Monday, April 4, 2016

Phi cơ ném bom cổ trong đội bay Nasa by Stephen Dowling

HoangsaParacels: Một hình vẽ oanh tạc cơ B-57B cuả Không Lực VNCH. Rất tiếc thời gian sử dụng quá ngắn ngủi; nếu loại phi cơ này còn được lưu giữ đến năm 1974, cuộc diện trận Hoàng Sa sẽ đổi khác.




Image copyrightNasa Flickr
Vì sao Nasa đến nay vẫn dùng ba chiếc máy bay ném bom Canberra của Anh, vốn được thiết kế từ thời thập niên 1940?
Vào năm 1944, khi Đệ nhị Thế chiến bước vào những giai đoạn cuối cùng, Bộ Không quân Anh đưa ra những yêu cầu về việc cần phải có một loại máy bay ném bom mới, thứ có thể di chuyển với vận tốc nhanh hơn và ở độ cao lớn hơn.
Các nhà hoạch định của Bộ đã không thể ngờ được là mẫu phi cơ rốt cuộc được chọn, máy bay English Electric Canberra, lại được sử dụng trong hơn 70 năm sau đó, mang theo những phòng thí nghiệm khoa học chuyên làm công tác nghiên cứu cho Nasa và các cơ quan khác thuộc chính phủ Mỹ.
Nhưng tại sao cơ quan không gian Hoa Kỳ, vốn có một số trong những mẫu máy bay tân tiến nhất trong lịch sử hàng không, lại vẫn dùng một lại phi cơ được thiết kế từ những ngày tàn của Đệ nhị Thế chiến?

Bộ ba Canberra của Nasa

Những chiếc Canberra mà Nasa sử dụng là phiên bản Mỹ, có tên WB-57 và dựa trên mẫu B-57 làm theo cấp phép của hãng sản xuất máy bay Martin hồi thập niên 1950.
Có khoảng 400 chiếc được xuất xưởng trong thời gian từ 1953 đến 1957.
Số phi cơ của Nasa là những chiếc cuối cùng vẫn còn đang được sử dụng - chừng 33 năm sau khi Không lực Hoa Kỳ cho dàn WB-57 của mình nghỉ hưu.
Gần đây, ba chiếc Canberra vẫn còn hoạt động đã được chụp hình khi đang bay thành đội hình trên bầu trời Houston, nơi thường trú của chúng.
Các phi cơ Canberra của Nasa là một phần trong Chương trình Khoa học Hàng không (Airborne Science Program - ASP) của cơ quan này, theo Charles Mallini, người chịu trách nhiệm phụ trách đội bay Canberra của Nasa, nói.
Khả năng bay được ở độ cao cao hơn khiến các phi cơ này thích hợp để đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, trong đó có nhiều việc liên quan tới vai trò hỗ trợ cho các vệ tinh của Nasa, Mallini.
Đó là những việc như tiến hành thử nghiệm cân chỉnh để giúp đo đạc chính xác hơn từ các vệ tinh, tiến hành các thử nghiệm đối với các thiết bị cảm ứng mới trước khi chúng được đưa vào vũ trụ, và thực hiện các biện pháp đo đạc ở độ cao rất lớn để đối chiếu so sánh với số liệu mà các vệ tinh trong quỹ đạo thu thập được.
Các phi cơ Canberra đã chở theo nhiều loại thiết bị khoa học khác nhau để đo thành phần hoá học trong khí quyển, các hạt vật chất có trong mây, bụi vũ trụ, độ ẩm trong đất, độ cao của băng đá tại các biển, và nhiều công tác nghiên cứu khác, Mallini nói.

"Tính năng vượt trội"

Phi cơ Canberra vẫn đang được sử dụng là nhờ có thiết kế thích hợp, rất ấn tượng. Đây là loại phi cơ thuộc thế hệ máy bay phản lực đầu tiên - được ra đời vào lúc mà các nhà thiết kế máy bay đang phải vật lộn đối phó với rất nhiều vấn đề to lớn phát sinh từ việc di chuyển ở tốc độ nhanh.

Image copyrightGetty
Image captionCanberra được thiết kế để trở thành phi cơ ném bom, nhưng đã rất thành công khi đảm nhiệm các sứ mệnh khác

Nó thậm chí còn vượt trội hơn bởi Canberra làm được một công việc không ai từng nghĩ tới khi lần đầu nó được đưa vào sử dụng.
Phi cơ English Electric Canberra ra đời từ lời kêu gọi hồi năm 1944 của Bộ Không quân, muốn có một loại máy bay ném bom mới, nhanh hơn. Nó chính thức hoạt động vào năm 1950.
Với thiết kế nuột nà, duyên dáng, trông nó giống một chiến đấu cơ khi đó hơn là phi cơ ném bom. Phi công và hoa tiêu ngồi cạnh nhau trong buồng lái thiết kế giống như của chiến đấu cơ, trong lúc bộ phận ngắm mục tiêu để thả bom nhô ra thông qua phần mũi phi cơ, là bộ phận được làm bằng chất kính dẻo Perspex chuyên dùng.
Các động cơ Rolls-Royce Avon, loại sau này được dùng cho chiến đấu cơ siêu thanh Lightning, gắn trong các vỏ động cơ khí động học, đặt trên cánh máy bay dày mỗi bên một chiếc.
Sải cánh của máy bay rộng gần bằng thân máy bay, một sự tính toán cân đối nhằm giúp phi cơ di chuyển mau lẹ, ổn định và dễ điều khiển.
Năm 1957, một chiếc Canberra đã phá kỷ lục khi bay lên độ cao chưa từng có, 70.310 bộ (21.400m).

Cao hơn, nhanh hơn

"Phi cơ Canberra đã chứng minh rằng nó được thiết kế rất tốt ngay từ đầu," David Keen từ Bảo tàng Không quân ở Hendon nói.
"Nếu tính theo tiêu chuẩn máy bay ném bom, thì nó di chuyển khá là nhanh và không ồn ào, mà lại lên được độ cao cao hơn bất kỳ máy bay ném bom nào khác," ông nói.
Canberra không mang theo bất kỳ loại súng tự vệ nào như các loại máy bay ném bom khác trong thời Đệ nhị Thế chiến thường mang. Nó được cho là có thể bay nhanh tới mức các chiến đấu cơ của kẻ thù sẽ không đuổi bám nổi.
"Những đặc tính này khiến cho nó được sử dụng trong suốt một thời gian dài," Keen nói. "Và nó cũng có thể đảm nhận nhiệm vụ do thám rất tốt."
Máy bay ném bom thường được chế tạo sao cho dễ bay, dễ duy trì độ ổn định để đạt khả năng ném bom trúng mục tiêu cao, và đó cũng là những tính năng cần có khi làm nhiệm vụ do thám.
Hồi ban đầu, một chiếc Canberra có thể mang theo một số camera chất lượng cao để từ trên cao ghi lại hình ảnh về hệ thống phòng không của kẻ thù.
Nó cũng có các thiết bị cảm ứng phát hiện được các tín hiệu âm thanh liên lạc điện tử.
Về sau, khi nhiệm vụ chiến đấu giảm dần, thì tính năng này đã ghi điểm để Canberra tiếp tục được tung cánh, và khiến nó thích hợp để phục vụ công việc của Nasa.
Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) bắt đầu dần cho nghỉ các phi cơ Canberra từ 1972, nhưng loại máy bay này vẫn tham gia các hoạt động do thám trong vòng ba thập niên sau đó.

Image copyrightScience Photo Library
Image captionLực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) cũng dùng một số chiếc Canberra để phục vụ công tác khảo sát khí tượng ở trên cao

Các máy bay Canberra bay ở độ cao rất cao đã tiến hành công tác quan sát ở Bắc Irland, Bosnia và Kosovo. Nó cũng được dùng tại Afghanistan hồi đầu thập niên 2000, tức là chừng 50 năm sau ngày đầu ra mắt.
Các phi cơ Canberra của Nasa thực hiện các nhiệm vụ như do thám, khảo sát địa hình cho công tác vẽ bản đồ, và được cải tiến một số điểm cho phù hợp.
Cánh máy bay của Nasa, được sơn màu xanh-trắng, có sải rộng gần gấp đôi so với mẫu phi cơ thông thường, và điều đó giúp nó bay được ở độ cao rất lớn, trong điều kiện không khí loãng.
"Điều khiến cho chiếc phi cơ này trụ được phép thử thời gian chính là những khả năng độc đáo của nó trong việc đạt mức trần độ cao, tầm di chuyển, sức chuyên chở và vị trí cho phi hành đoàn," Mallini nói.
Loại ER-2 (được dựa trên loại máy bay trinh thám U-2) mà Nasa cũng sử dụng thì có thể bay được ở độ cao cao hơn, nhưng lại không chở theo được nhiều thứ như Canberra.
Thế còn loại Global Hawks thì có thể bay được khoảng cách xa gấp bốn lần, nhưng sức chở đồ chỉ bằng một phần tư.

Công tác sửa chữa, bảo dưỡng đòi hỏi nhiều công phu

Canberra thực hiện nhiệm vụ quá xuất sắc, cho nên người ta không có kế hoạch cho những chiếc phi cơ này nghỉ hưu.
"Trên thực tế, chúng tôi đang tìm kiếm các cách khác nhau để tăng khả năng tính bền, các hệ thống liên lạc, và khả năng thu thập dữ liệu. Cả ba chiếc phi cơ gần đây mới được hoàn thiện việc nâng cấp đều gồm hệ thống lái tự động, hệ thống đẩy ghế ra khỏi phi cơ được nâng cấp, hệ thống thu thập dữ liệu mới, hệ thống liên lạc vệ tinh được nâng cấp," Mallini nói.
Cho tới gần đây nhất, hồi 2013, phi cơ Canberra của Nasa chỉ gồm hai chiếc, cho tới khi bộ phận của Mallini đưa một chiếc từng được cho nghỉ hưu trở lại làm nhiệm vụ.
Chiếc phi cơ, được biết với tên gọi 63-13295, đã được cho nghỉ từ 1972; Nó đã trải qua chừng 20 năm ở nghĩa địa máy bay nổi tiếng Arizona Boneyard ở ngoại vi Tucson, trước khi Nasa quyết định cần có một chiếc phi cơ thứ ba.
Khi chiếc phi cơ - nay được đặt tên là Nasa 927 - tiến hành chuyến bay thử đầu tiên vào tháng Tám 2013, đó cũng là lần đầu tiên nó cất cánh trong vòng 41 năm.
Tuy nhiên, việc duy trì đội bay cũ kỹ là điều không dễ dàng gì.
"Việc mua các phụ tùng thay thế là một trong những thách thức to lớn nhất mà chúng tôi phải đối diện, bởi có rất nhiều phần thiết bị máy bay đã không còn có trên thị trường, và nhà cung ứng thiết bị đã đóng cửa từ lâu," Mallini nói.
Trong RAF, các công việc của Canberra chủ yếu được các máy bay ném bom Tornado và các phi cơ không người lái đảm nhiệm.
Việc loại phi cơ này nghỉ hưu cũng kết thúc một kỷ nguyên vàng của ngành hàng không trong thời công nghệ còn ở mức sơ khai so với những tiêu chuẩn hiện đại bây giờ.
Canberra có đuôi máy bay bằng gỗ. Cho nên RAF phải có một lực lượng thợ mộc thường trực cho tới khi chúng được cho nghỉ. Từ những khởi đầu khiêm tốn, một huyền thoại của Nasa đã xuất hiện.

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...