Tuesday, July 23, 2013

CÔ THẮM BẮC KỲ

Tâm-Phương-Đăng
                            (Phóng tác theo câu chuyện thật )

Người dân quê xưa nay sống hiền hòa lương thiện , tự dưng bây giờ cán bộ Cộng sản ép buộc phải ăn gian nói dối những chuyện chưa bao giờ xảy ra trong đời mình cũng như trong xóm làng .


1 -  TỪ BẮC VÀO NAM .
Nguyên cả xóm nghèo trong ngõ hẻm tối tăm thông ra đường Trương Minh Giảng Sài gòn , từ con nít tới người lớn ai cũng biết cô Thắm Bắc kỳ di cư .
Đặc biệt gánh bún thang của cô ngon thơm đáo để , bởi lúc nào cô cũng nhỏ thêm vài giọt nước cà-cuống do cô pha chế vào tô bún . Bí quyết này không ai qua mặt được cô .
Khách hàng đã ăn đôi lần thì xem như ghiền luôn .
Cũng có nhiều người gọi cô là cô Thắm bún thang.
Ít ai biết rõ cô  xuất xứ từ đâu đến . Chỉ nghe cô nói giọng Bắc kỳ và đang sống với bà Mợ già bệnh hoạn đã mấy năm nay trong con hẻm ồn ào nhiều me Mỹ và lính Mỹ này . Đặc biệt cô có gương mặt trái soan , tóc đen óng mướt , luôn quấn đuôi gà để lộ vầng trán cao , đôi mắt to đen trong sáng , nước da trắng nõn như trứng gà bóc , dáng dấp cao ráo , ăn nói nhỏ nhẹ , cô còn rất trẻ và tuổi tác khoảng độ tròn trăng .
Hằng ngày khoảng mười giờ sáng là cô quang gánh nặng vai ra đầu hẻm . Đặt gánh bún thang bốc khói thơm phức xuống , bung cái dù che nắng lên , lấy ba bốn cái ghế gỗ cao chừng một gang tay sắp quanh chỗ cô ngồi  . Xem như đã mở quán hàng và sẵn sàng phục vụ khách . Khách ngồi ghế thấp này cũng cao bằng  với khách ngồi chồm hổm , nhưng còn hơn những người đến sau phải bưng tô bún đứng ăn .
Khách của cô phần đông là các cô các bà Me Mỹ . Đặc biệt mỗi chiều đi làm họ ăn bận hở hang , váy ngắn lên gần thấy mông , trang điểm lòe loẹt  . Trước khi Mỹ qua người ta gọi họ là dân Ca-ve , bởi họ là đào nhảy đầm ở các quán rượu họp đêm Sài gòn . Kể từ năm 1964 trở đi , lính Mỹ ào ạt vào Việt nam nên họ được đổi tên gọi là Me Mỹ , bởi nhiều cô đem tình nhân Mỹ về sống như vợ chồng . Họ thường đi làm từ hai ba giờ chiều đến hai ba giờ sáng ngày hôm sau , do đó họ ngủ dậy trễ . Đây cũng là lý do hai mợ cháu Thắm đem bún ra bán vào giờ đó mỗi ngày . Nhưng từ năm 1967 trở đi thì chỉ một mình Thắm cáng đáng việc bán buôn gánh bún thang .
Nghề bán bún này dù không kiếm được nhiều tiền nhưng cũng đủ nuôi sống hai Mợ cháu . Đây là nghề duy nhất được Mợ truyền lại cho Thắm lúc bà còn khỏe mạnh .
Gần hai năm nay sức khỏe yếu kém bởi tuổi tác đã cao  lại thường hay nằm bệnh liệt giường nên giao hẳn việc bán bún cho Thắm và hai Mợ Cháu ít khi trò chuyện với nhau .
Khác hẳn thời gian trước , lúc Thắm ở tuổi lên mười , hằng ngày phụ giúp Mợ bán buôn . Mỗi khi trở về nhà là hai Mợ cháu lăng xăng vừa làm việc sửa soạn cho nồi bún ngày mai vừa nghe Mợ kể chuyện quê hương làng mạc đã bỏ lại chạy vào Nam sau khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước 1954 . 


Những chuyện Mợ kể hầu hết là chuyện Việt Minh cướp chính quyền , chuyện đấu tố giết người tàn ác thời kỳ đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân thi hành khẩu hiệu :
“ Trí Phú Địa Hào , đào tận gốc , trốc tận rễ . “ từ năm 1930 . và chính sách “ Cải cách ruộng đất  “ vào đầu thập niên 1950 .
( Tài liệu Hồ Chí Minh của Minh Vồ , trang 548 )
Tổng số các gia đình nông dân và gia đình trí thức bi giết trong thời gian này lên tới trên sáu trăm ngàn người vô tội . Sau đó là chuyện chạy loạn của hai mợ cháu từ quê nhà đến Hải phòng cho kịp chuyến tàu thủy của Pháp đưa dân di cư vào Nam 1954 .
Với tuổi mới lớn còn non dại , Thắm ít quan tâm nhưng Mợ kể lặp đi lặp lại nhiều lần nên bây giờ ăn sâu vào tâm khảm , thuộc nằm lòng , đôi lúc giật  mình sợ hãi bởi phải chứng kiến cảnh giết chóc trong giấc mơ . Nhất là chuyện đấu tố gia đình giòng họ của Thắm và những chuyện đấu tố của dân quê cười ra nước mắt .
Mợ kể vào thời gian đó , mỗi khi sắp có cuộc đấu tố là nguyên cả tháng trước , làng mạc như lên cơn sốt , tối nào dân chúng cũng bị lùa ra đình làng . Cán bộ tuyên bố : “ Sống trong chế độ Công sản cũng như sống trên thiên đàng , mọi người đều có đời sống sung túc bình đẳng , không có kẻ giàu người nghèo “ ……       Dân quê nghèo đói lâu đời nghe được điều này thì rất thích thú hồ hởi .
Sau đó cán bộ nêu đích danh những gia chủ giàu có rồi cho phép dân nghèo ngày mai cứ tự nhiên đến khuân vác đồ đoàn đem về nhà mình . Nhưng thực sự , những đồ quí giá , Cán bộ hướng dẫn dân đem về kho nhà nước dành cho cán bộ cao cấp . Dân nghèo chỉ được lấy đồ lặt vặt như nồi niêu soong chảo , mền chiếu , bắt gà bắt vịt … Trâu bò lợn thì hai gia đình chia nhau một con .
Rồi có màn đấu tố sỉ-nhục tại chỗ như : Kẻ ở đợ đấu tố chủ nhà , xóm giềng này đấu tố xóm giềng kia , con đấu tố cha mẹ , anh em đấu tố nhau . Dùng toàn lời lẽ thô thục , mày tao chi tớ , dí tay hoặc nhổ nước bọt vào mặt . Sau đó , cán bộ tuyên bố sẽ tiếp tục đem ra đấu tố và quyết định số phận vào một ngày khác có tòa án nhân dân .


Người dân quê xưa nay sống hiền hòa lương thiện , tự dưng bây giờ cán bộ Cộng sản ép buộc phải ăn gian nói dối những chuyện chưa bao giờ xảy ra trong đời mình cũng như trong xóm làng .
Nếu ai không phịa ra để đấu tố thì xem như đời sống bị theo dõi đe dọa . Có những cụ ông cụ bà nghe gọi tên mình lên đấu tố là run cầm cập , quên hết lời dặn của cán bộ nên nói theo ý mình nghe thật buồn cười và đau lòng như chuyện đấu tố Bố MẹThắm :
Mt bui sáng sm còn m hơi sương , dân làng t già tr ln bé đu b thc dy bắt ra ngi chm hm trong đám rung va gt xong trên cánh đng . Trên sàn sân khu cao hơn mt đt khong 05 tc , làm vi v bng tre , ba cán b t Hà Ni vào ngi ghế x án kết ti . Hai bên phi , trái có vài ba chục tên b đi mang súng ngn súng dài .
Phía trước sân khu , năm sáu gia đình đi đin ch và mt vài gia đình thương gia , trong đó có Bố Mẹ và hai anh trai của Thắm .
Tổng số chừng ba chục người ,  người nào cũng b bịt mắt bằng giải khăn vải màu đen và tay chân bị trói chặt vào mt ct g chôn gia rung .
Cán b ln lượt ch đnh tng c già , bà lão lên t cáo ti ác .
Mt c già hùng h ch tay vào b mẹ và hai anh Thắm , ln ging t :
- Chúng mày là nhng tên ác ôn , bóc lt ca ci dân làng , tao ch nghe nói ch chưa đến phiên chúng mày bóc lt tao .

Cán b nghe thế lp tc đui c xung, cho gi bà c khác lên .
Bà c t :
- Tao biết chúng mày là người ác ôn , chúng mày cho thiên h vay tin ly chín mười phân lãi , trong khi ly tao ch có năm phân.
 Chúng mày tht không công bng vi nhân dân , ti chúng mày đáng chết .
 Ri c bà cũng b đui xung , ch đnh c bà khác lên .
C bà này t :
- Hôm nay tao được bt lên đây t cáo ti ác ca chúng mày . My năm trước tao đến vay mày năm thúng thóc , không may gp năm hn hán , mt mùa , không có thóc tr li  , mày nói mày cho tao luôn , khi cn tr . Như thế mày khinh tao nghèo , ti mày đáng chết .
Sau khi đui c xung , ba Đng-chí cán b nhìn đồng hồ thấy đã hết giờ , một cán bộ đứng lên tuyên án :
Th theo li t cáo ti ác ca nhân dân , gia đình ác ôn này được tòa tuyên án t hình .
Một tràng liên thanh đùng… đùng… đùng…bắn vào đu bố mẹ và hai anh Thắm  , kết liu cuc đi những ân nhân ca dân làng .
Sau khi đã bắn chết hết các đại điền chủ và thương gia , ba cán b kéo toán b đi tiếp tc đi x án các làng khác .
Thi hành nhng án t hình kế tiếp bng cách chôn sng hoc chôn cha đu c , sau đó cho trâu cày đt đu đt c trước sự chứng kiến của dân làng .
Đin hình như đng chí Trường-Chinh Đng xuân Khu , cho trâu cày đt c cha m mình đ làm gương .
Ôi ! Đa ngc trn gian , ch có H Chí Minh và Cộng đng Việt nam mi làm được điu tàn ác này .
Muôn đi muôn kiếp không xóa nhòa được nim đau ut hn trong lòng dân Vit .
Mỗi lần kể xong , Mợ không quên nhắc nhở : “ Nên nhớ trong gia đình cháu , cháu là người độc nhất sống sót và Mợ cũng là người độc nhất sống sót trong gia đình Mợ . Lúc vào được miền Nam , Mợ muốn đi tu , nhưng kẹt cháu còn nhỏ , vừa ngoài sáu tuổi , không thể sống một mình . Bây giờ cháu lớn thì Mợ lại bệnh hoạn …làm sao có Chùa nào chứa chấp người già cả bệnh hoạn xin đi tu  …? ” Rồi hai mợ cháu ôm nhau khóc …
Mợ tiếp tục  thì thầm bên tai : “ Trưa hôm đó Mợ núp trong bụi cây , chứng kiến những tên bộ đội bắn giết gia đình Mợ và gia đình cháu . Mợ định xông ra cùng chết với gia đình , nhưng rồi nghĩ lại nhất định Mợ phải sống , biết đâu chừng một ngày nào sẽ có cơ hội phục hận cho gia đình nên thôi .
Mợ cố gắng đè nén sự căm hận , giả dạng vác cuốc đi làm ruộng , đến trường nội trú chuyên nuôi dưỡng trẻ con khó nuôi và dạy dỗ con nhà giàu có , xin cháu ra , cõng cháu chạy hơn năm cây số mới đến ngôi Chùa ven sườn núi . Ngôi Chùa hoang phế không thấy có dấu vết hoặc bóng dáng Sư sải ở . Qua một đêm kinh hoàng không đèn đuốc tối om . Mợ cháu ôm nhau ngủ ngồi , lạnh lẽo đói khát . Không biết phải tìm phương kế gì để thoát thân và sinh sống .
Khi trời gần sáng , thình lình nghe bước chân lê lết vào trước chánh điện , Mợ run cầm cập nhưng cũng ráng nín thở và dán mắt vào nơi có tiếng động . Thình lình ánh lửa hộp quẹt bật lên , thấy hơi rõ nét mặt ông sư trẻ , tuổi ngoài bốn mươi đang quỳ gối đốt nhang . Đợi cho ông khấn vái xong , Mợ nhỏ nhẹ lên tiếng :
- Xin Sư ông đừng kinh ngạc sợ hãi , tôi và đứa cháu nhỏ vào đây tá túc từ chiều qua , bỡi gia đình chúng tôi đã bị đấu tố và giết chết hết không còn một người …
Nói đến đây Mợ sụt sùi khóc bỡi không cầm được lòng mình
Ông Sư mở to đôi mắt nhìn qua ánh sáng mờ ảo lên tiếng :
- A Di Đà Phật ! .  Xin thí chủ lại gần để nói chuyện nhỏ hơn , đề phòng có người nghe lén .
Mợ kể hết chuyện gia đình mình và xin ý kiến nên làm sao lúc này ?. Ông Sư cũng thành thật cho hay Sư Phụ của ông cùng ba Sư Huynh cũng bị đem ra đấu tố và đánh bầm dập trước khi giết chết bằng mã tấu . Chỉ một mình ông bị đánh ngất xỉu , ông giả vờ chết nên họ bỏ đi , khi tĩnh lại mới lê lết về đây . Ngôi Chùa này bỏ trống gần hai tháng nay , kể từ khi tất cả Sư sải bị bắt đi tù , nhốt cho đến cách nay ba ngày , đem ra đấu tố và giết .
A Di Đà Phật , thật không có sự giả tâm tàn ác nào trên thế gian có thể so sánh được .
Sau khi lấy lại được sự an bình tâm trí , ông Sư chỉ dẫn đường đến trạm xe lửa đi Hải-phòng đồng thời giúp Mợ cháu mình một ít khoai sắn luộc phơi khô để ăn dọc đường và tiền lộ phí xe lửa . 
Ông khuyên bảo bằng mọi giá phải đến Hải phòng cho kỉp chuyến tàu cuối cùng đưa dân di-cư vào Nam cuối tuần này .
Đức Phật đã nói khi ta chết đi tức là bắt đầu cho cuộc sống mới . Mợ cháu ta xem như chết đi sống lại nhờ sự cứu độ của Trời Phật và ông Sư .
Trời vừa tảng sáng , Sư ông đã hối thúc Mợ cháu lên đường , ông ta ở lại một hai ngày cho vết thương bớt đau nhức rồi sẽ gặp Mợ cháu ta trên chuyến tàu thủy của Pháp .
Thật không ngờ lúc tận cùng tuyệt vọng thì gặp được quí nhân phò hộ….
Vào đến Sài gòn , Mợ cháu ta sống trong sự giúp đỡ tiếp tế của chính phủ một thời gian , sau đó bắt đầu bán buôn tự lập  cho đến bây giờ . Còn ông Sư được Hội Phật giáo miền nam bảo trợ về Chùa , Mợ cháu ta mất liên lạc từ đó .
Sau này vào đầu năm 1960 , Mợ đi bán hàng ở Tây ninh , tình cờ thấy Sư ông đi khất thực . Gặp nhau mừng rỡ chuyện trò ,  Sư ông đem về ngôi Chùa khang trang cũng ở ven sườn núi , do ông làm chủ trì . Sư ông hỏi thăm cháu và căn dặn Mợ cháu ta nên lấy tình thương xóa bỏ hận thù như lời Phật dạy  Hãy quên hết dĩ vãng , cố gắng làm việc để xây dựng tương lai . Lúc đó Mợ chỉ nghe và dạ dạ cho qua chuyện , bỡi làm sao mà quên được dĩ vãng mình . Nhưng mấy năm nay trong thời gian nằm bệnh , Mợ đọc những điều Phật dạy trong những cuốn sách Sư ông tặng cho . Mợ đã thấu hiểu rằng nếu ta cứ nuôi mãi sự thù hận trong lòng thì trước hết bản thân ta không bao giờ có được niềm an lạc, thanh thản . Đời sống ta không thể vươn lên để vượt ra khỏi sự khổ đau triền miên đang có . Do đó , dù Mợ còn trên đời này với con hay xa con vĩnh viễn , con cũng phải hứa với Mợ là quên đi niềm đau dĩ vảng , sống phúc đức , làm điều nhân nghĩa nghe con  
Thắm ôm chặt lấy Mợ , gật đầu và đầm đìa nước mắt nói :
- Mợ phải sống với con mãi mãi…Con sẽ cố gắng làm bất cứ việc gì để nuôi Mợ , lo thuốc thang cho Mợ .
Bây giờ với tuổi mười bảy , Thắm đã lớn khôn , kiến thức học vấn tuy rất ít , chỉ biết đọc biết viết , nhưng với gánh bún thang , Thắm không sợ đói khổ …

2 -  ĐỜI SỐNG SÀI-GÒN .
Một hôm bán xong gánh bún trở về nhà , như mọi ngày ,việc trước tiên Thắm vào giường thăm hỏi , giúp thay aó quần , múc chén cháo đút cho Mợ ăn  . Xong xuôi rồi trở ra bếp , lo sửa soạn vật liệu cho nồi bún thang  ngày mai . Công việc đều hòa tiếp nối ngày này qua ngày nọ , hầu như không thay đổi .
Đột nhiên thấy Dì Hường ở cuối hẻm chạy xồng xộc vào nhà mình , vừa thở hổn hển vừa nói : “ Cho Dì lén núp đây một lúc , thằng chồng mắc dịch hôm nay chạy xích lô về sớm , uống rượu say mèm , đòi lấy thêm tiền uống nữa , Dì không cho nên nó lấy dao rượt chém “ .  
Dì Hường tuổi ngoài ba mươi , không biết chử , chồng Dì là anh Tám xích lô , lúc trước chạy xích lô đạp , bây giờ nhờ Dì làm gái bán bar nên tậu cho anh Tám chiếc xích lô máy . Hơn mười năm trước Dì từ dưới quê lên Sài gòn ở đợ cho gia đình nào đó , anh Tám đạp xích lô làm quen rồi hai người trở nên chồng vợ cho đến giờ vẫn chưa đẻ được đứa con nào . Dì là người duy nhất trong xóm này luôn bảo vệ Thắm . Nhớ có lần mấy thằng du đảng cao bồi ở xóm trên nghe tiếng đồn Thắm bún thang , dân bắc kỳ ở tuổi dậy thì rất đẹp nên kéo nhau đến chọc ghẹo tán tỉnh , gặp lúc Dì Hường đang ăn bún , Dì vội đứng dậy cầm con dao xắt thịt vừa chạy đuổi vừa quơ con dao túi bụi làm bọn chúng hoảng sợ không dám trở lại .
Mỗi buổi sáng tới giờ ra ăn bún , Dì đi gõ cữa từng nhà rủ thêm vài ba cô bạn me Mỹ cùng ra ăn . Ăn xong Dì bắt buộc các cô phải cho Thắm tiền tip thật nhiều . Lúc nào Dì cũng ra lệnh cho các cô bạn : “ Tụi em phải tip cho em gái chị thật nhiều nghe chưa , tội nghiệp nó phải nuôi bà Mợ già bệnh hoạn “ .
Tô bún chỉ có ba đồng tiền VNCH vào năm 1964-1965 nhưng các cô típ có khi năm đồng mười đồng . Có lần Thắm hỏi Dì và các cô làm tiền dễ lắm hay sao mà tiêu pha rộng rải quá vậy . Dì nói em còn nhỏ, trẻ đẹp và trinh trắng , không nên tìm hiểu chuyện làm ăn của Dì và các cô .
Bỡi vì Thắm không dám hỏi han tìm hiểu nên trong đầu cứ thắc mắc không biết là gái bán Bar có giống như người đời ám chỉ là làm đỉ điếm hay không ? .
Dì Hường tự nhận Thắm là em gái nuôi , mặc dầu Thắm vẫn gọi bằng Dì kể từ ngày Thắm cứu Dì thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Hôm đó hai vợ chồng gây gổ , anh Tám cầm cây mỏ-lết sửa xe gần nơi gánh bún của Thắm , liệng bay vèo vào Dì , nếu Thắm không nhanh tay cầm đòn gánh lên đỡ thì chắc Dì đã bị thương nặng lắm .
Mãi suy nghĩ mà quên mời Dì ngồi chơi . Vừa mở miệng mời thì bất thần Mợ nổi cơn ho sặc sụa , Dì và Thắm nhanh tay kẻ vuốt lưng người xoa bóp thân thể , mới phát giác Mợ sặc ra nhiều máu đỏ tươi . Cả hai cùng hoảng sợ , Dì Hường nói lớn như ra lệnh : Đặt Bà nằm xuống thay aó cho Bà để Dì đi gọi thằng Cao chở vào Bệnh Viện Bình Dân Chợ Rẫy . Nói xong Dì vụt chạy ra khỏi nhà . Thắm vừa thay áo cho Mợ vừa khóc lóc thảm thiết : Mợ ơi ! con chỉ có một mình Mợ trên cõi đời này . Mợ đừng nở bỏ con mà đi lúc này , con cô đơn lắm , biết sống với ai đây …hu …hu..
Mợ nằm xuôi tay , thân hình khô đét nhưng cũng ráng nhướng đôi mắt quầng thâm bỡi mất ngủ rồi lắc đầu ra dấu , miệng thì thào nói : “ Không sao đâu “ .
Vài phút sau nghe tiếng xích lô máy nổ inh tai trước cửa nhà , Dì xồng xộc đi vào hỏi :
- Sửa soạn xong chưa ? . Đừng quên lấy vài bộ áo quần bỏ vào bịch nylon mang theo , có thể ở lại Bệnh viện điều trị không chừng .
Thắm với nước mắt đầm đìa nhìn Dì nói :
- Con đâu có tiền để trả chi phí Bệnh viện .
Dì Hường ngước mặt lên trần nhà suy nghĩ  một lúc rồi nói :
- Bệnh viện bình dân bố thí nhiều hơn là tính tiền , nhưng đừng lo , Dì sẽ mang theo một ít tiền dành dụm lâu nay .
Nói xong Dì bảo Cao ẵm bà Mợ ra xe , Dì về nhà lấy tiền .
Thế rồi cả ba người ngồi chèn ép lên chiếc xích lô máy của Cao , nhã khói mù trời chạy đến Bệnh viện .
Cao cũng là người mà cả xóm không ai hiểu được lý lịch anh ta từ đâu đến . Cách đây hơn hai năm , khi các me Mỹ đua nhau mướn nhà trong con hẽm này , Cao cũng đến xóm này mướn căn gác xẹp để ở và làm nghề chạy xích lô máy . Có lần Dì Hường nói với Thắm : “ Thằng Cao này khôn lắm , Xóm này hầu hết dân làm sở Mỹ và Me Mỹ , đi đâu cũng cần xích lô nên nó đến đây thuê nhà ở để hốt bạc .” . Cao chừng ngoài hai mươi tuổi , độc thân , mặc dầu đen đúa bỡi chạy xích lô nắng gió nhưng nếu nhìn kỷ cũng có nét đẹp trai , khỏe mạnh và hiền lành ít nói . Vợ chồng Dì Hường làm quen bỡi cùng giới chạy xích lô , nhưng cũng chỉ biết quê anh ở tận Bến Tre mà thôi . Những chiều không chạy xe , anh Tám và Cao thường ngồi trước hiên nhà ăn nhậu . Sau này thấy anh Tám có vẻ phục và nghe lời Cao bất cứ điều gì . Có nhiều lúc Dì Hường nhờ anh Tám làm chuyện này chuyện kia , anh Tám nhất định không làm , Dì Hường nhờ Cao nói là anh Tám làm ngay . Chính Dì cũng nễ Cao lắm , nhưng có một điều Dì chống đối kịch liệt là Cao để ý và thương Thắm .
Dì luôn căn dặn Thắm : “ Hãy coi chừng thằng Cao tán tỉnh “ . Dì không muốn Cao làm chồng Thắm . Lý do đơn giản Dì thường nói với Thắm : “ Hãy nhìn cuộc sống của Chị đây , nếu Chị không đi làm thêm thì ông chồng xích lô làm sao nuôi nổi vợ con ? .
Em trẻ đẹp , khôn lanh ráng kiếm người chồng khá giả để nương thân sau này đỡ khỏi đi làm nghề mang tiếng không tốt như Chị “.
Riêng Thắm thì chưa bao giờ để ý đến ai bỡi quá bận rộn việc buôn bán và chăm sóc Mợ nên những lời Dì Hường nói xem như không có gì phải coi chừng .
Mãi suy nghĩ mà xích lô máy đã ngừng trước cữa Bệnh viện, Cao tắt máy xe xong vội ẵm Mợ chạy vào phòng nhận bệnh khẩn cấp .
Đúng như ý nghĩ của Thắm , Bệnh viện cho hay chữa trị những bệnh nhẹ thì khỏi tiền , những bệnh nặng hơn hoặc liên quan đến giải phẩu thì phải trả tiền Bác sĩ . Trường hợp của Mợ phải hút nước buồng phổi thì y phí khoảng hai mươi lăm ngàn đồng . Thắm nghe mà tái xanh mặt mày , nhưng Dì Hường nhanh chóng quyết định OK.  Nhân viên tiếp thu bệnh nhân tại BV thấy Dì ăn mặc và nói năng rất là Me Mỹ nên xầm xì nhỏ to rồi hỏi :
- Bà muốn lấy một phòng  riêng cho bà cụ không ? . Một trăm đồng một ngày , hay muốn bà cụ nằm chung với những bệnh nhân khác ? .
Dì Hường lắc đầu trả lời :
- Tạm thời để nằm chung .
Sở dĩ quyết định như vậy là vì Dì suy nghĩ tuy chỉ một trăm đồng một ngày chưa bằng một Mỹ kim , ( Một MK = $ 118. tiền VNCH thời gian này ) nhưng cũng quá đắt , trong khi Dì đã trả hai mươi lăm ngàn đồng , biết khi nào Thắm mới có tiền trả lại .
Đã đến giờ Dì Hường phải đi làm nên bảo Cao :
- Em chở Chị về đi làm , nhưng em phải trở lại BV với Thắm và kể từ nay em phải đưa rước Thắm mỗi ngày ra vào BV .
Cao dạ dạ nghe lệnh và trong lòng mừng thầm , vì biết kể từ nay sẽ có nhiểu cơ hội gần gủi Thắm , biết đâu chừng đây là duyên nợ  ?. Chứ lâu nay mỗi lần nhờ chị Hường mai mối là bị xỉ vả chữi bới : “ Mày không thấy cuộc sống Chị đây sao mà đòi làm chồng nó ?  , dẹp bỏ ý nghĩ yêu thương nó đi , nó trẻ đẹp để cho nó kiếm tấm chồng khá hơn dân xích lô  “ . Cao chỉ cúi đầu chịu trận không dám nói năng gì .
Chiều nay sau khi đưa chị Hường về nhà , Cao chạy thẳng đến cổng trại Tân-Sơn-Nhất , nơi có nhiều lính Mỹ tan sở bắt đầu tìm xích lô xuống phố vui chơi . Mục đích của Cao là kiếm thêm chút tiền trước khi đến BV cho kịp bảy giờ đã hẹn với Thắm .
May mắn gặp hai lính Mỹ vừa ra khỏi cổng , Cao vừa vẫy tay vừa  gọi lớn như hét :
- Ê ! Hê-lô – Gô uýt mi – Mê ni gơ – Gô Bum bum …Ô kê ? .
Cao nói một hơi dài như vậy nhưng không hiểu nghĩa gì , bỡi chị Hường đã dạy cho anh Tám và Cao mỗi lần mời khách Mỹ thì chỉ nói như vậy thôi .
Hai lính Mỹ cười cười , giơ ngón tay giữa lên cao nói :
- OK phắc du boy  .
Rồi cả hai nhảy lên xe ngồi , chả cần hỏi đi đâu , Cao chạy thẳng đến đường Tự do , nơi có nhiều Bar Mỹ . Ngừng ngay trước Bar Ba-ra-mào ( Paramounts ) , chị Hường dạy cho Cao đọc như vậy và đây cũng là nơi chị Hường làm việc  . Có lần Cao hỏi : “ Tiếng Mỹ làm gì có dấu mà sao Chị đọc như vậy ? “ . Chị Hường giải thích : “ Ừ , tao thêm dấu vào cho dễ kêu , ví dụ cô Chủ Nen-Xì ( Nancy ) , các cô bạn có đứa tên Li- dà ( Lisa ) , E-li-dà-bất ( Elizabeth ) , Xin-đì ( Cindy ) …..
Hai lính Mỹ xuống xe vứt lại năm đô-la rồi đi thẳng vào Bar mà chẵng cần đòi thối lại . Cao vui mừng như trúng số , mặc dù đây không phải lần thứ nhất bỡi lâu lâu mới gặp được mối ngon lành như thế . Có khi gặp thằng Mỹ keo kiệt , trả bằng tiền VN và ngã giá thêm bớt kèo nài .
Định trở lại cỗng phi trường kiếm thêm mối nữa nhưng sợ trễ giờ hẹn Thắm nên ghé chợ trời mua vài lon bia hộp , loại bia người ta chôm trong các Pi-ết Mỹ ( PX ) đem ra bán lại , về lai rai với anh Tám đang sửa xe ở nhà ….
Trở lại BV , nhìn vào trong gian phòng nằm la liệt mấy chục bệnh nhân , Mợ Thắm được nằm riêng trên ghế bố kê sát các trang cụ như bình Oxy , máy đo nhịp tim , bình nước biển với ống chuyền nylon lòng thòng …. Thắm thì quỳ dưới đất , úp mặt lên bàn tay khô héo của Mợ , nức nở khóc . Cao đến đứng gần nhưng không dám lên tiếng . Đợi lúc Thắm ngẩng đầu lên nhìn mới dám hỏi :
- Bệnh của Mợ như thế nào ? .
Thắm lấy khăn tay lau nước mắt trả lời :
- Bác sỉ cho hay sau khi hút nước buồng phổi , Mợ cần phải cắt một lá phổi có cục bướu ung thư lớn . Chi phí cho cuộc giải phẩu này có thể lên tới ba chục ngàn đồng .
Em không biết phải làm sao …hu…hu..hu…
Cao ngồi chồm hổm xuống đất nói :
- Để tui ráng chạy xe nhiều hơn , có được bao nhiêu sẽ đưa hết cho Thắm …Lát nữa tui cũng sẽ nói cho chị Hường biết , xem chị có giúp thêm được nữa không .
Thắm tiếp tục khóc hu…hu…Cao vẫn im lặng ngồi nhìn Mợ mệt mỏi nhắm nghiền đôi mắt , hơi thở yếu ớt … Một lát sau Thắm nói “ Chắc tối nay em ở lại đây , nhờ anh giúp đem đến cho em chiếu mền và mua ổ bánh mì ăn tối . Vừa nói vừa móc túi lấy tiền nhưng Cao đã quay lưng đi và nói : “ Đừng lo , tui có tiền rồi  “ .
Cao vừa đi khỏi thì Mợ hé mở mắt , bỏ tay lên xoa nhẹ đầu Thắm nói với hơi thở yếu ớt :
- Mợ chắc không còn bao lâu , vì làm sao có đủ tiền giải phẩu ?. Trước khi nhắm mắt , Mợ lặp lại lời ông Sư nhắn nhủ : “ Hãy quên hết hận thù năm xưa , sống đời lương thiện , ngay thẳng ở bất cứ hoàn cảnh nào và siêng năng làm việc thiện giúp người để người đời coi trọng mình “ .
Sau này lấy chồng cũng phải dạy cho con mình điều này nghe cháu .
Thắm dạ dạ rồi khóc òa lên nói :
- Không !... Mợ phải được giải phẩu , cháu sẽ làm bất cứ nghề gì , miễn là có tiền cho Mợ sống …
Sáng hôm sau khi Thắm vừa thức giấc thì thấy Dì Hường và Cao bước vào phòng . Vì đã nghe Cao nói hết tự sự nên vừa đến gần Thắm là Dì Hường hỏi ngay :
- Khi nào Bác sĩ bắt đầu giải phẩu cho Bà ?.
Thắm buồn bả trả lời :
- Bác sỉ bảo nên quyết định và đóng tiền càng sớm càng tốt , nếu không thì quá trễ . Nhưng em biết lấy tiền đâu mà đóng tới ba chục ngàn đồng ? .
Dì Hường nói nhanh :
- Nói với Bác-sĩ chúng tôi bằng lòng , trưa nay sẽ mang tiền đến đóng . Yêu cầu cho thi hành việc giải phẩu càng sớm càng tốt .
Đúng lúc Bác sỉ bước vào và đã nghe những gì Dì Hường vừa nói nên ông ta tiếp lời :
- Vậy thì ai là người ký giấy tờ cho phép chúng tôi giải phẩu ? . Hãy theo tôi đến văn phòng Bệnh viện làm thủ tục .
Dì Hường bảo Cao ở lại với bà , Thắm và Dì đi theo Bác sĩ .
Đến văn phòng Bệnh viện , hai Dì cháu vừa ngồi xuống ghế . Ông quản lý đem ra xấp giấy tờ và giải thích trước khi ký :
- Đây chỉ là thủ tục thông thường , thân nhân ký tên cho phép Bác sĩ giải phẩu , trường hợp bệnh nhân không may mắn sống sót thì thân nhân không được quyền kiện cáo Bác sĩ và Bệnh viện .
Nghe điều này Dì Hường to tiếng cãi :
- Sao kỳ lạ vậy ? . Bệnh viện phải bảo đảm sống mới nhận tiền chứ . Trường hợp bà cụ chết thì Bệnh viện có hoàn trả tiển lại cho chúng tôi không ?.
Ông Quản lý cười nói : - Tôi đã nói đây là thủ tục thông thường ai cũng phải ký trước khi Bác sĩ làm giải phẩu , không phải là cuộc trao đổi món hàng buôn bán , nếu không bằng lòng ký thì đem bà cụ về nhà thôi . Khi đã làm giải phẩu thì không có chuyện Bệnh viện trả tiền lại , hiểu chưa ?.
Dì Hường thở ra tức tối nhưng rồi cũng bảo Thắm cầm bút ký .
Ông quản lý nói thêm trước khi chia tay :
- Bắt đầu từ bây giờ , mọi người nên về nhà , ba ngày sau mới được thăm viếng nhưng rất giới hạn , mỗi lần thăm chỉ có một người .
Trên đường trở về phòng Mợ nằm , Dì Hường vẫn chưa hết ấm ức , hằn học nói : “ Tại sao lại có luật lệ kỳ quái , mình không hiểu nổi “ .
Bước vào phòng Mợ nằm , thấy Cao đang quì bên giường thì thầm nói chuyện gì với Mợ . Mắt Mợ vẫn nhắm nhưng đầu gật gật như bằng lòng chuyện gì . Dì Hường vội hỏi :
- Mày nói gì mà Mợ gật đầu ?.
-  Có nói gì đâu , em chỉ xin phép Mợ cho em lo lắng cho Thắm .
Dì Hường nổi sùng , bất thần đá vào đít Cao một đá …Cao lấy tay xoa xoa đít vừa nói :
- Úi chà !...Sao Chị đá mạnh quá …
Thắm đang buồn bả nhưng cũng phì cười . Dì Hường nói tiếp :
- Cho bỏ tật tham lam , tao đã giải thích nhiều lần sao mày vẫn tiến tới ? .
Thấy hai y tá đẩy chiếc giường đến để di chuyển Mợ lên phòng giải phẩu , nên Dì Hường vội vả cầm tay Mợ nói :
- Thôi  , xin kiếu từ và chúc bà Cụ may mắn , ba ngày sau chúng cháu đến thăm bà ………………………………………
Đêm hôm kia mất ngủ tại Bệnh viện , đêm qua ngủ ở nhà , đã lấy lại phần nào sức khỏe , nhưng sáng nay đã hơn tám giờ Thắm vẫn chưa thức giấc . Đang nằm mơ màng , chợt nghe tiếng cãi vả của Dì Hường và Cao trước cữa nhà mình  :
- Chị không nên làm điều thất nhân thất đức như vậy . Nghề bán bún cũng đủ nuôi thân chứ tại sao Chị ép buộc cô Thắm đi làm nghề như Chị và các cô kia ?.
- Tao bảo đảm nó vào làm ở đó sẽ kiếm được nhiều tiền gấp năm gấp mười lần bán bún . Vả lại nó chỉ dọn dẹp ly tách , lau chùi bàn ghế chứ không tiếp khách như bọn tao , mày hiểu chưa ?.




Hôm qua tao năn nỉ gần như lạy lục cô Nen-xì ( Nancy ) chủ Bar Ba-ra-mào ( Paramounts ) muốn đứt hơi mới được cô ta chấp thuận , bộ mày tưởng muốn vào làm đó dễ lắm sao ? .
Thắm bước xuống giường chạy ra mở cữa , thấy Cao với nét mặt hằm hằm theo Dì Hường bước vào nhà .
Dì Hường kéo ghế ngồi xuống , Cao và Thắm mỗi người đứng một góc nghe Dì nói :
- Hôm qua Chị đã đi mượn tiền các cô bạn , kẻ năm ngàn , người bảy ngàn ,… gom lại đủ trả tiền Bệnh viện .
Tiền của Chị lúc nào trả cũng được nhưng tiền mượn các cô phải trả càng nhanh càng tốt . Do đó khi đi làm Chị nãy ra ý nghĩ xin bà chủ cho em vào làm việc phụ vặt trong Bar . Em không cần ăn mặc sang trọng và trang điểm như Chị và các cô , chỉ cần ăn mặc bình thường bộ bà-ba là được rồi . Bảo đảm tiền lương sẽ gấp năm gấp mười lần bán bún than .
Chị đã hứa tối nay đem em vào làm . Em bằng lòng chứ ? .
Thắm chưa kịp trả lời thì Cao vùng vằng to tiếng :
- Tui đã nói  “ Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng “ … Chị đang ở trong lọ mực , Chị có biết không ? . Một lúc nào đó vì tham tiền , Thắm cũng sẽ sa ngã mà thôi .
Dì Hường nổi giận quát lớn :
- Mày im ngay cho tao , mày không biết nổi khổ của người đi mượn tiền … Nếu cứ tiếp tục bán bún , thử hỏi khi nào mới có tiền trả cho người ta ? .
Thắm thấy tình thế căng thẳng bèn đưa tay ra dấu can ngăn và nói  :
- Thôi thôi ,… xin hai người bình tĩnh , Em đã mang ơn Dì nhiều lắm và cũng một phần nào mang ơn anh Cao . Em biết Dì thương và luôn lo lắng cho tương lai em . Em nghe theo lời Dì và tối nay theo Dì đi làm .
Cao bực tức giậm mạnh chân bỏ đi ra ngoài , không nói một lời  từ giả.
Khi Cao đi rồi , Dì Hường nhỏ nhẹ nói :
- Em nên biết rằng lúc nào chị cũng coi em như em gái của chị , công việc làm của em tuyệt đối không ngồi tiếp khách , bà chủ Nen-xì đã hứa với chị như thế , em yên tâm . Hơn nữa , chị luôn có mặt bên em , cần bất cứ điều gì thì cứ đến hỏi chị .
Thắm dạ dạ gật đầu với tâm trạng lo lắng hỏi :
- Em vẫn chưa hiểu những sinh hoạt trong Bar như thế nào  ? . Người ta đến Bar để làm gì , và trong đó có khách Việt nam hay không ? .
- Ờ ,..Chị quên nói sơ cho em hiểu . Bar là nơi dành cho đàn ông  ngoại quốc đến uống rượu , nhưng bây giờ hầu hết là Mỹ . Họ là quân đội hoặc dân sự . Sau giờ làm việc là đi uống rượu và tìm gái vui chơi . Tuyệt đối không có khách Việt nam .
Ngày xưa thời Tây đô hộ chỉ có các họp đêm nhảy đầm nên có lẫn lộn đàn ông Việt , các cô Ca-ve cũng kín đáo hơn trong việc đi ngủ đêm với khách . Ngược lại bây giờ thì trắng trợn và lộ liểu hơn , các cô không cần che dấu gì cả .
Các cô làm việc trong Bar có hai phận sự :
- Một là làm Tiếp-viên ngồi rót rượu , uống rượu và chuyện trò với khách để có được tiền tip . Bỡi vì nếu khách mua ly rượu ngồi uống một mình thì chỉ có 60 đồng tiền VN hoặc 50 xu tiền dollars Mỹ . Nhưng muốn có một em ngồi cùng uống chung thì mỗi ly giá phải gấp đôi . Hầu hết khách vào Bar đều tìm một em ngồi chung chuyện trò . Bọn Mỹ chi tiền đẹp lắm , bỡi so với đồng lương chúng nó thì chẵng đáng là bao .
– Hai là khi cô Tiếp-viên và khách đã đồng ý giá cả , cô ta sẽ đi thay cái “ Váy dài ” . Loại Jupe dài gần đến gót chân , bên trong không mặc đồ lót , xong trở ra “ Đi khách “ .
Khác với lúc ngồi làm Tiếp-viên thì ăn mặc hở ngực , hở mông , hở đùi…  
Thắm mở to đôi mắt ngạc nhiên không hiểu bèn hỏi :
- Đi khách là gì ? .  Tại sao lại đi thay váy dài ? .
Dì Hường mĩm cười và không e dè ngần ngại , giải thích :
- Là “ Mết-lô “ ( Make love ) , người mình gọi là làm tình đó em…
Thắm một lần nữa ngạc nhiên há mồm trợn to đôi mắt nói :
- Tức là càc cô làm đĩ hở Dì ? . Như vậy chắc trong Bar nhiều phòng ngủ lắm hả ? .
- Làm gì có phòng ngủ , mết-lô tại chỗ ngồi . Ông khách chỉ cần cởi vài ba nút quần , cô Tiếp viên ngồi lên đùi rồi phủ kín váy dài là xong . Tụi Mỹ mết-lô như gà , chỉ vài ba phút , xong cả hai đứng dậy vào phòng vệ sinh .
“ Đi khách “  kiểu này , nghe nói các Ông các Bà chủ Bar phải ra nước ngoài học hỏi , như qua Okinawa - Nhật bản , Nam-hàn gần Bàn-môn-điếm , Hồng-kông – Đài-loan , Guam-Philippine , v.v . rồi về chỉ dạy cho các cô tiếp viên . Bỡi những nơi đó , quân đội Mỹ đồn trú dài hạn .
Mỗi lần mết-lô , các cô kiếm được từ năm đến bảy dollars Mỹ tức gần cả ngàn bạc Việt nam , so với anh Tám và thằng Cao chạy một cuốc xích lô hơn nửa giờ chỉ lấy được khoảng ba chục bạc Việt nam bằng 20 xu tiền Mỹ , nhưng phải chi phí tiền xăng nhớt . Có những cô sức khỏe tốt mỗi đêm có thể kiếm được trên trăm dollars . Do đó được sống đời sung túc hơn người dân Việt nam làm Công chức hoặc những nghề bán buôn bình thường .
Kể từ khi Mỹ vào đất nước mình , cuộc sống xã hội bị đảo lộn .  Giới công nhân sở Mỹ và giới son phấn bán trôn nuôi miệng từ khắp nơi qui tụ về những nơi có nhiều Mỹ trú đóng  , mở ra các Snack Bar hốt bạc . Ngay trong Bar này , các cô cũng từ muôn phương qui tụ về đây .  Các cô thường kể cho nhau nghe từ Đông-hà Quảng-trị vào tới tận cùng  Cà-mâu , nơi nào có Mỹ là nơi đó có Snack Bar .
Chị Li-dà ( Lisa ) là người kinh nghiệm bỡi đã làm cho rất nhiều Bar từ Địa đầu giới tuyến vào tới miền Nam .  Chị kể rằng thành phố Huế xưa kia nổi tiếng thơ mộng hiền hòa sạch sẻ , không có động mãi-dâm , nhưng từ khi có Mỹ hiện diện , các đò vạn trên sông Hương , sông An-cựu đã trở thành những đò chứa gái . Chiều chiều từng toán Mỹ tay cầm cuộn giấy vệ sinh bước xuống đò . Trông ghê tỡm .
Tổng số đàn bà con gái làm nghề bán dâm trên toàn quốc có thể lên tới vài sư đoàn ( mỗi sư đoàn có 10 ngàn người ) . Riêng tại Cam-ranh , Ba-ngòi , Market Time có gần nửa sư đoàn . Đi đâu cũng thấy Snack Bar mọc lên như nấm . Ngay tại trung tâm Sài gòn - Chợ lớn này và đi xuống Gò vấp , ngã ba chú-ía , ngã ba chuồng chó , xung quanh Bệnh viện Công hòa , không biết cơ man nào là động mãi dâm , dành cho Mỹ , dành cho Việt .
Đây là nguyên nhân làm xã hội đồi trụy , bệnh hoạn lan tràn .
Do đó , thời Đệ nhị Cộng hòa đã có dự án xây dựng Trung tâm giải trí ở Qui-nhơn . Mục đích qui tụ gái bán dâm trên toàn quốc về một nơi có tổ chức , có Bác sĩ khám bệnh hằng ngày để phục vụ lính độc thân nghỉ phép .
Nhưng Trung tâm này chỉ sống được vài năm là đóng cữa . Lý do là các cô gái trốn về thành phố , vào làm trong các Bar nhiều tiền hơn bởi đã quen đời sống hoang phí xa hoa trong xã hội .
Dì Hường nói thao thao bất tuyệt như chưa bao giờ được tâm sự với ai , làm Thắm cứ trợn mắt há mồm từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác . Thắm ngắt lời Dì , nói :
- Nếu ngày nào em cũng nhìn cảnh làm tình như vậy chắc em không thể làm việc này đâu Dì .
Dì Hường lên giọng bực bội :
- Em đừng có khờ , làm sao em nhìn thấy người ta làm tình được.   Nhất là trong Bar lúc nào cũng đèn mờ tối om , tiếng nhạc Mỹ nghe inh tai nhức óc , em đứng làm việc sau quầy rượu , mỗi khi có khách đứng lên ra về , em chạy nhanh ra lau chùi bàn , bưng ly tách vào bếp rữa và phụ giúp những việc lặt vặt cho mấy ông pha rượu ( Bartenders ) .
Công việc làm liên tục nhưng không nặng nề lắm , em đừng lo .  
Chị Hường liếc nhìn đồng hồ tay rồi nói :
- Đã gần tới giờ đi làm , thôi để Chị về sửa soạn , lát nữa Chị sẽ đến gọi em cùng đi …….


3 -  TỰ LẬP GIA ĐÌNH .


Trong vòng chưa đầy một năm , cuộc sống của Thắm biến
đổi hoàn toàn . Nhớ lại đêm đầu tiên Dì Hường dẫn vào Bar làm
việc Thắm cố tình cúi đầu chăm chú rửa ly tách , không dám nhìn
ra phía ngoài quầy rượu . Cực chăng đả , khi có khách đứng lên
ra về Thắm mới chạy ra dọn bưng ly tách , chùi bàn thật nhanh
xong chạy vào trong quầy rượu .
Thế nhưng cũng có những chàng Mỹ để ý nhìn thấy , chạy đến
hỏi nhỏ to với bà chủ Nen-xì ( Nancy ) : “ New Girl ? . New girl ? ,
I like  to get her  , how much ? “  .
Dì Hường đang ngồi với khách , chợt đứng lên chạy đến to tiếng
với bà chủ Nen-xì bằng tiếng Việt :
- Nói với tụi nó không có “ Em mới , Em cũ “ gì cả . Cô ta là em tôi
chỉ làm lin ấp ( Clean-up ) chứ không tiếp khách .
Bà chủ nhìn Dì Hường lắc đầu bảo :
- Im đi , đừng la lối …tôi sẽ nói cho tụi nó hay …
Mặc dù bà Nen-xì thông báo , nhưng ngày nào cũng có khách
đến hỏi , năn nỉ được ngồi uống rượu với Thắm , nhưng đều bị
từ chối .
Những ngày sau đó Thắm để ý một ông khách , tuổi ngoài ba
mươi , có vẻ mặt hiền hậu , đứng đắn , luôn ngồi đọc sách
một mình trong xó góc , ly rượu trên bàn thỉnh thoảng đưa lên
môi  nhắp , ngọn đèn pin nhỏ gắn trên túi áo chiếu thẳng vào
sách . Đặc biệt là không bao giờ gọi cô nào đến ngồi chung hoặc
làm tình với ai .
Một hôm bước vào Bar , ông đi thẳng đến nói chuyện và trao một
cuốn sách cho bà chủ Nen-xì rồi trở lại cái bàn trong góc ngồi
uống rượu như mọi ngày.
Bà chủ vẫy tay gọi Thắm lại nói :
- Đây là sách học “ Anh ngữ đàm thoại & Thực hành “ ông Dôn
( John ) mua tặng cho em . Hãy đến nói thank you ông ta .
Thắm ngần ngại , rụt rè đến bàn ông Dôn nói :
- Thank you Sir .
Không ngờ ông Dôn ( John ) ngẫng đầu lên , nói bằng tiếng Việt
giọng Bắc kỳ rất sành sỏi :
- Ồ , Không có gì … Những chữ nào không phát âm được thì bảo
tôi đọc dùm cho .
Thắm rất ngạc nhiên , nở nụ cười mừng rỡ nói :
- Dạ…dạ , xin cảm ơn ông . Rồi quay gót đi vào quầy rượu .
Ông Dôn nhìn theo gật gật đầu như rất hài lòng .
Có lẽ được nhìn rõ nét mặt tươi đẹp của Thắm .
Những ngày kế tiếp , mỗi lần vào Bar là ông Dôn liếc mắt tìm
kiếm Thắm để chào hỏi và nói vài câu bâng quơ trước khi đến
bàn ngồi đọc sách . Những cử chỉ săn sóc , lời chào hỏi lịch sự
hằng ngày của ông Dôn , tuy rất bình thường nhưng đã làm Thắm
để ý cảm mến và thầm cảm ơn đất trời như có thêm được một
người an ủi trong đời ngoài Dì Hường và Cao .
Có những ngày ông Dôn đến trễ , tự nhiên trong lòng Thắm lo
nghĩ ngóng trông .
Rồi một ngày định mệnh an bài , như một đoạn film ghi lại những
điều quan trọng  của lối rẽ cuộc đời Thắm .
Khi Mợ từ Bệnh viện về nhà , thắm phải mướn người trông coi ,
phải trả tiền lương hàng tháng nên số tiền mượn ba chục ngàn
của các cô vẫn chưa trả xong .
Buổi chiều trước khi đi làm , Dì Hường cho hay các cô cần lấy lại
tiền gấp , bởi họ muốn đi Bar khác làm việc . Dì Hường chưa biết
tính làm sao . Hỏi mượn tiền cô chủ Bar Nen-xì không được .
Nhân lúc ông Dôn đang vui vẻ nói chuyện với Thắm , Dì Hường
bảo Thắm đi làm việc và nắm tay ông Dôn kéo đến bàn ngồi trình
bày chuyện của Thắm cho ông nghe . Ông Dôn hỏi :
- Tiền nợ còn lại bao nhiêu phải trả ? . Dì trả lời :
- Còn lại hai chục ngàn trả cho các cô và hai mươi lăm ngàn trả
cho tôi .
Ông Dôn lấy máy tính trong túi ra tính , tất cả hai món nợ khoảng
chừng ba trăm bảy mươi lăm dollars Mỹ . Xong ông móc ví lấy ra
đếm đủ năm trăm dollars trao cho Dì Hường và nói :
- Bảo cô Thắm khỏi cần trả lại , nhưng hãy giúp tôi một việc .
Dì Hường có ý nghi ngờ , nói nhanh một hơi dài :
- Làm gì cũng được nhưng không được đòi hỏi nó phải ngủ với
ông . Nó là con gái mới lớn , cần phải lấy chồng , con gái Việt
nam không ai muốn mất trinh tiết trước khi lấy chồng .
Ông Dôn cười giỡn nói :
- Con gái Âu Mỹ trước khi lên xe hoa phải đi giải phẩu màng trinh
, bà không biết sao ? .
Dì Hường cãi lại :
- Nhưng không thể được với con gái Việt nam . Bây giờ tôi muốn
biết ông nhờ nó làm chuyện gì ? .
Ông Dôn ngồi thẳng dậy , nghiêm nghị nét mặt trả lời :
- Cuối tuần này , nơi tôi làm việc sẽ có Party New Year .
Tôi cần có cô gái Việt nam làm partner của tôi .
Bảo đảm , tôi không để cô Thắm thiệt thòi hay mất mát gì cả .
Bà an tâm rồi chứ ? .
Dì Hường nhìn dò xét ông một lần nữa nói :
- Ừ , ông đã hứa như thế thì được .
Dì Hường nói xong đứng dậy đi đến Thắm và khuyên nên nhận
lời bởi Dì đã lấy tiền của ông Dôn để trang trải nợ nần .
Thắm lo lắng nói :
- Thực sự em thấy ông Dôn cũng tốt , nhưng em rất ngại không
biết ông ta có lừa dối điều gì hay không ? . Mặt khác, em không
có áo quần đẹp cho party , và cũng không biết trang điểm hoặc
dùng son phấn .
- Ờ…ờ , Chị quên điều đó , để Chị nói với ổng .
Dì Hường đến ngồi với ông Dôn một hồi rồi trở lại nói với Thắm :
- Ông Dôn quyết định thứ sáu này ông sẽ trả tiền cho cô Nen-xì
để em được nghĩ ba ngày đi với ông ta vào thương xa Rex , trong
đó có người chỉ dạy cách trang điểm . Rồi ông sẽ mua mỷ phẩm
và áo quần dạ hội cho em . Chuyện này đừng cho ai trong Bar
hay biết để tránh sự ganh ghét tỵ hiềm , nhớ chưa ? .  
Thắm với tâm trạng vừa lo lắng vừa vui mừng . Trước hết là
không còn nợ nần ai từ nay , thứ đến là sẽ được học cách trang
điểm , dùng mỷ phẩm và được mặc áo quần đẹp . Thắm rất vui
mừng trong lòng và tự nghĩ đây là giấc chiêm bao hay những điều
hiện thực sắp xảy ra cho đời mình .
Kể từ khi ông Dôn tặng sách học Anh ngữ , mỗi ngày Thắm để
dành hơn hai giờ để học . Ông Dôn tiếp tay giúp đọc những chử
khó  và cố ý nói tiếng Anh mỗi ngày với Thắm nên bây giờ Thắm
nói thông thạo và trở nên người quản lý quan trọng của Nancy
giải quyết những rắc rối trong Bar mỗi khi mấy chàng Mỹ say sưa
, dành gái gây ẩu đả .
Thắm cũng dạy Dì Hường cách phát âm và bắt buộc từ nay gọi
cô chủ Nancy , ông John ….v.v ..cho đúng giọng chứ không được
gọi theo tiếng Việt nam nữa .
Buổi trưa thứ sáu , như đã dự định , ông John lái xe hơi đến nhà
đón Thắm đi ăn rồi đưa vào Thương xá Rex . Ông nói tiếng Việt
rất rành nên dặn dò các bà dạy trang điểm , các bà bán mỷ phẩm
các bà bán quần áo dạ hội , rất chi tiết , rành rẻ những gì cần làm
cho Thắm .  
Sau hơn bốn tiếng đồng hồ , Thắm như được lột xác , nhờ vóc
dáng mảnh mai , cao ráo nên trông đẹp và quí phái làm sao ! .
Chính các bà bán buôn trong thương xá cũng trầm trồ khen ngợi .
Ông John lịch sự đề nghị :
- Thắm có muốn đến tiệm chụp hình , chụp chung với tôi vài tấm
kỷ niệm hay không ? .
Thắm không ngần ngại trả lời OK .
Ngày hôm sau Thắm khoe Dì Hường những tấm hình chụp , Dì
tấm tắc khen và nói :
- Nếu mấy cô trong Bar biết được , chắc tụi nó ganh ghét đến
dường nào ! . Dì nói tiếp :
- Thực ra nếu ông John ngõ lời cưới em Chị cũng rất vui mừng
bằng lòng , mặc dù ông lớn hơn em trên mười lăm tuổi nhưng
trông rất trẻ và đẹp trai  . Chỉ sợ ông ta đã có vợ con bên Mỹ .
Hơn nữa ,Ông là người quá đứng đắn nên mình phải nể sợ không
dám hỏi chuyện đời tư .
Dì Hường vô tình nói “ Nếu ông John ngõ ý cưới “ , làm cho Thắm
mất ngủ suốt đêm suy nghĩ về ông John , Thắm cảm thấy lòng
mình đang phơi phới vì đã thương , đã nhớ , đã yêu ông John tự
lúc nào rồi . Thắm trông thời gian trôi nhanh để ngày mai được ở
bên cạnh ông và cùng đi dự dạ tiệc …
Thời gian đợi chờ đã đến . Trưa thứ bảy , một lần nữa ông
John lái xe hơi đến đón .
Khi bước chân vào nhà thì thấy Cao và Thắm đang to tiếng như
gây gổ nhau , Cao lớn tiếng nạt nộ  :
- Làm nghề buôn bán lương thiện không chịu , lại muốn đi làm đĩ
Mỹ là bởi làm sao ? . Chị Hường xúi dục có phải không ? .
- Anh đừng ăn nói bậy bạ . Dì Hường thương tôi và lo cho tôi mọi
thứ . Anh không biết thì im mồm .
Ông John nói tiếng Việt , ngắt lời :
- Xin lỗi , có chuyện gì nên bình tĩnh nói , không nên  nóng nảy .
Bất thần Cao đỏ mặt tức tối  , vừa đi ra cửa vừa chưởi :
- Đù mẹ , tao không nói chuyện với mấy thằng “ Mỹ ngụy xâm
lược “ tụi bây .
Ông John ngơ ngác , nhìn Thắm hỏi :
- Ông ta là ai ? . Sao lại chưởi tôi hổn hào vậy ? .
- Xin lỗi ông John , anh ta là bạn cùng chạy xich lô với chồng Dì
Hường . Xin đừng bận tâm để ý những gì anh ta vừa nói .
Chợt ông John nghe tiếng rên hư hử của Mợ bên trong , ông hỏi :
-Tôi cò thể vào thăm được không ? .
Thắm cùng ông John vào đứng bên cạnh giường Mợ , ông lên
tiếng :
- Chào bà Cụ , bà có cần đi bệnh viện khám bệnh hay không ? .
Tôi sẽ đưa bà đi .
Mợ nhướng đôi mắt nở nụ cười héo hắt nói :
- Cảm ơn ông . ông nói tiếng Việt giỏi quá . Tôi chỉ nhức mỏi ,
không cần đi bệnh viện . Cháu Thắm có nói về ông cho tôi nghe
đôi lần  , xin ông thương xót giúp đỡ cháu , đừng hại cháu .
Ông John cảm động nói :
- Bà Cụ yên tâm , lúc nào tôi cũng là người bạn tốt của Thắm .
Hai người từ giả bà Mợ và mang áo quần dạ hội ra xe , John đưa
Thắm đến nhà hàng ăn uống . Vừa ngồi xuống bàn John lên tiếng
hỏi :
- Tại sao anh xích lô gọi tôi là “ Mỹ ngụy xâm lược “  ? .
Đó là tiếng gọi của địch quân Việt cộng gọi chúng tôi lâu nay .
Thắm bối rối nhìn John lắc đầu nói :
- Em không biết .
John nhíu mày , suy nghĩ một lúc rồi nói :
- Thôi , bỏ qua chuyện đó , nhưng Thắm nên cẩn thận với anh
xích lô kia .
Trong khi ăn uống , John chỉ vẻ cho Thắm cách chào hỏi , bắt tay
Nói những lời lịch sự cần thiết khi gặp bạn bè của ông ta , Mỹ
cũng như Việt .
Đồng thời ông ta cho hay, nơi ông làm việc là Cơ quan Quốc
Phòng Mỹ yểm trợ Việt nam ,gọi tắt là DAO ( Defense Assistant
Organization ) . Do đó ông khuyên Thắm không được nói với ai
những gì nhìn thấy , nhất là những người như anh xích lô kia .
Thắm hỏi lại :
- Tại sao anh mới gặp anh Cao xích lô một lần mà đã có ý nghi
ngờ ? .
John thành thật trả lời :
- Trước khi qua Việt nam , chúng tôi không những phải học tiếng
Việt , mà còn phải học hỏi phong tục,  tập quán người Việt ,
phương cách tìm hiểu người Việt qua cách nói chuyện , cách
xưng hô .
Do đó , khi ông Cao chưởi tôi , tôi hiểu ông ta không phải dân
Xích lô bình thường . Ngay cả Thắm và các cô trong Bar , tôi
cũng đã tìm hiểu , dù không đúng hẳn trăm phần nhưng cũng có
phần nào khả tín .
Nhưng thôi , hãy quên hết mọi chuyện , chuẩn bị tinh thần cho
Party tối nay .
Ngồi ăn uống ở nhà hàng và chuyện trò mãi đến hơn bốn giờ
chiều , John đưa về khách sạn , nơi ông ta ở ,để Thắm trang điểm
và thay áo quần dạ tiệc .
Tâm trạng Thắm chiều nay là tâm trạng của cô bé lọ lem được
Hoàng tử chiếu cố . Nhưng một điều Thắm không hiểu là ông
John hoàn toàn khác với những chàng Mỹ mà Thắm thấy trong
Bar , vì đến bây giờ vẫn chưa có một cử chỉ lã lơi nào với Thắm .
Ngay cả khi Thắm ngồi trang điểm trước tấm kiếng lớn , ông nằm
tại giường để nhìn ngắm chứ không đến gần lợi dụng vuốt ve
mơn trớn như Thắm nghĩ và lo sợ .
Rồi khi mặc áo dạ hội , Thắm nhờ kéo dây kéo sau lưng , ông kéo
xong để tay nhẹ lên vai Thắm khen :
-  Trông Thắm đẹp và quí phái quá .
Có lẽ tình yêu Thắm đối với ông John đã chÍn mùi , không còn
cầm lòng được nữa nên Thắm quay mặt nhìn vào mắt John ,
nghiêm trang nói :
- Nếu em nói thật trong lòng , em đã yêu anh thì anh nghĩ sao ? .
John kéo ôm sát Thắm vào lòng , hôn nhẹ lên trán nói :
- Anh cũng đã yêu em ….
Ngập ngừng một lúc …, John nói tiếp :
-  Nhưng tình cảm gia đình anh không cho  phép tâm trí anh nghĩ
xa hơn nữa ….
Anh có người vợ và hai đứa con gái rất yêu thương anh , đang
mong ngóng đợi chờ anh tại quê nhà bên Mỹ .
Mặt khác , lúc em mới vào Bar làm việc , anh chỉ thương hại như
bao nhiêu người con gái Việt nam khác mà anh đẵ gặp , nhưng
thời gian sau này , sự thương hại đó đã chuyển hướng sang tình
yêu . Tuy nhiên , anh vẫn cố gắng kìm hãm , đè nén lòng mình để
giử lời hứa với bà Mợ em và Hường .
Có thể em sẽ thắc mắc ,hỏi anh sao không ly dị vợ để cưới em ? .
Điều này cũng đã hiện hữu trong tâm trí anh đôi lần , nhưng đã có
câu trả lời rõ ràng là nếu anh ly dị vợ anh bây giờ , trong tương
lai anh gặp người con gái khác lôi cuốn , hấp dẫn hơn em , anh
cũng có thể ly dị em .
Đây là lý do bắt buộc anh phải dừng lại .
Thắm rơm rớm nước mắt , ép đầu vào ngực John nói nhỏ :
- Nhưng …em vẫn yêu anh ……   

Đường sá Sài-gòn lúc nào cũng kẹt xe , John cố gắng đi đúng giờ
nhưng khi nắm tay Thắm bước vào phòng dạ tiệc thì đã trễ giờ
khai mạc hơn mười lăm phút . Hàng trăm cặp mắt chiếu vào John
và Thắm , có lẽ vì Thắm quá lộng lẫy bên cạnh John , giống như
cô dâu chú rể trong ngày cưới .

Quan khách gần hai trăm người hầu hết là Mỹ , khó khăn lắm mới
thấy vài cô gái Việt nam .
John là Phó Giám-đốc Cơ quan nên khi đưa Thắm đến bàn ngồi
xong là phải lên nói lời xin lỗi và chúc Xuân mọi người .
Chương trình rất ngắn gọn để có thì giờ văn nghệ dạ vũ . Thắm
không cảm thấy mình lạc lỏng mặc dầu bốn cặp vợ chồng Mỹ
ngồi cùng bàn . Họ rất nể phục Thắm trong lối ăn nói giao tế có
vẻ Mỹ hoá quen thuộc . Họ đâu ngờ John dạy cho Thắm chỉ
một buổi chiều .
Rượu vang đỏ làm ấm người và lâng lâng tâm hồn Thắm , John
đã dặn không được uống nhiều sợ mất đi sự kiểm soát lời ăn
tiếng nói .
Nhưng mấy bà Mỹ ngồi cùng bàn cứ tiếp tục mời nâng ly làm
Thắm không thể chối từ .
Không ngờ lần đầu trong đời uống rượu nhưng tửu lương Thắm
rất cao . Những bà Mỹ ngồi cùng bàn bắt đầu ngà say và nói
năng to tiếng . John thấy thế liền kéo Thắm ra sàn nhảy .
Giờ phút này đối với Thắm như đang được sống trên thiên đàng .
Một tình yêu đầu của đời con gái , một sự vươn lên quí phái từ
kiếp nghèo nàn , được ôm nguời mình yêu thương trong vòng
tay . Ngây ngất chuyền hơi ấm cho nhau còn hơn say men rượu
Thắm áp má vào ngực John tận hưởng niềm hạnh phúc nhất trên
đời . Thỉnh thoảng John hôn lên mái tóc rồi nói nhỏ : “ Em làm
anh hãnh diện đêm nay , cám ơn Em .” .
Hai người đang say đắm trong tình yêu theo tiếng nhạc êm dịu ,
bỗng nghe anh Mỹ đang ôm đào nhảy bên cạnh nói với giọng
khàn hơi rượu :
- Eh ! John … mày đã có vợ con , hãy nhường cô đó cho tao làm
vợ , bao nhiêu tiền tao trả lại cho mày .
John quay sang trợn mắt nói :
- Hãy cẩn thận lời nói , cô ta hiểu và nói tiếng Anh thông thạo .
Anh chàng Mỹ cười lớn Ha…Ha…Ha…như chế nhạo .
John bực bội kéo Thắm về bàn , nói từ giả mọi người và ra về .
Trên đường lái xe về , John lịch sự xin lỗi những gì xãy ra và hỏi :
-Đêm nay Thắm muốn ở lại với anh không ? .
- Thắm suy nghĩ một lúc , lo sợ nhưng cũng gật đầu .
Sau một đêm đắm say hương tình yêu ,Thắm không ngần ngại
hiến dâng cho John tất cả những gì quí giá nhất đời mà người
con gái Việt nam phải gìn giử .
Sáng chủ nhật hôm sau , dù trời đã sáng , mặt trời đã lên , Thắm
vẫn nằm trên người John , cả hai thân thể trần truồng tận hưởng
niềm hoan lạc . Tự nhiên nước mắt tuôn trào ướt ngực John .
John ngẫng đầu lên vuốt tóc Thắm hỏi :
- Hôm qua anh đã hỏi em nhiều lần trước khi làm tình , em đã
bằng lòng . Bây giờ hối hận hay sao ? .
Thắm nhìn thẳng vào mắt John lắc đầu nói :
- Em không bao giờ hối hận , em hãnh diện đã trao tầt cả cho
anh . Tuy nhiên em nhớ lại lời sỉ nhục của ông bạn của anh tối
qua , khi đang dạ vũ . Rồi nghĩ đến thân phận bọt bèo của đàn bà
con gái Việt nam sống trong đất nước chiến tranh nghèo đói , sao
bị người ta coi thường , coi rẻ quá .
Bất cứ ai đến đất nước này , chỉ cần bỏ tiền ra là có đàn bà con
gái , phục dịch họ . Người nào may mắn thì được làm vợ , không
may thì làm tôi tớ phục dịch , phục dịch công việc lao động , phục
dịch tình dục …Sao trời đất bất công  …
John trước kia một thời làm giáo sư Sử học và Bang giao Quốc tế
nên không mấy ngạc nhiên khi nghe điều này , bèn phân tích một
hơi dài :
- Nghe nói em ít đọc sách nhưng sao có sự nhận định tình cảm
sâu sắc và xót thương cho thân phận đàn bà con gái Viêt nam
như thế ? . Em biết rằng bất cứ quốc gia nào , kể cả Hoa kỳ cũng
có nhiều lớp người trong xã hội . Từ tầng lớp xấu xa như đĩ điếm ,
cướp giựt , trộm cắp , bóc lột  đến tầng lớp người tốt lo cho quốc
gia xã hội .
Quốc gia giàu có thì lớp người xấu rất ít và kín đáo hơn .
Anh cũng đã từng bị móc túi cướp giựt tại Nga , tại Pháp , tại Nhật
, tại Anh quốc , Nam hàn ….Thế nhưng ngay trong tầng lớp xấu
xa đó , cũng có người tư cách đứng đắn, đáng kính trọng , đáng
thương , ….như trường hợp em .
John đang thao thao thuyết giảng thì chuông điện thoại reo .
Cầm điện thoại nghe với nét mặt như ngạc nhiên hốt hoảng ,
John vùng dậy khỏi giường vừa đi vào phòng tắm vừa nói với
Thắm :
- Anh xin lỗi , Em sửa soạn thật nhanh , đón taxi về một mình ,
Anh có chuyện khẩn cấp phải đi ngay .
Linh tính như báo trước điềm gì không may cho John và chính
bản thân mình .
Vừa bước xuống Taxi đầu hẻm , nghe một đứa lớn nhất trong
đám con nít nhiếc mắng :
“ Bắt đầu tập làm đĩ , ngủ đêm . Mẹ mất không hay biết “ .
Rồi cả bọn con nít phụ họa cười đùa . Thắm tức đỏ mặt , lầm lủi
bước đi . Dì Hường hớt hơ hớt hãi , từ trong nhà chạy ra nói :
- Bà Mợ trúng gió đã chết đêm qua lúc mười giờ đêm . Bà người
làm kêu thằng Cao đưa vào nhà xác bệnh viện Chợ Rẫy . Dì ,
Anh Tám , Thằng cao cố sức tìm em nhưng không biết đâu mà
tìm . Chúng ta phải vào bệnh viện nhận xác về mai táng .
Thắm ngất xỉu trên vai Dì Hường , không còn biết gì nữa ….

Đã hơn hai tuần nghỉ làm việc để lo đám tang Mợ . Dì Hường
hối thúc Thắm nên trở lại làm việc nhưng Thắm quá buồn chán
Một phần vì John đi biệt tăm tích từ đêm dạ tiệc , một phần Cao
tỏ ra khinh miệt từ khi hay tin Thắm đi ngủ đêm với John .
Hôm rời khách sạn , John âm thầm bỏ vào ví Thắm một ngàn
Dollars . Với số tiền này , khỏi cần đi làm Thắm có thể sống một
thời gian khá lâu . Tuy nhiên , Thắm có ý định sẽ trả lại khi gặp
John  . Do đó , khi Dì Hường hỏi : “ John có cho tiền hay không”
thi Thắm trả lời có cho một ít . Dì Hường gạn hỏi thêm :
“ Em có mết-lô với nó không ? “ . Thắm gật đầu nên Dì Hường nói
tiếp : “ Nếu nó cho dưới một trăm đô thì Chị phải đòi thêm “ .
Thắm quá bực bội những lời Dì hỏi nên gằn giọng :
- Dì muốn bán thân xác em hay gả em làm vợ John ?.
Thấy Thắm bực bội nên Dì Hường im lặng không hỏi nữa .
Chiều hôm sau , gần tới giờ đi làm Dì qua rủ Thắm một lần nữa
nhưng Thắm nói : “ cho em nghĩ thêm vài ngày để lấy lại tinh
thần “ . Dì ngồi xuống bên cạnh an ủi , vuốt ve nói  :
- Tội nghiệp thằng Cao biết chuyện em ngủ với ông John nên
chiều qua ngồi nhậu với anh Tám , gục mặt lên bàn khóc quá trời
Thắm nghe nhưng không có chút cảm giác thương hại hay phản
ứng gì .
Sáng hôm sau , khác với mọi ngày , Dì qua gõ cửa sớm hơn .
Vừa bước vào nhà Dì nói như sợ ai nghe :
- Hôm qua Chị hiểu nhầm thằng Cao . Nó không phải khóc vì
chuyện em mà vì chuyện riêng tư của nó .
Thắm ngạc nhiên trợn tròn đôi mắt hỏi :
- Chuyện riêng tư sao Dì biết ? .
Dì Hường ngồi xích lại gần Thắm , kể một hơi dài :
- Thường khi hai người nhậu nhẹt , chuyện trò lớn tiếng , đôi lúc
cười đùa . Lần này xầm xì với nhau không ai nghe , mắt hai người
thỉnh thoảng dáo dác nhìn quanh như sợ ai đến gần .
Thằng Cao thút thít khóc , anh Tám cũng sụt sùi buồn thương .
Đột nhiên thằng Cao nhìn đồng hồ tay rồi đứng lên lấy xe chạy .
Anh Tám cũng gần say xỉn nên lên giường ngủ sớm . Chị đi theo
vào hỏi :
- Thằng Cao thất tình , buồn khổ khóc lóc , còn anh có chuyện gì
mà mặt mũi bí xị như đưa đám tang ?. Tại sao ? .
Lúc đầu anh Tám nằm im , không trả lời , nhưng Dì nạt lớn :
“ Tại sao ? “  , nên anh Tám bực tức nạt lại :
- Thất tình con khỉ .  Đù mẹ , bạn nó chết thì nó khóc , thất tình
con khỉ gì .
Chị ngạc nhiên hỏi lại :
- Lâu nay thằng Cao làm gì có bạn ?. Bạn chết lúc nào ? .Tên gì ?
Anh Tám làm bộ mệt mỏi ngủ , không trả lời , nhưng Chị hét lớn
vào tai :
- Tại sao không trả lời ? .
Anh Tám nổi quạu chửi thề :
- Đù má , bạn nó là Nguyễn văn Lém , bị ông Tướng cảnh sát
Nguyễn ngọc Loan bắn vào đầu chết trưa qua , nghe rõ chưa ? .
Chị chưa kịp hỏi thêm thì anh Tám ngồi dậy nói nhỏ lại :
- Nè , tui nói cho bà biết nhưng bà phải giử kín , im mồm , nếu
Bà nói cho ai hay biết , bà sẽ bị thủ tiêu ngay lập tức .Tên Lém tự
là Bảy Lốp là tổ trưởng đặc công vùng Phú nhuận và Tân Sơn
Nhất .
Tui nhắc lại , bà hở môi nói với ai là chết không kịp ngáp đó .
Suốt đêm Chị nằm thao thức , nghĩ rằng không lẽ thằng Cao cũng
đặc công Việt cộng luôn sao ? . Chị suy nghĩ có nên hỏi thẳng
Cao hay cứ Im lặng âm thầm tìm hiểu ? .
Thắm suy nghĩ một lúc , nhìn Dì nói :
- Hãy giử im lặng , như không biết chuyện gì . Em có linh cảm
Cao là đặc công và đã liên kết với anh Tám . Dì nên khôn khéo
âm thầm Tìm hiểu anh Tám . Nếu thực sự họ là đặc công , chúng
ta nên báo cho chính quyền biết . Nhưng em không hiểu Dì
thương anh Tám bao nhiêu , nếu anh Tám đi tù thì Dì có đau
khổ lắm không ? .
Dì Hường nổi cơn thịnh nộ nói một hơi như để trút cơn tức giận :
- Đau gì mà đau , rảnh nợ nữa là khác . Nó có giúp gì cho Chị
đâu , tiền chạy xe không đủ ăn nhậu .Ngay cả chuyện làm tình
cũng không có . Chị phải đi khách để vừa có tiền vừa giải quyết
tình dục cho mình .
Nghĩ lại mà tức , lấy chồng là bắt buộc phải có chuyện đó , có
nhiều lúc Chị tắm rửa sạch sẻ nằm chờ nhưng khi nó nhậu xong,
lên giường nằm ngáy khò khò , chả thèm để ý tới Chị .
Tiếng máy nổ xe xích lô anh Tám ngừng trước nhà , Dì Hường
chạy ra cửa nói chuyện gì rồi đi ngay về nhà . Hơn nửa giờ sau
trở lại nói với Thắm :
- Có người thông báo cho anh Tám biết là thằng Cao đã bị bắt .
Tối nay anh Tám không về nhà ngủ , bỡi sợ bị bắt vì liên hệ .
Đầu óc Thắm như quay cuồng , bao nhìêu câu hỏi thắc mắc
chưa có câu trả lời lỡn vỡn trong đầu . Không lẽ chuyện này
có dính líu tới John ? . Thắm bảo Dì Hường đừng đi làm tối nay ,
ở nhà để hai Dì cháu tìm hiểu thêm về Cao và anh Tám .
Nhưng Dì vừa nói vừa vẫy tay đi về nhà  : “ Nghỉ làm một đêm là
mất biết bao nhiêu tiền , dại gì mà nghỉ . “  .
Thắm ngồi xuống bàn , ôm đầu suy nghĩ vẫn vơ rồi mệt mỏi lên
giường nằm ngủ lại .….

Đã hơn tháng nay Thắm không đi làm , nhưng ngày nào cũng
chăm chỉ học thêm Anh văn .
Dì Hường cho hay cô Chủ Nancy đã mướn người thay thế làm
công việc của Thắm .
Như thế cũng tốt , bây giờ nếu gặp lại John chắc Thắm sẽ xin đi
làm thông dịch viên sở Mỹ bỡi Anh ngữ đã thông thạo . Thắm
thầm cám ơn John đã đến đúng lúc , đã tạo cơ hội cho mình có
thể từ giả nghề bán bún khó nhọc mà kiếm rất ít tiền .
Kể từ nay Thắm có thể xông xáo ra xã hội , ít nhất cũng hơn
những người buôn gánh bán bưng . Bỡi ngày nào cũng nghe đài
phát thanh hoặc báo chí Sài gòn thông báo tìm người làm sở Mỹ  
, lương rất hậu nếu biết nói tiếng Mỹ .  
Thắm tự bảo với lòng mình , Dù sau này không gặp lại John ,
Thắm cũng không cần trở lại nghề bán bún hay làm gái bán Bar
như các cô gái bất hạnh .
Đang nằm trên giường miên man suy nghĩ sẽ làm gì sau này ,
chợt nghe tiếng gõ cửa cộp..cộp..cộp .
Tưởng là Dì Hường trở lại nói thêm điều gì nên Thắm nói lớn :
“ Cửa không khóa , Dì cứ vào …” . Nào ngờ nghe tiếng John :
- Thắm , John đây .
Thắm vùng dậy chạy nhanh ra cửa ôm choàng lấy John khóc nức
nở . John siết chặt tay ôm , hôn say đắm như để thỏa lòng mong
nhớ và nói nhỏ vào tai :
- Thay quần áo thật nhanh , ta đi nơi khác nói chuyện …


Đến nhà hàng , trong khi ngồi chờ thức ăn mang ra , John thì
thầm nói hết lý do xa vắng lâu nay :
- Trước hết anh xin lỗi Thắm sự ra đi đột ngột không kịp thông
báo . Bởi vì kẹt vụ ông tướng Loan bắn chết tên đặc công
Nguyễn văn Lém . Tướng Loan quá nông nổi , bắn vào đầu
tên Lém trước sự chứng kiến của báo chí ngoại quốc . Làm tên
tuổi vị tướng tài ba bị bọn phản chiến Mỹ , phản chiến Việt vùi
dập .
Có lẽ tướng Loan quá phẩn uất bỡi tên Lém đã giết bốn năm gia
đình thuộc hạ của tướng Loan vào những đêm tối cúp điện gần
đây , trong đó có gia đình vợ chồng một  Thiếu tá gồm vợ và năm
con còn nhỏ dại .
Hôm đưa tang , đứng trước bảy quan tài , tướng Loan đã nghiến
răng thề sẽ tự tay giết nếu bắt được tên Lém tự là Bảy Lốp .
Thắm càng nghe càng mệt mỏi nhức đầu , nên nói :
- Xin anh đừng nói nh
ững điều em không cần phải biết .
Anh Cao xích lô có liên hệ gì mà cũng bị bắt ? .
- Đương nhiên có , tuy nhiên theo anh nghĩ , Cao sẽ được thả ra
sau vài tuần điều tra .
- Tại sao ? .
- Em không nên tìm hiểu . Nhưng đại khái Cơ quan tình báo Việt
nam muốn bắt trọn ổ thì phải thả Cao ra trước .
Thắm có vẻ mệt mỏi , không muốn hỏi thêm điều gì .
Mặc  dù John gọi những món ăn Thắm thích nhất , nhưng lạ thay
Thắm chỉ nhìn mà chẳng ăn được miếng nào , lại còn buồn nôn ói
mửa .
John theo dõi từng cử chỉ của Thắm , do đó khi rời nhà hàng John
đưa Thắm đến bệnh viện dã chiến Mỹ .
Kết quả Bác sĩ cho hay Thắm đã có thai .
Tối nay nằm ngủ với John ở khách sạn , Thắm cảm thấy niềm
hạnh phúc dâng cao nhất đời mình từ trước tới nay , nên muốn
nằm im lặng tận hưởng , không muốn hỏi han John bất cứ điều gì
John ôm Thắm vào lòng như ôm đứa trẻ con thì thầm bên tai :
- Kể từ nay anh có trách nhiệm phải lo lắng cho em  . Việc trước
tiên , ngày mai anh sẽ đưa em đến vùng an toàn , mua căn nhà
nhỏ chúng ta sẽ cùng chung sống , vì chẵng còn bao lâu , anh sẽ
trở về Mỹ . Nơi em đang ở bây giờ hoàn toàn mất an ninh , bỡi
theo anh biết , nơi nào nhiều gái bán Bar và Mỹ ở , đặc công Việt
cộng sẽ đến thuê nhà cùng xóm .
Mục đích để tìm hiểu lấy tin tức từ các bạn gái của Mỹ , hoặc có
lúc ám sát quân nhân Mỹ nếu cần .
Mặt khác , Anh nghĩ em có con với Anh cũng tốt , có thể đứa con
là thẻ thông hành đi Mỹ của em sau này ….
Thắm vừa ngáp dài bởi mệt mỏi , buồn ngủ , vừa nói :
-Em không hiểu anh nói gì , nhưng không muốn nghe nữa , rồi
nàng mệt mỏi lịm dần vào giấc ngủ ….

                            Tâm-Phương-Đăng  

Rosie Trương chuyển

No comments:

Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây-Elisabeth Braw

Việc cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu cho Houthi đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ của luật hàng hải. Nga – và China dường như đã được hưởng lợi từ ...