Chiều
Chủ Nhật, Vũ cùng người yêu thong thả
sánh bước bên nhau trên bến Bạch Đằng.
Gió từ sông Sài Gòn thổi vào mát rượi. Tà áo
dài xanh của Vân phất phới bay trong gió, quấn
quít lấy bộ đồ lính thủy của Vũ
là hình ảnh đẹp tuyệt vời trong cuộc
đời thủy thủ của chàng. Chỉ còn
một buổi chiều nay hai người cuống quít
hưởng trọn hạnh phúc bên nhau để ngày
mai xa cách vì chiến hạm của chàng phải lên
đường ra khơi công tác.Từ ngày quen nhau và
yêu nhau đã một năm rồi mà những ngày
gặp gỡ gần nhau chẳng có là bao. Chỉ toàn
là những tháng ngày nhớ nhung cách biệt. Nhưng
Vân vẫn vui vẻ chấp nhận, làm người yêu
lính biển là thế đó.
Mới
mười ngày trước đây, chiến hạm
của chàng được lệnh về Sài Gòn
nghỉ bến và tu bổ sau gần hai tháng tuần dương.
Nhưng cuối tháng Ba 1975 này, tình hình đất nước
gặp nhiều nguy biến. Nào là Ban Mê Thuột
thất thủ, nào là các tỉnh Tây nguyên di tản và
miền Trung bị áp lực Cộng sản uy hiếp
nặng nề. Vì thế chiến hạm phải thi hành
công tác khẩn cấp mặc dù tình trạng kỹ
thuật còn yếu kém. Thế là mai đây chàng
lại theo con tàu lênh đênh trên biển cả,
sống tiếp những ngày dài xa bờ, xa bến, xa
gia đình, xa người yêu. Đời lính biển
với mộng hải hồ nhiều lúc thật lý thú
nhưng cũng lắm vất vả khổ đau. Có
những giờ phút thần tiên khi biển êm sóng
lặng bóng trăng tròn vằng vặc cùng vạn vì
sao lấp lánh sáng cả bầu trời, con tàu oai hùng
rẽ sóng vượt trùng dương. Đời
thủy thủ lúc bấy giờ thơ mộng, đẹp
như bài “tình ca người đi biển”. Nhưng
khi thần biển nổi cơn phẫn nộ với
biển gào gió thét làm con tàu lắc lư, chơi vơi,
vùi dập theo từng đợt sóng lớn. Ai
nấy đều mệt nhoài vì say sóng, đa số
bỏ ăn bỏ uống, nôn thốc nôn tháo đến
cả mật xanh mật vàng để “cho cá ăn
chè”.
Vũ
biết chuyến công tác sắp tới sẽ gặp
nhiều cam go nguy biến nhưng chàng không dám cho Vân
biết, sợ nàng buồn lo. Chàng cố vui trọn
hạnh phúc bên Vân trong buổi chiều nay, mong đem
đến cho nàng lòng tin yêu trước lúc chia tay.
Đến khi thành phố đã lên đèn, chàng
lấy xe đưa nàng về nhà và vào từ
biệt gia đình nàng. Bấy lâu nay, cha mẹ nàng
vẫn thương quý chàng và xem Vũ như là chàng
rể tương lai.
Sau
một lúc hầu chuyện với cha mẹ nàng, Vũ
đứng lên xin phép về nhà. Vân đưa
tiễn người yêu ra cổng thì Loan – cô em gái
nhỏ của nàng - tuổi độ mười ba,
chạy theo nắm áo chàng vòi vĩnh:
-Tàu
anh đi công tác nếu có ghé miền Trung nhớ mua
cho em cái nón lá bài thơ, nghe anh!
Chàng mỉm cười, vuốt tóc cô bé dỗ dành:
- Được rồi, bao giờ anh về sẽ có quà cho bé. Ở nhà hãy ngoan và chăm học Loan nhé!
Chàng mỉm cười, vuốt tóc cô bé dỗ dành:
- Được rồi, bao giờ anh về sẽ có quà cho bé. Ở nhà hãy ngoan và chăm học Loan nhé!
Giã
biệt người yêu, chàng lên xe về nhà. Mẹ
chàng đang đón đợi chàng ở cửa.
Nắm tay mẹ cùng bước vào nhà, Vũ cùng
mẹ dùng bữa cơm tối. Cạnh đó, chàng
thấy mẹ chàng đã chuẩn bị sẳn cho chàng
một xách tay nhỏ để sáng mai chàng đem
xuống tàu. Trong đó có mấy bộ quần áo
đã ủi thẳng nếp, vài món thức ăn khô,
thuốc men cùng các vật dụng linh tinh khác. Chàng
cảm động, thương mẹ vô cùng. Mẹ
chàng vẫn chăm sóc chàng từng li từng tí như
thưở nào chàng còn là cậu học trò. Tuy thương
mẹ nhưng chàng vẫn cằn nhằn:
-Con
ở dưới tàu đầy đủ cả nào có
thiếu gì mà mẹ làm mấy thức ăn này.
Thuốc men dưới chiến hạm dư thừa
con có bao giờ dùng tới đâu. Mẹ xem con còn bé
lắm không bằng!
Mẹ
chàng vẫn dịu dàng, từ tốn bảo chàng:
- Mẹ vẫn biết thế, nhưng con cứ mang xuống tàu mà dùng. Lúc đó xem như mẹ đang ở bên con chăm sóc cho con. Bố con đã mất rồi, đời mẹ chỉ còn có mình con đó!
- Mẹ vẫn biết thế, nhưng con cứ mang xuống tàu mà dùng. Lúc đó xem như mẹ đang ở bên con chăm sóc cho con. Bố con đã mất rồi, đời mẹ chỉ còn có mình con đó!
Chàng
nghẹn ngào, xúc động vì thương mẹ quá.
Cha chàng mất đã lâu, để lại cho mẹ
chàng sống đơn chiếc trong cảnh mẹ góa
con côi, tảo tần nuôi chàng ăn học. Đến
lúc trưởng thành, chàng phải rời mái trường
để vào quân ngũ. Từ đó mẹ chàng
sống thêm những chuỗi ngày buồn cô độc
và luôn lo lắng cho chàng.
Chàng
gượng cười, pha trò cho mẹ vui:
-Thưa mẹ, con đi kỳ này khoảng nửa tháng con sẽ về với mẹ. À, xong chuyến công tác này con sẽ về đưa mẹ đi xem mắt nàng dâu nhé. Con dâu của mẹ sẽ ở nhà thay con săn sóc mẹ, mẹ chịu không?
-Thưa mẹ, con đi kỳ này khoảng nửa tháng con sẽ về với mẹ. À, xong chuyến công tác này con sẽ về đưa mẹ đi xem mắt nàng dâu nhé. Con dâu của mẹ sẽ ở nhà thay con săn sóc mẹ, mẹ chịu không?
Mẹ
chàng cười vui, mắng yêu:
-Thôi đi ông tướng, đã bao nhiêu lần rồi chỉ hứa cho qua chuyện. Lớn rồi mà chẳng chịu lấy vợ gì cả để tao sớm có cháu nội bồng!
-Thôi đi ông tướng, đã bao nhiêu lần rồi chỉ hứa cho qua chuyện. Lớn rồi mà chẳng chịu lấy vợ gì cả để tao sớm có cháu nội bồng!
Sáng
sớm hôm sau, chàng từ giã mẹ xách túi hành trang
xuống tàu. Chiến hạm đã sẳn sàng lên
đường. Sau khi nhận lệnh công tác xong,
hạm trưởng về tàu và ra lệnh nhiệm
sở vận chuyển. Con tàu từ từ tách
bến, thủy thủ đoàn trong bộ tiểu
lễ trắng đứng dàn chào bên hữu hạm.
Chào tạm biệt Hạm Đội, Bộ Tư
Lệnh Hải Quân, tượng Thánh Tổ Hải Quân
Trần Hưng Đạo ở công trường Mê
Linh với lời thề quyết chiến thắng quân
Nguyên năm xưa. Con tàu tiến chầm chậm
từ giã thủ đô Sài Gòn sau đó tăng
vận tốc hướng ra cửa biển và
trực chỉ Đà Nẵng.
Trên
đường đi, chiến hạm được
lệnh mới tăng phái cho Vùng 2 Duyên Hải dưới
quyền chỉ huy của Phó Đề Đốc Hoàng
Cơ Minh. Bấy giờ các tỉnh miền Trung vô cùng
nguy ngập và hỗn loạn. Chiều ngày 31-03-1975
chiến hạm chàng từ Cam Ranh hướng ra phương
Bắc để bảo vệ thị xã Qui Nhơn.
Tỉnh này đang là ải địa đầu
đang bị Cộng quân vây hãm vì Quân Đoàn 1
vừa mới di tản hôm qua. Khi còn cách Qui Nhơn 50
hải lý về hướng Nam, chiến hạm chàng
thấy một đoàn hạm đội từ Đà
Nẵng rút chạy về. Mọi người trên
đài chỉ huy tràn ngập nỗi bàng hoàng cay đắng
vì đây là lần đầu tiên chứng kiến
cảnh một quân đoàn di tản thê thảm như
thế. Chàng nhìn cảnh lịch sử đó trong
buổi chiều tà, khi bóng tà dương từ
từ lặn khuất sau dãy Trường Sơn như
báo trước viễn ảnh tối đen của
đất nước.
Chiến
hạm vẫn lặng lẽ tiến về phương
Bắc, ngược chiều với các chiến
hạm bạn đang lũ lượt di tản. Ngày
01-04-1975 Qui Nhơn chìm đắm trong vùng lửa đạn
với những đám cháy mịt trời. Các
chiến hạm chiến đấu như tuần dương
hạm, hộ tống hạm, trợ chiến hạm,...
đều tập trung trước cửa biển Qui
Nhơn. Đoàn tàu cố gắng tiến vào gần
bờ để yểm trợ hải pháo cho các
đơn vị bộ binh rút ra biển di tản. Các
chiến hạm nhận lệnh bắn vào thành
phố để chận bước tiến công
của Cộng quân cho các đơn vị bạn an toàn
thoát ra bờ biển.
Nhưng
rồi Qui Nhơn mất, sau đó Nha Trang, Cam Ranh cũng
mất theo. Chiến hạm chàng chở một số
lớn đồng bào chiến hữu di tản về
Vũng Tàu. Sau đó chiến hạm nhận lệnh tăng
cường cho mặt trận vùng duyên hải Phan
Rang, Phan Thiết. Tại eo biển Cà Ná, chiến
hạm chàng đã chạm súng dữ dội với xe
tăng T.54 Cộng sản và tham dự một trận
hải chiến chớp nhoáng với tàu Bắc
Việt ngoài khơi đảo Phú Quý.
Thế
rồi ngày 28-04-1975 chiến hạm của chàng
chỉ còn nhiệm vụ yểm trợ hải pháo
cho thị xã Vũng Tàu. Nơi đây chàng thấy
từng đoàn trực thăng, tàu thuyền, ghe đánh
cá lũ lượt đưa người di tản ra
tàu lớn. Từ đài chỉ huy nhìn vào trong bờ,
thị xã Vũng Tàu đang bị Cộng quân pháo kích
dồn dập, nơi nào bị trúng đạn
bốc lên những cây nấm đen to khói lửa
mịt mù.
Chiều
hôm đó, nghe tin tướng Dương Văn Minh lên
làm Tổng Thống, chàng tuyệt vọng biết
cuộc chiến sắp đến hồi kết
cuộc. Tướng Minh đã hai lần đứng lên
làm lịch sử là hai lần đắc tội
với tổ quốc. Một lần cầm đầu
nhóm tướng lãnh tham lam bất tài để
giết hại một vị tổng thống biết
lo cho dân cho nước. Để đưa vận
mệnh quốc gia vào tay ngoại bang thao túng và cho
Cộng sản có cơ hội vùng lên thôn tính
miền Nam. Một lần cuối cùng này, có công giao
trọn đất nước cho Cộng sản
với lời tuyên bố đầu hàng ô nhục,
phản bội bao công lao các chiến sĩ đã
đem máu đào của mình tô thắm màu cờ
quốc gia.
Đến
trưa ngày 30-04-1975, sau khi Dương Văn Minh tuyên
bố đầu hàng, toàn cõi Việt Nam bị
Cộng sản nhuộm đỏ từ đây.
Chiến hạm của chàng vẫn còn lảng
vảng ngoài khơi Vũng Tàu với đầy
ắp người di tản. Chàng đau khổ,
uất nghẹn nhìn vào quê hương thân yêu lần
cuối. Nơi đó có mẹ già, người yêu
đang rơi vào tay Cộng sản, buổi chia tay hôm
nào nay đã thành vĩnh biệt sao?
Chàng
cùng chung số phận với toàn thể thủy
thủ đoàn, chấp nhận cảnh nước
mất nhà tan, đau lòng bỏ lại bao người
thân yêu kẹt lại quê hương khốn khổ và
đưa chiến hạm tiến ra đảo Côn Sơn.
Tại đây đã tập trung hầu hết các
chiến hạm của Hải Quân Việt Nam
được bảo vệ chung quanh bởi Đệ
Thất Hạm Đội Hoa Kỳ.
Thế
rồi, đoàn tàu lũ lượt theo đội hình
tiến về hướng Phi Luật Tân bắt đầu
cho kiếp lưu vong. Khi vào hải phận Phi, hạm
đội được lệnh hạ quốc
kỳ Việt Nam. Bởi vì Việt Nam Cộng Hòa
đã bị xóa tên trên bản đồ thế
giới và chính phủ Phi đã có thiết lập
quan hệ ngoại giao với Cộng sản Việt
Nam. Mọi người đều đứng nghiêm chào
lá cờ thân yêu lần cuối, gương mặt
hiện rõ nét đớn đau tủi nhục.
Sau
khi cặp bến Subic Bay, Vũ rời chiến hạm
cùng với đoàn người di tản sang một
chiếc thương thuyền Mỹ để
tiếp tục sang đảo Guam. Khi tàu cặp
cầu ở quân cảng Guam xong, Vũ thẩn thờ
như kẻ mất hồn, tay xách túi hành trang
của mẹ đưa cho chàng ngày nào và lê từng
bước nặng nề lên bờ.
Trong
những ngày tháng sống tha hương trên đảo
Guam này, tâm hồn chàng bị giao động dữ
dội, triền miên như qua từng cơn ác
mộng. Thôi thế từ đây chàng đã thật
sự xa cách mẹ hiền. Người mẹ đã
tảo tần, thương yêu, nuôi nấng chàng ăn
học cho đến ngày nay:
Lưng
còng uốn nặng kiếp long đong
Nắng mưa từ độ tang chồng
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon.
(Bên Kia Sông – YÊN THAO)
Nắng mưa từ độ tang chồng
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon.
(Bên Kia Sông – YÊN THAO)
Người
mẹ đã hy sinh, tận tụy vì chàng như
thế mà nay sao chàng lại nỡ để mẹ bơ
vơ bên kia bờ đại dương đau
khổ? Và người yêu bé nhỏ đã cùng chàng
thề ước, buổi chia tay lần cuối hôm nào
chàng vẫn còn nhớ mãi:
Ai
ra đi mà không từng bịn rịn,
Rời yêu thương nào dễ mấy ai nguôi?
Em lặng nhìn trong lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ.
(Bên Kia Sông – YÊN THAO)
Rời yêu thương nào dễ mấy ai nguôi?
Em lặng nhìn trong lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ.
(Bên Kia Sông – YÊN THAO)
Nỗi
đau khổ nhớ thương những người
thân yêu làm chàng xúc động mãnh liệt. Chàng càng
cay đắng tủi hờn hơn khi nhìn thấy
nhiều vị “quan to, súng ngắn” trước
đây đã từng tham ô, hống hách. Đến cơn
quốc biến, họ đã bỏ rơi ba quân
ở lại mà bồng bế vợ con, tiền
của tìm đường bôn tẩu. Chàng càng
buồn tủi hơn khi nghĩ đến ngày mai
sẽ sống lưu vong trên một quốc gia đã
phản bội, bán đứng đất nước
mình.
Vì
thế, Vũ tình nguyện theo một số người
xuống tàu Việt Nam Thương Tín trở về
Việt
Nam
. Chàng chấp nhận trở về sống chết
với quê hương, để được
sống dưới mái ấm gia đình dù cho tương
lai có tối tăm đến thế nào đi chăng
nữa. Vả lại, chàng nghĩ Cộng sản cũng
là người Việt
Nam
cơ mà?!
Nhưng
khi chuyến tàu Việt Nam Thương Tín về đến
cửa biển Vũng Tàu thì mọi người
bị bạo quyền Việt
Nam
đón chào thật kỹ. Sau khi áp giải ra Cầu
Đá, Nha Trang, cả bọn bị chở đến
trại cải tạo với những tội danh gán
ghép thật nặng nề. Thế là mộng ước
trở về cố hương sum họp gia đình
tan thành mây khói. Vũ đau khổ, uất hận tưởng
chừng điên lên được:
-
Mẹ hiền ơi! Con ngỡ con được
trở về với mẹ, để săn sóc
mẹ trong lúc tuổi già. Nào ngờ con quá ngây thơ
để giờ đây lọt vào gông cùm Cộng
sản. Thôi, con cam đành bất hiếu với
mẹ, hãy xem con như đã chết từ đây!
- Người yêu ơi! Anh tưởng trở về với em cho trọn lời hẹn ước, nào ngờ...Thôi, em hãy coi anh đang sống lưu lạc bên chân trời mới đã quên rồi người yêu năm cũ.Nếu mai đây anh còn sống trở về gặp em mà em đã sang ngang anh cũng không một lời oán trách!
- Người yêu ơi! Anh tưởng trở về với em cho trọn lời hẹn ước, nào ngờ...Thôi, em hãy coi anh đang sống lưu lạc bên chân trời mới đã quên rồi người yêu năm cũ.Nếu mai đây anh còn sống trở về gặp em mà em đã sang ngang anh cũng không một lời oán trách!
Vì
thế, trong những năm tháng dài bị đọa
đày, khổ sai trong trại cải tạo chàng
nhất quyết không viết thư về thăm gia
đình. Chàng không muốn mẹ mình phải đau
khổ khi biết mình sống trong cảnh này. Hơn
sáu năm cải tạo chàng không được
một lần có thân nhân đến thăm nuôi
tiếp tế. Ấy thế mà chàng vẫn sống và
sau cùng được bọn Cộng sản thả
về.
Về
lại Sài Gòn sau bảy năm cách biệt với
tấm thân tàn tạ, chàng bước vào nhà. Mẹ
chàng ngỡ ngàng, đứa con trai yêu quý bặt tin
đã bảy năm trường, nay bà gặp lại
như một giấc mơ. Hai mẹ con ôm nhau nức
nở. Sau một lúc xúc động, chàng kể
lại cho mẹ nghe quãng đời tủi nhục
của chàng vừa trải qua. Bà vừa nghe mà nước
mắt tuôn trào, lòng đầy đắng cay thương
xót cho con.
Sau
một ngày trùng phùng, hàn huyên với mẹ, chiều
hôm sau chàng xin phép mẹ đến thăm người
yêu. Gia đình Vân sau một lúc bỡ ngỡ mới
nhận ra chàng. Tất cả đều “ồ” lên
kinh ngạc. Nghe chàng kể rõ câu chuyện xong,
mọi người đều thương cảm và
lặng lẽ thở dài. Người yêu của chàng
bỗng ôm mặt khóc nức nở. Hỏi ra: em đã
có chồng! Thôi thì:
Trăm
nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Tuy
bẽ bàng, nhưng chàng gượng vui an ủi người
yêu cũ vì đó là lỗi tại chàng. Đời
con gái tuổi thanh xuân chỉ có một lần, chàng
đã biền biệt ra đi thì chờ đợi
mỏi mòn biết đến bao giờ? Loan, cô em gái
nhỏ năm nào còn bé bỏng, vẫn nũng nịu
đòi quà chàng nay là thiếu nữ đôi mươi
xinh đẹp. Cuối cùng, nàng và gia đình tìm ra
một giải pháp để bù đắp những
mất mát cho đời chàng:
Cậy
em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa!
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa!
Cảnh
chàng hôm nay nào có khác chi Kim Trọng xưa kia tìm
đến gia đình Kiều thì Thúy Kiều đã bán
mình chuộc cha mất rồi. Người yêu năm
cũ của chàng nay đã lỡ bước sang ngang,
“áo tím ngày xưa đi lấy
chồng” biết tính sao đây? Thôi thì...TÌNH
CHỊ, DUYÊN EM! Thế rồi một thời gian sau
đám cưới được cử hành. Để
rồi trong đêm tân hôn, chàng được lẫy
Kiều một câu thật hay, hay hơn cả nhân
vật trong truyện:
Động
phòng dìu đặt chén mời,
Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa.
Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa.
Bởi
vì cái “duyên mới” này của Kim Trọng kết hôn
với Kiều sau mười lăm năm đoạn
trường xa cách, nó đã cũ sì cũ sịt
mất rồi, có còn chi đâu mà cụ Nguyễn Du
bảo là mới? Mới cái chỗ nào? Chẳng
thế mà Kiều đã thở than:
Thiếp
từ ngộ biến đến giờ
Ong qua, bướm lại đã thừa xấu xa.
Ong qua, bướm lại đã thừa xấu xa.
Còn
phần chàng thì cái duyên này thật là mới.
Mới hoàn toàn. Mới tuyệt hảo. Mới không
chê vào đâu được. Thế rồi “đêm
xuân một giấc mơ màng”, chàng trở lại
con người năm xưa với hồn thơ lai láng:
“Sách quý anh mua chẳng uổng
tiền”...
Sau
tuần trăng mật, Vũ cùng gia đình tiếp
tục vào cuộc sống hàng ngày. Vì mới cải
tạo về, chàng phải trình diện tên công an khu
vực hàng tuần và báo cáo mọi hoạt động
cho hắn biết. Cuộc sống người dân sau
bảy năm sống dưới ách Cộng sản chàng
thấy quá ư nghèo nàn, khổ cực, rách rưới.
Chàng cảm thấy chua chát khi đọc một
bảng hiệu tuyên truyền của tên Hồ Chí
Minh trên đường phố: “thắng giặc
Mỹ, ta xây dựng hơn mười ngày nay”.
Than ôi, sự thực phũ phàng trước mắt
chàng chỉ thấy: thắng giặc Mỹ, quê hương
ta điêu tàn, đói khổ hơn mười ngày xưa!
Kể cả những người lúc trước
hồ hỡi đón “cách mạng” về, hôm nay
đã sáng mắt sáng lòng, mỗi lần nhìn thấy
ảnh “Bác Hồ” đều thầm rủa: Hồ
hỡi làm sao được hỡi Hồ?!
Biết
chàng là một sĩ quan Hải Quân vừa mới
cải tạo về,nên nhiều tổ chức vượt
biên kín đáo tìm đến mời chàng vượt
biển. Chàng biết rõ tương lai đen tối
của đời chàng, không còn con đường nào
khác hơn là đưa gia đình rời bỏ quê hương.
Chàng hỏi ý kiến Loan thì nàng mỉm cười
thủ thỉ:
Nàng
rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Sau
đó, nàng cùng gia đình âm thầm thu xếp cho
chuyến đi. Đến ngày hẹn, chàng đưa
mẹ và vợ xuống vùng biển Kiên Giang chuẩn
bị chuyến đi. Đến giờ khởi hành
chàng đã sẳn sàng tại điểm hẹn
chờ các ghe nhỏ chở người ra ghe lớn.
Nhưng định mệnh khắc nghiệt, đò
chở mẹ và vợ chàng bị tàu công an rượt
đuổi nên thất lạc không đến nơi
được. Chàng cố nén cơn cay đắng nát
lòng lái thuyền ra khơi mà lòng đau như cắt.
Thế là đời chàng thêm một lần ra đi mà
người thân yêu còn kẹt lại.
Sau
gần ba ngày lênh đênh trên biển, ghe chàng đã
đến thẳng đảo Bi-đông bình an.Chàng
bắt đầu sống lại kiếp tỵ
nạn, chờ đợi thủ tục định cư.
Trong thời gian này, chàng thường một mình lang
thang trên bãi biển. Chàng nhớ lại cảnh này
của hơn bảy năm về trước ở
đảo
Guam
, chàng đã kẹt lại mẹ già, người yêu
nơi quê hương thống khổ; hôm nay nào có khác
gì? Ôi, còn đau thương nào cho chàng hơn
nữa?
Vào
một buổi sáng, chàng được phái đoàn
Mỹ gọi lên phỏng vấn bổ túc. Tưởng
rằng sẽ được chấp thuận dễ dàng
vì chàng có nhiều bạn bè đã làm hồ sơ
bảo lãnh cho chàng. Nhưng phái đoàn Mỹ đã
điều tra hồ sơ chàng trên máy điện toán,
biết được chàng có tên trong đoàn người
tình nguyện về Việt
Nam
trên con tàu Việt Nam Thương Tín năm xưa. Phái
đoàn Mỹ lạnh lùng bác đơn xin định
cư của chàng, “xù” đẹp, “đá” không
một tí tiếc thương.
Vũ
mỉm cười chào phái đoàn và lặng lẽ
quay ra. Cuộc đời của chàng đã gặp quá
nhiều phũ phàng, hận tủi nên chai lì rồi
chăng? Tâm sự của chàng nào có khác chi mấy
vần thơ cay đắng trong bài “Về Trên
Nạng Gỗ” của Nguyễn Tất Nhiên:
Hãy
cười đi chiến binh ơi
Sá chi dâu bể dưới trời hợp tan
Bao nhiêu đau khổ trần gian
Gửi chàng cho trọn cưu mang kiếp người.
Sá chi dâu bể dưới trời hợp tan
Bao nhiêu đau khổ trần gian
Gửi chàng cho trọn cưu mang kiếp người.
Chàng
tiếp tục sống những ngày chờ đợi
mỏi mòn, thiếu thốn nơi trại tỵ
nạn. Sau cùng chàng được phái đoàn Úc
chấp thuận cho đi định cư.
Hôm
nay mùa Xuân đã về trên đất Úc với
tiết trời ấm áp, bầu trời xanh tươi
thắm, hai bên đường có hoa anh đào nở
tuyệt đẹp, mọi người cùng vui đón
Xuân về. Vũ một mình lang thang trên đường
phố
Melbourne
đón nhận mùa Xuân đầu tiên trên đất
khách. Lòng chàng hân hoan vì cuộc đời đã có
tương lai và cảm ơn nhân dân Úc đã mở
rộng vòng tay nhân ái đón chàng sang tỵ nạn.
Nhìn mọi người vui đùa dưới nắng
ấm, chàng bỗng nhớ tới mẹ già, vợ
hiền đang kẹt lại quê hương khốn
khổ mịt mờ bên kia bờ Thái Bình Dương
mà nỗi buồn ập đến:
Tôi
có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi Xuân đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
(Điêu Tàn - CHẾ LAN VIÊN)
Đem chi Xuân đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
(Điêu Tàn - CHẾ LAN VIÊN)
Đã
tám mùa Xuân qua, quê hương chàng vẫn còn đọa
đày dưới ách bạo quyền Cộng sản.
Chàng đâu ngờ đời chàng có ngày hôm nay
sống cảnh tha hương buồn tủi tận
miền Úc Châu xa lơ xa lắc này. Nơi quê người
đang là mùa Xuân, còn quê nhà đang bước vào
Thu. Hay đó là niềm ước mơ quái gỡ
của một thi sĩ tiền chiến đến nay
chàng bỗng thấy thành sự thực:
Ai
đâu trở lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với cánh hoa tươi, muôn sắc rã
Về đây đem chắn nẻo Xuân sang.
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với cánh hoa tươi, muôn sắc rã
Về đây đem chắn nẻo Xuân sang.
Bên này,
chàng được tin tướng Hoàng Cơ Minh
đã cùng một số chiến hữu lên đường
trở về Việt Nam kháng chiến, chung một
lời thề GIẢI PHÓNG VIỆT NAM. Chàng còn
nhớ lời vị chỉ huy năm xưa, trên đảo
Guam đã bảo với chàng rằng: “Các
anh em trở về Việt Nam với nguyện vọng
sum họp với gia đình, tôi không dám có ý ngăn
cản. Tôi chỉ hứa với anh em một điều:
một ngày gần đây tôi sẽ về Việt Nam
chiến đấu bên cạnh các anh em đó”.
Lời
hứa năm nào tướng Minh vẫn giữ. Còn chàng
bắt đầu cuộc đời mới tha hương
nơi đất khách quê người. Chàng sẽ
đóng góp được gì cho công cuộc phục
quốc, để ngày mai sớm được
trở về Quê Mẹ: “Nơi đó tôi có mẹ
già, có người yêu dấu, có trời Việt
Nam”?
VŨ
NGỌC VĂN
(08/1983)
No comments:
Post a Comment