Sáng 13/6 theo giờ Mỹ, SpaceX đã phóng đợt vệ tinh Starlink mới nhất của mình lên vũ trụ trên hỏa tiễn Falcon 9. Đợt phóng được thực hiện ở bãi phóng hỏa tiễn Cape Canaveral, Florida, Mỹ, và mang theo 58 vệ tinh Starlink. Tên lửa được phóng lên vào lúc 5h21, tờ mờ sáng ở bờ Đông Nam nước Mỹ, và để lại những hình ảnh rất ấn tượng. Ảnh: John Pisani.
Đợt phóng vệ tinh mới nhất của SpaceX đã để lại những hình ảnh rất ấn tượng và có thể nhìn thấy từ xa.
Đây là đợt phóng Starlink thứ 8 của SpaceX, với tổng cộng 540 vệ tinh Starlink được đưa lên quỹ đạo. Mục tiêu của SpaceX là phóng thêm một đợt vệ tinh Starlink nữa để có thể cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh từ Starlink ngay trong năm 2020. Ảnh: John Pisani.
hỏa tiễn được phóng lên đúng lúc gần bình minh tạo nên một hình ảnh rất ấn tượng, khi khói từ đuôi hỏa tiễn phản ứng với ánh sáng ngày mới tạo thành một cầu vồng khổng lồ. Nhiều nhiếp ảnh gia dậy từ sớm và ghi lại được hình ảnh ấn tượng này. Ảnh: SpaceX.
Ở đoạn cuối khi hỏa tiễn đã lên tới quỹ đạo và con tàu chứa vệ tinh được phóng đi, ánh sáng phản chiếu qua bầu trời tạo thành một vùng sáng rộng và có thể nhìn thấy từ cách đó hàng trăm km. Ảnh: Marcus Cote.
Trên Twitter, nhiều người dùng cho biết họ ở tận thành phố Daleville, bang Alabama, tức là cách nơi phóng hỏa tiễn gần 700 km, nhưng vẫn có thể nhìn thấy cảnh tượng mà vụ phóng tên lửa tạo nên. Ảnh: Stephen Marr.
"Tôi nghĩ vài người hàng xóm sẽ thắc mắc vì sao tôi hét lên sung sướng vào lúc 5h sáng", Jamie Groh, một giáo viên và nhiếp ảnh gia tự do chia sẻ khoảnh khắc cô chụp lại hình ảnh từ khoảng cách hơn 200 km. Ảnh: asj10141.
Khi hỏa tiễn được phóng đi, khói từ đuôi hỏa tiễn có thể tạo nên những hiệu ứng rất kỳ ảo tùy thuộc vào nhiên liệu sử dụng. Tên lửa của SpaceX sử dụng dầu hỏa có tên RP-1. Tên lửa càng lên cao, áp suất không khí xung quanh càng thấp hơn, khiến cho khói được thổi đi xa hơn. Ảnh: Michael Seeley.
Nếu nhiệt độ và áp suất thuận lợi, khói từ đuôi hỏa tiễn còn có thể khiến hơi nước trong không khí xung quanh cô đọng, sau đó ngay lập tức bị đóng băng thành các tinh thể băng siêu nhỏ. Thêm vào yếu tố ánh nắng và mây ở thời điểm đó, những vụ phóng hỏa tiễn sẽ tạo ra những hình ảnh kỳ thú. Hiện tượng này được gọi là "đám mây bóng đêm tỏa sáng". Ảnh: Richard Angle.
Sau khi hỏa tiễn đã đi qua, gió từ cao độ hàng chục km có thể thổi đám khói thành những hình thù rất lạ. Đám mây vừa qua được gió thổi thành hình như con rắn khi nhìn từ xa. Ảnh: Greg Diesel.
No comments:
Post a Comment