Thursday, June 25, 2020

Những đặc quyền của Tổng Thống Mỹ

Kể từ lúc giành được độc lập, Mỹ đã ấp ủ đi theo khuynh hướng dân chủ, bỏ lớp vỏ quý tộc. Song người điều hành trung ương - tổng thống - đã trở thành một con người khác so với đại bộ phận dân cư. Thời gian trôi qua, những đặc quyền dành cho tổng thống ngày càng nhiều hơn. Mặc dù một số đặc quyền gây tranh cãi song nhìn chungngười Mỹ dường như chấp nhận cách đối xử đặc biệt này.
Nghỉ hưu
Các cựu tổng thống đã nhận được khoản lương hưu lên đến 191.300 USD/năm. Ngoài số tiền đó, họ còn có một đội ngũ nhân viên được ăn lương và văn phòng làm việc, được miễn tiền điện thoại, được chu cấp phí đi lại. Họ nhận được khoản bồi thường trong trường hợp phải dời văn phòng làm việc. Được chăm sóc y tế rất tốt tại những bệnh viện quân đội. Các cựu tổng thống có thể ngủ ngon giấc nhờ dịch vụ an ninh tuyệt vời, dịch vụ này sẽ hỗ trợ suốt 10 năm sau khi họ rời Nhà Trắng. Sau cùng, họ được hưởng một nghi thức lễ tang theo cấp nhà nước.

Lương bổng
Vào năm 2001, Quốc hội Mỹ đã nâng mức lương tổng thống từ 200.000 USD/năm lên thành 400.000 USD/năm. Nhưng chưa hết. Các tổng thống còn nhận thêm khoản tiền 100.000USD cho các chi phí đi lại. Ngoài ra, họ còn được 19.000USD cho các mục giải trí. Mặc dù mức lương phải chịu thuế, nhưng những khoản tiền này không hề bị đánh thuế một xu nào.

Máy bay Air Force One
Khi tổng thống đi lại, họ cũng có phương tiện riêng. Mặc dù bất kỳ máy bay nào chở tổng thống cũng đều được gọi là “Air Force One”, nhưng cái tên này được ám chỉ cho hai chiếc máy bay phản lực Boeing 747-200B, chúng được thiết kế đặc biệt chỉ để dành cho tổng thống. Trung bình chiếc máy bay này có thể chở 70 hành khách và 26 nhân viên phi hành đoàn.
Nửa sau của máy bay là các phòng dành cho nhân viên, khu vực truyền thông và các khu vực an ninh, dưới buồng lái của máy bay là phòng của tổng thống nó bao gồm văn phòng, phòng tắm, phòng ngủ và phòng thể thao.
Tầng trên của máy bay là trung tâm viễn thông, trong khi đáy máy bay là kho chứa hàng. Riêng chiếc máy bay chở hàng mang tên C141 Starlifter chuyên chở các loại xe như những chiếc xe hơi Limousine bọc thép, sẽ chở tổng thống đến bất kỳ nơi đâu ông muốn.
Trong những chặng hành trình ngắn như từ Trại David hoặc khu Căn cứ không quân Andrews, tổng thống thường sử dụng trực thăng, nó gọi là Marine One. Hạm đội máy bay trực thăng hiện tại của tổng thống Mỹ bao gồm Sikorsky VH-3D Sea Kings và VH-60N Black Hawks. Các kế hoạch trang bị những chiếc trực thăng Marine One mới đang còn gây tranh cãi khi Ngũ Giác Đài công bố vào năm 2008 rằng mỗi chiếc sẽ có giá thành khoảng 400 triệu USD.

Trại David
Khi các tổng thống cần thư giãn dài ngày, bao giờ họ cũng nghĩ đến việc sẽ đến khu Trại David hẻo lánh. Vào năm 1942, cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã xây dựng khu trang trại xinh đẹp này, trị giá 25.000USD. Trại David nằm trên đỉnh ngọn núi Catoctin, ngoại ô thành phố Thurmont, bang Maryland. Khu trang trại này nằm chỉ cách Washington D.C khoảng 113km, một nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, hoàn toàn tách rời với khung cảnh đô thị ồn ào, sầm uất, rất lý tưởng cho tổng thống.
Vào mùa hè, nhiệt độ tại Trại David cũng mát mẻ hơn so với những khu vực xung quanh. Tổng thống Roosevelt đã thường xuyên lui tới đây trước khi ông qua đời, tên ban đầu của nó là Shangri-la – nguyên nghĩa là tên của một vùng đất thiêng ở Tây Tạng, cái tên xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết “Chân trời đã mất”.
Tổng thống Eisenhower sau đó trùng tu khu trang trại và đổi tên nó là Trại David nhằm tưởng nhớ đến người cháu trai của mình. Tổng thống Carter sử dụng Trại David làm nơi tổ chức những buổi nói chuyện hòa bình giữa tổng thống Ai Cập và thủ tướng Israel vào năm 1978. Ngày nay, Trại David không đón tiếp công chúng và rất an toàn. Sau vài lần trùng tu, tại đây có 11 phòng ngủ và văn phòng, hồ bơi, khu săn bắn và sân chơi bowling. Các tổng thống đến đây bằng trực thăng.

Cadillac One
Chiếc limousine đang sử dụng cho tổng thống đương nhiệm gọi là Cadillac One. Lớp bọc thép trên cỗ xe Cadillac One này dầy đến 12,7cm, các cánh cửa xe nặng như cánh cửa của máy bay Boeing 757, các lốp xe vẫn chạy ngay cả khi nó bị thủng. Trên xe có hệ thống cung cấp khí ô-xy và thiết bị chữa cháy và thậm chí có cả ngân hàng máu của tổng thống. Bên ngoài xe có gắn camera hồng ngoại cho phép tài xế lái xe khi thời tiết xấu. Chiếc xe có thể bắn lựu đạn cay và phun khói khi cần thiết.

Tòa Bạch Ôc
Tòa Bạch Ôc là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất về uy tín và quyền lực của tổng thống Mỹ. Tòa nhà này được xây dựng vào những năm đầu 1800, nơi cư trú tiếng tăm này đã trải qua nhiều lần biến đổi. Cái tên Nhà Trắng được Tổng thống Theodore Roosevelt chính thức đặt năm 1901.Ngày nay, nó gồm có 132 phòng các loại và 35 phòng tắm. Tòa Bạch Ốc gồm 6 tầng: 2 tầng hầm, 2 tầng dành cho khách du lịch và 2 tầng dành cho gia đình tổng thống. Mỗi ngày Nhà Trắng đón khoảng 6.000 du khách. Chi phí cho Tòa Nhà khá tốn kém, đắt đỏ, chỉ riêng hoa tươi dùng để trang trí cho các căn phòng đã ngốn khoảng 252.000USD/năm. Chi phí bảo trì cho Tòa Nhà hàng năm tốn xấp xỉ 4 triệu USD.

Nhân sự
Người đứng đầu các nhân viên quản gia và điều hành hoạt động tại Tòa Bạch Ốc được gọi bằng cái tên “Trưởng trợ giáo”. Người này chịu trách nhiệm giám sát các nhân viên tại 3 khu vực chính, điều phối cuộc sống riêng tư và công cộng của tổng thống. Bếp trưởng tại Tòa Nhà là Cristeta Comerford, người phụ nữ đầu tiên giữ vững cương vị này kể từ năm 2005. Đội ngũ bác sĩ tại Nhà Trắng điều trị cho gia đình tổng thống, phó tổng thống, nhân viên Tòa Nhà và khách. Tòa Bạch Ốc có khoảng 450 nhân viên, lương trung bình 82.000USD/năm/người. Hơn 20 người được hưởng mức lương cao 170.000 USD/năm, trong đó thư ký báo chí Jay Carney.

Nhà Blair
Nhà Blair là nhà khách chính thức dành cho tổng thống Mỹ. Nó là một gồm 4 căn nhà liên kết với nhau. Nhà Blair thực sự còn lớn hơn cả Tòa Bạch Ốc với diện tích hơn 21.336m2. Khối nhà này có hơn 119 phòng các loại bao gồm hơn 20 phòng ngủ dành cho khách khứa và nhân viên, 35 phòng tắm, 4 phòng ăn, 1 phòng tập thể dục, một cửa hàng hoa và một tiệm làm đầu. Đã từng có một vài vị tân tổng thống và gia đình của họ đã nghỉ vài đêm tại Nhà Blair trước khi đặt chân vào Tòa Bạch Ốc. Khi các nguyên thủ nước ngoài nghỉ tại Nhà Blair, thì mặt trước ngôi nhà này sẽ tung bay lá quốc kỳ của nước họ ninh quốc gia.



Vệ binh Quốc gia là lực lượng quân sự dự bị của các lực lượng vũ trang Mỹ. Mỗi bang và vùng lãnh thổ Mỹ đều có Lực lượng Vệ binh Quốc gia chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ thống đốc, người đóng vai trò là tổng tư lệnh Vệ binh Quốc gia ở bang đó.

Vệ binh Quốc gia có nhiệm vụ ứng phó với các tình huống khẩn cấp nội địa hoặc tham gia chiến đấu ở nước ngoài như một bộ phận của Lục quân Mỹ. Vệ binh Quốc gia cũng có thể tham gia các chiến dịch chống ma túy, tái thiết... Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ hiện có khoảng 350.000 thành viên.

Vệ binh Quốc gia là một phần của quân đội, song các thành viên chủ yếu là dân thường, được huấn luyện quân sự chuyên nghiệp trong thời gian đầu và tiếp tục được đào tạo bổ sung một lần mỗi tháng, thường là vào dịp cuối tuần, cùng với đó là chương trình huấn luyện tập trung hai tuần mỗi năm.

Thống đốc bang có thể triển khai Vệ binh Quốc gia tới bất cứ địa điểm nào được tuyên bố có tình trạng khẩn cấp của bang. Đó thường là tình huống liên quan đến thiên tai, nhưng lực lượng này cũng được huy động để đối phó với bạo loạn, bất ổn, tấn công khủng bố.

Ngoài ra, Vệ binh Quốc gia có thể được tổng thống Mỹ kích hoạt và được đặt dưới quyền kiểm soát liên bang để thực hiện các nhiệm vụ liên bang trong thời chiến hay tình huống khẩn cấp quốc gia.

Binh sĩ Vệ binh Quốc gia được mang theo vũ khí và mặc quân phục dã chiến khi thực thi nhiệm vụ, song họ chỉ có vai trò hỗ trợ cho lực lượng hành pháp địa phương.

Vệ binh Quốc gia có thể được liên bang hóa để thực hiện các nhiệm vụ quốc gia, song điều này không đồng nghĩa tổng thống sẽ tiếp quản quyền chỉ huy vệ binh của bang.

Theo đạo luật Posse Comitatus, được ban hành sau thời kỳ Nội chiến Mỹ 1861-1865, quân nhân chuyên nghiệp bị cấm thực hiện các nhiệm vụ thi hành pháp luật, trừ trường hợp tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Vệ binh Quốc gia có thể thực hiện loạt nhiệm vụ như đối phó với thiên tai hay giai đoạn khủng hoảng, họ có thể tham gia kiểm soát đám đông. Vệ binh Quốc gia có thể được trang bị vũ khí trong nhiệm vụ cụ thể và được quyền dùng vũ khí để tự vệ như tất cả quân nhân khác.

Vệ binh Quốc gia được đào tạo về kỹ năng kiểm soát đám đông và cách dùng mũ bảo hộ với tấm chắn, khiên cùng dùi cui. Các kỹ năng này được thiết kế để giảm thiểu bất cứ sự leo thang nào trong các cuộc bạo động.

Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ ra đời ngày 13/12/1636, có nhiệm vụ điều quân bảo vệ an ninh trong nội địa nước Mỹ, chống lại các thế lực ngoại xâm, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh và chống khủng bố. Được trang bị đầ đủ các loại máy bay, xe tăng, thiết giáp.Các binh sĩ thuộc vệ binh quốc gia Mỹ đang được cấp phát những khẩu M-16A2 và M-16A4. Khi mà các lực lượng tuyến đầu đã dần loại bỏ súng M-4 và chuyển sang dùng M-27, ngoài ra Mỹ còn đang phát triển chương trình vũ khí thế hệ mới thay thế cho cả M-27 trong năm 2022, các đơn vị trực chiến cũng đã loại bỏ M-16A4 từ lâu, thì những khẩu súng này lại đang phục vụ rất tích cực trong lực lượng vệ binh quốc gia. Ngoài ra, lực lượng thủy quân lục chiến dự bị của Mỹ cũng đang trang bị loại súng này.

Nhìn chung, vũ khí trang bị của lực lượng Vệ binh quốc gia là sử dụng lại các loại vũ khí đã bị loại biên hoặc sử dụng từ lâu bởi các lực lượng tuyến đầu trong quân đội Hoa Kỳ, đây cũng là điều dễ hiểu bởi lực lượng này thường xuyên không được đặt trong nguy hiểm như các đơn vị chiến đấu tuyến đầu của Mỹ luôn cần những vũ khí tốt nhất. Việc sử dụng lại các trang bị cũ vừa tiết kiệm ngân sách cũng như tận dụng được những loại thiết bị còn khả năng sử dụng.

Một số lượng lớn lính Vệ binh Quốc gia từng phục vụ tại chiến trường Iraq và Afghanistan. Đa phần họ có công việc toàn thời gian ngoài quân đội và phục vụ quân ngũ bán thời gian. Khi không làm nhiệm vụ, lính Vệ binh Quốc gia mỗi tháng thường bỏ ra một ngày cuối tuần và mỗi năm hai tuần cho việc huấn luyện.

Dương Hoài Linh


           .

No comments:

Bình luận: Trump nói không để kênh đào Panama rơi vào “tay kẻ xấu” là ám chỉ ĐCSTQ

Quang cảnh khu vực kênh đào Panama, tàu container quá cảnh. (Ảnh: Shutterstock) Không thể để kênh đào Panama rơi vào tay ‘kẻ xấu’ Tổng thống...