Thursday, July 25, 2013

Tướng Mỹ: Chỉ riêng Đệ Thất Hạm Đội bằng cả hải quân Tàu_ NgV




Đệ Thất Hạm Đội  của HQ Mỹ

Sau khi từ chối so sánh quan hệ quân sự Mỹ-Trung với thời Chiến tranh Lạnh và nói rằng quan hệ quân sự Mỹ-Trung là quan hệ hợp tác, trung tướng hải quân Mỹ Scott Swift cho biết thêm tất cả hải quân Trung Quốc hợp lại mới bằng Hạm đội 7.
left align image

Trong một phát biểu mới đây tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy của Astralia, Tư lệnh Hạm đội 7, tướng Swift cho rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại và công cuộc hiện đại hóa quân sự, an ninh biển đã trở thành vấn đề ngày càng quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Hiện nay, nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang chuyển hóa thực lực kinh tế thành sức mạnh quân sự. Việc này có thể dẫn tới khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết bất đồng giữa các quốc gia tại đây.
Tuy nhiên, vị Phó Đô đốc Hải quân này cảm thấy “rất khích lệ” trước những mối liên hệ về quân sự trong khu vực được xây dựng trong bối cảnh căng thẳng không ngừng leo thang gây ra bởi một số vấn đề, bao gồm vấn đề Biển Đông.
Theo tướng Swift, trọng tâm của ông nằm ở các hành động quân sự đa phương và tìm kiếm những cuộc diễn tập đa phương được mở rộng tới phạm vi tối đa có thể.
Hợp tác hải quân Mỹ-Trung khiến quan hệ quân sự giữa hai nước trở nên chặt chẽ hơn, hiểu nhau hơn, tránh được xung đột hải quân giống như xung đột hải quân Mỹ-Xô trong thời Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, tướng Swift đã từ chối so sánh quan hệ quân sự Mỹ-Trung hiện nay với quan hệ quân sự Mỹ-Xô trước đây và nhấn mạnh bối cảnh hiện nay rất khác so với thời Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh Lạnh là cạnh tranh giữa các chính phủ, giữa các quân đội và ai mạnh nhất là vấn đề quan trọng nhất lúc bấy giờ. Trong khi đó, tình hình trên biển hiện nay đã khác và tướng Swift cho rằng mình không nhìn thấy vấn đề trên trong tình hình hiện nay.
Tướng Swift cũng chỉ rõ toàn thể hải quân Trung Quốc hợp lại mới bằng Hạm đội 7, nhưng điểm tương đồng giữa hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc nhiều hơn điểm cạnh tranh.

Đô đốc Hải quân Mỹ cảnh báo Hải quân Mỹ sẽ bị hạn chế trong chiến tranh

left align image
Đô đốc Hải quân Mỹ Jonathan Greenert

Đô đốc Hải quân Mỹ Jonathan Greenert cảnh báo mới đây rằng, Quân đội Mỹ sẽ nhận được ít chi viện hơn từ lực lượng Hải quân nếu khủng hoảng xảy ra, do việc cắt giảm ngân sách đã làm ảnh hưởng đến công tác bảo trì và huấn luyện.

Theo ông Greenert: "Nếu có thêm nhiệm vụ chi viện, Hải quân Mỹ sẽ phải tiến hành một loạt các hoạt động liên quan, và như vậy sẽ là một vấn đề đáng quan tâm".
Nguồn kinh phí dành cho các tàu làm nhiệm vụ sửa chữa và huấn luyện cho các thủy thủ đã bị thu hẹp do sự cắt giảm ngân sách liên bang, trong đó đã buộc giảm 37 tỉ USD dành cho chi tiêu quân sự cho năm tài khóa và sẽ kết thúc vào tháng Chín năm nay.
"Và nếu không có một thỏa thuận chính trị giữa Quốc hội và Tổng thống Barack Obama, Ngũ Giác Đài sẽ phải cắt giảm 52 tỷ USD vào năm tài chính 2014, có nghĩa là giảm 14 tỷ USD dành cho kế hoạch chi tiêu của Hải quân Mỹ", ông Greenert nhấn mạnh.

Nhưng Greenert cho biết các nhà lãnh đạo quân sự đã kết luận rằng, dưới áp lực tình hình tài chính hiện nay, cắt giảm ngân sách trong việc sửa chữa và sẵn sàng chiến đấu là hiệu quả hơn so với việc đầu tư vào sự hiện diện rộng lớn hơn của HKMH tại vùng Vịnh.

Khái quát về sự hiện diện của hải quân Mỹ trên toàn thế giới, ông Greenert nói, Hải quân nước này đang gặp khó khăn bởi chính quyết định của mình để chỉ duy trì một HKMH, cùng với tàu hộ tống tại vùng Vịnh trong mọi thời điểm. Trước đây, Ngũ Giác Đài có chính sách duy trì hai HKMH tại Trung Đông trong chín tháng đầu năm.
Năm ngoái, Hải quân Mỹ đã tăng cường lên đến ba HKMH và ba đội tàu đổ bộ trong tư thế sẵn sàng triển khai thành lực lượng tăng cường tại các điểm nóng trên thế giới.

Ở phía đông Địa Trung Hải, Hải quân Mỹ đang triển khai một tàu đổ bộ tấn công, tàu USS Kearsarge, và một tàu vận tải đổ bộ, tàu USS San Antonio, để sẵn sàng thực hiện một loạt các nhiệm vụ mới phát sinh ở một số nơi trên thế giới, ông Greenert nói mà không hề đề cập đến cuộc nội chiến đang diễn ra tại Syria.

Mặc dù phải đối mặt với sức ép ngân sách, Đô đốc Jonathan Greenert khẳng định hải quân Mỹ vẫn sẽ duy trì một HKMH và một hạm đội tàu đổ bộ ở Trung Đông và Thái Bình Dương. Hiện tại, Hải quân Mỹ đang có một hạm đội 286 tàu, trong đó có mười hàng không mẫu hạm, đang chế tạo thêm khoảng 55 tàu chiến mới và luôn là lực lượng hải quân lớn, mạnh nhất thế giới.


Nam Yết chuyển

No comments: