Monday, June 1, 2020

Cửa Việt trong Chiến tranh Việt Nam - Trần Lý

Không ảnh Cửa Việt (Hình của pcf45).

Căn cứ Cửa Việt , cũng như nhiều địa danh khác, hầu như bị ‘chìm’ trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam, nếu không có một Trận đánh rất đặc biệt vào năm 1973 , vài giờ trước khi Hiệp ước Đình chiến có hiệu lực (một trận khác cũng ..diễn ra tương tự tại Sa Huỳnh). Một sự kiện rất ít người biết đến là tại Cửa Việt có một Căn cứ của HQVNCH..
Căn cứ Cửa Việt được ghi trong quân sử Mỹ như Cua Viet Combat base : HQHK dùng tên Cua Viet Naval Support Activity Base; TQLC Mỹ gọi là Camp Kistler..
  • Vài đặc điểm địa lý
Cửa Việt là tên một xã (thôn) nhỏ có cửa biển , thuộc  Quận Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị.
Vị trí của Căn cứ Cửa Việt được ghi là nằm tại cửa sông Cửa Việt, cách Thị xã Quảng Trị 16 km về phía Bắc và cách lằn ranh Khu Phi Quân Sự (DMZ) giữa hai miền Nam-Bắc VN  10 km về phía Nam.
Sông Cửa Việt là hợp lưu của hai sông Thạch Hãn và Miếu Giang, nơi họp nhau cách bờ biển khoảng 10 km. Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ Đông Trường Sơn, chảy qua Thung lũng Ba Lòng, rồi qua Thị xã Quảng Trị, sau đó đổi về hướng Tây-Bắc qua quận lỵ Triệu Phong, tiếp tục khoảng 10 km để gặp Sông Miếu Giang.
Sông Miếu Giang, cũng từ Đông Trường Sơn, chảy qua Cam Lộ rồi qua thị trấn Đông Hà, tiếp tục khoảng 3 km để gặp sông Thạch Hãn…
Bản đồ Cửa Việt của pcf45.

Theo ‘Where We Were in VietNam’ ( Michael Kelley)
  • Cua Viet Combat Base :  Dọc sông Cua Viet ; cách Hà Tây 3km về Tây-Bắc; 16 km về phía Bắc Quảng Trị và cách  bờ biển 2km.
  • Cua Viet Heliport (Bãi đáp trực thăng) :  Ngay cửa sông
  • Cua Viet Port Facility (cảng) : tại cửa sông..nơi TĐ 12 Pháo binh TQLC đặt 6 khẩu 105 cũng là nơi đội Công binh TQLC Seabees tạm trú
  • Căn cứ Cửa Việt ..1965
Theo báo chí Mỹ thì ‘Cua Viet Base’  được Sư đoàn 3 TQLC Mỹ thiết lập năm 1966 (?) như một Căn cứ yểm trợ và tiếp vận cho các đơn vị tác chiến của họ hoạt động dọc Khu DMZ và nhất là Căn cứ Đông Hà , sau khi cửa sông Cửa Việt đổ ra biển Đông được nạo vét (một tàu nạo vét , hút cát được đặt thường xuyên tại đây) để các chiến đỉnh vận chuyển loại LCU có thể lưu thông .
Cuối năm 1966, do nhu cầu tiếp vận HQHK đã đưa một toán 35 nhân viên đến Đông Hà (NSA) lập một căn cứ tiếp nhận các LCU và FYU chuyển vận các  vật liệu xây dựng, đạn và xăng dầu từ Đà Nẵng chạy 90 miles dọc  ven biển về phía Bắc , vào cảng Cửa Việt, rồi theo thủy lộ..đến Đông Hà . Việc vận chuyển ven biển rất khó khăn với các chiến đỉnh nhỏ vì sóng gió nên HQHK quyết định lập NSA Cửa Việt
Tháng 2 năm 1967, 12th TQLC đã đặt tại Cửa Việt  6 chiếc LVTH6 (Landing Vehicle Tracked Personnel) = Thủy xa đổ bộ, chở được 30  quân, chạy xích và lội nước.
Tháng 3 năm 1967 NSA Cửa Việt chính thức được xây dựng
Ngày 18 tháng 3-1967 một cầu tàu cho Hải vận hạm LST được xây dựng tại Căn cứ : các tiếp liệu phẩm có thể chuyển từ Căn cứ lên các LCU và LCM rồi theo thủy lộ đến Đông Hà. Sau đó một Kho nhiên liệu , dầu khí (POL) được xây dựng và do một ĐĐ TQLC Mỹ bảo vệ..Hải quân Hoa Kỳ (chỉ huy cả TQLC) gọi Căn cứ này là NSA-Cua Viêt (Naval Support Activity), một ‘chi nhánh = Detachment của NSA DaNang. Đây là một Căn cứ Tiếp vận, không có các đơn vị tác chiến vì gần khu DMZ). Điều kiện thời tiết, mưa gió rất khắc nghiệt trong khu Cửa Việt. Cửa sông có đá và cồn cát di động gây trở ngại cho các tàu bè di chuyển từ Đà Nẵng đến (90 hải lý). Cửa biển phải được nạo vét thường xuyên..
Ngày 9 tháng 5-1967, Chiến hạm Ironwood (WLB-297) đã từ Hawaii đến VN giúp thiết đặt các phao đánh dấu hải hành tại các cửa biển, sau công tác tại cửa sông Cửu Long, đã ra Cửa Việt để đặt hệ thống đèn hiệu .. WLB cũng bị pháo kích thường xuyên nhưng may mắn không trúng đạn.
(Tác giả L. Schreadley trong ‘From the Rivers to the Sea’ ghi lại sinh hoạt tại Cửa Việt như sau : Cua Viet, chỉ cách DMZ 5km về phía Nam, trong tầm đại bác của CSBV luôn luôn bị pháo kích. Đời sống tại đây khá cực khổ. Binh sĩ phải sống trong những chòi kiểu bun-ke chìm dưới đồi cát. Trong những tháng Gió mùa, khí hậu tại Cửa Viêt rất tệ, lạnh, mưa, trời xám liên tục hầu như không ngớt..khi trời ngưng mưa, những hạt cát, mịn nhỏ bị gió thổi bay lên phủ bên ngoài chòi , chui vào mọi khe ngách.. vào khe cửa và cả vào.. đồ ăn nếu bày sẵn ! Bên ngoài nơi cửa sông sóng liên tục . Swift boats bị sóng đánh lật là thường..: 11 tháng 6-1967 PCF 76 lật úp, chìm và bị vỡ thành nhiều mảnh; 30 tháng 11 PCF 14 cũng lật khi đang tiếp cứu một ghe dân VN.. PCF 55 đến trợ giúp bị sóng cuốn quay vòng 85 độ.. May mà không có thiệt hại về nhân mạng cả Mỹ (người cứu) lẫn Việt (người được cứu ).
Bão tố (Bessie, Dora..) cũng gây thiệt hại không kém : trong khoảng thời gian cuối 1969-70.. ngày 2 tháng 9 , bão vào, đánh chìm một MSB (tàu vớt mìn), đưa nhiều LCPL lên bãi cát, thổi bay mái nhà trong căn cứ, gây mất điện, rào kẽm gai phòng thủ cuốn đi..các LCM tứ tán..trong số 11 phao đánh dấu đường vào cảng.. 9 chiếc bị cuốn đi !
Hoạt động gần như tê liệt ..
Sau cơn bão, trẻ em gia đình binh sĩ nhặt được trên bãi biển đủ loại vũ khí, chất nổ !
Các chiến đỉnh của HQHK neo tại Cửa Việt ngoài vấn đề bị pháo kích còn phải đối phó với đặc công BV.. trú ẩn trong một làng dân ngay bên kia, bờ Bắc sông Cửa Việt !
Toán quân nhân HQ , gồm 61 người đồn trú tại Căn cứ, đã tạm lắp một cầu tàu bằng thép và chiếc LST USS Carolyn County (LST-515) đã neo tại đây tháng 3-1967 và tiếp sau đó là chiếc USS Sodomish County (LST-1126)..Khu vực xuống hàng tạm này sau đó được thay bằng sàn bê tông vào cuối năm 1967 và ống dẫn xăng dầu được lắp thêm để việc chuyển vận nhanh chóng hơn.. Tại đây cũng có một cơ xưởng sửa chữa tại chỗ các chiến đỉnh nhỏ..
Cho đến tháng 11/1967 , qua Cửa Việt, Đông Hà nhận mỗi tháng đến 72, 500 tấn hàng quân sự ..tại Đông Hà , Công binh TQLC đã xây dựng hai bãi đổ hàng dành cho LCU, LCM và các xà lan (tất cả đều đến từ Cửa Việt).
Tại Cửa Việt có ít nhất 6-8 doanh trại của các đơn vị Mỹ khác nhau thuộc các hệ thống chỉ huy cũng khác nhau ! : Bộ binh, HQ, TQLC .. các đơn vị này hoạt động độc lập nhiều khi nhận lệnh ..cũng khác luôn..: Chiến đoàn Clearwater (HQ) trách nhiệm (giới hạn) dưới nước trong dòng sông, trên bờ là do TQLC Mỹ, Bộ binh Mỹ và Bộ binh VNCH ..Binh sĩ Clearwater không được đổ bộ đánh trả.. việc tấn công là phần của TQLC..Ngoài Cửa biển thì Duyên đoàn 11 lo phần mình.. Mỹ lo phần Mỹ (?)
Không ảnh căn cứ đội hải thuyền 11 tại Cửa Việt (Hình của Naval History and Heritage Command).

Trong khi đó, theo Hải sử VNCH thì năm 1961.. VNCH đã có Đội 11 hải thuyền đặt căn cứ tại Cửa Việt và từng chặn bắt được ghe CS xâm nhập ngoài khơi cách bờ biển đến 1 km, bắt sống điệp viên BV mang sổ ghi chép hoạt động của VNCH nơi ven biển .. Đến 1962 các đội hải thuyền được cải danh thành các Duyên Đoàn (xem phần dưới)
Trong năm 1967 , CQ quấy phá khu vực bằng các cuộc pháo kích , súng đặt phía Bắc của Vùng DMZ, bắn vào Căn cứ của TQLC và vào thủy lộ Cửa Việt-Đông Hà.  Riêng trong tháng 2-1967 Cửa Việt chịu đến 26 vụ pháo kích, chưa kể các vụ tấn công bằng súng nhỏ, súng không dzật, súng cối bắn vào chiến đỉnh di chuyển trên thủy lộ : 27 tàu bị trúng đạn, 7 thủy thủ tử nạn, 42 bị thương..
Phía Việt-Mỹ đã có những cuộc Hành quân tảo thanh CQ trong khu vực như Napoleon (4-1967) với những kết quả hạn chế do CQ tránh đụng độ.
  • Cửa Việt 1968-1972
(Các hoạt động của TQLC Mỹ được ghi theo ‘ Semper-Fi VietNam’ (From DaNang to the DMZ; Marine Corps Campaigns, 1965-1975) của Edward Murphy)
Từ đầu năm 1968, quân BV gia tăng các hoạt động quân sự tại Vùng cực Bắc VNCH  trong khu vực từ Khe Sanh kéo ngang sang Cửa Việt. Trong khi mọi người (nhất là báo chí Mỹ) chú trọng đến Khe Sanh thì TQLC Mỹ không thể quên con đường tiếp vận quan yếu từ cảng Cửa Việt, theo dòng sông Cửa Việt, đến Đông Hà, và từ Đông Hà, theo Tỉnh lộ 9 dẫn đến các Căn cứ (cô lập) của TQLC Mỹ tại Cam Lộ, Camp Carroll, Rockpile và Cà Lu..SĐ3 TQLC Mỹ đã phải rải quân tương đối mỏng để phòng ngự..
Quân BV bắt đầu tấn công Khe Sanh từ ngày 20 tháng Giêng, và tìm cách ngăn cản hoạt động tiếp vận của Đồng Minh trên sông Cửa Việt.: pháo kích vào dòng sông từ bên bờ phía Bắc, len lỏi thả đủ loại mìn trên thủy lộ, bắn tỉa các chiến thuyền trên sông.
Ngày 19, TQLC (thuộc ĐĐ C/ 1 ) đã đụng độ với TĐ K-400 Chính quy BV xâm nhập cách bờ Bắc khoảng 5 km, phía HK gửi thủy xa lội nước đến tăng viện..Pháo CQ bắn 70 quả 130 ly từ phía Bắc Khu DMZ. Quân BV rút chạy trước hỏa lực không yểm, hải pháo… Trận đụng độ gây 3 quân Mỹ tử thương, 31 bị thương, phía CQ để lại 23 xác, 6 võ khí trong đó có 2 trung liên TC..
Ngày 20, CQ tấn công 2 chiến đỉnh trên sông, tấn công các hải thuyền của Duyên Đoàn 11 đang tuần tiễu bờ biển thuộc VNCH, bên phía Bắc Cửa Việt.. TĐ 1 Thủy-Bộ Chiến xa TQLC đã cùng một đơn vị thuộc Tr Đoàn 2/ SĐ1 BB VNCH phản ứng, chặn đánh quân BV tại khu vực Tây-Bắc Thôn Mỹ Lộc (bên bờ Bắc sông Cửa Việt).. CQ dùng pháo 130 , pháo trên 30 quả trong 30 phút để rút chạy..Một xe lội nước LVT trúng pháo..quân Mỹ thiệt 13 tử trận, 48 bị thương.. CQ bỏ lại 20 xác trong khu vực Mỹ trách nhiệm..Quân VNCH hạ thêm 20 CQ và bắt sống 2 tù binh.
Qua ngày 21, CQ tiếp tục các hoạt động quấy phá : quân chính quy CS trở lại khu vực đồi cát nơi chúng bị đẩy lui ngày 19. HK phản ứng bằng phi-pháo. Một LCM của HQHK trúng mìn nổ phía sau, khi tàu chạy qua, nhưng không chìm và được kéo về lại Cửa Việt.. Thủy lộ tạm đóng..trong ngày,
Ngày 22, một quan sát viên pháo binh tiền tiêu HQ Mỹ, hoạt động cùng một đơn vị BB VNCH thuộc Tr Đ 2/SĐ1, đóng tại Tiền trạm A1 (trong hệ thống phòng thủ McNamara), ghi nhận một TĐ CQ khoảng 500 quân di chuyển xuống phía Nam về phía vị trí của TQLC.. Đại đội C rời vị trí lui về sau và mưa pháo của Mỹ (đủ loại..từ 105, cối 8 inch, phi cơ và cả AC-130) thanh toán chiến trường..Quân VNCH vào thu dọn và thẩm định kết quả ghi nhận các mồ tập thể, trang bị bỏ lại, vết máu..ước tính CSBV thiệt hại nặng, hàng trăm CQ bị hạ..
Bộ Chỉ Huy TQLC Mỹ quyết định tổ chức cuộc Hành quân Badger Catch để đẩy lui CQ trong khu vực Cửa Việt về lại Vùng Bắc DMZ. Cuộc Hành quân này phối hợp cùng HQHK và lực lượng VNCH : TQLC Mỹ huy động thêm Lực lượng đặc biệt Đổ bộ (Special Landing Force=SLF) Bravo, cùng TĐ 3/1 TQLC..HQ HK lập Chiến đoàn (Task Force) Clearwater (xem dưới) hổ trợ cho cuộc hành quân gồm 20 chiến đỉnh PBR, cùng các chiến hạm phụ  ..VNCH có Tr Đ 1 BB/ SĐ1BB và Duyên đoàn 11. Chiến dịch dự trù diệt hết CQ trong khu vực bờ Bắc sông Cửa Việt, lập khu vực an toàn 3-4 km bên bờ Bắc và 5-7 km từ cửa sông vào trong đất liền..
Chiến dịch bắt đầu ngày 24 và kéo dài đến 29 tháng Giêng, vớt kết quả ước lượng khoảng 1000 CQ bị loại và CQ rút về phía Bắc DMZ ..
Chiến sự trong khu vực Cửa Việt bị ‘chìm’ quên khi CQ bắt đẩu tấn công Khe Sanh.. và chuyển hướng quấy phá vùng Quảng Trị..
Tháng 7-1968, TQLC Mỹ và TrĐ 2 BB VNCH phối hợp hành quân “Chiến dịch Thor” trực thăng vận tảo thanh khu vực bên bờ Bắc sông Cửa Việt, phá hủy nhiều hầm chốt và thu nhiều tài liệu của CSBV..
Các hoạt động của CQ tập trung vào pháo kích, gây thiệt hại khá nhiều cho các kho nhiên liệu và đạn dược trên các kệ gỗ lộ thiên..(10 tháng 3, 150 tấn đạn; 11 tháng 4 , 40 ngàn gallon dầu nhớt ; 13 tháng 6, 104 ngàn gallons xăng-dầu…)
Việc pháo kích không gây quan ngại cho TQLC Mỹ .. vì một Trung tâm dưỡng sức đã được xây dựng tại Cửa Việt để TQLC nghỉ ngơi sau những ngày hành quân tại khu DMZ ..
Năm 1969 : CQ chuyển sang dùng đặc công, người nhái gài mìn phá hoại các chiến đỉnh thả neo tại bến Cửa Việt (ngày 21 tháng 2-1969, 5 LCM-6 bị người nhái BV trang bị hệ thống lặn Nga gài chất nổ, gây thiệt hại và đặc công thủy này bị bắn hạ..)
  • 16 tháng 11 , một PBR bị chìm do mìn ‘áp suất’
  • 13 tháng 12-69, tàu kéo YOG 76 bị gài 2 khối chất nổ, chìm khi kéo phao..
  • 7 tháng 2-1970 , một LCM-6 bị hư hại do loại mìn này..
Mìn thả và gài trên dòng Cửa Việt đủ dạng và đủ loại : từ những vật nội hóa tưởng như vô hại đến những loại tối tân do khối Cộng  cung cấp : hộp ration C, thùng xăng rỗng, cây củi mục ..làm phao nổi kéo theo chất nổ chìm..từ lựu đạn miểng đến cả bom 750 lbs..Mìn chìm kiểu thủy lội móc dưới  đáy bùn, mìn thả trôi.. rồi đủ loại mìn gắn nam châm, kèm hệ thống điều khiển.. Do gần khu DMZ nên Cử Việt là dòng sông nhiều mìn bẫy nhất VN.
Tháng 9-1969 , SĐ3 TQLC HK theo Kế hoạch Keystone Cardinal rút khỏi Cửa Việt.. SĐ4 TQLC HK đến thay thế cho đến 22 tháng 10 và đến lượt đơn vị này rút quân.. Khu vực trách nhiệm của TQLC HK ( kể cả Căn cứ Cửa Việt) được giao lại cho Lữ đoàn 1/SĐ5 BB HK và SĐ1 BB VNCH..
LCU của hải quân Hoa Kỳ tại Cửa Việt (Hình của U.S. National Archives).
  • Vài chi tiết về Task Force Clearwater :
Chiến đoàn này được thành lập vào giữa năm 1968 : Lực lượng gồm 20 chiến đỉnh PBR, 3 PACVs, 8 LCPLs, 4 LCM.. Chiến đoàn chia thành 2 Phân đoàn : một đóng tại Cửa Việt và một đóng tại Căn cứ Di động Tân Mỹ.
Hoạt động của Task Force này được ghi rõ trong tập sách Brown Water, Black Berets của Thomas Cutler (trang 233-245)
Ghi chú về vài loại Chiến đỉnh tại Cửa Việt :
  • LCM = Landing Craft Mechanized- Chuyển vận đỉnh ;  có hai loại
LCM-6 và LCM-8  gọi chung là Quân vận đỉnh
  • LCU = Landing Craft Utility = Giang vận hạm .
Trọng tải 320 tấn, dài 119 ft ngang 32.7 ft; 3 máy diesel , 2 đại bác 20.
  • FYU (YFU) = Harbour Utility Craft dạng biến đổi của LCU
(HQ VNCH có các HQ-546 , 561 và 562 là các YFU cũ của HQHK)
HQ-546 xếp vào Giang vận hạm; nhưng 561 và 562 là Trục vớt hạm)
Trọng tải 220-300 tấn, dài 125 ft-ngang 36 ft, độ chìm 6 ft; 3 đại liên .30
hoặc 2 đại bác 20..
  • PBR= Patrol Boat, River, Giang tốc đỉnh
  • PACV = Patrol Air Cushion Vehicle= Chiến đỉnh di chuyển bằng nệm hơi
(thử nghiệm tại Vùng 4 năm 1966, đem ra Cửa Việt 1969 nhưng do việc bảo trì quá rắc rối, nên ngưng dùng ngay trong năm 1969)
  • LCPL = Landing Craft Personnel Large
  • Cửa Việt khi Hoa Kỳ .. rút quân
Năm 1970, Hoa Kỳ bắt đầu giảm quân số, chuẩn bị cho cuộc rút quân toàn bộ.. và Cửa Việt cũng chịu chung áp lực..Các căn cứ tiền phương gần Khu DMZ rút trước..
Chiến đoàn Clearwater dời Bộ Chỉ Huy cùng các chiến đỉnh rút hết về Tân Mỹ vào tháng 2-1970, NSA Cửa Việt được tháo bỏ, thu gọn thành một ATSB (Advance Tactical Support Base) với nhiệm vụ yểm trợ giới hạn hơn. Sau đó đến cuối 1970, toàn bộ rút về Đà Nẵng..
(NSA tại Đông Hà được giao lại cho VNCH)
Hoạt động của CQ gia tăng trong năm 1971 : riêng tháng 5-1971 đã có 17 vụ thuyền dân đánh cá trúng mìn tại của sông, thuyền chở dân bị chìm khi di chuyển..VNCH không còn dùng thủy lộ Cửa Việt-Đông Hà để chuyên chở hàng và quân dụng tiếp tế..
Căn cứ duyên đoàn 11 tại Cửa Việt (Hình của PCF45).
  • Căn cứ Hải quân VNCH và Duyên đoàn 11
Sự hiện diện của Chính phủ VNCH tại Khu vực Cửa Việt có ngay từ sau Hiệp định Geneve 1954 .. Quận Gio Linh là đơn vị hành chính (thời Pháp) chính thức.. Thôn Cửa Việt có các đơn vị Bảo an và có đơn vị  hải thuyền (trực thuộc Bộ Quốc Phòng) Các nhân viên hải thuyền thuộc Bảo An đoàn và sau đó đến 1965 mới thuộc HQ , tổ chức theo nhân viên bán quân sự thuộc Vùng 1 Hải trấn.. Theo kế hoạch của HQ ĐTá Quyển (TL HQ lúc đó) thì cấp số của Đội hải thuyền là 23 ghe và quân số khoảng 150 đoàn viên
(Theo Tác giả Điệp Mỹ Linh  trong HQVNCH ra khơi 1975 thì mỗi đội hải thuyền có 3 ghe Chủ lực (gắn máy), trang bị 1 đại liên 50 trước mũi, 1 đại liên 30 sau lái và nhiều súng cá nhân;  3 ghe Di cư (gắn máy) trang bị 2 đại liên 30, súng cá nhân và 20 ghe buồm chỉ có súng cá nhân)
Trong khoảng thời gian 1955-1960 (?) hầu như không có tài liệu VN nào về Hải thuyền (!): khi Quốc Gia Việt Nam tiếp nhận khu vực Nam Bến Hải, tổ chức hành chính và quân sự địa phương là Ban hội tề, những đơn vị cảnh sát, bảo an.. lực lượng hải thuyền, tùy địa phương, chỉ là những ghe đánh cá mà thuyền viên gia nhập bảo an và trang bị súng cá nhân như súng trường MAS-36, tiểu liên Thompson..Tập ‘Thanh thư’ (Junk Blue Book) có ghi một loại thuyền QTBC1= QT(Quảng Trị) B (buồm) C (đánh cá) do Hải thuyền VNCH sử dụng có gắn thêm máy 2 1/2 mã lực, không đèn hải hành và không dụng cụ vô tuyến.. hoạt động tại Cửa Việt..
Theo đà phát triển của HQ QLVNCH, Đội hải thuyền 11 trở thành Duyên đoàn 11 và có căn cứ riêng tại Cửa Việt
Ngoài lực lượng chủ lực của Duyên đoàn 11, Căn cứ còn có thêm các đơn vị hỗ trợ tùy nhu cầu và tình hình như Giang đoàn 92 Trục lôi với những chiến đỉnh như LCPL, MSM..(MSM là tàu rà mìn)
Rất ít bài viết về hoạt động của HQVNCH tại Cửa Việt nhất là về  Giang đoàn ‘Trục lôi của HQVN (HQVNCH có 2 Giang đoàn trục lôi) . Tác giả HQ Trần văn Bê ghi lại trong bài ‘Đôi mắt trên dòng sông Thạch Hãn “  (dongsongcu.wordpress.com) :
..” Trận chiến ở Hạ Lào càng ngày càng khốc liệt, Giang đoàn 92 Trục Lội, Duyên đoàn 11, Căn cứ HQ Cửa Việt.. cũng vất vả tăng cường hành quân và trục vớt mìn, phải sống chết bảo vệ huyết lộ chính ấy, đó là con đường tiếp tế an toàn hơn đường bộ, vì thế CQ đã gia tăng số lượng mìn thả trên khúc sông từ Cửa Việt đến Cảng Đông Hà..
.. Hoạt động trục lôi phối hợp với người Nhái gồm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : trước lúc mở đường, một chiếc skimmer 40 mã lực, gồm 2 thủy thủ, một lái và một ngồi sau, rút chốt từng trái lựu đạn MK3 thả xuống lòng sông phía sau để phá hủy mìn.
Giai đoạn 2 : Giang đỉnh MSM thả lưới vớt những trái mìn chưa nổ, và những trái nằm sâu dưới lòng sông.
Giai đoạn 3: Sau khi vớt mìn lên, người Nhái quyết định phá hủy hay tháo gỡ..
(Ghi thêm của Trần Lý : Skimmer boat hay Boston whaler, thuyền máy vỏ nhựa, nhồi foam, không chìm, loại dùng tại VN dài 16.7 ft  ngang 6.2 ft, gắn một đại liên 0.50 đằng mũi, vận tốc 24 mph. MSM là loại LCM cải biến, trang bị hệ thống vớt mìn phía sau tàu; mũi tàu hàn kín và cong lại thay vì mở bửng như các LCM chuyển vận.. trang bị  2 đại bác 20 và một đai liên 0.50 nơi mũi, cùng có thêm 2 súng phóng lựu M79)
  • Cửa Việt : Mùa Hè 1972
.. Hè 1972, CQ mở cuộc Tổng tấn công :
‘Biết mình không còn đơn vị nào bên cạnh để hỗ trợ, nhưng Chỉ huy trưởng Duyên đoàn cương quyết giữ vững Căn cứ..áp dụng cách đánh phòng ngự linh động, phối hợp ghe và lực lượng bờ, đẩy lui được nhiều đợt tấn công của Tr Đ 126 HQ CSBV, diệt nhiều đặc công nước của Trung đoàn này ( đoàn Mai năng), khi chúng chui  luồn đến vòng đai phía sau hàng rào phòng ngự.. Sau 5 ngày kiên trì chịu đựng, Căn cứ Duyên đoàn chơ vơ đơn độc vẫn đứng vững.. cũng nhờ hải pháo yểm trợ từ ngoài khơi..’
Quân sử CSBV, tuy đặt nặng tuyên truyền, đã phải ghi :
‘ Ở hướng Đông,  2 Tiểu đoàn đặc công 19, 25 và Tiểu đoàn 47 đã vượt sông Cửa Việt đánh quân ngụy ở xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Quân Bảo an  chống trả rất quyết liệt, quân ta bị tổn thất nặng.. không đủ sức, phải chờ đêm xuống bơi qua sông ..các mũi tiến công đều vấp phải sức kháng cự.. bị tổn thất lớn và không thực hiện được kế hoạch..’ (nguyên văn trích Quân Đội Nhân Dân 27/03/2012 bài Quảng Trị-Thừa Thiên năm 1972)
Ngày 3 tháng 4 , quân nhân và gia đình HQVN rút khỏi Căn cứ của Duyên đoàn 11 tại Cửa Việt khi CQ có nhiều chiến xa yểm trợ bao vây  và tấn công Căn cứ.. Cuộc di tản được thực hiện bằng ghe, thuyền và chiến đỉnh cơ hữu về Thuận An
Ngày 14 tháng 4 HQVNCH yêu cầu trợ giúp cho 350 thân nhân của chiến sĩ Duyên đoàn 11 di tản và nhận được ngay  149 giường và nệm..cùng thực phẩm khẩn cấp cho người di tản đủ dùng cho một tháng (US NavalForce Historical Summary for Apr-Jun 1972- Tài liệu do Anh TVQ Úc châu cung cấp)
Ghe Thiên Nga của duyên đoàn 11 tuần tiểu (Hình của Vietnam Magazine)

Sự kiện Duyên đoàn 11 rút khỏi Cửa Việt được Phó Đề đốc HQ Hồ văn Kỳ Thoại ghi lại trong  “Can trường trong Chiến bại “ (trang 144)  như sau :
“..Căn cứ HQ Cửa Việt  và Duyên đoàn 11 tuy bị tấn công liên tiếp nhưng đơn vị trưởng nhất định không rút, mặc dù có phép của TL Quân khu 1 , (Tr T Hoàng Xuân Lãm) và TL Vùng 1 Duyên hài. Một tiểu đoàn địch bao vây Căn cứ, một số nhân viên Căn cứ bị thương. Một trực thăng của Cố vấn HK chở tôi và Cố vấn trưởng ra Căn cứ để quan sát và nhận định tình hình. Khi đến nơi tôi quyết định ở lại Duyên đoàn và để một nhân viên bị thương nặng nhất bay về cùng Cố vấn.. Ngày hôm sau Tướng Lãm gọi tôi về.. và chiều hôm đó, một khu trục cơ từ Hạm đội bay vào, trong khi Duyên đoàn vẫn có lá cờ VNCH lớn nhất trên cột, thả bom và bắn phá hệ thống phòng thủ, gây phá nổ các bãi mìn..(Bộ TL HQHK Thái Bình dương có gửi thư xin lỗi vụ này (?), do bắn nhầm ! Đêm đó Duyên đoàn 11 rút về Thuận An..
Trong cuộc lui binh 3/ 1975 khỏi Vùng 1 : Duyên đoàn 11 trú tại Chu Lai…
(Tại Thuận An có các Duyên đoàn 12 và 13 , cùng Giang đoàn 92 Trục lôi..)
Cuối tháng 10 năm 1972, QLVNCH có những kế hoạch tái chiếm những phần đất trong Tỉnh Quảng Trị đã bị CSBV lấn chiếm Hè 1972. Quân VNCH tiến đánh các vị trí CQ tại phía Nam sông Cửa Việt. Cuối tháng 12, TQLC VNCH tiến đánh từ phía biển và tiến chiếm lại một khu vực chỉ cách sông Cửa Việt khoảng 5 km.
  • Chiến thắng ‘ngậm ngùi’ .. 1973
Chiến thắng ‘ngậm ngùi’ là tên một Trận đột kích táo bạo của Quân lực VNCH vượt phòng tuyến CSBV đánh chiếm lại Cửa Việt
Trận đánh này đã được các chiến sĩ trong cuộc ghi chép lại rất trung thực trong các bài
  • Cửa Việt, Bốn ngày đêm bão lửa của Mũ xanh Tango
  • Dư âm Cửa Việt của Kỵ binh Đặng Hữu Xứng
  • Cửa Việt một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi  của Mũ xanh Trần văn Loan
Phía CSBV cũng có bài ‘Bẻ gãy Cuộc hành quân ‘Tango Xity’  của Báo Quân đội Nhân dân 29/11/2014 nhằm tuyên truyền và giải thích cho sự thất bại của họ trước cuộc tấn công đột kích táo bạo của QLVNCH , bị bất ngờ (mất cảnh giác) và bài báo tập trung vào việc họ huy động lực lượng phản kích !
Tóm lược Trận đánh  :
“Ngày 15 tháng Giêng năm 1973, kế hoạch đánh tái chiếm Cửa Việt lập xong. Một đơn vị hỗn hợp gồm các TĐ 3, 4 và 5 TQLC phối hợp cùng một đơn vị thiết kỵ thuộc Thiết đoàn 1 Kỵ binh do TQLC chỉ huy ..sẽ thực hiện cuộc tiến công..
Cuộc tấn công khởi động lúc 6 giờ 55 sáng 26 tháng Giêng. Chiến Đoàn Tango tiến theo 2 cánh . Ngoài pháo binh cơ hữu của QĐ1 , hải pháo từ Hạm đội bắn yểm trợ..
Tuy CQ chống cự mạnh  dùng đủ vũ khí kể cả hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất AT-3, SS-11.. Nhưng  lúc 1 giờ 45 sáng ngày 28, quân VNCH mở cuộc tấn công quyết định và 7 giờ sáng.. cắm cờ VNCH trên Căn cứ…
8 giờ sáng 28 tháng Giêng 1973 .. Ngừng bắn hiệu lực và LL HK ngưng mọi hoạt động yểm trợ trên lãnh thổ VNCH !
CSBV vi phạm ngay Lệnh ngừng bắn (!) tập trung quân để tấn công quân VNCH ngay đêm 29-1..Do lợi thế địa hình, hậu cần và quân số .. CQ đã bao vây lực lượng nhỏ bé của VNCH đang bị cô lập nên VNCH đành rút lui chỉ sau 4 ngày chiếm lại được Cửa Việt. Quân VNCH về lại chiến tuyến ngày 31 tháng Giêng..
Thủy quân lục chiến và thiết giáp binh QLVNCH tái chiếm Cửa Việt (Hinh sưu tầm trên NET).

Tổn thất của LL Tango :
  • Bộ chỉ huy Chiến dịch : Thương vong  khoảng 160 (gồm cả 35 bên Thiết kỵ) ; Mất tích : 65 (5 của Thiết kỵ).
  • Thiết giáp : 2 chết; 30 bị thương. 6 xe M-48, 1 xe M-41 và 5 xe M-113 bỏ lại ; 3 M-48 tuy bị bắn hư hại nhưng chạy về được..
(Quân đội Nhân dân cho biết : hạ 2.330 tên địch (?), ba71t gần 200 tên; phá hỏng 130 xe tăng, bọc thép, thu.. 13 chiếc (?!), bắn hạ 5 máy bay, bắn chìm 1 tàu
(phía VNCH không ghi nhận các hoạt động của KQ và HQ trong Chiến dịch Tango này)
  • Cửa Việt sau Hiệp định Paris :
Trong thời gian đầu tiên, hai bên tránh các cuộc đụng độ và lo củng cố các hệ thống phòng thủ tại các vùng tạm phân ranh giới. Bên VNCH không có các cuộc hành quân và không sử dụng pháo binh và không quân..
“VietNam from Ceasefire to Capitulation “ (LeGro) ghi lại (trang 127) :
..” Trong khi các cuộc đụng độ diễn ra tại các vùng đồi núi quanh Huế giữa SĐ 1BB VNCH và SĐ 324B CSBV, thì một sự kiện xảy ra tại ven biển Quảng Trị ..
Ngày 20 tháng 6 năm 1974, một tàu tuần của HQVNCH phát giác một đoàn tàu 2 chiếc vỏ sắt cùng 30 ghe gỗ hải hành ngoài khơi trong khu vực phía Nam Cửa Việt .. Tuy chưa có đường phân định rõ rệt về phần lãnh thổ biển, nhưng đoàn tàu thuyền này vào vùng 3 km cách bờ nên VNCH cho là xâm nhập, vi phạm Hiệp định đình chiến.. Một trực thăng võ trang của KQVNCH được gửi đến và  tấn công ..nhưng do trục trặc kỹ thuật (!) nên bay về, và đoàn tàu BV cũng quay về hướng Cửa Việt ..
Một chiếc tàu sắt không theo đoàn mà tiếp tục đi về hướng bờ biển Huế .. Bộ TL Tiền Phương QĐ1 ra lệnh ..chặn bắt (sống) chiếc tàu này… Các Đơn vị BB và HQ VNCH trong khu vực được báo động. Tuy nhiên một đơn vị của Thiết đoàn 17 đã dùng hỏa tiễn TOW và đại bác xe tăng bắn chìm chiếc tàu CSBV này ngoài khơi Thôn Mỹ Thủy, Đông Bắc Hải Lăng. Sổ hải hành cùng xác 8 thủy thủ BV, tìm được trên tàu cho biết : tàu thuộc ĐĐ Tàu 102 CSBV (ĐĐ này có 10 tàu và 2 xà lan, trong đó 6 chiếc thường xuyên vào Cửa Việt !). Hàng hóa tịch thu gồm 200 thùng thịt heo hộp Trung cộng và 1000 bộ quân phục CSBV)
Chiến tích này được Mũ xanh Mai văn Tấn ghi lại trong bài “Lữ đoàn 258 TQLC-Chiến tích sau cùng”, xin xem tại :
Vài chi tiết rõ hơn :
“Mỹ Thủy nằm ở phía Đông-Nam Cửa Việt 30 km, từ QL1 có đường xe chạy thẳng tới Mỹ Thủy qua Hải Lăng, Hội Yên là 3 km.. Biển vắng chỉ có vài ba nhà dân..”
“Các đơn vị trực thuộc và tăng phái cho LĐ 258 bố trí 11 km phía Nam Cửa Việt, dọc bờ biển xuống tới khu vực thôn Mỹ Thủy; trên tuyến đầu là TĐ 105 ĐPQ, kế là Phào đội B và một Trung đội TĐ 2..”.Bộ Chỉ huy Lữ đoàn và Thiết đoàn 17 Kỵ binh đóng tại Thôn Hội Yên..” Từ Hội Yên ra Mỹ Thủy là 5 km.. Tàu CSBV bị phát hiện do ĐPQ khi đi qua khu vực phòng thủ của Đơn vị này..Tàu này trúng đạn M-48 vào phòng máy.. một thuyền viên nhảy ra nhưng chết chìm, 7 xác trong tàu tìm được khi trục vớt..
“.. Chiếc tàu mang số danh bộ T-174 thuộc Trung đoàn 5 HQ CSBV trú đóng tại Cửa Việt”
Trần Lý 5/2020
Nguồn: Cảm ơn Mr. TL chuyển


Posted on  by dongsongcu

No comments:

Bình luận: Trump nói không để kênh đào Panama rơi vào “tay kẻ xấu” là ám chỉ ĐCSTQ

Quang cảnh khu vực kênh đào Panama, tàu container quá cảnh. (Ảnh: Shutterstock) Không thể để kênh đào Panama rơi vào tay ‘kẻ xấu’ Tổng thống...