Trịnh Thái Bằng
July 6, 2013
July 6, 2013
Luttwak
đề xuất phương án gây áp lực địa chính trị chiến lược lên Trung Quốc,
đánh quỵ kinh tế của đại lục đến cấp độ không còn có thể gây ra các mối
đe dọa, loại bỏ khả năng Trung Quốc thống trị thị trường thế giới.
Tác
giả người Mỹ, một chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược Edward Luttwak
đã phân tích và bày kế khống chế Trung Quốc trong cuốn “Sự trỗi dậy của
Trung Quốc đi ngược logic chiến lược phát triển» đã đưa ra những phân
tích và luận điểm rất đáng chú ý về Trung Quốc.
Trung Quốc ‘quá tự phụ’
E. Luttwak, một chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies),
trên quan điểm cá nhân của mình và cũng là một quan điểm khá độc đáo
trong cuộc tranh luận về làm thế nào để kiềm chế “nguy cơ Trung Quốc”.
Luttwak
tin rằng hiện tượng tăng trưởng địa chính trị của Trung Quốc trên ba vị
trí cơ bản – kinh tế, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị và ngoại
giao – không thể tiếp tục mãi mãi và chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ các
nước khác. Những nước này nhận thức được rằng sự phát triển tiềm lực
quốc gia hùng mạnh của Trung Quốc đi cùng với việc thiết lập quyền kiểm
soát và ảnh hưởng – đầu tiên ở châu Á và sau đó là trên quy mô toàn cầu.
Theo
Luttwak, quyết định đúng đắn nhất của Trung Quốc là tự kiềm chế: Bắc
Kinh duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng loại trừ khả năng
tăng cường tương xứng về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị. Chỉ
theo phương án này, Trung Quốc có thể giảm thiểu những lo ngại của các
nước khác và tránh bị đối đầu với một liên minh phản đối mạnh, tương tự
như liên minh chống lại Đức vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, tác giả tin
tưởng rằng, đợi cho Trung Quốc có một một tầm nhìn chiến lược như vậy là
không thể.
Nguyên
nhân chính của vấn đề này – tính tự phụ quá lớn của một siêu cường – tự
phụ của một siêu cường được hiểu như là sự tập trung tối đa cho các
công việc nội bộ và không hề quan tâm đến những gì đang xảy ra bên ngoài
biên giới. Tính tự phụ còn được thể hiện ở trong lĩnh vực đối ngoại,
các lãnh đạo hoàn toàn không muốn nghe và không muốn biết, các nước láng
giềng họ nghĩ gì về mình. Căn bệnh tự phụ này là bản chất của các siêu
cường – nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ. Nhưng với Trung Quốc, nó đặc biệt
nghiêm trọng.
Ông Tập Cận Bình thị sát quân đội sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước
.
Thứ nhất:
Chính quyền Trung Quốc tập trung toàn bộ sự quan tâm của mình đối với
những nguy cơ có thể đe dọa đến nền chuyên chính của giai cấp. Các nhà
lãnh đạo Trung Quốc không có quá nhiều thời gian và sức lực để nghiên
cứu và phân tính những tiến trình phát triển của thế giới.
Thứ hai:
Ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống lịch sử – Trung Quốc tự coi mình là
nước lớn và là trung tâm của thế giới, các nước láng giềng quanh đại lục
được nhìn nhận như những nước nhược tiểu. Truyền thống này đã định
hướng các mối quan hệ nước ngoài từ rất lâu và ảnh hưởng trực tiếp đến
ngày nay, đồng thời là trở ngại khiến Trung Quốc không nhìn nhận được
các nước khác như các đối tượng bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Mặc dù
có một nền văn hóa lâu đời, Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm trong các
mối quan hệ quốc tế – đặc biệt là trong các quan hệ hợp tác hữu nghị với
các nước đối tác trong khu vực.
Thứ ba:
Một trong những ảnh hưởng tai hại đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc
là niềm tin vào những lý luận chiến lược của các học giả Trung Hoa cổ
đại, một trong những tác phẩm đó là “Nghệ thuật chiến tranh” của Tôn Tử.
Những bài học lý luận, được trình bày trong tác phẩm đó – được xây dựng
trên nền tảng kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trong nội bộ Trung
Quốc ( có cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa và tư duy chiến lược) đặc biệt
trong thời kỳ “Chiến quốc” (thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên – 221 TCN).
Đạt
đến giới hạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dụng, luôn có xu hướng thúc
đẩy giải quyết vấn đề bằng cách kích động một cuộc khủng hoảng, các kỹ
thuật khác nhau của âm mưu và các thủ đoạn – những đặc điểm này và các
đặc trưng khác của “Binh pháp Tôn tử” Trung Quốc có thể đạt hiệu quả
trong bối cảnh của nền văn minh Trung Hoa, nhưng thường không đạt hiệu
quả trong đối phó với các nền văn hóa và các dân tộc khác. Bằng chứng
cho thấy rằng, huyền thoại về sự ưu việt của tư duy chiến lược và các
chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc, tác giả Luttwak tin rằng
thực tế là hơn một thiên niên kỷ, người Hán thực tế (người Trung Quốc)
trong triều đại của mình chỉ trị vì có một phần ba thời gian. Các bộ tộc
du mục dễ dàng xâm lược và đánh bại các triều đại Trung Quốc, những
người tự hào là có tư duy “khôn khéo và đầy cơ mưu tầm chiến lược.”
Lầu Năm Góc: TQ là ‘đối tượng tác chiến số 1′
Sức
mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc hiện đại và quan điểm cứng rắn không
khoan nhượng của Bắc Kình về nhiều vấn đề (đặc biệt là trong các tranh
chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông) đã dẫn đến thực tế là chống lại Bắc
Kinh bắt đầu hình thành một liên minh không chính thức, trong đó bao gồm
Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á và các nước Châu Á -Thái Bình Dương
khác. Hoa Kỳ, tất nhiên cũng tham gia vào liên minh và là động lực mạnh
mẽ nhất. Tuy nhiên, Luttwak tin rằng sự hình thành của liên minh này
không có quá nhiều xúi giục từ phía Washington. Những nước tham gia năng
động nhất là nước láng giềng bị o ép của Trung Quốc.
Chiến hạm Trung Quốc bắt đầu vươn ra Thái Bình Dương, thách thức vị thế thống trị của Mỹ lâu nay.
Trung Quốc đã và đang ráo riết phát triển vũ khí nhằm tiêu diệt các đội tàu sân bay Mỹ.
Trong một quan điểm, Úc đóng vai trò của một trong những nước khởi xướng và dẫn dắt chính sách ngoại giao đa phương chống Trung Quốc. Việt Nam là đất nước có lịch sử dân tộc chống ngoại xâm phương Bắc trong nhiều thế kỷ. Quan điểm phản kháng cũng được Mông Cổ duy trì quyết liệt và nhận thức được vấn đề không thể duy trì độc lập nếu rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
Indonesia
và Philippines được Luttwak trích dẫn như là ví dụ về các quốc gia, nửa
đầu thập kỷ 1990 đã sẵn sàng làm bạn với Trung Quốc, nhưng sang đến
thập kỷ 2000 đã kiên quyết phản đối Trung Quốc – mà đó là lỗi của Bắc
Kinh, khi cách cư xử của quốc gia này trên Biển Đông trở nên không thể
chấp nhận.
Câu
chuyện đối ngoại chính trị tương tự cũng xảy ra với Nhật Bản trong mối
quan hệ Trung Nhật. Không lâu lắm, vào khoảng năm 2009, khi đảng Dân chủ
Nhật Bản lên nắm quyền, có cảm giác rằng Tokyo đang chuyển hướng dần về
phía Trung Quốc và có thể nói là, âm thầm rơi vào tầm ảnh hưởng chiến
lược của Trung Quốc. Nhưng những hành động gây căng thẳng do chính Trung
Quốc tiến hành ở quần đảo Senkaku và trên biển Hoa Đông – Biển Đông đã
gạch chéo lên tất cả mọi kế hoạch hợp tác hữu nghị và đẩy Nhật Bản về
mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Mỹ.
Căn cứ tàu ngầm của hải quân PLA ở Hải Nam.
Trung Quốc luôn mơ về các hạm đội viễn dương với các đội tàu sân bay thống trị đại dương như Mỹ.
Và tích cực phát triển ‘sát thủ’ diệt tàu sân bay DF-21 nhằm đối phó tàu sân bay Mỹ.
Một ngoại lệ trong xu hướng phản kháng Trung Quốc lại là Hàn Quốc, theo quan điểm của tác giả cuốn sách này, Hàn Quốc luôn thể hiện “sự phụ thuộc” vào Bắc Kinh. Đã từ lâu Hàn Quốc đã quá coi trọng nền văn minh Trung Hoa và trên thực tế khá lệ thuộc Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Để duy trì được khả năng tiếp cận nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đã làm mờ đi những quan hệ còn lại của chính mình. Luttwak đưa ra một dự đoán cho quan điểm chính trị của Hàn Quốc – đó là giải pháp “Thoát ly chiến lược”, cho rằng không thể xem xét Hàn Quốc là một đồng minh đáng tin cậy trong liên minh phản kháng Trung Quốc.
Không
chỉ riêng đối với Hàn Quốc, ngay cả chính quyền Mỹ cũng còn xa mới đạt
được sự đồng thuận chống những nguy cơ từ Trung Quốc. Tác giả Luttwak
cho rằng, chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc của Mỹ bị ảnh hưởng
bởi 3 nhóm lợi ích: nhóm thứ nhất là Bộ Tài chính, nhóm thứ hai là Bộ
Ngoại giao và nhóm thứ ba – Bộ quốc phòng Mỹ.
Bộ
Tài chính đại diện cho nhóm lợi ích của phố Wall. Đối với nhiều tập
đoàn kinh tế mạnh của Mỹ, thương mại với Trung Quốc là một nguồn lợi
nhuận vô cùng lớn. Bỏ qua nguồn lợi này, các tập đoàn không sẵn sàng.
Lợi nhuận trong quý tiếp theo của một năm tài chính quan trọng hơn lợi
ích lâu dài của an ninh quốc gia. Vì vậy, Bộ Tài chính luôn có quan điểm
thân thiện với Trung Quốc.
Bộ
Ngoại giao, đặc biệt là trong thời kỳ bà Hillary Clinton không phủ nhận
tầm quan trọng hợp tác thương mại với Bắc Kinh, nhưng nhận định rằng,
hầu hết các vấn đề lợi ích của Mỹ và Trung Quốc luôn luôi đối kháng lẫn
nhau. Công bố chính sách đối ngoại của chính quyền Obama “Trở lại Châu Á
– Thái Bình Dương”, theo Luttwak, không có gì khác hơn một chính sách
đối ngoại chính trị nhằm ngăn chặn Trung Quốc.
Chính
sách kiềm chế đối ngoại do Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành, được sự hỗ trợ
bởi sức mạnh quân sự của Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ có quan điểm coi
Trung Quốc là “kẻ thù chính” đồng thời lên kế hoạch tác chiến chiến
lược, đưa ra các đơn đặt hàng vũ khí mới với quan điểm coi Trung Quốc là
“đối tượng tác chiến số 1”.
Đánh quỵ bằng đòn phong tỏa
Tuy
nhiên, tác giả Luttwak khẳng định, giải pháp quân sự để giải quyết vấn
đề Trung Quốc là không thể được xét trên mọi góc độ, ngay cả trong
trường hợp Quân đội Mỹ có ưu thế thống trị chiến trường. Trong kỷ nguyên
của vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang giữa hai cường quốc quân sự có
thể rất dễ dàng dẫn đến thảm họa toàn cầu.
Mỹ
hoàn toàn có khả năng phong tỏa con đường huyết mạch trên biển của
Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc duy trì tốt quan hệ chiến lược với Nga
thì không có gì bảo đảm chiến lược phong tỏa sẽ thành công.
Từ những quan điểm và phân tích đánh giá đã nêu. Tác giả Luttwak đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những nguy cơ từ phía Trung Quốc, mà theo tác giả là rất nghiêm trọng:
Giải
pháp nhằm giải quyết vấn đề nguy cơ Trung Quốc, Luttwak đề xuất phương
án gây áp lực địa chính trị chiến lược lên Trung Quốc, với mục đích làm
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đại lục đến cấp độ không còn có thể
gây ra các mối đe dọa, nhằm cân bằng lực lượng trên trường thế giới và
loại bỏ khả năng Trung Quốc đạt được quyền thống trị thị trường thế
giới. Mục tiêu đó có thể đạt được, nếu chặn được hàng hóa Trung Quốc
trên các thị trường của các đối tác chính. Đồng thời với việc ngăn chặn
khả năng Trung Quốc tiếp cận các tài nguyên khoáng sản và công nghệ,
mang ý nghĩa sống còn với đời sống kinh tế Trung Quốc trong điều kiện
hiện nay. Theo ông Luttwak đã có những dấu hiệu đối kháng đại lục trong
lĩnh vực kinh tế: Úc cấm các công ty Trung Quốc mua các khu tài nguyên
và nguyên liệu thô, Argentina và Brazil đã ra lệnh cấm các doanh nhân
Trung Quốc mua các vùng đất đai nông nghiệp của họ, chính quyền Mỹ không
cho phép các công ty Trung Quốc bỏ thầu trong các hợp đồng mua sắm
công, v.v….
Tất
nhiên, có thể gọi giải pháp đó là “phong tỏa kinh tế”, đòi hỏi rất
nhiều thời gian, sức lực và quan hệ ngoại giao. Trong cái gọi là “phong
tỏa địa chính trị Trung Hoa” vị trí then chốt đối với Mỹ lại chính là
Nga. Luttwak đã nhận thấy một vấn đề khá rõ nét: Nếu người Mỹ và các
đồng minh của họ tiến hành phong tỏa kinh tế Trung Quốc, vòng phong tỏa
này sẽ không thành hiện thực nếu không có sự tham gia của Nga và các
nước Trung Á, nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga. Ngay cả trong trường hợp
cứng rắn hơn, Mỹ phong tỏa quân sự đường biển, Trung Quốc vẫn có thể
nhận được những nguồn nguyên liệu thô, năng lượng từ những đối tác Trung
Á và châu Âu của họ.
Nếu
tham gia phong tỏa kinh tế Trung Quốc có cả Nga và các nước Trung Á,
thì nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Rõ ràng, trong liên mình đối kháng
với Trung Quốc, Moscow đóng vai trò then chốt chiến lược. Về vấn đề này,
nếu Nhật Bản coi như là một thành viên chống Trung Quốc, ông Luttwak
cho rằng Nhật Bản nên bình thường hóa quan hệ với Nga và có những xem
xét mang tính xây dựng cho tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Nam
Kuril: Tranh chấp nhỏ phải nhường cho lợi ích lớn – một liên minh ngăn
chặn Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Nga là địa chỉ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nằm quyền lực tối cao.
Mặc
dù không nói ra, nhưng rõ ràng logic Luttwak đã nhận định vị thế vô
cùng quan trọng của Nga trong mối quan hệ địa chính trị của Trung Quốc
trên bản đồ thế giới. Trung Quốc cần Nga như một đối tác chiến lược sống
còn trong khi Nga thì không. Về nguyên tắc, Nga có thể loại bỏ khả năng
hợp tác kinh tế với Trung Quốc, dù có những tổn thất lợi ích không hề
nhỏ. Trung Quốc đứng vị trí hàng đầu trong kinh doanh thương mại với
Nga, nhưng Nga hoàn toàn không mua và không có những lợi ích mang tính
tồn vong từ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, vấn đề thương mại thông suốt
với Nga đóng vai trò sống còn có tính chiến lược trong hiện tại và
tương lai.
Lịch sử thế giới đã chứng minh một chân lý mà Luttwak một lần nữa chứng minh lại: Trước nguy cơ một quốc gia trở thành một thế lực với những chính sách mang tính áp đặt ảnh hưởng cao, các quốc gia khác sẽ liên kết lại trong các hoạt động phản kháng hiệu quả. Trong trường hợp này có Trung Quốc.
Lịch sử thế giới đã chứng minh một chân lý mà Luttwak một lần nữa chứng minh lại: Trước nguy cơ một quốc gia trở thành một thế lực với những chính sách mang tính áp đặt ảnh hưởng cao, các quốc gia khác sẽ liên kết lại trong các hoạt động phản kháng hiệu quả. Trong trường hợp này có Trung Quốc.
Nhưng
vấn đề tồn tại ở điểm, không phải lúc nào logic của sự cân bằng lực
lượng cũng có ưu thế trước một thế lực áp đặt đơn cực. Trong lịch sử
quan hệ thế giới không ít những ví dụ cho thấy, các quốc gia nhỏ hơn
không chống lại được quyền lực ảnh hưởng của một cường quốc – thường là
có nguyên nhân quan trọng – không có khả năng tổ chức được những hoạt
động phản kháng tập thể (collective action problem) bản thân các nước
thành viên cũng không có khả năng huy động các nguồn lực trong nước để
đẩy lùi nguy cơ, cũng như sự không có sự chắc chắn về mối nguy hiểm
chính đến từ hướng nào.
Từ
góc nhìn của Luttwak cho thấy: sự trỗi dậy của Trung hoa đại lục trong
giai đoạn gần đây đã gây lên những hoài nghi, lo lắng, và thậm chí sự
phản kháng trong nhiều học giả, các nhà chính trí và các nhà lý luận
chiến lược đối ngoại trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Giải pháp
phong tỏa nền kinh tế Trung Quốc từ một góc độ nào đó, có thể phản ánh
những quan điểm của các chính trị gia phương Tây.
Lịch
sử các cuộc đầu tranh kinh tế – chính trị đương đại sau Đại chiến thế
giới lần thứ II cho thấy những mâu thuẫn đối đầu và sự phát triển mạnh
mẽ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể không khác gì hơn như một áp lực
địa chính trị buộc các nước trong khu vực và trên thế giới có một quan
điểm, một góc nhìn và sự phát triển mới. Tương tự như Ấn Độ, trước những
áp lực của Trung Quốc trên biên giới và trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng có
những giải pháp đáp trả mạnh mẽ, như xây dựng một lực lượng hải quân
hùng mạnh và sẵn sàng cho mọi hoạt động, từ đối ngoại chính trị đến đấu
tranh vũ trang.
Trịnh Thái Bằng Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment