Sunday, July 21, 2013

Âm mưu "diệt" Mỹ của Trung Cộng



Các binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung với Nga hồi năm 2005.

TQ được Mỹ mời tham gia tập trận chung vào năm 2014.


(Dân trí) - Theo chuyên gia Mỹ, khi Bắc Kinh ngày càng trở nên hiếu chiến, Washington lại cố bám vào hi vọng rằng mối quan hệ quân sự-với-quân sự giữa hai nước sẽ giúp giảm được căng thẳng. Nhưng Mỹ đã sai.




RIMPAC 2013

Theo các nhà phân tích, đồng minh của Mỹ cần phải tỏ rõ họ sẽ rút khỏi cuộc tập trận nếu Trung Quốc tham gia, bởi RIMPAC là cuộc tập trận dành cho các đồng minh, bằng hữu, chứ không phải cho nước đang lên kế hoạch sau này sẽ tiến hành một cuộc chiến với Mỹ. Nga đã cử tàu tham gia vào năm 2012, nhưng với nước Nga lại khác. Mặc dù các quan chức quân sự cấp cao của Nga đôi khi có buông những lời thiếu thân thiện, nhưng họ thực tình không có kế hoạch gây chiến với Mỹ. Họ cho rằng, nhà phân tích Robert Sutter đã đúng khi nhận định vào năm 2005 rằng: “Trung Quốc là cường quốc lớn duy nhất trên thế giới đang chuẩn bị bắn người Mỹ.”



Để chứng minh cho điều này, hai nhà phân tích DF-21D, có thể được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh. Tên lửa này được đặt biệt danh là “sát thủ diệt tàu ngầm”, bởi chúng được thiết kế phát nổ trên không trung, tạo “mưa” kim loại sắc nhọn dội xuống boong tàu sân bay chật ních máy bay, trang thiết bị, nhiên liệu và thủy thủ. Và theo hai ông, ý định cuối cùng của họ là đẩy lực lượng Mỹ ra khỏi Đông Á.

Tàu đánh cá Trung Cộng quấy rối USS Impeccable


Chiến thuật hiếu chiến của Trung Quốc cũng chứng tỏ điều trên, đặc biệt là thái độ gây hấn với các tàu do thám Mỹ ở các vùng biển quốc tế trong hơn một thập niên qua. Nổi tiếng nhất là vụ chặn tàu Impeccable ở Biển Đông năm 2009. Ngoài ra còn có vụ ép máy bay thám thính của hải quân Mỹ EP-3 hạ cánh năm 2001 và vụ trồi tàu ngầm tấn công lớp Song ở giữa nhóm tàu tấn công Kitty Hawk gần Okinawa, Nhật Bản, vào năm 2006.



Theo hai nhà phân tích, kể từ đó, Mỹ nhiều lần được nghe nói đến từ chiến tranh ở thủ đô Trung Quốc, từ miệng tân lãnh đạo Tập Cận Bình cho tới các sỹ quan, tướng lĩnh cấp cao – những người không ngại chiến tranh – “đấu tay với tay với Mỹ” – như một tuyên bố vào năm 2010.



Vậy lý do vì sao sỹ quan Trung Quốc muốn chiến tranh? Theo 2 nhà phân tích, lý do thứ nhất là người Trung Quốc hiện có thừa sự tự tin mới đi kèm với ngạo mạn. Lãnh đạo Bắc Kinh, đặc biệt là từ năm 2008, ngày càng kiêu ngạo. Họ thấy hỗn loạn kinh tế ở khắp thế giới và nghĩ rằng thế kỷ này là của họ, để họ thống trị. Mỹ và phần còn lại của phương Tây đang ở cuối đường hầm.



Quân đội Trung Quốc đã giành được ảnh hưởng đáng kể trong năm qua, và có lẽ trở thành bè phái quyền lực nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng theo hai nhà phân tích, ngay từ năm 2003, sỹ quan cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã bị cuốn vào cuộc “đấu” quyền lực dân sự, khi ông Hồ Cẩm Đạo, tân lãnh đạo khi đó, tìm kiếm sự ủng hộ của họ trước người tiền nhiềm Giang Trạch Dân (người vẫn nắm giữ chức Chủ tịch quân ủy Trung ương sau khi thôi chức chủ tịch nước). Năm ngoái, cuộc “đấu” nội bộ tăng nhiệt khi ban lãnh đạo được gọi là Thế hệ thứ năm, dưới sự chỉ huy của ông Tập, kế nhiệm thế hệ thứ tư của ông Hồ Cẩm Đào. Giống như một thập niên trước, thế hệ mới tìm kiếm sự ủng hộ từ các tướng lĩnh, biến họ thành “trọng tài” trong cuộc “đấu” chính trị nội bộ ngày một gay gắt.



Theo hai nhà phân tích, kết quả của những bất hòa giữa các lãnh đạo dân sự là sự tái vũ trang một phần chính trị và chính sách. Sỹ quan cấp cao hiện hoạt động độc lập với quan chức dân sự và công khai chỉ trích họ, cũng như đưa ra những  tuyên bố về các lĩnh vực từng được xem là lãnh địa riêng của giới ngoại giao.



Sự tái vũ trang này đã gây ra hậu quả. Huang Jing, thuộc trường Chính sách công Lee Kuan Yew của Singapore, nhận xét: “Chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng nhanh tới nỗi vượt qua cả chiến lược. Những sỹ quan trẻ đang đảm trách chiến lược và giống như những sỹ quan trẻ ở Nhật trong những năm 1930. Họ đang nghĩ họ có thể làm gì, chứ không phải là họ nên làm gì.”



Còn những đô đốc hải quân Trung Quốc muốn gì? Họ đang ủng hộ cho tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đóng cửa Biển Đông đối với các nước khác. Điều này sẽ đẩy họ vào cuộc xung đột với các nước xung quay vùng biển nóng của thế giới này và đối đầu với Mỹ. Còn về phía Mỹ, hai nhà phân tích cho rằng, nếu có sự kiên định trong chính sách ngoại giao của Mỹ 2 thế kỷ qua, thì đó chỉ là bảo vệ tự do hàng hải.



Theo sách trắng quốc phòng được công bố hồi tháng 4, Trung Quốc đang xây dựng hải quân có khả năng hoạt động ở trong vùng biển sâu của đại dương, với 235.000 sỹ quan và thủ thủ. Hải quân Trung Quốc năm ngoái cũng đã được biên chế tàu sân bay đầu tiên và được biết đang dự kiến phát triển thêm 2 chiếc nữa. Trung Quốc có ít hơn Mỹ 12 tàu ngầm, nhưng Mỹ có trách nhiệm toàn cầu. Vì vậy, người Trung Quốc tập trung được tàu của họ ở các vùng biển gần bờ biển của họ hơn, cho họ lợi thế về chiến thuật cũng như hoạt động.

 

Hai tác giả cho rằng trong khi người Trung Quốc lên kế hoạch thống lĩnh vùng biển của họ và cuối cùng là mở rộng sang cả vùng biển của Mỹ, thì Mỹ lại đang giúp họ tập luyện với lời mời tham dự RIMPAC và các cuộc tập trận khác, hay cho họ tham gia vào các hoạt động chung như chống cướp biển Somali. Cùng lúc đó, Hải quân Mỹ lại tiếp tục giảm hạm đội của mình, hiện với 283 tàu đang được triển khai.



Hai tác giả nhận định trong khi thái độ của Bắc Kinh ngày càng hung hăng, thì Lầu Năm Góc lại cố bám lấy hi vọng rằng mối quan hệ quân sự với quân sự bằng cách nào đó sẽ giảm căng thẳng với người Trung Quốc. Nhưng hai ông chỉ ra, bản chất của chính quyền mới là vấn đề. Và Mỹ hiện lại đang giúp một nhà nước hiếu chiến phát triển quân đội. Chính vì vậy, họ nhận định, chính sách về Trung Quốc của chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đã bị sai cơ bản.



Vũ Quý
Theo Los Angeles Times

No comments:

Hình Ảnh Hội Cửu Long Cử Hành Tưởng Niệm Ngày Hoàng Sa Jan 19 2025

  https://photos.app.goo.gl/xyeih9uC9VaU3eGx6