Friday, June 19, 2020

HRW: 'Làn sóng đàn áp người bất đồng chính kiến gia tăng trước ĐH Đảng 13'

Chính quyền Việt Nam được cho là đã bắt giam nhiều người bất đồng chính kiến trong nỗ lực ngăn chặn biểu tình hôm 2/9, đến nay chưa thả và không thông tin cho gia đình

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChính quyền Việt Nam được cho là đã bắt giam nhiều người bất đồng chính kiến trong nỗ lực ngăn chặn biểu tình hôm 2/9, đến nay chưa thả và không thông tin cho gia đình

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) cho rằng chính quyền Việt Nam đang gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 dự kiến sẽ tổ chức vào tháng Giêng năm 2021.
Từ cuối năm 2019 đến tháng 6/2020, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ và kết án nhiều người với các tội danh chính trị, thông cáo báo chí của HRW phát đi hôm 19/6 cho hay.
Trong số những người bị bắt và kết án có thành viên của Hội Nhà báo Độc lập, Hội Anh em Dân chủ, và một số nhà hoạt động, người cầm bút độc lập khác. Các tòa án cũng xét xử một số nhà bất đồng chính kiến bị tạm giam từ trước là có tội và kết án họ các mức án tù 'khá nặng'.
"Năm nay Việt Nam đang trấn áp bất đồng chính kiến nặng nề, và các quốc gia khác cần lên tiếng," ông John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.
"Các đồng minh và đối tác thương mại của Việt Nam cần nêu quan ngại về những vụ án mới này với Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân chính trị."
Theo HRW, Đại hội ĐCSVN là một sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Để đảm bảo sự kiện này diễn ra 'trơn tru', 'không có các tiếng nói bất đồng hay chống đối', chính phủ Việt Nam từng truy bắt nhiều nhà bất đồng chính kiến trước thềm đại hội.
Có ít nhất 150 người đã bị kết tội vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt hay tự do lập hội hiện đang ở trong tù. Ít nhất có 15 người khác đã bị khởi tố nhưng chưa xét xử, theo thống kê của HRW.

Một số vụ bắt giữ và xét xử

Tháng 6/2020, công an bắt ông Lê Hữu Minh Tuấn, thành viên Hội Nhà báo Độc lập mà chủ tịch hội này, ông Phạm Chí Dũng, đã bị bắt từ tháng 11/2019. Hai ông đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, một hiệp hội không được chính quyền thừa nhận
Image captionTiến sỹ Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, một hiệp hội không được chính quyền thừa nhận

Cùng trong tháng, công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Anh Khoa (Nino Huỳnh), quản trị viên của một nhóm Facebook thảo luận về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam, với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước" theo điều 331 của bộ luật hình sự. Có tin một quản trị viên khác của nhóm, Nguyễn Đăng Thương, cũng đã bị bắt nhưng chưa rõ đã bị khởi tố hay chưa.
Tháng 5/2020: Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ông Phạm Chí Thành (bút danh Phạm Thành - Bà Đầm Xòe) - người viết cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo", chỉ trích thái độ và hành động của TBT Nguyễn Phú Trọng trước Trung Quốc.
Ông Thành bị cáo buộc tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 của bộ luật hình sự nước này.

Nhà văn Phạm Thành và cuốn sách gây xôn xao dư luận
Image captionNhà văn Phạm Thành và cuốn sách gây xôn xao dư luận

Sau đó không lâu, công an bắt ông Nguyễn Tường Thụy. người từng phục vụ trong quân đội Việt Nam 22 năm, và là thành viên hội Nhà báo Độc lập. Ông Thụy bị cáo buộc tội danh giống ông Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn.
Tháng 4/2020: công an tỉnh Nghệ An bắt giữ một cựu tù nhân chính trị, Trần Đức Thạch vì cho rằng ông có liên quan tới Hội Anh em Dân chủ và cáo buộc ông tội hoạt động lật đổ.
Bảy thành viên của hội này - Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Trung Trực - đang phải thụ án tù nhiều năm về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 của bộ luật hình sự năm 1999. Hai thành viên khác, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, bị đưa thẳng từ nhà tù sang lưu vong tại Đức.
Cũng trong tháng Tư, công an tỉnh Hậu Giang bắt giữ Đinh Thị Thu Thủy cáo buộc viết và đăng bài trên Facebook và trên các nền tảng khác trên mạng Internet có quan điểm ngược lại với đảng và nhà nước, và xuất bản các tài liệu phản đối chính quyền, theo điều 117 của bộ luật hình sự.
Tháng 1/2020, ông an tỉnh Đắk Nông bắt giữ Đinh Văn Phú cũng vì các bài viết trên mạng.
Tháng 3/2019, báo Thanh Niên đưa tin công an tỉnh Gia Lai bắt giữ ba người - tên là Kưnh, Jưr và Lũp - vì tham gia đạo Hà Mòn, một nhóm Công giáo không được chính quyền phê chuẩn. Chưa rõ họ bị cáo buộc về tội danh gì.
Một số nhà bất đồng chính kiến khác, Mã Phùng Ngọc Phú, Phan Công Hải và Chung Hoàng Chương bị đưa ra xét xử riêng từng người vào tháng Tư và tháng Năm, bị kết luận là có tội và kết án từ chín tháng đến năm năm tù vì các bài đăng trên Facebook của họ phê phán chính quyền, theo các điều 331 và 117 của bộ luật hình sự.
"Việt Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng internet hay các nền tảng mạng xã hội để nói lên ý kiến hay tham gia tranh luận," ông Sifton nói. "Chính phủ các quốc gia hữu quan và các công ty mạng xã hội cần lên tiếng."
"Các văn bản của chính quyền Việt Nam luôn có dòng tiêu đề với hàng chữ "độc lập-tự do-hạnh phúc" - nhưng qua các vụ này, chúng ta thấy rằng bất cứ ai thực hiện "độc lập" liền bị tước đoạt "tự do" và "hạnh phúc," ông Sifton nói.

Chính quyền Việt Nam nói gì?

Trong vụ bắt nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Cơ quan An ninh điều tra nhận định rằng ông Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự," theo báo Công an TP Hồ Chí Minh.
Sau đó, trong các vụ bắt 'đối tượng liên quan' đến ông Phạm Chí Dũng là Lê Hữu Minh Tuấn và Nguyễn Tường Thụy, báo nhà nước Việt Nam đưa tin rằng đây là các đối tượng 'chống phá nhà nước'.
Trong vụ bắt blogger Lê Thị Thu Thủy, báo nhà nước Việt Nam nói bà Thủy "mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước", theo Tuổi Trẻ.
Blogger Chung Hoàng Chương (Chương 'may mắn') được báo Việt Nam tường thuật là lãnh án tù do "xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc việc 3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Đồng Tâm", theo báo Thanh Niên.
Báo chính thống của Việt Nam dường như không đưa tin rộng rãi vụ bắt nhà văn Phạm Thành.

No comments:

Bút ký PHIM HÀNH TRÌNH 50 NĂM do Thanh Tâm Film thực hiện

Khoảng 1977/1978, đọc tin tức trên nhiều báo Việt Nam, tôi nhận ra thân phận rất mong manh của thuyền nhân trong câu được “truyền tụng” lúc ...