhau vì đã phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ, tổ
chức các buổi
“dã ngoại nhân quyền,” tham dự các cuộc biểu tình, hay phân phát các tờ rơi hoặc bản sao của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền.
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền đề nghị chính phủ Hoa Kỳ hoãn các cuộc thương
lượng về quốc phòng và thương mại với Việt Nam cho đến khi chính quyền
nước này chấm
dứt đàn áp và cam kết hủy bỏ các điều luật hình sự hóa bất đồng chính
kiến.
“Chính
quyền các quốc gia đi đàn áp công dân mình vì tổ chức các buổi dã ngoại
hay phân phát tờ rơi không nên được tưởng thưởng bằng quan hệ ngoại
giao tốt
hơn hay hiệp định thương mại ưu đãi hơn,” ông Sifton nói. “Obama cần
nhân dịp này gọi thẳng tên cách hành xử như vậy cho đúng bản chất của
nó: độc tài.”
Sách nhiễu những người phê phán chính phủ ngày một tệ hại hơn
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi sự chú ý đặc biệt tới tình trạng đối
xử ngày một tệ hơn với các nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ và
Nguyễn Văn Hải,
những người không được cho tiếp xúc với các nhà quan sát quốc tế hay
những người Việt Nam quan tâm đến số phận của họ. Cả hai người, do từ
chối nhận “tội,” đều bị chính quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Theo
hệ thống hình sự Việt Nam, ban quản lý trại giam tiến hành đánh giá
định kỳ đối với tù nhân và xếp loại họ với các thuật ngữ “cải tạo tốt,”
“cải tạo khá,”
“cải tạo trung bình” và “cải tạo kém.” Thường các tù nhân chính trị chỉ
được xếp vào một trong hai loại “cải tạo tốt” hay “cải tạo khá” nếu họ
nhận tội.
Chính quyền vẫn tiếp tục trừng phạt
Nguyễn Văn Hải, người mới thụ án năm thứ ba trong tổng số 12 năm tù
bị xử vào tháng Chín năm 2012 về tội tuyên truyền chống nhà nước theo
điều 88 của bộ luật hình sự. Lần kháng cáo gần đây nhất của ông bị bác
bỏ vào ngày 27 tháng Mười hai năm 2012, và chính
quyền liên tục chuyển ông từ trại giam này sang trại giam khác, tổng số
lên đến 9 trại giam kể từ khi ông bị bắt vào tháng Tư năm 2008 – rõ
ràng là một biện pháp trừng phạt nhằm gây khó khăn cho gia đình khi thăm
nuôi ông.
Mới
đây, sự sách nhiễu còn trở nên tệ hại hơn nhiều: Vào ngày mồng 1 tháng
Hai năm 2013, công an chuyển Nguyễn Văn Hải tới một trại giam ở tỉnh Bà
Rịa-Vũng
Tàu mà không thông báo cho gia đình biết, sau đó họ mới được đi thăm
hai lần rất ngắn ngủi. Ban quản lý trại giam buộc Nguyễn Văn Hải bỏ lại
tất cả vật dụng cá nhân ông đã giữ trong suốt năm năm qua - trong đó có
sách, báo, sổ tay và bút – và nhốt ông biệt
giam, cách ly với các tù nhân khác suốt hơn hai tháng. Vào ngày 27
tháng Tư, Nguyễn Văn Hải lại bị chuyển đến một nhà tù ở tỉnh Nghệ An và
lại bị biệt giam. Theo lời các tù nhân khác và gia đình, ông đã bắt đầu
tuyệt thực cách đây khoảng một tháng để phản
đối những sự ngược đãi của trại giam.
Cù
Huy Hà Vũ, người đang thụ án bảy năm tù, cũng phải chịu các biện pháp
trừng phạt, mà ban quản lý trại giam thừa nhận rằng họ áp đặt do ông từ
chối nhận
tội. Trong một văn bản có tính pháp lý chính thức, chính quyền viết
rằng vì Cù Huy Hà Vũ không chịu “nhận rõ tội lỗi của mình gây ra, do đó
các kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù, chỉ xếp loại cải tạo kém…”
Cù
Huy Hà Vũ đã bị tước đoạt một số quyền mà các tù nhân khác được hưởng,
trong đó có gửi thư, xem xét tài liệu pháp lý liên quan đến vụ án của
mình, và gặp
riêng vợ một lần mỗi tháng. Cũng giống như những tù nhân khác, phòng
giam của ông không đủ ấm vào mùa đông và không đủ thông khí vào mùa hè,
khiến tù nhân phải chịu cái lạnh hoặc nóng quá mức tùy theo mùa. Tiến sĩ
Vũ, người bị bệnh tim bẩm sinh, được biết
giờ phải chịu thêm bệnh cao huyết áp và cholesterol. Từ khi bị giam,
ông thường bị đau dữ dội nửa đầu bên trái, bị bệnh gút và lở ngứa; không
rõ tình trạng chính xác của các triệu chứng bệnh mới này.
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam phóng thích toàn
bộ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm – và ít nhất cân nhắc việc
phóng thích
các tù nhân cao tuổi hoặc bị bệnh, ốm yếu, gồm Nguyễn Văn Hải và Cù
Huy Hà Vũ như đã nêu ở trên, cũng như Nguyễn Hữu Cầu, Mai Thị Dung, Cha
Nguyễn Văn Lý và những người khác.
Việt
Nam đang tìm kiếm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, một
tiến trình cần qua bỏ phiếu tại Đại Hội đồng Liên hiệp quốc vào cuối
năm nay.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác gây sức
ép với Việt Nam, liên quan tới ý định nói trên, phải thực hiện được các
trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình.
“Nếu
Việt Nam muốn bước lên sân khấu thế giới, chính quyền nước này cần chấm
dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và đón nhận cải cách,” ông
Sifton nói.
“Đồ thị của lịch sử có thể là một đường cong rất dài, nhưng chắc chắn
nó tiệm tiến xa dần cứ điểm độc tài.”
Để xem thêm các báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, xin truy cập:
Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hoặc email:
adamsb@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc email: siftonj@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc email: siftonj@hrw.org
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc email:
robertp@hrw.org
No comments:
Post a Comment