Friday, July 19, 2013

Chủ tịch Sang thăm Mỹ - báo chí nói gì?

 
 Ông Nguyễn Minh Triết là chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên sau 1975 thăm Tòa Bạch Ốc
Kể từ khi Bộ Chính Trị, Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành nghị quyết 36 nhiều năm trước, nhà nước Việt Nam nói họ đã có nhiều nỗ lực để thực hiện nghị quyết trên qua các cuộc tiếp xúc với một số người Việt ở nước ngoài.


Tuy nhiên về phía cộng đồng Việt Nam thì có sự phân hóa khá rõ rệt về các khuynh hướng chính trị đối với phía nhà nước Việt Nam do người Cộng Sản lãnh đạo. Mặc dù phân hóa nhưng khối cộng đồng người Việt bên ngoài nước Việt Nam vẫn có những điểm chung, khiến họ chưa tin vào thiện chí của nhà nước Việt Nam:
1 - Việc bắt bớ giam cầm những bloggers và người bất đồng chính kiến, qua các điều luật 79,88 và 258 khiến cộng đồng Việt Nam không tin vào thiện chí hòa giải của nhà nước Việt Nam.
2 - Nhà nước Việt Nam cho tới nay vẫn chưa cho phép tư nhân được quyền sở hữu, điều hành và phát hành, phát hình, phát thanh các cơ sở truyền thông như báo giấy, truyền hình phát thanh. Phía người Việt ngoài Việt Nam cho rằng đây là bằng chứng Việt Nam chưa có tự do ngôn luận, tự do báo chí.
3 - Các thủ tục "xin,cho" bao trùm lên các ngành nghề trong Việt Nam, khiến nhiều tiêu cực xảy ra như tham nhũng, hối lộ, mua chức, chạy án, khiến nhiều người Việt ở nước ngoài không tin tưởng vào cơ chế chính trị hiện nay.
4 - Sự đối xử phân biệt của các lãnh đạo Việt Nam khi thăm viếng khắp nơi bên ngoài Việt Nam, luôn chọn tiếp xúc với những người ủng hộ sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản tuyệt đối, và chưa bao giờ gặp gỡ những người có ý kiến khác biệt, trừ phi người đó thay đổi quan điểm và ủng hộ chính phủ hiện nay, như trường hợp cựu phó tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ.
Về phía người Việt hải ngoại, có một số cách ứng xử sau:
1 - Chọn thái độ chống đối và muốn lật đổ nhà nước Việt Nam do đảng Cộng Sản lãnh đạo.
2 - Chọn hợp tác thỏa hiệp để tiện công việc cho bản thân, và bỏ rơi những quyền lợi về chính trị.
3 - Thúc đẩy các quốc gia đối tác của Việt Nam áp lực nhà nước Việt Nam tôn trọng những quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng.
4 - Không quan tâm đến đảng nào lãnh đạo đất nước Việt Nam, chỉ xem đời sống của dân chúng để đánh giá thái độ của đảng cầm quyền.
Dù có những đột phá bất ngờ từ phía nhà nước Việt Nam, nhưng có vẻ vì chọn sai đối tượng và mong muốn an toàn, nên không tạo được ảnh hưởng nhiều đến khối đa số cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm Hoa kỳ, đã ghé thăm và gặp gỡ một số người Việt tại Dana Point thuộc Quận Cam, cách Little Sài Gòn, nơi được xem là trung tâm lớn nhất của người Việt bên ngoài Việt Nam 30 phút lái xe.
Trong dịp này ông Triết đã trả lời bằng văn bản với hai cơ quan truyền thông của cộng đồng người Việt. Đáng tiếc đây là hai cơ quan truyền thông quá nhỏ bé, chỉ là tuần báo, trong khi cộng đồng có nhiều nhật báo lớn, lại mang tính địa phương nên hầu như không gây được ảnh hưởng gì cho khối người Việt ở nước ngoài, vì các thông điệp của ông Nguyễn Minh Triết đã không đến được khối đa số của cộng đồng Việt Nam.
Trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang hiện trong dư luận người Việt tại Mỹ có các đánh giá rằng:
1 - Phái đoàn của ông Chủ tịch sẽ chỉ chọn gặp gỡ một số thương gia làm ăn buôn bán với Việt Nam, để xem đó là biểu tượng của cả khối người Việt ở Hoa Kỳ.
2 - Với lý do lịch làm việc đã kín, phái đoàn sẽ từ chối tiếp xúc truyền thông chính thống trong cộng đồng, hoặc các cơ quan truyền thông quốc tế có chương trình bằng tiếng Việt (VOA, RFA, BBC).
3 - Chọn đại một cơ quan truyền thông càng nhỏ càng tốt của cộng đồng người Việt, để chứng minh rằng, họ có gặp gỡ báo chí trong cộng đồng, và đương nhiên là phải chọn cơ quan truyền thông nào tuyệt đối ủng hộ cho chính phủ Việt Nam.
4 – Đoàn sẽ chỉ công bố những đồng ý chung chung giữa hai chính phủ, mà không thể nêu lên cụ thể vì e ngại phản ứng từ phía Trung Quốc.
5 - Ông Sang sẽ không được rung chuông trên thị trường chứng khoán New York, vì điểm tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đang bị xuống thấp.
6 - Chính phủ của tổng thống Obama sẽ áp lực mạnh hơn với ông Sang về hồ sơ nhân quyền.
Ngoài ra có dư luận còn cho rằng, có thể chính phủ Obama tạo ra sự đột phá, tạo điều kiện cho những dân biểu ủng hộ dư luật nhân quyền gặp và chấn vấn ông Trương Tấn Sang về các vụ bắt bớ vừa qua, đồng thời cũng có thể tạo điều kiện cho một số người khác biệt chính kiến với chính quyền Việt Nam, có tiếng nói mạnh hơn khi ông Sang đặt chân đến Washington DC hoặc New York.
Nếu dự đoán này không đúng, thì đối với cộng đồng người Việt, sự kiện ông Trương Tấn Sang đến Washington DC có thể sẽ không tạo ra ảnh hưởng gì như thời ông Nguyễn Minh Triết, và khoảng cách khác biệt sẽ khó mà rút ngắn được như mong muốn của những nhà lãnh đạo ở Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130719_us_vn_pre_visit_media.shtml 

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hải /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...