Thursday, June 4, 2020

Cái chết của George Floyd: Trung Quốc xuất hiện 'vẻ vang' nhờ các cuộc biểu tình ở Mỹ - Zhaoyin Feng

Giới hoạt động thân Bắc Kinh ở Hong Kong biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Hoa Kỳ hôm 20/3/2020

Bản quyền hình ảnhISAAC LAWRENCE/GETTY IMAGES
Image captionGiới hoạt động thân Bắc Kinh ở Hong Kong biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Hoa Kỳ hôm 20/3/2020
Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Mỹ khiến cả thế giới bận lòng, nhưng Trung Quốc đang dõi theo với mối quan tâm riêng.
Khi các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc càn quét khắp nước Mỹ, Bắc Kinh đã chộp lấy cơ hội này để đánh trả Washington vì đã ủng hộ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong năm ngoái.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rộng rãi về các cuộc biểu tình, nêu bật những cảnh hỗn loạn và cáo buộc sự tàn bạo của cảnh sát ở Mỹ để khẳng định rằng Trung Quốc đang thụ hưởng một xã hội ổn định hơn.
Nói chuyện với khán giả quốc tế, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang cố gắng miêu tả Bắc Kinh là một lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm, đoàn kết với các nước khác để lên án sự phân biệt chủng tộc và bất công ở Mỹ.

"Cảnh tượng đẹp"

Tân Hoa Xã mô tả tình trạng bất ổn dân sự của Hoa Kỳ là "cảnh tượng đẹp của Pelosi" - ám chỉ bình luận của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi vào mùa hè năm ngoái rằng các cuộc biểu tình ở Hong Kong là "một cảnh tượng tuyệt đẹp".
Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Hu Xijin, đã viết rằng các chính trị gia Mỹ giờ đây có thể "tận hưởng cảnh tượng này từ cửa sổ của chính họ".
Bắc Kinh từ lâu đã lên án các chính trị gia Mỹ, bao gồm cả bà Pelosi, vì "tôn vinh bạo lực" do người biểu tình ở Hong Kong gây ra, được Trung Quốc xếp vào loại "những kẻ bạo loạn có dấu hiệu khủng bố".
Các cuộc biểu tình đã làm tê liệt Hong Kong vào năm ngoái, khiến Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới tại thành phố này vào tháng Năm, chỉ hai tuần trước ngày kỷ niệm vụ đàn áp Thiên An Môn.
Tens of thousands of protesters marched in Hong Kong on January 1Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHàng ngàn người biểu tình ở Hong Kong hồi tháng Giêng
Aynne Kokas, giảng viên cao cấp của Trung tâm Quan hệ công chúng Miller của Đại học Virginia, nói rằng cả Mỹ và Trung Quốc đang phải đối mặt với mức độ bất ổn trong nước cao do đại dịch virus corona và các sự kiện chính trị gây ra.
"Bây giờ là thời điểm quan trọng mà qua đó Trung Quốc có thể tận dụng sự bất ổn ở Mỹ để thúc đẩy hiệu quả hơn các mục tiêu an ninh quốc gia của chính mình", bà nói.

Chỉ trích Mỹ áp dụng 'tiêu chuẩn kép'

Giới chức Trung Quốc và Hong Kong cũng chỉ trích Hoa Kỳ áp dụng "tiêu chuẩn kép" để giải quyết tình trạng bất ổn dân sự.
Hong Kong's Carrie LamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLãnh đạo Hong Kong Carrie Lam
"Bạn biết có những cuộc bạo loạn ở Hoa Kỳ và chúng ta thấy chính quyền địa phương đã phản ứng như thế nào", lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói.
"Và sau đó tại Hong Kong, khi chúng ta có những cuộc bạo loạn tương tự, chúng ta đã thấy họ có quan điểm thế nào."
Quan điểm của các quan chức Hong Kong và Trung Quốc được chia sẻ bởi nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc, những người gọi Mỹ là "quốc gia tiêu chuẩn kép".
A medic helps a member of the media wash her eyes after tear gas was fireBản quyền hình ảnhAFP
Image captionCảnh sát Mỹ bị cáo buộc đã nhắm vào nhiều phóng viên khi họ đi đưa tin các cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd
Các cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng quá mức lực lượng cảnh sát trong các cuộc biểu tình tại nước này đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc lôi ra, để bác bỏ lập trường của Washington trong việc bảo vệ tự do và dân chủ.
Trong một ví dụ, đài truyền hình Trung Quốc đã đưa tin về các nhà báo Mỹ bị xịt hơi cay và một nhiếp ảnh gia tự do bị mù do một viên đạn cao su trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình.
Giáo sự bộ môn truyền thông toàn cầu của Đại học bang Georgia, Maria Repnikova nói rằng quy mô và cường độ phủ sóng của truyền thông nhà nước Trung Quốc về các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ là chưa từng có.
"Điều đó có ảnh hưởng mạnh mẽ, bởi vì họ không tự tạo ra chúng", Giáo sư Repnikova nói, nhưng bà chỉ ra rằng truyền thông Trung Quốc đã chọn đăng những bức ảnh ôn hòa hơn của cảnh sát Hong Kong nhưng lại đăng những hình ảnh bạo lực nhất của cảnh sát Mỹ.
Bản thân Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng nề vì đàn áp tự do báo chí, điều hiếm khi được chính phủ và truyền thông nước này đề cập.
Trên Weibo, nhiều người cho rằng các quyền tự do và dân chủ của Mỹ đang lâm nguy, khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình ôn hòa và quân đội được triển khai để dập tắt các cuộc biểu tình.
Bà Kokas nói: "Truyền thông nhà nước Trung Quốc không cần phải vẽ ra câu chuyện, họ chỉ cần nói về các sự kiện khách quan đã xảy ra ở Washington DC, điều đó làm suy yếu các nguyên tắc về quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp."
Những lời hoa mỹ của Hoa Kỳ về các quyền dân chủ của Hong Kong giờ đây dường như "rất rỗng tuyếch", bà nói thêm," khi các máy bay trực thăng quân sự đang bay qua [Washington] DC ".

Các nhà ngoại giao Trung Quốc lên án phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ

Các nhà ngoại giao Trung Quốc mạnh miệng đang tranh thủ nắm bắt cơ hội để làm sáng tỏ thất bại của chính quyền Hoa Kỳ và thúc đẩy hình ảnh Bắc Kinh là một nhà lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm hơn.
Bà Kokas mô tả đây là sự tiếp nối chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc về đại dịch Covid-19 - khi Mỹ thất bại, Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ.
A man is arrested by Los Angeles police officers for violating curfew in HollywoodBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Các nhà ngoại giao Trung Quốc trên Twitter đã đăng lại tweet của giới chức Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Phi, lên án sự phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát ở Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tweet "Tôi không thể thở được", đồng thời trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus trước đây chỉ trích Bắc Kinh trong cách xử lý các vụ việc ở Hong Kong.
Trong khi đó, có nhiều báo cáo cho rằng người châu Phi ở thành phố Quảng Châu phía nam Trung Quốc đã bị phân biệt đối xử và buộc phải cách ly trong đại dịch virus corona.
Bắc Kinh đã không chính thức xin lỗi vì bất kỳ hành vi sai trái nào, chỉ nói rằng có một số "hiểu lầm".
Một người dùng Weibo bày tỏ sự "thất vọng", cho rằng "một số người Trung Quốc chỉ trích người khác vì phân biệt chủng tộc, nhưng khi nói đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người da đen ở nước mình, thì họ coi đó là điều hiển nhiên".
Trung Quốc cũng bị buộc tội giam giữ hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong các trại tập trung được canh gác nghiêm ngặt ở khu vực Tân Cương.

Tinh thần bài Mỹ ngày càng tăng

Không còn nghi ngờ gì nữa, các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên Weibo - một trong những chủ đề phổ biến nhất trên mạng này trong tuần này. Các bài viết liên quan đến chủ đề này đã có hơn 25 tỷ lượt xem.
Nhiều người đăng lời "chúc mừng" Hoa Kỳ vì tình trạng bất ổn dân sự và bài bác sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Một người viết: "Chính phủ Hoa Kỳ đã gây ra bạo lực trên toàn thế giới, bây giờ người dân Mỹ cuối cùng đã thức tỉnh. Chính phủ Hoa Kỳ xứng đáng nhận điều này!"
Và Bắc Kinh cùng báo chí của mình đã truyền bá lý thuyết rằng Washington đang thúc đẩy các cuộc biểu tình ở Hong Kong, gọi đó là "bàn tay đen" đằng sau tình trạng bất ổn.
Khi quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên tồi tệ do các cuộc biểu tình ở Hong Kong, xung đột thương mại và đại dịch, tinh thần bài Mỹ dường như đang gia tăng ở Trung Quốc.
Hàng ngàn bình luận trên Weibo mô tả các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ là "nghiệp chướng" đối với Washington.
Nhưng một số người Trung Quốc dường như thực sự buồn vì tình hình này.
"Đây là sự chà đạp lên quyền con người! Dân chủ ở Mỹ đã chấm dứt chính xác vào thời điểm này", một người dùng Weibo bình luận dưới đoạn video cho thấy phóng viên CNN bị bắt, nhận được hàng nghìn lượt thích.
Nhiều người trên Weibo cũng lên tiếng ủng hộ phong trào dân quyền. "Không có gì thay đổi nhiều sau nhiều thế hệ tranh đấu. Tôi hy vọng lần này sẽ mang lại kết quả tốt hơn", một bình luận viết.
Một số người Trung Quốc cũng phản ánh về những điểm yếu của đất nước họ.
Một người dùng Weibo viết về việc "ghen tị với quyền tự do ngôn luận" ở Mỹ, vì các cuộc biểu tình chống chính phủ thường bị đàn áp mạnh mẽ ở Trung Quốc.
Một số bài đăng kêu gọi các báo nhà nước đưa tin về bạo lực và bất công của cảnh sát Trung Quốc với cùng mức độ.
Nhưng tiếng nói tự do thường gặp phải sự chỉ trích gay gắt.
Tờ báo Tin tức Bắc Kinh của nhà nước Trung Quốc, nhưng theo lập trường tự do, đã đăng một bài bình luận đồng cảm và tôn trọng người dân Mỹ, nhưng nó đã nhanh chóng bị chỉ trích khi có lập trường "thân Mỹ" và nhận được hàng chục ngàn bình luận tiêu cực trên Weibo.
Giáo sư Repnikova nói rằng các quan điểm tương đối tự do có thể trở nên yếu thế hơn trên mạng xã hội Trung Quốc, vì chủ nghĩa dân tộc trên mạng, sự kết hợp giữa tình cảm từ dưới lên và chiến thuật tuyên truyền từ trên xuống, ngày càng chiếm ưu thế trên các trang web.
"Những tiếng nói hung hăng hơn, mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa hơn, đang chiếm lĩnh không gian mạng," bà nói.

No comments:

Bút ký PHIM HÀNH TRÌNH 50 NĂM do Thanh Tâm Film thực hiện

Khoảng 1977/1978, đọc tin tức trên nhiều báo Việt Nam, tôi nhận ra thân phận rất mong manh của thuyền nhân trong câu được “truyền tụng” lúc ...